Bởi vì mỗi lần phát hành sách của Phong Từ đều giới hạn số lượng, thị trường cung không đáp ứng nổi cầu.
Thậm chí rất nhiều người bình thường như bọn họ không thể mua được sách không có chữ ký.
Chỉ những người có tiền, gia thế lại tốt như Lạc Thâm mới dám nghĩ đến việc mua ấn bản có chữ ký, nhưng chưa chắc đã có thể mua được một cuốn.
Mà Kiều Niệm lại nói là mua được đến hai ba cuốn.
Nghe được lời thừa nhận từ chính Kiều Niệm, những người này lại càng điên cuồng hơn.
“Tôi mua.”
“Tôi đặt trước một cuốn.”
“Tôi trả giá gấp mười lần bán cho tôi đi.”
“Cậu biến đi.
Tôi trả giá gấp một trăm lần.”
Gương mặt của Kiều Niệm, người được nịnh nọt lại rất bình thản, nhưng chính vì sự bình thản này mới càng thể hiện rõ sự khoe khoang vô cớ.
Ánh mắt của cô ta như có như không hướng về phía Lạc Thâm và Khương Dực – trêи người hai người con trai có gia thế tốt nhất và được chào đón nhất ở trong lớp.
Tỏ ra vẻ chờ đợi hai người đó tiến tới nói chuyện.
Lạc Thâm nhìn về phía Kiều Niệm, lại quay đầu lại nhìn về phía Kiều Khanh, xoa mũi, ho nhẹ một cái.
Nói: “Khanh Khanh, đừng lo lắng, tôi mãi mãi coi cậu là đại ca, tuyệt đối không khuất phục trước một kẻ suy đồi đạo đức đâu.
Không khéo chính mình cũng có thể mua được ý chứ, cậu nói xem đúng không?”
Kiều Khanh ngẩng đầu lên nhìn cậu ta, nhìn thấy mặc dù cậu ta ngoài miệng nói là thế nhưng trêи gương mặt lại viết rõ sáu chữ: “Tôi muốn mua, tôi muốn đi.”
Cô cúi đầu xuống lấy điện thoại ra, tìm đến tài khoản wechat của Tôn Tĩnh, gửi một tin nhắn: “Có đó không?”
Tôn Tĩnh đang cùng với trợ lý vội đến sân bay, nhìn thấy tin nhắn liền trả lời ngay lập tức: “Cô chủ nhỏ, có chuyện gì thế?”
Kiều Khanh: “Cô có biết Kiều Niệm không?”
Tôn Tĩnh: “Không biết, nhưng mà tên của người này gần giống với Khanh Khanh yêu quý.
Là họ hàng à?”
Kiều Khanh: “Em gái họ của tôi.”
Phía Tôn Tĩnh vẫn đang gõ tin nhắn thì Kiều Khanh lại hỏi tiếp: “Thế cô có quen biết dì của con bé không?”
Tôn Tĩnh: “Dì của cô ta là ai thế?”
Kiều Khanh: “Quên rồi.”
Tôn Tĩnh: “…”
Tôn Tĩnh: “Thế chỉ thị của cô chủ nhỏ là?”
Kiều Khanh ấn vào nút màu xanh lá trêи đồng hồ đeo tay, những lời nói vừa xong của Kiều Niệm nhanh chóng được gửi vào hộp thoại trò chuyện với Tôn Tĩnh dưới dạng âm thanh.
Kiều Khanh lại tiếp tục nhắn: “Tôi không hi vọng rằng người này sẽ đọc sách mà tôi viết, hiểu chứ?”
Tôn Tĩnh: “Đây chính là cô em gái ngây thơ thường gặp trong tiểu thuyết đó sao? Dám chọc cô chủ nhỏ tức giận, thần thϊế͙p͙ nhất định sẽ cho cô ta một bài học ra trò!
Không cần biết dì của cô ta là ai.
Chỉ cần vì cháu gái của mình đến chỗ tôi đi cửa sau, đừng nói là cháu gái, cho dù là đến vì con gái thì tôi sẽ mặc kệ.
Đừng nói là ấn bản có chữ ký, cho dù là ấn bản không có chữ ký thì tôi sẽ không để cô ta lấy được cuốn nào.
Cô chủ nhỏ, cô thấy như thế đã được chưa?”
Khóe miệng của Kiều Khanh khẽ nhếch lên, gửi một nhãn dán gật đầu.
Tôn Tĩnh ngay lập tức trả lời lại bằng một nhãn dán hình một con hổ đang nũng nịu đòi được vuốt ve.
Kiều Khanh lặng lẽ tắt điện thoại đi rồi ném vào trong ngăn bàn.
Đợi đến tiết học đầu tiên vào buổi chiều, gần như tất cả học sinh đều không còn tâm tư để nghe giảng nữa.
Thứ nhất, xác nhận lại xem điện thoại có còn pin hay không.
Thứ hai, xác nhận lại xem điện thoại đã kết nối mạng hay chưa.
Thứ ba, có vào được trang chủ hay không.
Sau khi làm xong những việc này, tất cả mọi người đều ngồi canh trang chủ chờ đợi đến thời khắc mười ba giờ ba mươi phút.
Đương nhiên, Kiều Khanh là một ngoại lệ.
Điều hiếm thấy là cho dù học sinh ai nấy đều cúi gằm đầu xuống, không chú ý nghe giảng nhưng thầy giáo Dương Liên Phong ở trêи bục giảng cũng chẳng hỏi chẳng han gì.
Đợi đến mười ba giờ hai mươi phút, Dương Liên Phong ném sách xuống.
“Chúng ta tan sớm, các em đừng gây mất trật tự, cũng không được phép ra ngoài, không được phép làm ảnh hưởng đến các lớp khác đang học bài, biết chưa? Dám để thầy chủ nhiệm giáo vụ phải đến đây thì sau này đừng hòng có chuyện như thế này nữa.”
Có người to gan hỏi: “Anh Dương định giành sách của Phong Từ hay sao?”
Nói xong gương mặt của cậu ta còn ra vẻ: “Thầy đừng hòng ngụy biện, ngụy biện thì bọn em cũng không tin đâu.”
Các học sinh khác cũng hô theo: “Ây, còn lấy cớ là tạo cơ hội cho bọn em nữa.”.