Từ lúc hắn đem Tuần san Thời đại Đại Tống chuyển nhượng cho Triệu Kham là đã có chuẩn bị rồi. Có lẽ trong mắt người khác, một đồ tể mà làm tới chức võ quan bát phẩm, tuyệt đối đã là một việc làm rạng rỡ tông môn. Nhưng ai có thể nghĩ, vô tình Ngọc Doãn đã trở thành kẻ thù của toàn bộ quan liêu Đại Tống, hơn thế nữa lại còn kết thâm cừu đại hận.
Bọn người Bạch Thì Trung sẽ không chịu để yên cho hắn.
Những người Lý Cương Lý, Nhược Thủy cũng chưa chắc nhìn hắn thuận mắt.
Ngay cả các võ tướng như Chủng Sư Đạo, Diêu Bình Trọng nói không chừng cũng sẽ cho rằng Ngọc Doãn là tiểu nhân đắc chí.
Nếu như đã là kẻ thù của khắp thiên hạ, Ngọc Doãn cần gì phải để ở trong lòng? Trước khi hắn rời khỏi Đông Kinh, Hoàng Thường đã từng nhắc nhở hắn, việc này ở Hàng Châu, tuyệt đối sẽ không đơn giản như tưởng tượng của hắn. Hương Đảng Đông Nam rất mạnh, lại thêm buôn bán phát đạt thế cho nên người Đông Nam có tư tưởng về quyền lợi rất mạnh. Bọn họ rất đoàn kết, đồng thời lại cực kỳ bài xích người ngoại. Nếu có người muốn xâm phạm đến lợi ích của bọn họ, nếu như không khéo sẽ gặp phải sự trả thù mạnh bạo của bọn họ, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đối với người Đông Nam trong Hương Đảng, Ngọc Doãn không hiểu nhiều lắm.
Nhưng có một điều hắn lại biết, trong lịch sử Bắc Tống khi di dời về Nam, sau khi thành lập hành cung ở Hàng Châu, triều đình nước Triệu cũng có ý muốn Bắc phạt.
Chẳng hạn như khi Tống Hiếu Tông còn tại vị, đã mấy lần đề nghị Bắc phạt.
Khi kho phủ của Đại Tống tràn đầy, tinh thần của mọi người tăng vọt. Mà các nơi ở phương Bắc cũng chưa bao giờ từ bỏ hy vọng triều đình nước Triệu lên tiếng Bắc phạt.
Thế nên, thương nhân Đông Nam lại lo lắng vì chuyện Bắc phạt mà phí tổn dùng cho việc quân sinh ra quá nhiều rơi vào trên đầu của bọn họ nên cực lực phản đối chuyện Bắc phạt. Mà trong lịch sử có một lần duy nhất ở trong quân bởi vì không phát quân lương cho nên không chịu xuất phát, cũng xuất hiện ở chính thời kỳ ấy.
Đối mặt với đủ loại áp lực, Tống Hiếu Tông chỉ đành từ bỏ ý định Bắc phạt, an phận ở một góc Đông Nam.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ ++++++++++++++
Nếu như tạm thời không thể phá cục, Ngọc Doãn cũng không lo nghĩ nhiều nữa.
Cho nên xoay sang vấn đề khác, đến chuyện Thái Vân bị ám sát. Ngọc Doãn không có thiện cảm với Thái Vân, thứ nhất là vì tên này là con của Thái Kinh; thứ hai là tai tiếng của Thái Vân quả thật không tốt. Thử nghĩ, bị dân chúng gọi là 'Thái hổ' đã cho thấy đó là một kẻ càn rỡ đến thế nào. Loạn Phương Tịch đã dẹp yên nhiều năm nhưng tình hình ở Hàng Châu lại không cải thiện được chút nào, vẫn là cảnh tượng đổ nát giống như trước. Về mặt này, chỉ e phần lớn là do Thái Vân gây ra mới khiến cho thành thị xinh đẹp như thế này trở nên tiêu điều.
Nhưng trái lại, Ngọc Doãn lại rất có hứng thú với hung thủ ám sát Thái Vân.
Theo hắn biết, Thái Vân rất được Thái Kinh yêu thương, lúc nào cũng cho cao thủ của quán Ngự Quyền đi theo bảo vệ.
Thái Vân này dường như cũng biết bản thân mình làm nhiều việc ác, ngày thường đi ra ngoài đều mang theo mấy chục hộ vệ. Người này, có lẽ là một cao thủ.
Hung thủ ám sát Thái Vân là nhân lúc Thái Vân đi đến đầu cầu Hoán Sa, phục kích bất ngờ.
Chẳng những giết Thái Vân ngay tại chỗ, lại còn chém chết hơn mười người hộ vệ.
Đó là một cao thủ, chẳng những võ nghệ cao cường, hơn nữa lại can đảm cẩn trọng... Ngọc Doãn cũng là người tập võ, đương nhiên có chút tò mò.
Trần Đông nói:
- Đã bắt được hung thủ rồi!
- Làm thế nào mà bắt được?
- Nói đến chuyện này, phải nhắc đến thủ đoạn của Lý Tri Châu.
Trên mặt Trần Đông lộ vẻ khinh thường:
- Y tìm không ra hung thủ bèn nghĩ ra một độc kế.
Y sai người bắt hơn mười hộ dân xung quanh cầu Hoán Sa, hơn một trăm dân chúng về quy án, nói những dân chúng này là đồng đảng của thích khách, phải tịch thu tài sản giết hết cả nhà kẻ phạm tội. Độc kế này vừa ra vậy mà lại có tác dụng. Thích khách thấy vì mình mà liên lụy tới dân chúng vô tội, đành phải ra đầu thú.
Hiện nay, thích khách đã bị nhốt ở trong đại lao Hàng Châu, lại bị Lý Chuyết dùng trọng hình... Vốn định chém ngay tức khắc nhưng Hình Bộ lại truyền đến tin tức, bắt hắn phải đem thích khách ấy áp giải đến Đông Kinh. Vừa lúc gặp trời giá rét cho nên bèn hoãn lại. Ta nghe người ta nói, sang đầu năm tới sẽ đem thích khách áp giải đến Khai Phong... Tên này bề ngoài thì là người của Thái Tử, nhưng thật ra lại là con chó trung thành của nhà họ Thái.
Ngọc Doãn nghe thế thì trầm mặc!
Thật lâu sau hắn mới hạ giọng nói:
- Nói như thế, thích khách kia đúng là một hảo hán.
Trần Đông gật đầu nói:
- Đó là đương nhiên... Nghe nói Lý Chuyết tra tấn y đủ kiểu nhưng lại không hề nói một câu xin tha.
Hiện giờ tất cả đều là nhờ quan coi ngục ở trong lao âm thầm săn sóc nên mới có thể còn sống. Nếu không như thế chỉ sợ đã sớm chết ở trong tay của Lý cẩu kia rồi...
Có thể thấy, Trần Đông đối với Lý Chuyết chẳng những là khinh thường, thậm chí là có thêm phần căm hận.
Thời gian Ngọc Doãn và y kết giao không ngắn, cho nên hiểu rất rõ bản tính của Trần Đông.
Nếu như là ở hậu thế, Trần Đông quả thật là một người thẳng thắn, vô cùng thù hận đối với Thái Kinh. Theo như hắn thấy, cục diện của Đại Tống triều hiện giờ đều do Thái Kinh, Đồng Quán sắp đặt. Nếu không có bọn gian thần này lộng quyền, Đại Tống đâu đến nỗi bị Lỗ Tặc xem thường?
Cách nghĩ này của y cũng rất bình thường.
Trên thực tế ở trong dân chúng, thù hận Thái Kinh, Đồng Quán cũng có vô số người.
Chẳng qua, Ngọc Doãn cảm thấy Trần Đông thể hiện việc yêu ghét rất rõ ràng, khó mà làm được một quan viên chân chính.
Bất luận là kiếp này hay kiếp trước, Ngọc Doãn hắn đã từng chứng kiến những người làm quan ai mà không có tâm cơ thâm trầm, vui buồn đều không để lộ? Bộ dạng Trần Đông như vậy, sớm muộn gì cũng bị người ta lợi dụng, xúi gục làm chuyện không tốt, còn có thể rước lấy họa sát thân. Ngọc Doãn mang theo y từ Đông Kinh đến, thật ra cũng là vì lo lắng về chuyện này. Trần Đông rất kích động, rất dễ dàng bị người lợi dụng, chi bằng dẫn theo bên cạnh, cũng có thể thường xuyên nhắc nhở.
Nhưng vấn đề là, phải mở miệng như thế nào đây?
Ngọc Doãn gãi đầu, cảm thấy có chút khó xử.
- Thiếu Dương, thích khách kia tên là gì?
Trương Trạch Đoan đối với thích khách kia, dường như cũng sinh ra ý tò mò, vì thế bèn mở miệng hỏi.
- Tên là gì ư?
Trần Đông nghiêng đầu ngẫm nghĩ:
- Thật là nghĩ không ra, lúc bọn họ nói với ta, ta vẫn chưa từng để ý.
- Thiếu Dương, điều này chính là cái không phải của ngươi.
Sắc mặt của Trương Trạch Đoan trầm xuống.
Trần Đông nói:
- Đại huynh vì sao lại nói thế?
- Hiện nay ta và ngươi là phụ tá cho Tiểu Ất, đương nhiên phải suy nghĩ cho Tiểu Ất.
Tiểu Ất lần này bị thương, dù chưa nói rõ nguyên do, nhưng nói vậy cũng là vì làm một chuyện trọng đại, nếu không vì sao Lý nương tử lại bảo Triệu Cửu đi theo bảo vệ? Hiện giờ y hành động bất tiện, hơn nữa tới nơi xa lạ, lại càng chưa quen với cuộc sống nơi đây, rất cần ta và ngươi lo lắng tìm hiểu tin tức, phá giải khốn cục hiện nay. Cho nên mặc kệ là chuyện gì, dù là chuyện rất nhỏ, ta và ngươi đều phải để ý.
Ngươi, hiện tại đã không còn là học viên của Thái Học Viện, tâm tính cần thay đổi một chút, phải vì Tiểu Ất mà cân nhắc.
Trương Trạch Đoan nói những lời này, không thể nói là không nặng.
Cách hành xử của gã và Trần Đông hoàn toàn khác biệt.
Mặc dù Trần Đông sinh ra trong nhà nghèo khó, cuộc sống khó khăn, nhưng lại là Thái Học Sinh, cũng đã từng có chút đắc ý. Chớ đừng nói chi là, những người mà y tiếp xúc trước kia, phần lớn là học viên của Thái Học Viện, con cháu của quan lại, tầm mắt đương nhiên muốn cao hơn người thường. Sở dĩ y theo Ngọc Doãn đến Hàng Châu, nói thẳng ra là bởi vì y cảm thấy bị người lợi dụng gây hại cho Ngọc Doãn nên trong lòng rất áy náy.
Cho nên Trần Đông tuy nói là phụ tá cho Ngọc Doãn, nhưng trên căn bản, lại chưa từng khẳng định như thế.
Trương Trạch Đoan thì ngược lại. Về mặt năng lực có lẽ không bằng Trần Đông, nhưng qua bao đau khổ hoạn nạn, cũng đã từng trải qua bao cảnh thăng trầm.
Gã vào Thư Họa Viện, chỉ dựa vào một bộ Thanh minh thượng Hà Đồ mà được Quan gia tán thưởng; cũng đã từng gặp lúc khốn khó, thậm chí ngay cả một chỗ để ăn ở cũng tìm không ra. Nhưng càng như thế, Trương Trạch Đoan càng thêm bình tĩnh, có thể nhanh chóng điều chỉnh được tâm tính.
Nếu như những lời này là do Ngọc Doãn nói, có lẽ Trần Đông sẽ không phản bác, nhưng tất nhiên sẽ sinh lòng bất mãn.
Nhưng đổi lại là Trương Trạch Đoan, Trần Đông không có lời nào để nói.
Rồi bất chợt y giật mình liếc nhìn Ngọc Doãn một cái, trong lòng cảm thấy vô cùng hổ thẹn.
Vì thế y vội đứng dậy hướng về phía Ngọc Doãn chắp tay:
- Thật là do Trần Đông thiếu suy nghĩ.
Tên của thích khách kia, lúc ấy ngẫu nhiên cũng có nghe, nhưng quả thật là không có để tâm... Ta nhớ thích khách kia hình như tên là ...
Trần Đông lắp bắp một hồi lâu, cũng không nhớ được tên của thích khách.
Trương Trạch Đoan thở dài, cười khổ nói:
- Võ Tòng!
- À?
- Thích khách kia tên là Võ Tòng.
Trần Đông trước là ngẩn ra. Chợt lộ ra vẻ đã nhớ, liên tục gật đầu nói:
- Đúng vậy, Võ Tòng, chính là tên là Võ Tòng...
Võ Tòng?
Khi nghe đến tên này, Ngọc Doãn liền ngẩn ra. Chợt nhớ tới một chuyện.
“Võ Tòng” mà Trần Đông và Trương Trạch Đoan nói tới không phải là 'Võ Tòng' anh hùng đả hổ núi Cảnh Dương trong truyện Thủy Hử chứ.
Trên thực tế, Võ Tòng trong truyện Thủy Hử là một nhân vật hư cấu.
Đời sau có người đã từng nghiên cứu, nói Võ Tòng trong truyện "Thủy Hử" là miêu tả theo nguyên bản của Biện Nguyên Hanh, mãnh tướng dưới tay Trương Sĩ Thành vào cuối thời nhà Nguyên. Mà câu chuyện Võ Tòng đánh hổ, trên thực tế cũng là lấy đề tài từ sự tích Biện Nguyên Hanh đánh hổ.
Tuy nhiên, những năm cuối Bắc Tống, quả thật cũng có một nhân vật 'Võ Tòng' như thế.