Ba trăm cuốn chế nghệ có khoảng 10 vạn (một trăm ngàn) chữ, hai chị em Vương Tĩnh Thục và Vương Tư Anh mất một ngày để đọc, chọn ra 100 cuốn, hai ngày sau đó Vương Anh Tư viết bình luận sơ lược cho 100 cuốn đó, đến chập tối ngày mùng 5 tháng 7 cử người mang các bản thảo văn chế nghệ giao cho Trương Nguyên.
Mấy ngày rồi Trương Nguyên cũng ở thư phòng tây lầu chuyên tâm chọn văn, chỗ hắn có hai trăm cuốn, từ đó chọn ra 60 cuốn, trong 60 cuốn này đã bình luận xong 50 cuốn, nhận được bản thảo chế nghệ Vương Tư Anh gửi tới, hắn lập tức xem kỹ mấy bài bình luận, rồi đối chiếu với bản gốc. Hắn mừng rỡ, khả năng bình luận bát cổ văn của sư muội Vương Anh Tư không thua kém hắn, thế này thì có thể bớt việc rồi, liền bình luận nốt 10 quyển chế nghệ còn lại ngay trong đêm.
Cả ngày mùng 6 hắn thêm một chút bình luận vào 100 cuốn mà Vương Anh Tư đã làm, sao chép rõ ràng, ngay chiều tối hôm đó đem 120 quyển chế nghệ được chọn ra đã có lời bình giao lại cho Dương Thạch Hương. Dương Thạch Hương xem kỹ bình luận của hơn 10 cuốn, vui mừng quá đỗi, luôn miệng khen Trương Nguyên tài năng tuyệt vời, 500 cuốn chế nghệ chỉ dùng thời gian 5 ngày đã chọn xong, hơn nữa lại còn bình luận tinh diệu, về phá đề, thừa đề v.v… đều có kiến giải độc đáo, có thể nói là bí quyết viết bát cổ văn, thật sự là có ích rất lớn cho việc học tập chế nghệ.
Dương Thạch Hương kết luận, tập văn bát cổ này nhất định sẽ bán chạy.
Trong đêm Thất Tịch (mồng bảy tháng bảy hàng năm, ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau), ánh trăng mọc lên như lưỡi liềm, Trương Nguyên ngồi một mình bên dòng suối ở núi Bạch Mã, nghe tiếng cười nói mơ hồ của nữ tử phía cúc viên truyền tới. Đó là Thương Đạm Nhiên và các tỳ nữ mang hoa quả và trái cây tới bày biện để bái nguyệt. Đây là lễ cầu nguyện của những cô gái, lễ hội thể hiện tài năng, khi các cô cầu nguyện nam nhân không được ở đấy, nên Trương Nguyên mới qua bờ suối tránh mặt, ngồi ôm gối nhìn lên bầu trời một cách lơ đãng.
Sáng hôm nay Trương Nguyên đến nhà lão sư Vương Tư Nhâm đưa năm mươi lượng bạc tiền nhuận bút. Đêm đó Dương Thạch Hương đến huyện Sơn Âm đưa cho Trương Nguyên một trăm năm mươi tiền thù lao của tuyển tập, thấy Trương Nguyên đã hoàn thành “ dự thảo “ và “ Bình điểm “ nên rất vui, tiếp tục lấy ra hai mươi lượng bạc đưa cho Trương Nguyên ngày mai nhờ hắn đưa tiền nhuận bút cho lão sư Vương Quý Trọng làm tựa đề. Trương Nguyên nhận và lấy ra thêm ba mươi lượng nữa thành năm mươi lượng, sáng nay mang bạc đến cho Vương lão sư, Vương Tư Nhâm cười nói:
- Dương tú tài huyện Thanh Phổ không sợ lỗ vốn sao? Sao lại xa xỉ như thế!
Lại nói:
- Chỗ bạc này cậu cầm về đi, xem như quyên góp vào kho lương Dương Hòa Nghĩa.
Trương Nguyên nói:
- Kho Dương Hòa Nghĩa tạm thời chưa nhận quyên tặng của người Huyện khác, mà tới khi phải cứu trợ cũng chỉ giới hạn cho dân chúng ở huyện Sơn Âm, nếu lão sư quyên tặng cũng chỉ quyên tặng cho huyện Hội Kê.
Vương Tư Nhâm nói:
- Nói cũng phải.
Lệnh cho quản sự nhận bạc về, rồi bảo Trương Nguyên để lại bản thảo tuyển tập, hai ngày sau đến lấy lời tựa.
Hắn ở lại quý phủ của Vương lão sư dùng cơm, sau đó dẫn Vũ Lăng đi tiếp kiến Thương Chu Đức. Thương Chu Đức mới đi tuần tra ở các cùng nông thôn trở về, than thở năm nay hạn hán nghiêm trọng, việc chống hạn cứu tế là đại sự cấp bách nhất hiện giờ của dân chúng hai huyện Hội Kê và Sơn Âm
Một chiếc đèn lồng nhỏ màu đỏ rất tinh xảo từ từ đi đến, Thương Đạm Nhiên gọi khe khẽ:
- Trương Công Tử, Trương Công Tử.
Trương Nguyên đáp:
- Huynh ở bên này.
Hắn đứng đậy nghênh đón, thấy Thương Đạm Nhiên tay cầm đèn lồng đi tới, các vú già, tỳ nữ không đi theo, hắn cảm thấy rất vui mừng cầm lấy tay Thương Đạm Nhiên cười hỏi:
- May áo ai đạt giải nhất?
Đêm Thất Tịch các thiếu nữ lấy chỉ năm màu xâu vào chín cây kim, ai làm khéo léo tinh xảo sẽ chiến thắng.
Thương Đạm Nhiên mỉm cười nói:
- Mọi người đều nhường muội đấy.
Ánh mắt có chút trốn tránh, nghĩ đến câu hôm đó Trương Nguyên đã nói qua, cô tìm lời hỏi:
- Trương lang, bạn của huynh ở Thanh Phổ đã về chưa?
Trương Nguyên nói:
- Mấy ngày nữa sẽ trở về.
Treo ngọn đèn nhỏ lên cành cây bên cạnh suối, kéo Thương Đạm Nhiên ngồi xuống tảng đá cạnh ao, hai tay nắm chặt bàn tay mềm mại nhỏ bé của nàng, hắn nói:
- Không biết lúc này Ngưu Lang Chức Nữ trên trời có nắm tay nhìn nhau như ta với nàng không nhỉ?
Thương Đạm Nhiên không nói gì, bàn tay nàng trong tay Trương Nguyên đã nóng ran, tim đập thình thịch, cô hỏi:
- Trương lang học nhiều biết rộng, biết chuyện gặp nhau ở Cưu Kiều là thật chứ?
Trương Nguyên lại cười nói:
- Lý hoặc sở vô, tình hữu kỳ nhân. (Về lý thì không nhưng xét về tình thì là thật)
Hai người nhìn nhau thật lâu không nói lời nào chỉ nắm tay nhau, dưới ánh sao cảm nhận được sự chân thật của tình ý. Hai người xích lại gần nhau hơn, khi đôi môi vừa chạm nhẹ cơ thể Thương Đạm Nhiên cứng đờ, run nhè nhẹ, gọi tên hắn nho nhỏ:
- Trương lang.
Trương Nguyên đưa tay lên ôm Thương Đạm Nhiên. Hắn cảm giác được quần áo mỏng manh, vòng eo mảnh mai của cô. Mặc dù khoảng cách hai lớp áo nhưng hắn có thể cảm giác được da thịt ấm áp mềm mại của cô. Hai tay hạ từ hông xuống, cảm nhận được đường cong từ vòng eo, tay hắn chạm nhẹ vào mông, hơi thở của hắn nhanh dần. Hắn cảm nhận được cơ thể mềm mại của cô bắt đầu run rẩy, cô đưa hai tay lên trước ngực tỏ vẻ chống cự, Trương Nguyên không dám tiến thêm. Hai người chỉ ôm nhau như vậy, không nói được lời nào.
Lúc này là đầu mùa thu lại ở trên núi, nên thời tiết có chút se lạnh, trời bắt đầu mưa bay bay. Cũng không biết thời gian trôi qua bao lâu, nghe được tiếng tỳ nữ gọi hai người mới vội tách ra, Thương Đạm Nhiên đáp:
- Đã tới rồi sao.
Trương Nguyên lấy đèn lồng xuống, dưới ánh đèn hiện ra một cô gái đôi mắt sáng ngời rất duyên dáng, hai má đỏ bừng, sự kiều mỹ không có gì sánh được. Thương Đạm Nhiên nói:
- Trương lang chúng ta xuống núi đi.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Thực lòng huynh chỉ muốn ngồi ở đây một đêm.
Một tay cầm đèn lồng, một tay đan với ngón tay của Thương Đạm Nhiên cùng nhau trở lại phía trúc đình.
Bảy, tám tỳ nữ, vú già đã thu dọn xong các đồ vật, Trương Nguyên, Thương Đạm Nhiên cùng nhau xuống núi, Vũ Lăng đã chờ dưới chân núi.
Trương Nguyên ngồi trên xe ngựa trở lại Đông Trương Trạch đệ đã vào canh ba. Khi hắn xuống xe trước hàng rào trúc trước cửa, đã thấy quản môn Mục Chân Chân đứng trước cửa, vẻ mặt vui mừng nói:
- Thiếu gia, người xem kìa.
Vừa nói vừa chỉ lên trời.
Trương Nguyên ngẩng đầu lên, thấy bầu trời vốn đầy sao nhưng giờ mây đen đã kéo đến, đám mây đen ùn ùn lại che khuất ánh trăng hình bán nguyệt, Mục Chân Chân liền hỏi:
- Thiếu gia, liệu trời có mưa không?
Trương Nguyên thầm nghĩ : “ Một chút mây như vậy sao mưa được? “ liền nói:
- Mau ngủ đi, có lẽ mai thức dậy sông sẽ đầy nước.
Lại hỏi:
- Thầy cúng cầu mưa trong mấy ngày?
Mục Chân Chân nói:
- Tổng cộng bảy ngày, ngày mai là ngày cuối cùng.
Trương Nguyên nói:
- Đang trông một cơn mưa đúng lúc à.
Đêm nay Mục Chân Chân mang kỳ vọng vào trong giấc ngủ, gối đầu lắng nghe âm thanh trên sân nhà hy vọng sẽ có tiếng mưa “ Sàn sạt “ , nhưng không nghe tiếng “ Sàn sạt “ đâu cả chỉ nghe thấy tiếng ngáy “ Khò khò “ ở đầu giường bên kia của Thỏ Đình, cô Thỏ Đình này thật là, cô ta dư hơi sao ngáy dữ vậy?
Sáng sớm khi thức dậy Mục Chân Chân rời giường, bước ngay ra vườn không thấy dấu hiệu trời mưa, cô ngửa đầu lên nhìn lên không trung thấy bầu trời xanh thăm thẳm, mây tối qua cũng không trông thấy đâu. Mục Chân Chân rất thất vọng nghĩ thầm “ Hôm nay là ngày cầu mưa cuối cùng rồi, Long Vương còn không chịu mưa sao? “
Trương Nguyên ở trên lầu phía tây nhìn thấy thiếu nữ ngơ ngơ ngẩn ngẩn dưới sân nhà, thầm nghĩ: “ Dân chúng cầu mưa với dáng vẻ thật cung kính, đại hạn ở kinh sư năm Vạn Lịch thứ mười ba, Hoàng đế còn tự đi trong mười dặm đến đàn cầu mưa, đây là niềm tin và quyết tâm con người sẽ thắng được thiên nhiên. Khô hạn ở Thiệu Hưng nhất định sẽ qua thôi, nhưng chỉ mong ngày đó sẽ đến sớm.”
Sau giờ ngọ ngày mùng chín, Trương Nguyên đi huyện Hội Kê đến phủ đệ của Vương Lão sư. Lão môn tử nói lão gia, thái thái, Đại tiểu thư đều đã đi Tị viên cả rồi, nên dặn khi Trương Nguyên đến thì tự đi vào thư phòng ở tiền viện lấy bản thảo.
Trương Nguyên liền đến thư phòng, quả nhiên thấy một thanh ngọc chặn giấy đè trên một chồng bản thảo, tờ giấy phía trên nhất chính là lời tựa mà Vương Tư Nhâm đã viết cho cuốn tuyển tập văn bát cổ này. Trương Nguyên nhìn lời tựa vừa xem vừa cười, lời tựa mấy trăm chữ này Vương Tư Nhâm viết rất khôi hài “ Văn chương diệu vu thiên, thiên chi văn an tại? Viết: kỳ linh tại không, kỳ kiện tại chuyển, kỳ cốt tại thanh, kỳ tinh tại nhật, kỳ vận tại tuyết dữ nguyệt, kỳ thải tại hà, kỳ khiếu hào cuồng quái tại phong lôi, nhi kỳ biến huyễn quỷ lệ, hốt hoảng hợp ly bất khả tưởng trắc xử tắc tại vân.. “ (BTV tạm dịch: Văn chương diệu ở trời, vậy văn của trời ở đâu? Nói: sự khéo léo ở bầu trời, sự vượt trội ở xoay tròn, chí khí ở màu xanh, sự tinh tế ở thái dương, vận ở tuyết và trăng, sắc thái ở ráng mây, sức kêu gọi ở gió và sấm, sự biến ảo, gian trá tàn ác, hốt hoảng hợp ly không thể tưởng được lại nằm ở mây…)