Sống Thử
Phần 17
Duy lúc này từ phía ngoài chạy vào, anh có lẽ hiểu được chuyện gì đang xảy ra nên chỉ im lặng đi lại đỡ tôi lên.
Vết thương của tôi không hiểu sao chợt đau thắt lại, gương mặt vẫn đầm đìa nước mắt đẩy mạnh anh ta ra:
– Nếu không phải là tại anh, tôi đã có thể ở bên bà ấy những giây phút cuối cùng.
Phần thắt eo bỗng nhiên trở nên đau quằn quại, tôi đưa bàn tay lên ôm chỗ vết thương của mình rồi đi từng bước nặng nhọc lại phía giường.
Thằng Tí em tôi nó khóc đến khàn cả cổ họng mà miệng vẫn không ngừng gào lên trong nước mắt:
– Mẹ ơi, mẹ tỉnh lại đi!
Tôi ngồi xuống bên cạnh bố mình, gục đầu lên vai ông, cảm nhận được sự run rẩy từ đấy. Tôi hiểu, ông mới là người cảm thấy đau khổ nhất, bởi người bao nhiêu năm gắn bó, đồng cam cộng khổ cùng mình giờ đã rời xa, làm sao không đau đớn cho được.
Cuối cùng, người phụ nữ này cũng đã mãi mãi vắng bóng trong cuộc đời của chúng tôi.
Bà sẽ chẳng thể có mặt vào giây phút tôi mặc chiếc váy cưới lộng lẫy, cũng chẳng thể nào nhìn thấy tôi vui mừng sinh ra đứa con đầu lòng. Và rồi, từng những nấc thang về sau sẽ chỉ còn 3 chúng tôi cô độc, nhưng liệu bố tôi, ông ấy có phải rồi cũng đến ngày già đi hay không?
Buổi chiều hôm ấy, chúng tôi lo hậu sự cho bà. Quanh đây được vài người hàng xóm cũng chạy sang giúp đỡ, tất nhiên sẽ chẳng thể nào thiếu mặt gia đình cô Sáu.
Chỉ có điều, tôi không ngờ Duy lại ở đây đỡ đần tôi tất cả mọi việc, từ việc dựng rạp đến mượ người trống kèn, từ cái chén trà đến cả chiếc phích nước, ngay cả cỗ quan tài của mẹ tôi cũng đều là Duy đứng ra lo liệu.
Mặc dù tôi cảm thấy chuyện này có chút ái ngại nhưng trong lúc tang gia thế này tôi cũng đành chấp nhận, để xong việc rồi nói chuyện với anh sau cũng được.
Khi tôi còn đang triết khăn trắng trên đầu, quỳ trước di ảnh của mẹ mình để làm lễ viếng thì cô Sáu ở bên cạnh mới ghé sang tôi hỏi nhỏ:
– Này, cái cậu con trai đang rót nước ở kia là ai thế?
Tôi nghe vậy liền quay mặt nhìn ra phía sau, người đàn ông ấy vẫn là chiếc áo sơ mi trắng, gương mặt sáng sủa đã lấm tấm những hạt mồ hôi, nét mặt điềm đạm nói chuyện gì đấy với ông trưởng thôn, dáng vẻ có chút khá mệt mỏi.
Tôi nhìn anh 1 lúc rồi quay mặt lại tiếp tục làm lễ mà trả lời cô qua loa:
– Bạn cháu.
Cô ta nghe vậy lại không chịu yên mà gặng hỏi tôi:
– Bạn sao? Bạn kiểu gì?
Nghe đến đây tôi có chút bực bội, nhưng trong lúc này cũng không muốn làm ầm ĩ nên nói:
– Bạn bình thường.
– Thế cậu ta làm gì? Tao trông vẻ có tiền đấy, chắc sếp hả.
Tôi thấy cô hiếu kỳ như vậy nên có chút gắt gỏng nói:
– Bây giờ đang làm lễ cho mẹ cháu, cô muốn biết thì ra đó mà hỏi anh ấy.
Cô ta nghe vậy lại liếc xéo tôi 1 cái rồi cũng im lặng, thi thoảng cũng có quay người nhìn trộm Duy vài lần.
Cho tới khi tôi đang đứng đón khách đến viếng, vô tình thấy cô Sáu thì thầm gì với con Na (con gái cô ấy) sau đấy thấy con Na đi lại chỗ Duy ngồi xuống nói chuyện gì tôi cũng chẳng biết.
Trong lòng lúc này không hiểu sao lại cảm thấy có chút khó chịu nhưng vì trong tang lễ nên tôi cũng chẳng để tâm đến nữa.
Khi trời đã bắt đầu nhá nhem tối, thợ trống kèn cũng nghỉ ngơi để ăn tạm bát cơm.
Chúng tôi chỉ nấu vài món đạm bạc qua loa để lót dạ.
Lúc này thấy Duy đang ngồi ở bàn phía cuối, tôi đi lại định ngồi xuống chiếc ghế trống bên cạnh anh thì con Na ở đâu lại chen ngồi vào, có chút bực bội nhưng cũng cố cho qua đi lại ghế đối diện ngồi xuống.
Con Na ngồi đấy liên tục gắp thức ăn cho Duy, miệng thì không ngừng nói:
– Anh Duy đang làm cái gì vậy ạ?
Duy có lẽ biết là người thân tôi nên cũng lịch sử trả lời:
– Anh làm bên ngân hàng.
Con Na nghe vậy mắt rõ sáng rực lên:
– Ôi, thật ạ? Em cũng thích ngành đấy lắm, cũng đang xin mẹ lên thành phố học theo, nếu sau này học xong chắc nhờ anh giúp đỡ được không?
Mẹ nó, mới làn đầu gặp mặt mà con Na đã làm như thân quen lắm, mà nó làm gì có thích học nói gì mà sẽ theo ngành ngân hàng.
Tôi thì vẫn im lặng để xem Duy nói như thế nào, công nhận anh ta cũng khôn khéo lắm:
– Chịu khó học, nếu đủ năng lực thì sẽ được vào.
Duy nói câu đấy khiến con Na tắt hẳn nụ cười, tôi trong lòng cũng dễ chịu hơn hẳn.
Bỗng lúc này chuông điện thoại tôi vang lên, là số của chị Ly:
– Alo!
– Con kia, mẹ mày, nhà có việc sao không nói gì hả?
Công việc rối ren nên tôi cũng quên mất nói với chị, nhưng không hiểu sao chị lại biết chuyện:
– Em bận quá, quên không nói. Nhưng sao chị biết thế?
– Còn hỏi à? Thế không phải lão Duy đang ở nhà mày sao?
Tôi nghe vậy mới nhìn sang phía Duy, cùng lúc đấy anh cũng nhìn tôi, có chút cảm kích nên cũng gượng cười gật đầu với anh 1 cái rồi lại trả lời Ly:
– Vâng, anh ấy nói với chị hả?
– Uh, mà tao về gần đến nơi rồi này, lãi Duy cho địa chỉ mà tìm không ra, mày chạy ra đón tao xem nào?
Tôi nghe vậy có chút ngạc nhiên, không nghĩ chị là đến nhà tôi nên cũng vội đứng dậy đi ra ngoài:
– Trời ơi, xa thế chị không cần phải đến đâu.
– Nhà có việc, mày không nói tao là tao đang bực đấy, giờ lại còn nói thế là tao giận thật. Nhanh lên đi, ra đón tao xem nào.
– Vậy chị đi đến số …@%{¥¥…. gần đấy có đường rẽ nhỏ, chị dừng ở đos rồi em chạy ra.
– Ừ, nhanh lên đi.
Nói rồi tôi tắt máy cũng vội chạy ra ngoài thì cánh tay bị ai giật lại, trời đã tối mà lại không có đèn nhưng tôi vẫn nhìn rõ được gương mặt của người ấy:
– Duy, anh ra đây làm gì?
Duy vẫn giữ tay tôi mà hỏi:
– Em đi đâu?
– Chị Ly đang đến đây, tôi phải ra đón chị ấy?
– Vậy tôi đi cùng em!
Tôi nghe anh ta nói vậy không hiểu sao lại ấm lòng rồi cũng im lặng cùng anh đi ra ngoài.
Đi đến đầu đường, phải gọi mấy cuộc điện thoại chị Ly mới tìm được địa chỉ.
Dừng trước mặt chúng tôi là 1 chiếc oto đắt tiền, chị Ly mở cửa bước xuống đi lại phía tôi:
– Nhà mày khó tìm quá, làm cứ đi qua rồi lại quay lại.
– Chị đi với ai thế?
– Àh…
Ly còn chưa kịp nói, tôi đã thấy người ở trong xe bước xuống, có chút kinh ngạc nhìn người đấy nói:
– Kiệt, anh cũng đến đây sao?
Kiệt đi lại phía chúng tôi, có nhìn Duy 1 cái, có lẽ nhận ra đã từng gặp mặt nên cũng lịch sự gật đầu chào rồi nhìn tôi nói:
– Ly bảo với anh em bị thương nằm viện mà anh bận đến hôm nay mới qua rủ Ly vào thăm em thì cô ấy bảo nhà em có việc nên về quê rồi. Thấy Ly cũng định đi nên tôi tiện đi cùng cô ấy đến thắp cho bác nén hương.
Tôi nghe vậy cũng khẽ gật đầu cảm ơn Kiệt 1 cái rồi chúng tôi quay vào.
Tiếng trống kèn lại tiếp tục vang lên, khung cảnh tang thương này lại chỉ khiến tôi thêm đau lòng.
Tiếp khách đến 10h thì mọi người nghỉ, hàng xóm cũng ra về, tôi đi lại phía Duy với Kiệt lên tiếng:
– Nhà hôm nay có việc, nếu có gì không chu đáo 2 anh cũng thông cảm cho. Hôm nay thật sự rất cảm ơn 2 người, nhưng giờ cũng 10h rồi, đường lại xa, 2 người tranh thủ về sớm đi.
Ai ngờ tôi vừa dứt lời xong, thì cả 2 người bọn họ không hẹn mà cùng nói:
– Hôm nay, tôi ở lại. / Hôm nay, anh ở lại.
Tôi nghe vậy lại nhìn bọn họ khó hiểu, nhà thì nhỏ thế này, bọn họ ở lại thì lấy chỗ nào mà nghỉ ngơi, với cả họ ở lại cũng đâu để làm gì?
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ . Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!