- Thơ hay, thơ hay.
Ngô Đỉnh Phương khoát tay nói:
- Hổ thẹn, hổ thẹn.
Mao Chỉ Sinh nói:
- Ngưng huynh mặc dù thơ phú tốt, nhưng nếu so sánh với Đàm Hữu Hạ ở Cánh Lăng thì thật kém cỏi, thơ của Đàm Hữu Hạ mà Trương Xã Thủ cũng không để vào mắt, thì việc Trương công tử vừa ken Ngưng huynh chẳng phải là nói ngoa sao?
Mao Nguyên Nghi là một nhân vật nổi tiếng đời Vãn Minh, Trương Nguyên biết rất rõ về cuộc đời của người này. Sau khi Hậu Kim có nổi loạn, tình hình Liêu Đông ngày một xấu đi, Mao Nguyên Nghi một lòng muốn nâng cao khả năng chiến đấu của quân Minh, liền thu thập các binh khí lợi hại, thực dụng nhất, viết thành một cuốn binh thư "Võ bị chí". Mao Nguyên Nghi từng làm phụ tá cho Tôn Thừa Tông, tham gia vô vàn cuộc chiến tại Liêu Đông, người này thực sự có tài, so với Uông Nhữ Khiêm, Đàm Nguyên Xuân thì càng đáng được kính nể, vì vậy, giờ Mao Nguyên Nghi mới chỉ là một thanh niên hai mươi tuổi, có hiệp khí, cũng có sự bồng bột tuổi trẻ, Trương Nguyên không phải đến để tranh dành tình nhân với Mao Nguyên Nghi, cũng không phải đến để đối chọi với y.
Trương Nguyên cười nói:
- Tại hạ nhất thời nên nói vậy, tại hạ nhận xét bài thơ của Đàm Hữu Hạ cũng là vì hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ. Lúc ấy là nói về các đại thi nhân từ xưa đến nay, nên khi đem thơ của Đàm tiên sinh so sánh với các bậc đại thi nhân đó tại hạ mới chê bai thơ của Đàm tiên sinh, Chỉ Sinh huynh chớ nghe lời đồn đại của thiên hạ mà lại có thành kiến với ta đấy. Tại hạ giờ đang ở đây, Chỉ Sinh huynh có thể dùng ánh mắt của mình để nhìn xem tại hạ rốt cuộc là người như thế nào, cứ xem như Chỉ Sinh huynh chỉ là ngẫu nhiên đi qua Sơn Âm, tình cờ gặp tại hạ, hai bên không hề quen biết, và bắt đầu kết giao thôi, huynh thấy thế nào?
Trong lòng Vương Vi thầm khen Trương Nguyên nói ra những lời thật hay, nói:
- Mao tướng công, Trương tướng công đều vì lòng trượng nghĩa mà kết giao, chỉ cần nói chuyện với nhau một buổi tối thôi thì nhất định hai người sẽ trở thành bằng hữu tốt đấy.
Mao Nguyên Nghi thấy Trương Nguyên không kiêu ngạo cũng không siểm nịnh, khiêm tốn lễ độ, so với người vừa gặp đã gây sự như y thì Trương Nguyên lại càng phong độ hơn, bất giác y thầm hổ thẹn, trước giờ y luôn có một chút ghen tỵ với Trương Nguyên, không phải vì Uông Nhữ Khiêm, cũng không phải vì Đàm Nguyên Xuân, mà là vì Vương Vi. Đầu tháng hai Vương Vi thuê thuyền từ Kim Lăng đến Tô Châu, lúc đó y đang ở trong nhà Ngô Đỉnh Phương, Ngô Đỉnh Phương là bạn thơ của Vương Vi, Mao Nguyên Nghi nhìn thấy Vương Vi, biết tin Vương Vi muốn đi Sơn Âm để xem Hàn Xã, Mao Nguyên Nghi không vui, nhờ Uông Nhữ Khiêm, gã được biết Vương Vi đem lòng mếm mộ Trương Nguyên, rồi Uông Nhữ Khiêm tự nhiên nói không ít lời gièm pha, Mao Nguyên Nghi hỏi Vương Vi để chứng thực lại những lời nói đó, Vương Vi kể lại chi tiết việc đêm, nhưng nàng lại phủ nhận chuyện nàng ái mộ Trương Nguyên, chỉ nói là vì cảm kích vì lúc trước được Trương Nguyên giúp đỡ, kính nể học thức của Trương Nguyên, chỉ là muốn kết giao làm bạn bè mà thôi. Mao Nguyên Nghi cũng biết tính cách cao ngạo của Vương Vi, Trương Nguyên không hề mời nhưng nàng lại không quản xa xôi ngàn dặm để đến xem Hàn Xã, rõ ràng cho thấy nàng đối với Trương Nguyên tình thâm nghĩa trọng, Vương Vi là một mỹ nữ tài mạo song toàn, tiêu tiền như nước, Mao Nguyên Nghi vốn phong lưu phóng khoáng, từ lâu đã đem Vương Vi đặt vào trái tim mình rồi.
Năm ngoái, y, Uông Nhữ Khiêm và Vương Vi cùng đi đến Hoàng Sơn du ngoạn. Mao Nguyên Nghi có thể cảm nhận được tình cảm của Vương Vi đối với y, có một chút tính ý, nhưng lần đến Tô Châu này, Mao Nguyên Nghi phát hiện thứ tình cảm ấy của Vương Vi đối với y đã không còn nữa, nàng nhiều lúc không kìm được mình nói về Trương Nguyên thế này thế nọ, cho nên Mao Nguyên Nghi cùng Vương Vi đi Sơn Âm, để được biết một chút về cái người đã vung đao cướp người tình của y, để xem xem tên Trương Nguyên ấy rốt cuộc là người như thế nào? Có xứng đáng để được Vương Vi yêu thương như vậy không?
Lúc này nghe Trương Nguyên nói vậy, Mao Nguyên Nghi thấy vô cùng hổ thẹn, y bình sinh tính rộng lượng, khẳng khái quang minh, khác với tên Uông Nhữ Khiêm lòng dạ hẹp hòi kia, liền chắp tay nói:
- Trương công tử nói đúng, coi như bây giờ ta và ngươi bắt đầu kết giao, là bằng hữu hay người qua đường, sau buổi này sẽ rõ.
Vương Vi rất mừng, nàng tin tưởng Mao Nguyên Nghi sẽ trở thành bằng hữu tốt với Trương Nguyên thôi, nàng cười nói:
- Nếu không muốn vào khoang thuyền, chúng ta có thể cùng nói chuyện nơi mũi thuyền thâu đêm, chỉ tiếc là đêm nay trời không có trăng sao gì cả.
Mao Nguyên Nghi vội nói:
- Trương công tử, mời.
Trương Nguyên đi theo Mao Nguyên Nghi, Ngô Đỉnh Phương, Vương Vi vào thuyền, chiếc thuyền Tứ Minh Ngõa trắng có bốn khoang, khoang bên trái phía trước coi như làm phòng, trang trí chó chút sa hoa, Trương Nguyên có thể thấy khá rõ Quy An Mao Thị là một gia tộc giàu có. Ngồi bên cạnh bàn cờ trên thuyền là một nữ lang duyên dáng, thấy Trương Nguyên bước vào nàng ấy liền đứng dậy hướng Trương Nguyên thi lễ.
Mao Nguyên Nghi không kiêng kị, giới thiệu:
- Đây là tiểu thiếp của ta Dương Uyển, là tỷ muội cùng Vương Tu Vi.
Dương Uyển có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp, chỉ thua Vương Vi một chút, nhưng cũng là một mỹ nữ hiếm thấy, Trương Nguyên mỉm cười một cái, không nói gì, nếu là tỷ muội của Vương Vi thì có lẽ là xuất thân từ sấu mã Dương Châu hoặc là từ thanh lâu.
Dương Uyển và Vương Vi cùng tuổi, đều chỉ mới mười bảy, đôi mắt xinh đẹp của nàng ngó quanh, nhìn Trương Nguyên rồi lại nhìn Vương Vi, dịu dàng nói:
- Tu Vi, ván cờ còn chưa xong, ngươi nhận thua, hay là mời vị Trương công tử này giúp đỡ?
Một chiếc đèn dầu lưu ly đang được thắp sáng, chiếu rọi những hoa văn nhỏ trên bàn cờ. Trên bàn cờ đã bày hơn trăm quân, hai bên đen trắng đan xen lẫn nhau, thế cờ đang ở trong giai đoạn vô cùng kịch liệt, nữ nhân chơi cờ thường háo thắng hơn nam nhân, vừa lên liền giằng co quay ra giết, thế cờ trước mắt chính là như vậy, cuộc chiến bắt đầu bùng nổ từ góc trái, dần dần mở rộng ra toàn cục. Bây giờ bên trái bố trí chi chít quân cờ, còn phía bên phải bàn cờ lại vẫn trống không, Mao Nguyên Nghi nói:
- Nghe Vương Tu Vi nói tài chơi cờ của Trương Xã Thủ rất lợi hại, xin xem thế cờ này sẽ như thế nào?
Phán đoán thế cờ trong cờ vây vô cùng quan trọng, dưới tình hình có ưu thế trong tay cần phải hiểu cách nắm giữ phần thắng, hoá phức tạp thành đơn giản, không cần tham thắng, còn khi đang ở thế bất lợi thì cần tìm cơ hội phản công, đánh cược một phen.
Trương Nguyên nhìn thế cờ một lát, nghiêng đầu hỏi Vương Vi:
- Cờ trắng là của Tu Vi huynh?
Nghe Dương Uyển thị thiếp của Mao Nguyên Nghi nói muốn Vương Vi nhận thua, hiện xem thế cờ, cờ trắng đang gặp khó khăn, hai bên đều đang khó khăn để sống.
Mắt Vương Vi đảo qua, khẽ cắn môi, nói:
- Uyển thúc có Mao tướng công ở bên trợ giúp, ta làm sao có thể địch nổi.
Dương Uyển cười mà như không nói:
- Hiện Trương tướng công đến rồi, mời Trương tướng công trợ giúp cho Tu Vi, xem có thể xoay chuyển cục diện hay không?
Trương Nguyên nhìn ván cờ nói:
- Cờ trắng cho dù hai nước thuận lợi cũng sẽ thua, ta không thể chống lại được môt cục diện khó đỡ như vậy.
Dương Uyển khẽ cười nói:
-Tu Vi, Trương tướng công không muốn giúp cô, cô đi đến bên thuyền khóc đi thôi.
Vương Vi gắt giọng:
- Không được khích bác ta.
Trương Nguyên cười nói:
- Chuyện cũ có hối cũng không kịp, nhưng thế cờ có thể phá đi lặp lại, hà tất phải để mắt tới một ván cờ, cái nên quý trọng phải quý trọng, cái có thể từ bỏ hãy từ bỏ.
Dương Uyển lập tức tiếp lời:
-Trương tướng công nói rất đúng, cái nên quý trọng chính là Vương Tu Vi, cái có thể bỏ qua là cái nhìn của thế tục, có phải ý của Trương tướng công chính là như vây?
Dương Uyển này rõ ràng là muốn tác hợp cho Trương Nguyên và Vương Vi rồi, nói thật, mặc dù là chị em tốt với Vương Vi nhưng Dương Uyển cũng không muốn Vương Vi được Mao Nguyên Nghi nhập thất, cùng một chồng chắc chắn sẽ có lục đục và mâu thuẫn, Vương Vi ái mộ Trương Nguyên, rất hợp với ý của Dương Uyển.
Trương Nguyên nói với Mao Nguyên Nghi:
- Tôn sủng đúng là rất hiểu rõ lòng người rồi.
Mao Nguyên Nghi vì vẫn chưa xoá được hiềm khích với Trương Nguyên nên vẫn xưng gọi là Trương Xã thủ, y rất không muốn tác hợp Vương Vi với Trương Nguyên, nói:
- Tại hạ rất thích đàm luận binh pháp, cờ vây cũng có hàm chứa đạo lí binh pháp, không biết Trương Xã thủ có đồng ý bớt chút thời gian cùng tại hạ đánh một ván không?
Kẻ sĩ khi ghen, đánh bại đối thủ về cầm kỳ thi hoạ là thấy sảng khoái nhất, lấy thế đè người là thừa thãi.
Trương Nguyên nói:
- Sẵn lòng lĩnh giáo.
Tài đánh cờ của Vương Vi không kém chút nào, Mao Nguyên Nghi có Dương Uyển trợ giúp liền thắng được Vương Vi, hiển nhiên là có thể thấy tài đánh cờ thật không tầm thường, Trương Nguyên cũng không có phần thắng.
Ngồi đối diện bàn cờ, sai tiên (thuật ngữ cờ vây, cách quyết định xem ai đi trước), Trương Nguyên đoán được quân trắng, có lợi thế đi trước. Mao Nguyên Nghi dùng quân đen bày ra thế kinh điển “Kim tỉnh lan” ở phía góc phải bắt đầu cuộc chiến kịch liệt. “Kim tỉnh lan” trải qua hơn trăm năm từ cuối thời Minh đầu thời Thanh, nghiên cứu của Chu Lại Dư cho rằng bên đi trước không có nghĩa là có lợi thế, vì vậy cờ thủ trong thời đại Hoàng Long Sĩ của năm Khang Hi hiếm khi sử dụng “Kim Tỉnh Lan”, Trương Nguyên thích văn hoá cổ cũng có chút hiểu biết với những thế cờ cổ, cạm bẫy, chiêu lừa của “Kim Tỉnh Lan” là không ít, có một số là do Chu Lại Dư nghiên cứu ra, Chu Lại Dư hiện tại vẫn chưa ra đời.