Cô Xuân cũng bắt đầu nấu bữa xế là cháo đậu xanh và bánh ngọt cho bọn trẻ ăn.
Khi nào đến giờ, Đàm Hữu Ngân sẽ tới đón lũ trẻ đã ăn cơm trưa ở trường, đưa đám nhóc đi theo hàng về căn nhà mà cậu ta thuê giống như gà mẹ dẫn gà con về tổ.
Cậu ta phải vừa dỗ dành vừa lừa bọn trẻ để bọn chúng ngoan ngoãn ngủ trưa, đợi bọn chúng dậy thì cho ăn chút cháo đậu xanh rong biển và bánh ngọt, sau đó sẽ đưa chúng đi học.
Buổi tối đến giờ tan học, Đàm Hữu Ngân còn phải đến trường đón mấy đứa nhỏ gửi ở nhà trẻ về nhà, cho ăn cơm, kiên nhẫn trông coi bọn chúng làm bài tập.
Cho tới lúc phụ huynh đến đón bọn chúng về, một ngày làm việc của cậu ra kết thúc.
Trước mặt phụ huynh và những đứa trẻ, tôi sẽ tôn trọng gọi cậu ta một tiếng là thầy Đàm.
Có lẽ không bao lâu nữa, người thầy Đàm trẻ tuổi này sẽ ra nước ngoài bán phần mềm thôi.
Sau đó, cô ta đắc ý giơ chiếc mũ màu trắng kia lên, quay đầu tiếp tục gặm kem, thảnh thơi tiến về phía trước.
Trêи phố có không ít người đều nghe thấy tôi trêu ghẹo cô ta, lại nghe thấy Bạch Vi nói “không” thì mấy người phụ nữ lập tức che miệng cười, còn có nhiều người dùng ánh mắt khinh thường nhìn tôi.
Tôi dở khóc dở cười, chắc chắn là cô ta cố ý.
Bất đắc dĩ, tôi đành nói với theo bóng lưng của cô ta: “Có đi ngắm ruộng hoa không? Khu trang trại trồng hoa nhài ấy.”
Lúc này, Bạch Vi mới xoay người, mím miệng nhịn cười đi qua, nâng đôi chân thon dài ngồi lên xe.
Sau đó, tôi phóng xe máy về hướng nhà tôi dưới sự ngạc nhiên của đám đông.
“Anh giận đấy à.” Thấy tôi không lên tiếng, Bạch Vi đột nhiên hỏi.
“Cô nghĩ nhiều rồi, tôi đâu dễ giận thế.”
“Ha ha ha, vừa rồi ánh mắt của đám người ở trêи phố nhìn anh thật là buồn cười.”
“Đường đường là một giám đốc Marketing mà ấu trĩ như trẻ con vậy.”
“Tôi chỉ là một người phụ nữ thôi.”
Câu này của cô ta khiến tôi không thế phản bác lại.
Tiết trời tháng năm ở miền Nam đã rất nóng rồi, mặt trời buổi sáng cũng oi bức như vậy, nhưng hoa nhàiluôn có thể bắt gặp những người nông dân trồng hoa đội mũ lá trúc che nắng ở dưới ruộng hoa ven đường.
Vào mùa hoa nhài nở hoa, những người nông dân trồng hoa phải tranh thủ lúc nụ hoa vừa trưởng thành tròn trịa để hái thì mới có thể bán được tiền.
Vả lại trong thời tiết nắng chói chang này, giá thu mua hoa nhài sẽ cao hơn một chút, vì lượng nước trong hoa vừa hái xuống sẽ ít, chất lượng tương đối tốt.
Cho nên tất cả những người trồng hoa nhài đều sẽ phơi nắng đến đen da, bất kể là nam hay nữ, bao gồm cả bố mẹ tôi.
Bạch Vi có vẻ ý thức được điều gì ra, đi được nửa đường, đột nhiên hỏi: “Phương Dương, có phải bây giờ bố mẹ anh cũng đang hái hoa dưới ruộng không?”
“Ừm, chắc vậy, nếu không mặt trời buổi chiều sẽ rất gắt, phơi nắng càng mệt hơn.”
“Vất vả thật đấy, hay chúng ta không đến khu trang trại hoa nhài gì đó nữa, về giúp bố mẹ anh hái hoa đi.
Dù sao cũng là ruộng hoa, hơn nữa cảm giác hái hoa cũng rất thú vị.”
Tôi thấy hơi bất ngờ: “Vất vả lắm đấy, mặt trời chói chang thế này, người có làn da mềm mại như cô chẳng mấy mà bị cháy nắng đâu.”
“Sợ gì, tôi có đem kem chống nắng theo mà, đi, mau về thôi.”
“Cô chắc không?”
“Chắc.”
Thật ra, nguyên nhân tôi về quê ngoài để tìm Ngô Thừa Chí ra thì quan trọng hơn là muốn ở bên bố mẹ, giúp bố mẹ việc đồng áng.
Tôi biết lao động ở ruộng hoa lưng đầm đìa mồ hôi dưới cái nắng chói chang vất vả ra sao, lần lượt hái đủ mấy chục đóa hoa nhài là không dễ dàng đến thế nào.
Bạch Vi không muốn đi chơi mà muốn đi giúp bố mẹ tôi hái hoa, đương nhiên tôi sẽ không từ chối, dù tôi biết rõ cô ta không làm được bao nhiêu.
Trở về thôn, đi ngang qua những ánh mắt hiếu kì của dân làng, đến con đường bên cạnh ruộng hoa trước cửa nhà, bố mẹ tôi quả nhiên đang đội mũ bận bịu dưới ruộng hoa.
Nghe tiếng xe máy, họ đồng thời ngẩng đầu lên, nở nụ cười với tôi và Bạch Vi ở bên đường.
“Sao đã về rồi? Con đưa Tiểu Vi đi chơi tiếp đi.” Mẹ tôi nâng vành nón lá trúc lên, nói.
“Cô ơi, cháu đến giúp mọi người hái hoa.” Bạch Vi tranh trả lời trước.
“Chết, vậy sao được, sao cô chú bắt cháu làm mấy việc này được, nắng sẽ làm hư làn da trắng trẻo của cháu đấy.
Mau để A Dương dẫn đi chơi đi, không thì hai đứa vào nhà ăn hoa quả, chỗ hoa quả hôm qua cháu đem tới cô đã rửa sạch đặt trêи bàn rồi.”
“Không sao đâu cô, cháu có mang kem chống nắng theo, không sợ bị đen da đâu ạ.”
Trong lúc hai người họ nói chuyện, tôi đã lái xe đến cửa nhà, mẹ tôi vẫn đang hô lớn không để cho Bạch Vi xuống ruộng.
Bạch Vi lớn tiếng đáp lại mấy câu rồi theo tôi vào trong nhà, sau đó lấy kem chống nắng từ trong túi xách ra bắt đầu thoa lên tay và cổ.
“Anh có dùng không?” Cô ta đột nhiên hỏi.
Tôi lắc đầu: “Đàn ông đen chút cũng không sao, tôi không dùng đâu.”
Tôi tìm một đôi găng tay cho cô ta đeo, vừa không để mặt trời chiếu vào cổ tay cô ta, vừa có thể giúp cô ta tránh bị gai hoa đâm bị thương, tiếp đó lại đưa cho cô ta cái giỏ trúc để cô ta đeo bên hông.
Giày thì không cần phải thay nữa, dù sao mặt đất trong ruộng cũng khô, không có bùn lầy.
Còn tôi thì đội tạm một chiếc mũ lá trúc, đeo bao tải ở bên hông, sau đó dẫn cô ta ra khỏi nhà xuống ruộng.
Bạch Vi còn đội chiếc mũ trắng thắt nơ bướm màu xanh kia, cộng thêm chiếc quần Jean và áo thun trắng chuột Mickey, phối hợp với đôi găng tay hoa và giỏ trúc đeo bên hông, trông chẳng ăn nhập vào đâu.
Nhưng những thứ này không hề ảnh hưởng đến tâm trạng của cô ta, cô ta tung tăng chạy xuống ruộng, xuyên qua từng luống lá xanh tươi điểm xuyết những bông hoa màu trắng giống như con bươm bướm.
Tôi ngơ ngẩn nhìn cô ta, có chút thất thần, bởi vì tôi đột nhiên nhớ đến Văn Giai.
Cô gái có lúm đồng tiền như hoa, tiếng cười như chuông bạc, vui vẻ giống hệt như con bươm bướm bay múa dưới ánh cầu vồng tạo thành khi hơi nước và ánh mặt trời giao thoa.
Tôi còn nhớ lúc chia tay ở sân bay, cô gái ấy ngượng ngùng nói rằng: Đợi khi nào tôi muốn yêu thì anh có thể tán tôi.
Cô ấy có ổn không?
Cô ấy có nhớ tôi không?
Có lẽ là có, mà cũng có thể cô ấy sẽ hất cái đuôi ngựa cao cao kia, muốn gạt bỏ tôi ra khỏi đầ, sau đó dần dần quên tôi đi.
Bởi vì tôi đã ám chỉ với cô ấy tạm thời chúng tôi đừng liên lạc với nhau.
Cô ấy quá đơn thuần, quá thiện lương, định sẵn sẽ không thuộc về tôi..
Danh Sách Chương: