Tả Quý thì đã bày biện xong bài cúng, bài vị tổ tiên xếp gọn gàng trên đó, bàn cúng bình thường đặt chính giữa đại sảnh, cung phụng thiên địa quân thân sư, tới Tết dùng tế tổ. Nhưng hiệu thuốc thì đại sảnh là nơi khám bệnh, nên phải bày bên tủ thuốc, chỉ có giao thừa và mùng một Tết không mở hiệu là bày ra giữa đại sảnh.
Khi Lương thị bận rộn chuẩn bị làm cơm nước cúng bái, Tả Thiếu Dương lấy bùa đào cũ xuống, chuẩn bị thay cái mới. Bùa đào mới cần viết câu cát tường lên, Tả Quý vừa mài mực vừa suy nghĩ xem nên viết cái gì, thuận miệng hỏi: - Con nói xem nên viết gì đây?
Tả Thiếu Dương đọc sách cả đống thật, nhưng chẳng liên quan gì tới thi từ ca phú, y biết cái gì thì nó sẽ liên quan tới thuốc men, thoáng cái nghĩ ra được hai câu thích hợp.
Hàn sương quá xử hữu thân nhân Bất luận sanh địa thục địa. Xuân phong lai thì tận trứ hoa Đãn văn hoắc hương mộc hương.
Gió lạnh qua đâu có người thân Bất kế đất khách hay quê nhà Gió xuân tới tận tình thưởng hoa Đêm thoảng mùi hoắc hương và mộc hương.
Nghe qua có vẻ rất thuận tai, câu từ hợp cảnh, Tả gia có truyền thống học hành, Tả Quý không ngạc nhiên nhi tử có thể làm ra câu đối thế này, song vuốt râu đọc lại một lượt lại lắc đầu: - Không thông, không thông.
- Chỗ nào không thông ạ? Mãi mới rặn ra được một câu nên Tả Thiếu Dương rất không phục:
- Sinh địa với thục địa là ý gì?
- Chính là địa hoàng sống và địa hoàng chín ạ.
- Địa hoàng chín? Địa hoàng mà chín rồi còn dùng làm thuốc được à?
Tả Thiếu Dương vỗ trán, nhớ rồi địa hoàng tới giữa thời Đường trong (Bản thảo thập di) mới nói tới sao rang địa hoàng làm thuốc, trước đó dựa vào ( Thần Nông bản thảo kinh) nên chỉ có thục địa sống, gọi là địa hoàng cạn, cười khì nói cho qua: - Con thuận miệng nói thế cho hợp vần, câu đối thôi mà, không cần quá thật.
- Sao không cần thật, học y không thật sẽ trị bệnh chết người.
Nghe cha lại nghiêm trọng hóa vấn đề, nâng tầm tư tưởng, Tả Thiếu Dương không cãi nhau với ông: - Vậy con nghĩ một cái nữa, à, có có.
Đào nhân hạnh nhân quân tử nhân, nhân tâm cứu nhân.
Thiên tiên phượng tiên uy linh tiên, tiên phương tế thế.
Đọc xong câu đối, Tả Thiếu Dương đắc ý lắm, câu đối này y dùng tới sáu vị thuốc, hơn nữa tế thế cứu nhân là cảnh giới tối cao của người hành y, đây có thể xưng là câu đối tuyệt diệu rất hợp với Quý Chi Đường, chỉ có điều tiếc nuối nho nhỏ gần như không đáng kể là .... không phải do y nghĩ ra.
Đang đắc ý thì thấy cha nhìn mình chằm chắm, ngớ ra, lại có chỗ nào không ổn à? Ngẫm lại, phải rồi, hạch đào tới triều Tống mới dùng làm thuốc còn phượng tiên thảo thì tới tận triều Minh, chẳng trách cha nhìn mình với ánh mắt như vậy, cười khan nói trước khi bị mắng: - Nhầm ạ, nhầm ạ, để con nghĩ tiếp.
- Thôi đi, kiến thức nửa vời lẫn lộn lung tung, còn không biết đâu là thuốc đâu là hoa cỏ, đừng lấy thuốc làm câu đối nữa, con học cho ra hồn rồi hẵng nói sau.
- Dạ, vậy con nghĩ câu khác.
- Ừ. Tả Quý cho dù mồm mắng con, nhưng trong lòng thì thỏa mãn lắm, hai câu đối vừa rồi, cho dù có chỗ sai về kiến thức y học, nhưng ít nhất đúng vần đúng điệu, xem như bao năm qua bỏ công dạy dỗ cũng không uổng phí, không mất mặt với tổ tiên, nên cầm bút kiên nhẫn đợi, không thúc giục.
Tả Thiếu Dương tay chống cằm, lục lọi trong đầu những câu đối liên quan tới Trung y, lần này trước khi đọc ra miệng đều cẩn thận nghĩ xem có cái gì không phù hợp không nên lâu hơn, mãi mới vỗ tay nói:
Chích nguyện thế thượng nhân mạc bệnh Na phạ giá thượng dược sanh trần.
** Chỉ mong trên đời không ai bệnh Cho dù kệ thuốc phủ bụi trần.
- Hay! Tả Quý lần này tán thưởng: - Câu này này hay lắm, nghe qua câu chữ tầm thường có phần tục, nhưng trong tục có nhã, hiếm có hơn nữa thể hiện được y đức cao vời. Ha ha ha, dùng với hiệu thuốc nhà ta đúng là gì nhỉ ..
Đúng một nửa thì có, thuốc để mốc meo không phải vì không có ai có bệnh, mà là bệnh nhân không tới, nghĩ thế thấy cha vui vẻ, Tả Thiếu Dương cười híp mắt: - Cha, con thấy câu này là lời miêu tả chân thật về cha, cha lòng dạ nhân hậu, thà thanh bần chứ không lừa dối gian trá, câu này vừa vặn.
Tả Quý được con vỗ mông khoái trí lắm, vuốt râu mỉm cười đặt bút xuống: - Con đã làm được câu đối hay như thế thì con viết đi.
- Con á!? Bỏ mẹ rồi, lại vạ miệng, Tả Thiếu Dương giật cả mình, thời tiểu học y còn dùng bút lông vài lần, dùng bút lông viết chữ chữ bình thường miễn cưỡng đọc được, còn thư pháp, nó là cái gì vậy? Y không nhận ra nó, nó cũng chẳng quen biết y.
- Ừm, con nghĩ ra thì con viết, để vi phụ xem xem thư pháp của con có tiến bộ không? Tả Quý đưa bút cho Tả Thiếu Dương:
Thế này rồi y có không muốn nhận cũng không được, nghe nói thư pháp có hàng trăm hàng ngàn kiểu, y cũng từng xem rồi, khó nuốt như tranh tranh trừu tượng Picasso, biết đâu mình bôi bừa ra lại trúng với kiểu thư pháp nào đó? Cầm bút lên đối diện với tấm gỗ đào mẹ mua, tốn những 2 đồng, viết hỏng là xong rồi, giờ đã muộn, chẳng đi đâu mua được nữa, đặt bút xuống là không thể vãn hồi, Tả Thiếu Dương rốt cuộc không dám liều: - Cha, hay là con viết lên giấy trước, nếu cha thấy hài lòng thì con viết lên bùa đào?
- Ừ thế cũng được.
Nhẹ người, Tả Thiếu Dương lấy một tờ giấy gói thuốc, dùng cái đè giấy bằng gỗ áp lên, tay giữ ống tay áo, tay cầm bút, căng thẳng hơn cầm dao mổ.
Vừa viết được tới chữ thứ hai thì bên tai có tiếng quát lớn: - Đủ rồi, cái thứ chữ gì vậy, gà bới nó còn thành chứ dễ nhìn hơn, bao lâu rồi không luyện chữ?
Tả Thiếu Dương nuốt nước bọt đánh ực, không dám tiếp lời.
Tả Quý giật ngay lấy bút, hừ lạnh một cái: - Càng học càng đi xuống, đúng là cái thứ vô dụng. Cảnh tượng cha hiền con hiếu chưa được một khắc đã biến mất sạch, Tả Quý vừa viết chữ vừa quát mắng nhi tử, viết xong đặt bút lên giá, đập bàn: - Đứng ngây ra đó làm cái gì, xem náo nhiệt à? Còn không mau treo lên.
- Dạ. Tả Thiếu Dương mau mắn lấy một cái ghế, treo hai tấm bùa đào lên hai bên cửa, lùi lại vài bước nhìn chính diện, lòng nghĩ, thời buổi này không biết dùng bút lông thì không xong rồi, xem ra phải cho nào vào danh sách việc cần làm gấp.
Khi hai cha con họ viết bùa đào thì Lương thị chuẩn bị cơm nước tế tổ và tất niên, cha con này không bao giờ nói chuyện với nhau tử tế được lâu, chuyện này bà quen rồi, trước giờ đều thế.
Ba thứ hịt trâu, lợn dê dùng nước luộc lên, đặt trên bàn dùng đũa đỏ cắm vào, đặt lên bàn cúng, một đĩa bánh bao bột đen to, lần này không cho thêm vỏ dâu, bánh năm mới chia hai đĩa hai bên. Xong đồ cúng thì hai cây nến đỏ, ba chồng tiền giấy, ba chén rượu nhỏ, bên cạnh bàn cúng là một chậu nước sạch, phía trước ba cái bồ đoàn cỏ.
Đơn sơ vậy thôi.
Chuẩn bị xong xuôi cả nhà về phòng thay quần áo sạch sẽ, không phải áo mới, cũ rồi nhưng áo này cả năm chỉ mặc vài lần, vải thô nhưng sợi nhỏ hơn, màu trắng hơi ngà ngà, khá tươm tất so với thường ngày, tiếc là không có gương, Tả Thiếu Dương đảm bảo mình đẹp trai hơn thường ngày 30%, minh chứng là Bi Vàng ngồi trong giương to đôi mắt ngây ngô nhìn y không chớp mắt, ấy nguy, mà nó là sóc đực hay cái nhỉ?
Tả Quý tay cầm bài văn tế tổ, dẫn thê nhi đứng ở trước bàn, ông đứng trước, Lương thị và Tả Thiếu Dương phân trái phải lần lượt đứng sau.
Đặt văn tế tổ lên bồ đoàn, Tả Quý lùi lại sau, ho khẽ một tiếng: - Tế tổ bắt đầu. Đi tới bên bàn, cho tay vào chậu nước sạch, rửa thật kỹ, vẩy nước, lau tay, thắp ba nén hương, lùi lại hai bước cung kính vái sâu, sau đó cắm hương vào bát, khói bốc lượn lờ, không khí phiêu đãng mùi thơm dễ ngửi.
Ấn tượng về Tết trong Tả Thiếu Dương khá mờ nhạt rồi, xã hội hiện đại mọi thứ đơn giản hơn, ăn Tết chuyển dần sang chơi Tết, chỉ có một thứ vẫn ghi nhớ là mùi hương thơm ngày đầu năm, y thích mùi này, làm không khí có cảm giác gì đó thiêng liêng.