Hác Hải đấm ngực tỏ ra hét sức đau lòng:
- Khà khà, lão đệ chỡ lo, cứ cho y đỗ đạt, thậm chí giúp y có được chức quan tại kinh thành này, chỉ là chuyện y ngông cuồng chỉ trích y thánh nên cho mọi người cùng biết, chắc chắn y không dễ sống đâu, để y dưới tay Hác đại nhân, chờ lúc y phạm sai lầm lớn, trừng trị một thể có phải tốt hơn không?
- Kế này tuyệt lắm, Vu lão huynh quả nhiên gừng càng già càng cay.
Cả hai nhìn nhau cười lớn.
Tiễn Hác Hải đi rồi, Vu đại phu vẫn chưa nguôi:
- Phụ thân, nếu đợi y phạm sai lầm, không biết đợi tới bao giờ, lần này y chỉ trích y thánh, nếu chúng ta phát động toàn bộ quan hệ, dựa vào ngự sử quen biết làm lớn lên, tấn công vào nhân phẩm đạo đức của y, cấm y cả đời không thể tham gia khoa cử, vô duyên với công danh không khó.
Trong mắt ông ta, Tả Thiếu Dương tuổi trẻ tài cao lại ỷ tài ỷ chỗ dựa ngông ngạo như thế, nếu chặt đứt công danh của y, khiến cả đời y chỉ có thể làm một tiểu lang trung thì còn hơn giết y.
Vu lão thái y lạnh lùng nhìn nhi tử:
- Ngu xuẩn, ân tình là thứ dùng một lần là mất đi một phần, Vu gia ta tới mức này rồi, muốn con cháu sau này còn có thể đông sơn tái khởi, những ân tình đó không được phép động dụng tùy tiện, ta đã nói rồi, chuyện này cứ để người khác lo.
Nói xong khép mắt lại.
Cái Vu lão thái y thực sự lo sợ là ba con hổ đứng sau lưng Tả Thiếu Dương.
Con thứ nhất là Triệu vương Lý Nguyên Cảnh, người phong Tả Thiếu Dương làm "Ủng quân giai mô", ông ta nổi tiếng là người cực kỳ bao che thủ hạ, nếu Vu gia phát động công kích nhằm vào Tả Thiếu Dương, làm kín kẽ thế nào cũng khó xóa hết dấu vết, Tả Thiếu Dương có thể cả đời không thể làm quan thì Vu gia đảm bảo không có kết quả tốt hơn. Con hổ thứ hai là Đỗ Yểm, không rõ tên nhãi đó làm sao lại lại may mắn được trọng thần trong triều để mắt như thế, quan hệ này không rõ tới mức nào, không thể mạo hiểm, bây giờ thanh thế Đỗ phái như mặt trời giữa trưa, ai chẳng phải né tránh.
Con hổ thứ ba là con hổ cái, từ góc độ nào đó mà nói, còn đáng sợ hơn hai con hổ kia nhiều lắm.
Ông ta là ngự y của Lý Uyên, quá biết con hổ cái này được thái thượng hoàng sủng ái như thế nào, người ả ta nhìn trúng, chưa bao giờ thoát khỏi lòng bàn tay của ả, Vu gia tuy có chỗ dựa là hình bộ thượng thư Lưu Chính Hội, cũng không có chút sức phản kháng nào trước con hổ cái này.
Lại nói tới Hác Hải ngồi xưa ngựa rời Vu gia, hai tay cho vào ống tay áo, mắt khép hờ.
Ông ta lăn lộn quan trường bao năm, sao không biết muốn trừng trị Tả Thiếu Dương thì tốt nhất là nắm y trong tay, như thế muốn nhào nặn thế nào cũng được, vừa rồi chẳng qua cố ý, để Vu gia phải lên tiếng nhờ vả mình thôi, tiện thể bán một phần ân tình.
Vu gia cũng không phải đã hết giá trị, tỷ phu Vu đại phu là hình bộ thượng thư Lưu Chính Hội, cho nên vụ án kia Vu gia đuối lý hoàn toàn mà cũng không ai dám tùy tiện phán tội. Vu gia đang lúc sa sút, bán cho ân tình tặng than trong tuyết này, sau thu lại càng nhiều.
Có điều họ Tả kia sau lưng có hai con hổ, ông ta cũng không muốn đi sờ mông hai con hổ này.
Thế nên muốn chỉnh tên Tả Thiếu Dương này nên để người khác làm tốt nhất, Vu lão đầu đó đúng là thâm hiểm, chỉ cần lộ bài thi này ra, tên nhóc đó đi tới đâu cũng bị cô lập mà thôi, tới lúc đó tuổi trẻ khí thịnh, lại ỷ vào có chỗ dựa ngông cuồng, nhất định làm ra chuyện không thể thu thập được.
Cứ làm như thế đi.
Hác Hải thì vui rồi, còn Hà Trạch lại rầu thối ruột, tới mức vị bác sĩ chấm thi gọi tới mấy lần mới tỉnh lại.
- Ngươi vừa nói gì ấy nhỉ?
Bác sĩ kia khom người bẩm báo lại lần nữa:
- Đại nhân, người tên Ngũ Thư này là do Chân Quyền mang tội nhập ngục đích thân tiến cử, phải xử lý ra sao?
- Ừm, thành tích thế nào?
- Khá tốt ạ, chưa thống kê xong điểm, xong theo thành tích mọi năm, có thể đỗ.
Hà Trạch nhíu mày xua tay:
- Hoàng thượng đã hạ chiếu, nói tội huynh đệ Chân thị không liên lụy tới người nhà, ngay người nhà cũng không bị hoạch tội nữa là cống sinh do ông ta tiến cử. Huống hồ, với y thuật bọn họ, đã tiến cử ai, ắt người đó phải có tài, không nên đánh rớt, cứ theo đúng thứ bậc mà xét, đỗ được thì cho đỗ không đỗ được thì thôi.
Vị bác sĩ kia đi rồi, Hà Trạch tiếp tục với cơn đau đầu của mình, vì ông ta được lệnh, để cho Tả Thiếu Dương đỗ.
Soạn danh sách đỗ đạt và bổ nhiệm là do ông ta phụ trách, bất kể quyết định kia do ai đưa ra, gặp xui xẻo thế nào có phần của ông ta, hơn nữa còn là phần đầu, cái khác dễ xử lý, chỉ chuyện Tả Thiếu Dương thì đúng là khiến ông ta khó xử.
Chuyện Tả gia cùng Vu gia kiện cáo từng gây xôn xao kinh thành một thời gian, cuối cùng Tả gia trả lại hồn thư, nhưng danh dự Vu gia đã khó phục hồi, Vu lão thái y thì những người trong quan trường không lạ gì, ông ta nổi tiếng có thù ắt báo, lòng dạ hẹp hòi, cũng chả rõ vì sao Vu gia lại hối hôn, chính vì họ sai, nên chỉ dám im ỉm kéo dài thời gian, ý đồ bắt nạt người ta là người xa tới, không có khả năng kiện cáo lâu dài, ép người ta phải khuất phục, ai ngờ người ta cũng không vừa, vụ kiện càng lúc càng ầm ĩ, Vu gia mất sạch thể diện. Tuy giờ đã kết thúc, song thù giữa hai nhà kết là cái chắc rồi.
Không ngờ lửa cháy lan tới mình, tên Tả Thiếu Dương đó có chỗ dựa lớn như vậy rồi, không làm bài đàng hoàng tử tế, phần đề liên quan tới Thương hàn luận đó, y không trả lời cũng đủ đỗ, ai ngờ y ngông cuồng chỉ trích y thánh, chuyện này khó dấu, Vu gia hẳn theo dõi sát lắm, để cho y đỗ, thế nào cũng khiến Vu gia bất mãn.
Đó không chỉ là sai lầm, thậm chí có thể nói là phạm tội, Vu gia khơi ra, mình cho tên Tả Thiếu Dương đỗ cũng chịu tội theo.
Bây giờ phải tìm một người, không thuộc phe nào, tiếng nói của người đó Đỗ Yểm, Lưu Chính Hội đều phải nể.
Vuốt râu đi đi lại lại một hồi, Hà Trạch nhớ tới một người.
Hứa Dận Tông.
Hứa Dận Tông từng làm quan ba triều, Nam triều, Tùy triều và Đường triều, tư cách cực kỳ lão thành, làm thượng dược phụng ngự thời Tùy, tới thời Đường, được Cao tổ hoàng đế vô cùng kính trọng, ban quan quan tán kỵ thường thị tam phẩm, y giả xưa nay hiếm có ai vinh diệu như vậy.
Vị lão thần ba triều này tuổi đã cao, vẫn kiên trì tham gia tảo triều, Cao tổ hoàng đế và đương kim hoàng đế, niệm tình ông ta tuổi cao, cho phép ông ta không cần ngày ngày lên triều. Ông ta vẫn cứ có triệu hội là tham gia, hoàng đế cảm thán, ban cho ông ta được phép ngồi kiệu lên triều, tới triều có thể ngồi nói chuyện, ân điển có một không hai rồi. Nhưng ông ta kiên trì chống gậy lên triều, nói chuyện đứng thẳng ưỡn ngực, lời ông ta nói ra, hoàng đế phải châm chước vài phần.
Ông cụ này là người vô cùng khiêm tốn hòa đồng, kết giao bằng hữu không quan tâm quan chức lớn nhỏ, thích quản chuyện không liên quan, càng già càng giống trẻ con. Cứ lấy bài của Tả Thiếu Dương tới tìm ông ấy thỉnh giáo.
Hà Trạch có chủ ý rồi, người bỗng chốc nhẹ đi vài phần, hối hả quát người chuẩn bị xe ngựa tới nhà Hứa Dận Tông.
Hứa Dận Tông sắp chín mươi, tuổi quá cao, trừ lên triều còn cắn răng kiên trì thì đã không cần ngồi ở nơi làm việc nữa, thi thoảng có hoàng thân quốc thích mời ông đi chữa bệnh, tan triều xong chỉ ở nhà nghỉ ngơi điều dưỡng, cho nên cứ tới nhà là gặp được ông.