Sau khi nghe Nguyễn Hải An kể lại đầu đuôi câu chuyện cô giáo tức giận tới mức đập bàn: " Thật quá đáng! Em yên tâm cô nhất định sẽ lấy lại công bằng cho em. "
Nguyễn Hải An tỏ vẻ không sao lắc đắc: " Thôi cô ạ, em sợ làm quyết liệt quá bọn họ sẽ tiếp tục bắt nạt em mất. Thôi bỏ qua đi cô."
Cô giáo từng là học sinh và cũng từng trải qua bạo lực học đường nên cô hiểu cảm giác đó như thế nào, cô trấn an vỗ vỗ đầu Hải An:
" Em càng nhường nhịn chúng nó càng lấn tới em ạ, bắt buộc em phải phản kháng cường quyền áp bức. Chúng ta cứ kiện đi, kiện ở địa phương không được thì kiện tới trung ương, đăng tin lên báo nhờ sự giúp đỡ của dư luận, cô tin lưới dù phía sau lũ bắt nạt kia có ông lớn nào chống lưng cho đi nữa cũng không chống lại sức mạnh của dư luận được đâu."
" Dạ." Hải An có hơi bất ngờ với những lời cô nơi, cô giáo chủ nhiệm của nguyên chủ có tư duy khác hẳn với nhiều bậc phụ huynh và giáo viên khác, đa số thầy cô đều xử lý những vụ bạo lực học đường qua loa lấy lệ, để chi bạo lực học đường ngày càng tồi tệ hơn trong trường học vì học sinh bị bắt nạt sợ sau khi báo với thầy cô mình bị bạo lực học đường sẽ càng bị bắt nạt nhiều hơn, họ im lặng chịu đựng. Thậm chí nhiều người đã không chịu được mà chọn kết liễu đời mình ở độ tuổi đẹp nhất, xong sau khi họ mất và thời gian dần trôi đi liệu ai còn nhớ đến những nạn nhân xấu số đó nữa không?
Ngô Cẩm Đào là một phụ huynh điển hình khi con gái mình bị bắt nạt lại không chịu nghe con gái ruột nói mà chỉ nghe lời một phía từ bên bắt nạt, khi bố mẹ của những kẻ chuyên đi bắt nạt kia tới nhà tố cáo nguyên chủ, bọn họ nói gì bà ta cũng tin mặc cho nguyên chủ nói thế nào bà ta đều cảm thấy lỗi là do cô ấy.
" Mày như thế nào người ta mới đánh mày chứ? Tự dưng nó đánh mày à "
Câu phán vô tình từ miệng mẹ ruột khiến trái tim Ngô Tuyết Mai như bị đâm thủng một lỗ lớn, ám ảnh cô ấy cho tới tận bây giờ, sau khi Nguyễn Hải An xuyên tới cũng không thể xóa bỏ nó. Con gái bà nuôi mấy chục năm nay chẳng lẽ bà không biết tính cách như nào hay sao? Hay có lẽ Ngô Cẩm Đào chẳng bao giờ quan tâm hay để ý nguyên chủ, khi có chuyện gây ảnh hưởng xấu tới danh tiếng bà ta bà ta liền đổ lỗi này kia không cần biết đúng sai.
Bắt nạt thì ở đâu chả có, chẳng cần có lý do những kẻ bắt nạt vẫn tìm được lý do để bắt nạt bạn vì bọn chúng " thích thế " nhất là trong độ tuổi dở ông dở thằng năm học cấp ba. Mẹ nguyên chủ từng trải qua thời kỳ đó rồi mà phán được cái câu xanh rờn đó thì Hải An cũng chịu, hết cứu.
Không lâu sau đó gia đình các bên liên quan đã có mặt đông đủ, hai cô trò kéo nhau ra đối chấp với bọn họ.
" Ôi giời ơi là giời! Cháu trai cưng của bà sao lại nhếch nhác ra nông nỗi này. Đứa nào bắt nạt cháu nói cho bà bà xử lý nó."
Một nam cảnh sát trẻ nghe thấy bà cụ gào lên thảm thiết như cháu trai mình chịu thiệt thòi nhiều lắm liền không nhịn được quát:
" Cháu trai bà không những không bị bắt nạt mà chính là người đi bắt nạt người khác đấy, ở đấy mà gào với chả khóc. Bà xem người bị cháu trai bà đánh này, đánh rách da rách thịt mà con gái người ta có kêu ca gì không, đúng là nhục mặt đàn ông."
Bà cụ kia nghe vậy liền trợ mắt hùng hổ quát lại:
" Cậu nói cái gì? Cháu trai tôi đánh ai? Nó ở nhà ngoan lắm, đến con muỗi còn không dám giết huống chị đánh người. Cậu đừng có mà vu oan giá họa cho cháu trai bảo bối của tôi, cẩn thận tôi kiện các người."
Nam cảnh sát tuổi trẻ khí thịnh định cãi tay đôi với bà ta thì bị nam cảnh sát trung niên cản lại, nhìn cậu ta lắc lắc đầu.
Đối với loại người vô lại như này có nói thế nào họ cũng cãi cùn được vậy nên tốt nhất là đừng nói nữa.
" E hèm."
Nam cảnh sát trung niên ho nhẹ để bắt đầu vào việc chính, đám người đang nhốn nháo trở nên tĩnh lặng.
" Như vậy là tất cả mọi người đã có mặt đông đủ, tôi xin phép vào việc chính luôn. Vụ việc xảy ra mọi người ít nhiều cũng biết rồi đấy, con trai của các vị đây đã có hành vi gây rối trật tự công cộng, bạo lực học đường đánh bạn học nữ Ngô Tuyết Mai ngay trước cổng trường. Tôi mong muốn hai bên sẽ tìm ra tiếng nói chung để tìm ra cách giải quyết nhẹ nhàng nhất, đầu tiên là bên đánh người cần xin lỗi bên bị hại..."
Chú cảnh sát còn chưa nói xong mấy bà mẹ của lũ côn đồ đã nhao nhao lên: " Xin lỗi cái gì mà xin lỗi? Con trai tôi chả cần xin lỗi ai cả, bao nhiêu tiền nói đi? "
Nhìn bộ dạng hất hàm kiêu ngạo của mấy người này, cô chủ nhiệm im lặng nãy giờ bỗng cười lạnh: "Các cụ nói cấm có sai " Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ ", cha mẹ ngang ngược thế này bảo sao con cái nó học theo. Chúng tôi vốn định bỏ qua qua cho con trai các người rồi, chỉ cần nói câu xin lỗi thôi nhưng mà tôi thấy các người chẳng có biểu hiện gì là ăn năn hối lỗi cả, vậy nên hẹn gặp lại ở tòa án."
" Kiện hộ cái, để tao chống mắt lên xem bọn mày làm được gì bọn tao, thích thì chiều."
Mấy cảnh sát có mặt ở hiện trường đều lắc đầu ngao ngán, trường hợp như vậy họ gặp nhiều rồi! Mấy kẻ có tiền tự cho là mình cao sang hơn người khác nên thích làm theo ý mình, coi thường pháp luật, danh dự và nhân phẩm của người khác. Bây giờ họ lớn lối được thôi, đến khi mọi chuyện trở nên bất lợi đối với họ đến lúc đó có hối hận cũng không kịp nữa. Ngày xưa đút lót hối lộ dễ dàng nhưng bây giờ nhà nước đã làm rất chặt mấy cái này, chỉ cần ăn tiền dù một nghìn thôi đảng viên có mấy chục năm tuổi đảng cũng ăn cơm tù bình thường.
Mấy kẻ thích ra oai thể hiện này nên cầu nguyện đi.
Làm thủ tục xong xuôi ở sở cảnh sát, sau đó cô chủ nhiệm đưa Hải An đi bệnh viện chụp chiếu để làm chứng cứ khởi kiện, mãi đến 4 giờ chiều mới về tới khách sạn. Trước khi An xuống xe cô chủ nhiệm hỏi cô: " Xảy ra chuyện lớn như vậy có cần liên hệ với mẹ em không? Dù sao bà ấy cũng là mẹ của em, có hiểu lầm gì hai mẹ con ngồi lại nhẹ nhàng nói chuyện với nhau không được sao? Có cần cô giúp giảng hòa không?."
" Thôi cô đừng nói với mẹ em, mẹ em lại nghĩ em đi gây sự với người ta rồi mới bị đánh còn chửi em thêm ý. "
" Haizz... được rồi, em về nghỉ ngơi sớm đi mai còn đi học. Nhớ uống thuốc đầy đủ nhé, có chuyện gì liên lạc với cô."
" Vâng, em chào cô."