Cái gì? Tại sao lão không tuyệt thực á hả? Lão cũng muốn tuyệt thực lắm chứ. Cha mẹ không muốn cho lão cưới đâu, hồi đó nhà lão nghèo muốn chết, ăn ngô ngô cũng hết sạch sành sanh luôn, nếu lão tuyệt thực chẳng phải quá tốt hay sao, vừa hay có thể bớt đi một miệng ăn!
Kết quả, lão ngày ngày chỉ biết ăn và ăn, làm việc thì chẳng làm bao nhiêu mà ăn thì so với người khác chỉ có hơn chứ không kém, ăn vô tội vạ vô bờ bến. Nếu không phải do quá nóng, lão nhất định sẽ ăn luôn nồi luôn! Lão ăn nhiều đến mức anh chị dâu oán thán không ngừng, cuối cùng không còn cách nào đành phải chấp nhận cuộc hôn nhân này. Hai vị lão nhân rốt cuộc phải đem gương mặt già nua đến tận cửa để hỏi cưới.
Trương Quốc Phú cưới được Trương thị đúng là gặp vận may, trước không còn ai dám khi dễ lão, sau đó lão còn bắt đầu bán trân châu, kiếm được không ít tiền. Tuy không đến nỗi giàu có sung túc song hồi đó trong thôn chỉ có mười hay hai mươi đứa trẻ con được đến trường thì con nhà lão cũng đi học được cả bốn, bốn người đều đi học, con trai út hiện nay đang là sinh viên, ba người còn lại thì ở trong thành phố mua nhà mua xe.
Khi ba người con trai lái ba chiếc xe về nhà đón hai ông bà lên thành phố để hưởng phúc, hai người thật nở mặt nở mũi mà đi, nhưng chưa đầy hai tháng lại theo lối cũ trở về thôn. Người ta hỏi lí do, hai người liền nói do ở trong thành phố không quen rồi sau đó cái gì cũng không nói. Tóm lại từ đó về sau, con cái bọn họ cũng ít khi trở về nhà, có lúc đêm ba mươi cũng chỉ có hai người già ở cùng nhau. Người trong thôn suy đoán, có người nói hai ông bà cùng con dâu không hòa hợp, có người lại nói con trai chê ba mẹ quê mùa bẩn thỉu, đọc sách nhiều năm như vậy cuối cùng chỉ là đứa bất hiếu. Tóm lại dù có suy đoán như thế nào đi nữa cũng đừng có nói trước mặt Trương thị, bà mà nghe thấy, mặt mũi tối sầm lại, có thể dọa sợ hết những thứ xung quanh.
Trương thị người này đời này chân đạp đất kiền, cái khổ nào cũng có thể chịu được, điều duy nhất không thể nhẫn nhịn chính là người khác ở trước mặt bà khua môi múa mép, không cần biết là nói ai, bà đều không thích nghe!
Từ sau khi thấy trong ngôi nhà gạch đỏ có sự xuất hiện của một đứa trẻ con, đã là giữa trưa thứ hai, Trương Quốc Phú nhìn trong bát chỉ có nước thịt chan với cơm, lại nhìn A Thanh và đứa nhỏ có thịt để ăn, dẩu dẩu miệng không vui. Lão quay đầu nhìn vợ mình đang bận bịu nấu nướng dưới bếp, bê bát hỏi: "Bà nghĩ gì thế? Tại sao lại phải chăm sóc cho hai người kia? Lỡ A Thanh phát điên lên thì ai mà ngăn cho nổi? Cớ gì phải làm chuyện này cơ chứ?"
Trương lão thái trợn mắt lườm lão một cái, quát: "Ông còn có trái tim không hả?! Bé con còn nhỏ như thế, chỉ toàn da bọc xương, sao mà không thương cho được? Ông tại sao cũng không có lấy một chút đau lòng?!"
"Đáng thương a đáng thương, quá đáng thương!", Trương Quốc Phú vội vàng gật đầu, trước tiên cứ hùa theo đã, khuyên giải để sau hãy tính.
"Nhưng trên thế gian này có rất nhiều người đáng thương, chúng ta làm sao có thể nhặt về nuôi được hết? Hơn nữa A Thanh y..."
"A Thanh làm sao?! Tôi thấy y rất tốt, tâm địa thiện lương, cũng rất biết điều. Còn bé con, nếu không phải do A Thanh nhặt về thì đã chết cóng từ lâu rồi! A Thanh nếu có thể nhận nuôi được, vậy chính là y không có ngốc, kẻ ngu có thể nuôi con nít sao?!"
Trương lão thái từ lúc này đã quyết định sẽ chăm sóc đôi cha con này. Thật ra từ khi bà thấy cảnh tượng kia ở ngôi nhà gạch đỏ, lòng liền sinh ra một ý nghĩ. A Thanh nói y nhặt được bé con ở trong tuyết bà liền tin. Trong thôn ai cũng biết A Thanh không biết nói láo, nếu nói láo thì mặt sẽ đỏ. Nếu A Thanh có thể đem bé con về nuôi thì sao bà lại không thể nhận y làm con nuôi chứ?
Nghĩ vậy, Trương lão thái ngẩng đầu nói với Trương Quốc Phú, "Quốc Phú, tôi nói thật với ông, tôi nhận nuôi bọn họ cũng là có ý riêng. Chúng ta cũng đã năm mươi mấy tuổi rồi, chờ mấy đứa con kia báo hiếu ta trước khi xuống suối vàng phỏng chừng chẳng trông cậy nổi. Tôi muốn tạo điều kiện cho bé con học lên đại học, chờ bé trưởng thành, chúng ta cũng đã già cả rồi, để cho bé cùng A Thanh báo hiếu, tương lai thanh minh đông chí, ít ra cũng có người nhổ cỏ dại trên phần mộ."
Trương lão thái vừa nói như vậy, Trương Quốc Phú nháy mắt lâm vào trầm mặc, trên mặt không để lộ biểu tình gì. Lão bưng bát cơm, ánh mắt có chút ảm đạm. Một lúc lâu sau, Trương Quốc Phú thở dài, gật đầu một cái: "Thôi được rồi, bà muốn nuôi thì nuôi đi, tôi tuy già rồi nhưng cũng may tay chân vẫn còn chút sức lực, không nói tới cái khác chứ ăn mặc bọn chúng sẽ không lo thiếu thốn."
Giọng lão mang chút tức giận bên trong: "Chính là sau này tiền mua kẹo đậu phộng cho bà có thể phải tiết kiệm để làm học phí đóng học cho tên nhóc con kia! Theo như A Thanh nói, đứa nhỏ kia cũng bốn, năm tuổi rồi, những đứa trẻ khác tầm tuổi này đều được tới vườn trẻ, bây giờ xã hội yêu cầu cao hơn chúng ta ngày xưa nhiều lắm, nếu trưởng thành mà không biết chữ khẳng định sẽ bị xem thường."
Trương Quốc Phú đồng ý, Trương thị dù có mạnh mẽ thế nào đi nữa cũng chỉ là một người phụ nữ, nghe xong nước mắt cũng sắp chảy ra, vừa gật đầu vừa nói.
"Được, tôi không ăn, tôi sau này đều không ăn, giữ tiền lại để cho bé con đi học. Tôi một hồi nữa sẽ nấu nước cho hai người bọn họ tắm rửa, lát lại đưa họ tới chỗ Lưu người què cắt tóc, mua chút vải về may quần áo cho bọn họ."
Trương Phú Quý cau mày, cuối cùng không nói gì, gật đầu: "Được rồi, bà vui vẻ là được."
*Ban đầu tác giả nói Trương lão đầu tên là Trương Quốc Phú, sau lại là Trương Phú Quý, tiếp đó lại là Quốc Phú rồi tới Phú Quý... nên mình quyết định để luôn là Trương Quốc Phú -.-