Các lời đồn đại khác nhau lan truyền khắp nơi trong làng một thời gian dài, nhưng mẹ tôi vốn là người rất tốt bụng, lại ít nói nên chưa bao giờ giải thích chuyện này. Một mình sinh ra tôi, lại an an tĩnh tĩnh mà nuôi tôi lớn lên. Bà ấy rất bình thản, cả tháng hiếm khi mới nói một câu. Khi tôi đói, mẹ sẽ đi nấu cơm, khi tôi buồn ngủ, bà sẽ đắp chăn cho tôi. Tôi cũng chẳng biết tại sao bà ấy lại lầm lì như vậy.
Thành thật mà nói, khi còn nhỏ, tôi đã nghĩ bà ấy không biết nói, mãi đến khi tôi hiểu chuyện hơn, nghe những đứa trẻ trong làng chế giễu gọi tôi là con khỉ, thằng chó sói, tôi đã khóc, thế là hôm ấy mẹ nghiêm túc nói với tôi: "Đừng khóc, con là con người."
Chỉ với một vài từ đơn giản và giọng nói nhẹ nhàng, tôi nhận ra rằng bà ấy có thể nói chuyện. Tôi tin vào lời mẹ, vì sao ư? Vì tôi có khác gì những người bình thường đâu! Điều này cũng không thể chứng minh được sao?
Nhưng khi tôi ngày càng lớn, cách cư xử của mẹ tôi ngày càng trở lên quái đản. Bà ấy ít nói, ít giao tiếp với người khác. Điều khiến tôi khó hiểu nhất là bà ấy luôn phải ra ngoài vào ngày mùng ba hàng tháng. Dù trời có gió hay mưa, bà ấy vẫn đi sớm về muộn, và sẽ về nhà vào lúc đêm khuya. Ngày mùng 3, dù dịp gì thì mẹ tôi cũng vĩnh viễn không có mặt ở nhà.
Lúc đầu tôi không biết mẹ tôi ra ngoài làm gì, nhưng người trong làng cứ chỉ chỉ trỏ trỏ trỏ, nói tôi là con khỉ, còn có người nói tôi là con sói. Tôi thật sự không thể nghe nổi nữa. Một lần, vào ngày mùng ba, tôi đã bí mật đi theo mẹ. Cuối cùng tôi phát hiện bà ấy một mình đi lên núi. Tôi đợi đến nửa đêm, chỉ thấy bà ấy đi xuống núi với vẻ mặt mệt mỏi. Tôi không dám hỏi về chuyện đó. Nhưng từ hôm ấy, tôi biết 1 điều rằng tôi cũng có thể là đứa con của quỷ lắm, nếu không, mùng ba hàng tháng mẹ tôi lên núi để làm gì? Tôi cứ nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lỡ hẹn lên núi cho đến một lần, tôi trèo lên cây hái quả bị gãy tay, lần ấy rất nặng, mẹ chăm sóc tôi suốt ba ngày ba đêm, kể cả ngày mùng ba tháng đó.
Trong ấn tượng của tôi, cho đến hôm nay, đó là lần đầu tiên mà vào mùng ba bà ấy không ra ngoài. Nhưng lúc ấy, tôi đã tận mắt chứng kiến bà ấy nóng lòng muốn lên núi như thế nào, chỉ là bà lo lắng cho tôi nên mới có lần đầu tiên "lỡ hẹn".
Như thường lệ, tháng sau mẹ lại đi lên núi, hôm đó mẹ về rất muộn, rất mệt. Chuyện này tôi cũng không dám hỏi, rốt cuộc, mùng ba tháng trước mẹ tôi không ra ngoài, và cũng chẳng có gì xảy ra cả!
Nhưng không, một ngày sau khi bà ấy quay lại, bà ấy đã làm một việc mà tôi không thể hiểu được. Bà ấy đã mất một thời gian dài để tự tay thêu hai trên bằng vải. Tôi không biết hai chữ đó là gì cho đến khi thấy chúng được treo lên như một cái biển hiệu. Sững sờ hồi lâu, tôi mới thấy rõ đó là "Xem mệnh". Mẹ tôi có thể xem mệnh sao? “Xem mệnh” là gì?
Lúc đó tôi không hiểu gì hết nhưng bà ấy nói với tôi rằng: "Lý Dịch, con sẽ không bị gãy tay nữa, bắt đầu từ hôm nay, mẹ viết còn con nói."
Tôi gật đầu một cách trống rỗng. Một người phụ nữ không biết nói lại đi xem mệnh cho người khác, lúc đầu mọi người trong làng đều xem như chuyện cười. Mấy ông thầy bói dưới gầm cầu còn biết nói lung tung, mẹ thì tốt rồi, không biết nói chuyện, xem mệnh thế nào đây?
Nhưng phải nói mẹ con tôi đúng là một sự kết hợp tuyệt vời. Sự việc cứ thế lan truyền, một số người đến xem chuyện cười lại thật sự xem thử. Mỗi lần xem mệnh của mẹ tôi chỉ có giá 10 tệ, quá rẻ. Khi có người bị thu hút đến, mẹ tôi chỉ xem, rồi viết ra trong vòng chưa đầy ba phút, sau đó để cho tôi nói, tôi đã làm thế, và những điều tôi nói thực sự xảy ra. Chưa đầy ba tháng, danh tiếng mẹ tôi đã nổi khắp các làng lân cận.
Ngoài việc xem bói, có một điều khiến mẹ tôi nổi tiếng hơn cả, đó là: Mỗi ngày kiếm đủ 30 tệ rồi thì không xem nữa, mỗi lần xem giá 10 tệ, nhiều hơn thì không được mà ít hơn cũng không được. Cũng có nghĩa, một ngày chỉ xem cho ba người, dù người khác có cho 1 vạn, 10 vạn thì mẹ tôi cũng không xem. Mẹ bảo tôi phải nhớ kỹ quy tắc này.
Nhưng hôm nay phải đóng cửa vì là mùng ba, tức là ngày mẹ tôi phải đi lên núi. Như thường lệ, vào ngày thứ ba hàng tháng, mẹ nấu bữa sáng cho tôi từ rất sớm, sau đó nói có việc phải làm rồi đi ra ngoài. Tôi thật sự rất muốn đi theo lên núi để xem lại, bởi vì lần trước chỉ thấy mẹ lên núi, nhưng không rõ bà lên núi để làm gì. Nếu tôi có thể gặp được người cha mà tôi không biết mặt suốt 15 năm kia thì sao? Vậy nên sau khi mẹ tôi ra ngoài, tôi định bí mật theo mẹ lên núi.
Nhưng khi tôi chuẩn bị đóng cửa, Trương Trường Sinh ở làng bên đã dùng một tay chặn cửa nhà tôi lại. Chú ta là tay buôn đồ cổ, mỗi khi có bảo bối gì mới là sẽ qua và bỏ ra 10 tệ nhờ mẹ tôi xem giúp xem có thể bán hay không, có kiếm được tiền hay không. Một qua hai lại, tôi và chú ta đều biết rõ nhau.
"Chú biết quy tắc mà, hôm nay mẹ con không xem." Tôi vội vàng theo mẹ lên núi nên nói thẳng.
"Chú biết, nhưng hôm qua chú có một bảo bối mới, chú đang rất lo lắng. Mẹ con không có ở đây, vậy con có thể cho chú ý kiến chứ?" Trương Trường Sinh sốt ruột đẩy tôi vào nhà.
Tôi bất lực: "con thật sự có việc, ngày mai chú hãy đến gặp mẹ con"
Nhưng khi nói ra câu này, tôi vẫn nhìn vào khuôn mặt chú ấy trong vô thức. Đây là hành vi xuất hiện trong tiềm thức của tôi sau ba năm làm chung với mẹ. Trong xem bói, chúng tôi không coi nhìn mặt là nhìn khuôn mặt 1 cách đơn thuần mà là “nhìn mặt xem tướng”. Phần quan trọng nhất là xem ấn đường. Một số người có ấn đường tối thì sẽ gặp đại hạn. Nhưng ấn đường của Trương Trường Sinh lại sáng bóng, ngoài ra ở vùng mũi, nơi đại diện cho sự giàu có, còn xuất hiện những đốm sáng lấp lánh. Chúng đều có điểm phản chiếu, đây là dấu hiệu của tài lộc, điều này cho thấy bảo bối mà chú ta nhận được hôm qua có thể giúp chú ta phát tài phát lộc.
"Lý Dịch, giúp chú xem xem, chú cho con 1 bao lì xì thật to."
Trương Trường Sinh lấy ra một cái hồng bao đưa cho tôi, hình như có hai ba trăm. Tôi vội vàng lắc đầu:
"Không được, chú biết quy tắc của mẹ mà."
"Chú biết.”
Chú ta lấy lại hồng bao, lại lấy 10 tệ nhét cho tôi. Tôi cạn lời thật sự. Nhưng thôi, người khác đưa tiền tất nhiên tôi sẽ nói những gì tôi thấy trên mặt người đó. Nhưng nhớ kĩ quy tắc nên tôi không dám lấy tiền. Trương Trường Sinh nghe vậy có chút bất ngờ, nói lời cảm ơn rồi bước ra ngoài. Nhưng khi ra tới cửa, chú ta bị ngã. Chú ta nhanh chóng bật dậy, hình như có thứ gì đó trượt ra khỏi túi đồ, rơi xuống đất chú ta bèn lấy ra xem và chửi bới ầm ĩ.
Tôi nghi ngờ bước tới gần thì thấy trên tay Trường Sinh đang cầm một miếng ngọc ấn. Tôi không biết nhiều về đồ cổ nhưng tôi thấy hình dáng của con ấn này rất lạ. Nó trông giống như một con bù nhìn, nhưng không có mắt, tai, mũi và miệng. Dưới con dấu có khắc mấy chữ đơn giản, tôi không nhìn rõ. Nhưng tay trái của con ấn giống như bù nhìn này đã bị gãy. Chẳng trách chú ta đang mắng mỏ, món đồ cổ này có thể bán được rất nhiều tiền. Bây giờ bị vỡ thế này thì hỏng hết. Tôi nhìn vào mặt chú ta, ánh sáng trên mũi đã biến mất, tài lộc đã mất, con ấn bây giờ là vô giá trị.
"Thật là xui xẻo, đây là lão Lưu trong thôn hôm qua lên núi nhặt được, chú đã trả 300 tệ để mua lại. Bây giờ rơi vỡ thế này, không biết có bán được không."
Trường Sinh thở dài và bỏ đi, có lẽ đang cố gắng để sửa nó. Biết tôi không dám thu tiền nên cứ gài bẫy tôi kiểu này, lần sau nhất định tôi sẽ không xem cho chú ta nữa. Tôi vừa lẩm bẩm vừa đóng cửa để lên núi, nhưng đi được nửa đường, tôi giật mình vì thấy mẹ đã trở về.
Mùng ba tháng này sao lại thay đổi? Mặt trời mọc ở đằng tây à. Tôi tưởng mình nhìn nhầm nhưng không, hôm nay mẹ tôi lại "lỡ hẹn". Tôi nhanh chóng trốn mẹ đi vội về nhà. Tôi hoang mang không biết làm sao, rón rén qua cửa sổ phòng mẹ mở một góc rèm. Tôi thấy mẹ đóng cửa tìm một thứ gì đó trong tủ, trên trán lấm tấm mồ hôi, cả người như bị thương. Thấy mẹ thế này, tôi rất ngạc nhiên, có phải mẹ bị ngã nên hôm nay mới "lỡ buổi hẹn mùng ba" không? Tôi lo lắng định vào hỏi thì thấy mẹ lấy từ trong tủ ra một chiếc hộp. Nhưng vừa bấm nút một cái, tay trái của bà ấy như bị đứt lìa ra....
- Hết chương 1-