Bên kia Ngụy tổng quản sưởi chậu than, ăn chút cháo, rốt cuộc mới tích luỹ chút sức lực, răng hàm run rẩy kể lại cảnh ngộ mấy ngày qua.
Lúc đầu lão áp tải thuyền hàng của cải, vì sợ cây to đón gió, dọc đường chỉ nói là thuyền vận chuyển vật liệu gỗ của Công bộ [1] đến Hoài Nam, cũng không treo cờ Vương phủ, nhưng mỗi khi đến một phủ quận, đều sẽ trình công văn của Công bộ lên, uỷ thác quan phủ nơi đó trông nom thuyền hàng, khi tới vùng ranh giới, theo lý thuyết, nơi đó phải phái một nhóm thuyền hộ tống bảo vệ thuyền hàng.
[1] Công bộ: một trong sáu bộ của tổ chức nhà máy phong kiến, quản lý các vấn đề về đường sá, sông ngòi, tương tự như Bộ giao thông vận tải ngày nay.
Nhưng quan viên nơi đó đã bị điều đi, quan mới chưa đến nhậm chức, chính sự không ai xử lí, Ngụy tổng quản lo rằng nếu mình tiếp tục nán lại, sẽ không thể đến trước Kiêu Vương, nên không đợi nữa, đành thuê tiêu cục địa phương bảo vệ thuyền, vả lại còn có thị vệ mình mang theo, người đông thế mạnh, chắc chắn sẽ không có gì. Nhưng không ngờ lại gặp phải thuỷ tặc, mười mấy chiếc thuyền đen có tổ chức có huấn luyện leo lên thuyền giết người cướp hàng chỉ trong một chén trà (10 phút).
Trong lúc hỗn loạn đó Ngụy tổng quản bị xô xuống thuyền, may mà Tiểu Mãn Tài cũng nhảy xuống theo, may mắn tránh được một kiếp nạn, nhưng mà mắt thấy trên thuyền hàng không ngừng vứt xác xuống, cả con sông tràn đầy mùi máu tanh, bây giờ nhớ lại, dưới thân liền không nhịn được muốn tiểu ra quần, chỉ có thể giả làm xác chết trôi trên sông, mở mắt trừng trừng nhìn thuyền hàng bị cướp đi.
"Điện hạ... Nô tài vô dụng, làm mất thuyền hàng, xin Điện hạ giáng tội." Ngụy tổng quản có tính giữ của trời sinh, chỉ vào không ra, thường ngày bản thân bị mất một đồng bạc, còn canh cánh trong lòng nhắc tới nhắc lui nửa ngày, hôm nay lại từ trong tay mình mất đi nhiều vàng bạc như thế, liền cảm thấy không còn mặt mũi nào sống trên đời nữa, nước mắt lăn dài.
Kiêu Vương phất tay, sai người đưa Ngụy tổng quản vào khoang thuyền nghỉ ngơi, mặt lạnh lẽo hỏi Tiêu Thanh bên cạnh: "Bọn thuỷ tặc từ nơi nào đến? Vì sao không hề nghe nói?"
Tiêu Thanh ở bên cạnh cũng có chút vừa sợ vừa tức đan xen, Hoài Nam là vùng mới chiếm lại, giặc cỏ [2] cướp bóc hoành hành, thương buôn muốn đi qua nơi này đều phải hối lộ "Thần tiên" các nơi, mua "bùa" bảo đảm bình an, mượn cờ cắm ở phía trước xe hàng, mới có thể bình an vượt khỏi nơi đây.
[2] giặc cỏ: trốn lên rừng làm cướp, quy mô nhỏ, lẻ, quấy nhiễu một phương.
Kiêu Vương phải đi qua nơi này, tất nhiên Tiêu Thanh đã thăm dò rõ ràng từ trước. Nơi đây hẻo lánh, dân chúng biên cương dũng mãnh, cho dù long uy Thiên tử cũng phải e ngại, vì để tránh rắc rối, Tiêu Thanh sớm đã sai nhân mã đi hối lộ các con đường, giao đầy đủ tiền mãi lộ (tiền mua đường), hơn nữa còn có hộ vệ bảo vệ, vốn cho rằng đường đi sẽ suôn sẻ, không ngờ lại gặp phải tai vạ bất ngờ thế này. Lập tức quỳ xuống thỉnh tội với Kiêu Vương.
Kiêu Vương nghe Tiêu Thanh nói xong, lâu sau mới hỏi: "Nha môn quan phủ gần nhất là ở đâu?"
Tiêu Thanh đáp: "Là quận Giang Trung."
Nếu nhớ không lầm, quan viên Giang Trung là phe cánh trong triều của Thái tử, lúc mới chiếm Hoài Nam, Thái tử lập tức hăng hái sắp xếp nhân mã vào, thế nên Ngụy tổng quản không tìm thấy quan viên chủ sự, cũng vì nhân sự nơi đây thường hay thay đổi.
Tiếp tục đi thẳng về trước nửa ngày thì đến nơi Ngụy tổng quản bị tập kích, từ lời Ngụy tổng quản nói, những thổ phỉ này chắc chắn đã được huấn luyện, hoàn toàn không giống những giặc cỏ bình thường, địa thế phía trước phức tạp, khó đảm bảo thổ phỉ sẽ không quay trở về, không nên tùy tiện đi tới.
Phía trước cỏ lau rậm rạp, mây đen lại kéo tới, tầm nhìn không rõ, không thể tùy tiện đi lên.
Đành cập bến, đi quận Giang Trung trước.
Phi Yến ngồi trong xe ngựa, nhìn sông núi trùng trùng xung quanh, chỉ cảm thấy nơi này đâu đâu cũng sát khí vô hạn. Nghe nói dân chúng Hoài Nam dũng mãnh, nhưng lại có thể to gan đến mức dám cướp tài sản của Hoàng tử đương triều, quả thật ngông cuồng hết sức.
Hoài Nam Vương - Đặng Hoài Nhu là hậu duệ công Đặng Cửu thần tiếng tăm lừng lẫy của tiền triều Đại Lương, khi Đại Lương diệt vong, hắn ở Hoài Nam khởi nghĩa, chiếm giữ một phương, "Bắc Vương Phàn Cảnh, Nam Vương Đặng Công", ngay cả đứa bé sáu tuổi cũng biết câu vè này.
Phi Yến còn nhớ, lúc nàng chưa rời Bạch Lộ Sơn, Phàn Cảnh đã từng viết thư cho Đặng Hoài Nhu, mong muốn bắc nam liên kết, cùng kháng Đại Tề, nhưng trong thư Đặng Hoài Nhu lại uyển chuyển từ chối, nên không có phần sau.
Nhưng vì sao sau này kẻ dã tâm bừng bừng như Hoài Nam Vương lại đầu hàng Đại Tề thì Phi Yến khôngbiết.
Nhưng không ngờ khi đi đường bộ, lại phát hiện ngựa dừng ở dịch trạm đều bị mổ bụng phanh xác, xe ngựa thì bị giẫm nát, trong ngoài trạm dịch đều không có ai, hoang vu vắng vẻ, may mà ngựa và xe đều được mang lên thuyền lớn, nếu không phải đi bộ cực nhọc rồi.
Dọc đường, đi ngang qua ba căn dịch trạm, đều không một bóng người ngựa bị mổ bụng, không khí quái quỷ, khiến người ta nói không ra lời, chỉ có thể mặc cho ngờ vực trong lòng lan rộng.
Khi bọn họ đến quận Giang Trung, cửa quận phủ to như thế lại vắng lặng khác thường, chỉ có một lão nha dịch đầu bạc năm mươi tuổi ngồi ở thính phòng Quận phủ cầm một cái mẹt tre đựn đậu rang và một chén rượu trắng.
Thấy cổng phủ đột nhiên xuất hiện nhiều nhân mã như thế, lại thấy thị vệ đưa ra công văn đóng mộc, lão đầu sợ đến vứt cái mẹt sang một bên, ngạc nhiên nghi ngờ không thôi, hỏi rõ những vị khách khôngtầm thường này vì sao đến đây, khi nghe nói Kiêu Vương đích thân đến đây, liền vội vã quỳ xuống đất tay chân run cầm cập.
Lúc hỏi Quận Thủ ở đâu, thủ vệ đó mới sợ hãi nói: "Lý... Lý Quận Thủ hôm trước bị tập kích, bị chém mất đầu ngay tại thư phòng nhà mình, đến giờ thi thể vẫn để trong phòng ngõ tác[3], còn chưa liệm... Vì chết quá đột ngột, Lý phủ đã mời cao tăng mở linh đường, tụng kinh mười ngày hoá giải lệ khí, quan viên quận phủ đều đến phủ trạch Quận Thủ chia buồn..."
[3] ngõ tác: khám nghiệm tử thi
Tuy đã nghĩ đến tình hình xấu nhất nơi đây, nhưng cuối cùng vẫn không ngờ cái nơi không nổi bật này lại rối rắm đến mức ngay cả Quận Thủ địa phương cũng bị ám sát.
Nàng có dự cảm, những điều quái quỷ này đều nhắm vào Kiêu Vương.
Mặc dù đã nhổ răng hổ, nhưng móng sắc của hổ vẫn còn, phải giết hổ lột hết da mới có thể kê gối ngủ ngon. Dựa theo lộ trình rời kinh thành, bọn họ phải đi qua nơi này từ lâu. Lúc Ngụy tổng quản mãi lộ, đãdùng danh nghĩa vận chuyện vật liệu gỗ, mà những tên cướp ấy lại ập đến ào ạt, chém giết hăng say, chắc chắn không phải do đám giặc cỏ cần củi gấp để qua đông, mục đích cuối cùng là nhắm vào Kiêu Vương, hay nghe thấy tiếng gió của báu vật, nhất thời thật sự chưa thể khẳng định.
Chắc hẳn Kiêu Vương cũng nghĩ đến điều này, mới ra lệnh trở về, không chịu đi tới.
Tính ra Ngụy tổng quản lúc đó cũng mang khoảng một trăm người thị vệ bảo vệ thuyền, còn không đủ để thắng đám cướp tập kích. Mà thị vệ Kiêu Vương mang đi, cũng không quá hai trăm người, nếu phản tặc thật sự tập kích, cũng chỉ châu chấu đá xe. Tiêu Thanh nhỏ giọng nói với Kiêu Vương: "Điện hạ, ty chức đã dùng bồ câu đưa thư, người gần nhất có thể sử dụng, đang đóng quân ở Thái Thú Giang Nam, hắn ta là tướng quân Tiết Phong, năm đó đã cùng Điện hạ chinh phạt Tây Bắc, ngoài nơi này ra, những doanh trại lân cận đều là của Thái tử và Quốc Cữu, tạm thời không rõ là địch hay bạn, không đáng tin tưởng.
Từ Tô Châu đến đây, dù cưỡi khoái mã lên đường gấp rút không kể ngày đêm, cũng phải mất hai ngày. Hai ngày này phải tính toán tỉ mỉ.
Kiêu Vương nhận bản đồ Tiêu Thanh đưa qua, cẩn thận xem xét.
Cuối cùng quyết định bỏ qua chỗ ở sẵn có trong phủ nha, đóng quân ở một ngọn núi nhỏ bên cạnh Quận phủ chờ viện binh.
Lúc lên núi Phi Yến khẽ nhìn cảnh vật xung quanh, phát hiện địa hình nơi đây không cao, dễ thủ khó công, đất đá gồ ghề, cây cối cằn cỗi, không sợ bị địch đốt rừng vây núi.
Nhân mã Kiêu Vương mang theo tuy không nhiều, nhưng đều là binh lính tinh anh tướng sĩ gan dạ, thấy mình rơi vào sương mù loạn địa, mỗi người đều bình tĩnh, trước khi lên núi thì chuẩn bị lương thực nước uống, rồi lại chặt hết một vườn trúc thanh nhã trong Quận phủ mang lên núi, dưới sự chỉ huy của Tiêu Thanh, mỗi nhóm canh gác từng vị trí quan trọng, ban đêm nếu nhàn rỗi thì tụ ba tụ năm lại, dùng chủy thủ gọt những gậy trúc đã được chẻ sẵn thành mũi tên.
Ở đỉnh núi vùng vùng đất cằn cỗi ấy vậy mà có hang động bên cạnh còn có hai cây táo rừng, trên cây táo xanh nặng trĩu, không cần thử cũng biết, chắc chắn rất chua nên mới không có ai hái, Phi Yến rảnh rỗi, ngồi dưới táng cây, đưa tay lên chậm rãi hái những quả xanh này.
Kiêu Vương thấy thế, lấy một quả bỏ vào miệng, nhai vài cái, cau mày nuốt xuống, hỏi: "Chua chát như vậy, hái nó làm gì?"
Phi Yến khẽ bật cười khanh khách, thấp giọng nói: "Nếu biết chua, vì sao còn nuốt?"
Kiêu Vương nghe thế cười cười, vết thương ở thái dương đã được một dây băng trán khảm ngọc che lại, không ảnh hưởng đến khuôn mặt anh tuấn, lại lấy một viên trong tay nàng: "Ái phi đích thân hái xuống, dù có tẩm thuốc độc, cũng phải nuốt vào."
Xét cho công bằng, nếu Kiêu Vương bằng lòng, dùng tuyệt học độc nhất vô nhị trong thiên hạ lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ nữ tử vui vẻ, thì bất kì nữ tử nào nghe xong đều không khỏi rung động.
Phi Yến vốn là người hướng nội, ngay cả lúc yêu Phàn Cảnh, cũng chưa từng nói những lời tán tỉnh như thế, vì nàng nghĩ rằng nếu đã tâm đồng ý hợp không cần những lời đường mật như thế? Quả nhiên là thủ đoạn ăn chơi trác táng lừa gạt trái tim thiếu nữ!
Đáng tiếc trong binh thư bầy binh bố trận, cũng không chỉ cách phá trận mật ngọt. Mỗi lần Kiêu Vương như vậy, trong lòng hơi mất tự nhiên, đành im lặng chống đỡ xấu hổ, mím môi rồi nói: "Đừng ăn trong lúc bụng rỗng. Trong sách nấu ăn Đoan Mộc phu nhân cho, có bài thuốc canh bổ máu, nhân sâm gừng kết hợp với táo xanh vừa vặn khử đi mùi tanh của gà mái... Bảo Châu nói lúc nãy đi mua nguyên liệu dưới chân núi, vừa vặn bắt được một con gà mái nhiều thịt trong nhà nông hộ, chút nữa bảo đầu bếp giết, chưng theo bài thuốc, có thể bồi bổ khí huyết cho Điện hạ..."
Mấy món sở trường của a nương, sao Kiêu Vương không biết chứ? Trước kia thôn phụ trong thôn sinh con xong, a nương đều nấu canh gà nhân sâm này cho thai phụ đó bồi bổ cơ thể, nếu không may bị khó sinh rong huyết, thì phải nấu canh thuốc này thật đặc.
Tuy thái dương bị đập chảy máu, có điều còn cách rong huyết rất xa, nhưng trong lòng khẽ lay động, nếu biết trước Tiểu Yến Nhi sẽ áy náy đến mức phải đích thân nấu canh thuốc, thì đã đặt một cái lư hương to hơn nặng hơn ở đầu giường... Đến lúc đó, giai nhân chỉ có thể cởi dây lưng cởi áo ra, chủ động nhào vào lòng, mới có thể bù đắp lại khí huyết đã hao hụt...
Hang động không to, đã được Bảo Châu dọn dẹp ổn thoả, trên mặt đất dùng cỏ khô làm đệm, rồi lại phủ thêm ba lớp lớp lông dày, trên cùng mới trải chăn gấm lên.
Sau lần viên phòng đó, hai người vẫn luôn ngủ riêng. Phi Yến nghĩ rằng Kiêu Vương đã hiểu mình thậtsự là nữ tử vô vị, nếm xong mùi vị, mong muốn đã thành, cũng nên cho nhau tự do, nàng có chút thở phào nhẹ nhỏm.
Đêm đó sóng gió dồn dập, bây giờ nghĩ tới, cả người đều cảm thấy khó chịu, thật sự không muốn bị một lần nào nữa.
Tối nay phải tạm trú trên núi, trừ những doanh trướng binh sĩ dựng bên ngoài hang động ra, không còn nơi nào để ngủ nữa.
Ăn xong canh gà bổ huyết ngon miệng, Bảo Châu lấy nước nóng đun trên đống lửa hầu hạ Phi Yến rửa mặt xong, rồi khép lại màn che ở miệng hang, ra khỏi hang động.
Kiêu Vương vốn đang ở một bên xem bản đồ phân bố, đến khi Bảo Châu ra khỏi hang động, lập tức tiện tay cất bản độ, vươn tay kéo Phi Yến đang ngồi xa xa tới.
"A... Điện hạ..." Phi Yến giật mình, miệng nhỏ nhắn lập tức bị Kiêu Vương chặn lại, chỉ mơ hồ nghe hắnnói rằng: "Ngoài hang động đều là thị vệ, ái phi phải cẩn thận đừng phát ra tiếng, tránh để binh sĩ không liên quan bên ngoài nghe được tiếng yêu kiều thở dốc của ái phi, nếu không, Bản Vương đành phải cắt hết tai bọn họ..."
Lời ngụy biện này không thể không khiến Phi Yến tức giận, trong lòng muốn nói "Điện hạ đừng làm náo loạn, không phải sẽ thanh tịnh sao?" Nhưng lời còn chưa nói ra, đã cảm thấy ngón tay linh hoạt kia đãvào trong y phục...
"Mấy ngày qua lo lắng ái phi lần đầu nhận được mưa móc, cơ thể manh mai, nên cho nàng nghỉ ngơi một chút, nhưng mà hôm nay không thể nghỉ ngơi được rồi, canh gà ái phi làm quá bổ, lúc này huyết tinh sôi trào, sắp tràn rồi, cần phải chia chút nóng bổng cho ái phi..."