Hoàn Nhan Liệt Phong cùng Ô Á Tô nâng chén mời nhau, uống rất vui vẻ. Hoàn Nhan Liệt Phong và Ô Á Tô giao
tình rất tốt, không giống như cách trao đổi quan hệ đơn giản giữa hai
nước. Vân Hề Hề biết, các tiểu quốc trên thảo nguyên chính là dựa vào
đại quốc mà sinh tồn, Nguyệt Thị Quốc cũng không ngoại lệ.
Diệp Từ Dung ngồi bên cạnh Hoàn Nhan
Liệt Phong, trang phục rất đẹp, ngũ quan vô luận như thế nào vẫn là một
tổ hợp rất tuyệt mỹ, bên dưới ánh đèn rực rỡ, làm cho người ta không dám nhìn gần.
Trên môi nàng là một nụ cười thản nhiên, chỉ là sự thản nhiên kia lại chất chứa ưu thương đang không ngừng chầm chậm tràn ra.
Tại đây một khắc, Vân Hề Hề có thể xác định, Du ca ca kia trong lòng Diệp Từ Dung, chỉ sợ là một mối họa.
Hoàn Nhiệt Liệt Phong sớm đã nhận ra
sự ưu thương của Diệp Từ Dung, ánh mắt hắn sắc bén nhìn về phía Vân Hề
Hề, hắn vẫn thủy chung cho rằng Vân Hề Hề là kẻ đầu sỏ khiến cho Dung
Phi của hắn không vui.
Hoàn Nhan Liệt Phong một tay ôm lấy
vòng eo mảnh khảnh của Diệp Từ Dung, tay khác cầm lên một chén rượu, đưa đến bên môi Diệp Từ Dung, nói: “Ái phi, uống rượu đi.”
Diệp Từ Dung nghe theo, nhận lấy chén rượu, uống một ngụm, liền bị ho khan mấy tiếng.
Hoan Nhan Liệt Phong thật đúng là không biết thương hoa tiếc ngọc.
Vân Hề Hề liền sáng suốt đoán ra dụng ý của Hoàn Nhan Liệt Phong, theo lý thuyết, hắn cho rằng nàng là tình
lang của Diệp Từ Dung, đáng lẽ phải đem nàng xử tử, nhưng lại cho nàng
tham gia yến hội này, chính là cố tình ở trước mặt mình cùng với Diệp Từ Dung làm ra vẻ chàng chàng thiếp thiếp? Có lẽ hắn muốn làm nàng nhục
nhã, có lẽ là muốn đả kích Diệp Từ Dung, nhưng mặc kệ là vì mục đích gì, hắn cũng đều sẽ không đạt được.
Tiếng trống dần lắng xuống, điệu múa săn bắn kết thúc.
Ô Á Tô giọng nói nhu hòa trầm lắng
bỗng nhiên vang lên, đó là một nam tử khiến cho người khác có cảm giác
yên lòng, liền ngay cả trong giọng nói cũng thế.
“Vương gia, tiểu vương cũng đã chuẩn bị một tiếng mục, muốn giúp vui cho vương gia.”
Hoàn Nhan Liệt Phong gật đầu cho phép.
Ô Á Tô vỗ tay ba tiếng ra hiệu, tiếng vỗ tay thanh thúy qua đi.
Một tiếng nhạc du dương êm ái vang lên.
Là tiếng sáo trúc.
Giai điệu vui vẻ, tiết tấu triền miên, đó là một khúc nhạc vô cùng quen thuộc với Vân Hề Hề.
Nam Triều danh khúc – Phượng Cầu Hoàng*.
Lúc này nơi đây, tình cảnh này, Ô Á Tô đưa lên một thủ khúc như vậy, không thể nghi ngờ chuẩn xác là một lễ vật.
Ở Nam Triều, khi thành thân, ngoài
tiếng kèn thanh thanh, tấu nhiều nhất chính là khúc Phượng Cầu Hoàng,
cầu chúc đôi lứa sẽ luôn ân ái mỹ mãn. Hoàn Nhan Liệt Phong tinh thông
văn hóa người Hán, điểm này hẳn là biết.
Nghe xong tiếng trống huyên náo, bỗng nhiên lại được nghe một âm thanh nhẹ nhàng du dương, mọi người trong
lòng như đang có lửa hun đốt, giờ lại như được một dòng nước tưới mát
một rửa.
Vân Hề Hề nhiều năm ở đại mạc vắng
vẻ, bỗng nhiên nghe được một tiếng nhạc êm ái, trầm bổng như thế, tâm
của nàng không hiểu vì sao cũng bắt đầu xao động.
Phảng phất tựa như từ đại mạc cô độc
đi đến Giang Nam mưa bụi. Giang Nam gió mát dịu êm, Giang Nam phi yến
vờn quanh, Giang Nam cầu bán nguyệt cong cong, Giang Nam mưa bụi mênh
mông, trong lòng Vân Hề Hề bỗng nhiên trở nên rõ ràng hơn cả.
Cùng bà bà ở Nam Triều sớm tối, rồi
ra đi chưa từng quay lại, tiếng sáo kia mơ hồ như quét đi làn bụi phủ
lên những ký ức cũ, tựa hồ làm cho nàng như sống lại những năm tháng ấy.
Không biết người thổi sáo kia là ai, có thể đem danh khúc Nam Triều thổi thành thạo, êm tai như thế.
Vân Hề Hề theo chỗ vang lên âm thanh tìm kiếm, rốt cục dừng ở một thân ảnh bên ánh lửa, đó là một bạch y nhân.
Là một bạch y nhân vô cùng bình thường.
Diện mạo bình thường, không có gì đặc sắc, áo trắng cũng bình thường, không phải là loại vải thượng hạng gì,
càng không có hình thức đặc biệt sang trọng nào.
Nhưng khi Vân Hề Hề nhìn đến hắn, trong lòng vẫn không hiểu vì sao lại cảm thấy chấn động.
Vân Hề Hề cảm nhận được từ người này
là một loại tao nhã, cũng có thể xem là cao quý, giống như mây bay trên
trời cao, giống như gió mát trăng thanh.
Tuyết trong không trung như bừng
sáng, đôi mắt đen như biển ngọc. Thu vào cả bầu trời tinh tú lấp lánh,
lại giống như quét qua một tầng mây đen, kia loan trăng non đang tản
mát, dịu êm mà chói lóa.
Người kia là ai? Thật sự chỉ là một hạ nhân nho nhỏ của Ô Á Tô sao?
Giai điệu uyển chuyển quẩn quanh, giống như chưa bao giờ dừng lại, giống như, giống như mưa phùn Giang Nam, kéo dài không dứt.
Tiếng nhạc kéo dài, nhưng bỗng nhiên
có một chút âm thanh không phù hợp xuất hiện. Vân Hề Hề sửng sốt. Đó là
một chỗ sai xót, Phượng Cầu Hoàng bỗng nhiên nhiên chuyển thành điệu
tương tư. Chuyển rất tự nhiên, hòa vào cũng rất tư nhiên, nếu không phải tinh thông âm nhạc người Hán, Vân Hề Hề tuyệt đối không nghe ra được.
Tài nghệ thật hoàn hảo tuyệt mỹ, sao đột nhiên xuất hiện sai lầm kỳ quái như thế, trừ phi là cố tình.
Cố tình, là có mục đích gì?
Trường tương tư**.
Sông ngân thanh thả thiển, cùng đi phục mấy phần? Trong suốt một thủy gian, đưa tình không cần ngữ.
(Sông ngân hà trong vắt mà chảy, cùng nhau đi qua được mấy phần! Trong suốt một dòng nước, đưa tình không cần dùng thanh âm.)
Ý nói hai kẻ yêu nhau, trời Nam đất Bắc không được gặp lại.
Vân Hề Hề quay đầu lại nhìn Diệp Từ Dung, trong lòng khẽ động.
Ánh mắt Diệp Từ Dung lóe sáng làm Vân Hề Hề trong lòng nhảy dựng, ánh sáng kia chính là nước mắt quanh quẩn ở khóe mắt, bị ngọn đèn phản xạ, chiếu ra ánh sáng như ngọc.
Hay là, hay là, người kia chính là kẻ áo bào tro đeo mặt nạ giả dạng? Chính là Du ca ca của Diệp Từ Dung?
Hoàn Nhan Liệt Phong vẻ mặt sâu xa khó hiểu, tựa hồ cũng đắm chìm trong tiếng nhạc.
Vân Hề Hề biết Hoàn Nhan Liệt Phong
tinh thông văn hóa người Hán, nhưng những đoạn sai xót hắn nhất định
không thể nghe ra, trừ phi hắn cũng giống nhau, thập phần quen thuộc thủ khúc này.
Một khúc dừng lại, nam tử kia từ trong bóng tối mập mờ đi đến.
Một thân áo trắng, phảng phất dưới ánh trăng.
Tóc đen ở sau đầu quấn thành một búi
tóc, để lộ ra một gương mặt nhợt nhạt. Vân Hề Hề lúc này mới thấy rõ bộ
mặt của hắn, khuôn mặt ẩn sau một chiếc mặt nạ, biểu cảm lạnh nhạt,
nhưng đáy mắt lại ánh ra những tia sáng chói chang, làm cho người ta
không tự chủ được nghĩ đến khí chất cao quý.
————————-
*Nói về khúc Phượng Cầu Kì Hoàng của Tư Mã Tương Như:
Vốn là con người phóng lãng hào hoa
rất mực, ông mua được một chức quan nhỏ, làm quan trong ít lâu, chán,
cáo bịnh, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như
cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.
Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại
mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn
yêu cầu đánh cho một bài.
Họ Trác vốn có một người con gái rất
đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn.
Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc
“Phượng cầu hoàng” (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).
Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con.
Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
** Trường Tương Tư:
Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương
công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ. Ở trọ nhà có chàng Lý Sinh, một hàn
sĩ mỹ mạo tuấn tú.
Nhân một đêm Trung Thu, Ý Nương
thưởng trăng bỗng gặp Lý Sinh. Trai tài gái sắc gặp nhau, trao đổi tâm
tình. Từ đó cả hai thường tìm cách lui tới.
Lương công biết được, tức giận đuổi
Lý Sinh đi. Ý Nương lấy làm đau đớn, từ đó sinh ra bịnh tương tư triền
miên, mới làm bài khúc “Trường tương tư” mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu biết. Trong bài có những câu rất lâm ly ai oán:
Người ta bảo sông Tương rất sâu,
Nhưng chưa bằng nguồn tương tư
Sông sâu còn có đáy,
Tương tư không bờ bến.
Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương.
Tương tư không gặp mặt,
Cùng uống nước sông Tương.
Hồn mơ bay chẳng tới
Chỉ thiếu một điều chết.
Ta vào cửa tương tư,
Mới biết tương tư đau khổ!
Lý Sinh tiếp được, đọc xong, cảm xót
vô cùng, đầm đìa nước mắt. Chàng chạy nhờ mai mối đến năn nỉ với Lương
ông, kể lể mối tình đầu, xin hỏi nàng làm vợ. Ông trước còn dùng dằng,
sau đọc được khúc “Trường tương tư” của con, lấy làm cảm động nên đành
vui lòng cho Sinh thành mối lương duyên.
Cả hai đều là điển tích, điển cố nổi tiếng của Trung Quốc.