Sống Thử
Phần 18
Chị Ly lúc này tiến lại phía chúng tôi, nhìn 2 người họ gắt nhẹ:
– 2 anh ở đây làm gì? Nhà nó lại nhỏ, cũng bất tiện nữa, làm gì có chỗ mà nghỉ ngơi, để mình em ở lại là được rồi.
Lời chị Ly vừa dứt, bọn họ lại đồng thanh tập 2:
– Tôi thức được/Anh thức được!
Lần này, chị Ly và tôi lại khó hiểu nhìn bọn họ.
Duy có lẽ vì sự trùng hợp như vậy nên có chút ngại, mà đứng lên nói với tôi:
– Thôi được rồi, để tôi về. Có gì mai tôi lại đến.
Tôi nghe vậy liền nhìn anh cảm kích nói:
– Nếu mai anh bận việc, không cần xuống cũng được. Dù sao hôm nay anh cũng giúp tôi rất nhiều. Những cái này, đợi sau khi lo hậu sự xong gia đình tôi sẽ trả cho anh.
Duy nhìn tôi mà nét mặt chẳng có chút biến đổi:
– Không sao, chỗ đấy lại sẽ tính vào nợ.
Tên khốn khiếp này cái chữ “nợ” dính vào mồm anh ta thì phải, hở 1 cái là đều quy vào nợ. Tôi khẽ liếc xéo Duy 1 cái rồi nói:
– Anh cứ tính đi, rồi đến lúc nhiều quá tôi sẽ không trả đâu.
Duy nghe vậy lại cười nhạt 1 cái rồi cúi người xuống ghé vào tai tôi nói nhỏ:
– Em nợ tôi càng nhiều càng tốt. Đến khi nào phải dùng hết cả đời mới trả đủ tôi lại càng mừng.
Tôi lúc này 2 má đã đỏ bừng liền vội vàng đẩy anh ra:
– Được rồi, anh đi về đi, còn nói nữa là trời sẽ mưa đấy.
Ai ngờ lời tôi vưaf dứt, sấm đánh đùng 1 cái, mưa bắt đầu lác đác vài hạt rơi xuống. Mẹ nó, không nghĩ lời của tôi lại thiêng đến như vậy.
Duy lúc này nhìn lên trời có vài tia chớp sáng rạch ngang rồi lại nhìn sang tôi:
– Em thật ra không muốn tôi về đúng không?
Tôi nghe vậy đúng là tức đến á khẩu, Duy thấy tôi giận thật nên cũng đành xuống nước:
– Tôi chỉ đùa thôi. Được rồi, em vào đi, tôi về đây.
Nói rồi, người đàn ông ấy với chiếc áo sơ mi trắng đi ra phía ngoài, vài giọt mưa lấy phất đã in xuống tấm lưng áo rộng lớn.
Tôi bất chợt quay người chạy vào trong nhà, tìm mãi mới thấy được chiếc ô cũ đã có phần rỉ mà vội vàng chạy đuổi theo Duy.
– Đợi đã!
Duy nghe vậy liền quay người lại, mưa bỗng nhiên lại đổ lớn, cũng là lúc tôi bật chiếc ô lên che cho anh.
Dưới thứ ánh sáng yếu ớt từ chiếc đèn ở rạp nhà tôi chiếu ra, vẫn nhìn rõ được gương mặt của người đàn ông ấy, làm tôi lưu luyến:
– Từ đây đi ra còn 1 đoạn đường dài nữa, anh cầm lấy nó, kẻo ướt.
Tôi đưa chiếc ô đặt vào tay anh rồi định quay người chạy về nhà thì Duy bỗng nhiên kéo tay tôi lại, bất chợt cúi đầu xuống, chỉ đặt lên môi tôi 1 nụ hôn lướt qua nhưng vẫn cảm nhận được sự nóng ấm:
– Em có thể khóc, nhưng đừng nghĩ ngợi nhiều. Ngày mai…đợi tôi!
Khoảng cách của chúng tôi gần đến nỗi tôi lo sợ anh có thể nghe thấy được tiếng tim tôi đập rất mạnh, mặc dù trời vẫn đang đổ cơn mưa to.
Không phải chúng tôi chưa từng đụng chạm nhau, hôn nhau cũng là chuyện đã xảy ra vài lần nhưng nụ hôn này thật sự, thật sự khiến tôi rung động.
Tôi nhìn thẳng vào gương mặt không 1 chút biểu cảm đấy nhưng đôi mắt của anh tôi vẫn nhận ra được 1 tia nắng giữa trời đang mưa kia.
Bản thân cũng chẳng biết nói câu gì, chỉ đành im lặng gật đầu 1 cái.
Duy thấy vậy lại tiếp lời:
– Tôi đưa em về, kẻo lỡ ướt người!
Nói rồi 2 chúng tôi cũng quay người đi lại phía căn nhà đang sáng rực đèn.
Duy đưa tôi về rồi cũng quay người rời đi, trời cứ mưa và bóng người con trai ấy cũng khất xa rồi rồi mất hút sau bóng đen.
Chị Ly lúc này đi đến vỗ vai tôi 1 cái rồi nói nhỏ:
– Gớm, nhìn thế đủ rồi, mày đang còn khách đợi trong kìa.
Tôi nghe vậy mới vội vàng quay vào, đi lại phía bàn mà Kiệt đang ngồi nói:
– Còn anh nữa, trời mưa rồi, không về sao?
Kiệt lúc này lại bình thản cầm lấy ấm trà nóng rót vào chén, đưa lên miệng uống rồi mới nói:
– Vì trời mưa nên anh lại phải càng ở lại.
Tôi nghe vậy lại gắt nhẹ anh:
– Kiệt, nhà em rất nhỏ, không có chỗ nghỉ ngơi đâu. Hơn nữa anh ở lại rất bất tiện.
Kiệt nghe vậy cũng chẳng thay đổi ý định của mình:
– Tôi ở ngoài này trông rạp cho em, không có gì bất tiện.
Thấy anh tay cứ cương quyết như vậy tôi cũng chẳng nói nữa, dù sao trời cũng mưa to và muộn rồi, đi đường xa cũng không an toàn nên đành kệ anh ta vậy.
Tôi quay người di vào phía trong nhà, ngồi xuống bên quan tài của mẹ mình, thằng Tí nãy giờ mếu máo có lẽ mệt nên gục xuống bên cạnh quan tài mà ngủ.
Bố tôi lúc này tiếp khách xong từ phía ngoài đi vào, tiến lại chỗ tôi nói nhẹ:
– Lại gọi thằng Tí dậy, 2 chị em nghỉ ngơi đi, để bố ở đây trông hương cũng được.
Tôi nghe vậy chỉ im lặng đi lại chỗ thằng Tí lay lay người nó:
– Tí, dậy đi em, dậy lại giường ngủ đi.
Lay mãi nó mới mơ màng dậy, đưa nó lại giường ngủ kéo chăn lên đắp rồi mới quay lại chố bố tôi ngồi xuống bên cạnh:
– Bố mệt thì vào nghỉ đi, để con trông cho.
– Mệt gì, thức đêm như thế này không phải là chưa bao giờ như vậy. À, con đã báo nghỉ học ở trên trường chưa?
Tôi nghe vậy nét mặt có chút chột dạ nhưng vẫn gắng gượng nói:
– Con xin rồi.
– Ừ, xong việc thì cũng lên đi học đi, đừng nghỉ nhiều. Quan trọng bây giờ là việc học, thằng Tí trông chờ hết vào con, chứ giờ bố cũng không làm được gì nữa rồi.
Tôi nhìn ông mà lại ứa nước mắt, người đàn ông này cũng đã trải qua biết bao nhiêu khó nhọc, bàn tay ông bốc đá, quốc đất cái gì cũng đã làm, đôi vai gầy từng gánh bao nhiêu sức nặng, vất vả gần hết cả 1 đời người nhưng đến giờ phút này ông ,còn chưa có nổi 1 ngày nghỉ ngơi.
Vì sự kỳ vọng của ông, vì sự nhờ vả của ông, vì thứ trách nhiệm tôi phải mang, tất cả khiến tôi day dứt đến khó chịu. Tôi làm sao có thể nói rằng tôi đã chẳng thể đi học được nữa.
Cả đêm đấy tôi cùng ông nhồi bên quan tài của mẹ minh mà nói chuyện, chưa đêm nào lại cảm thấy dài lê thê đến như vậy,
cũng chưa đêm nào mà khóc suốt 1 đêm ròng rã như vậy.
Chị Ly dọn dẹp 1 chút rồi cũng vào phòng tôi năm nghỉ, tôi có đi ra ngoài bảo Kiệt có vào nằm ngủ cùng thằng Tí em tôi nhưng anh ta không chịu, tôi cũng đành vậy.
Sang ngày mai là làm lễ đưa tang mẹ tôi, tiếng trống kèn cũng đã vang lên từ sáng sớm, 1 buổi sáng tôi cho là não nề nhất trong cuộc đời của mình.
Khi lúc nhà tôi còn trong tang lễ, chiếc quan tài của mẹ cũng chuẩn bị được đưa ra xe, thì 1 vị khách chẳng mời mà đến.
Tôi ở phía trong nhà quỳ bên quan tài của mẹ mình, tiếng trống kèn vang lên nhưng vẫn nghe được giọng nói chanh chua của người phụ nữ từ ngoài:
– Nó đâu rồi, con mất dậy đâu rồi, ra đây mà nghe tao chửi.
Tôi thấy vậy liền vội đứng dậy chạy ra ngoài đã thấy Kiệt cùng vài người khác đang giữ lấy bà ta không cho bà ta vào nhà, tiếng trống kèn cũng chợt tắt đi, chỉ nghe được âm thanh chửi bới của bà ấy đang hướng đến tôi:
– Con kia, mày ra đây. Bố tổ sư nhà mày, mày khốn nạn, mày lừa con tao rồi còn đẩy con tao vào cùng đường
Vài người hàng xóm cũng hiếu kỳ nhìn, cô Sáu thì cứ chăm chăm hóng chuyện, còn chị Ly lúc này đi đến đẩy bà ta ra ngoài:
– Bà có biết nhà đang có việc không? Không có ý thức sao? Đi khỏi đây mau đi.
Tôi lúc này đã sợ đến đỏ mắt, 2 tay bấu chặt vào nhau nhìn bà ta vẫn chưa chịu rời khỏi:
– Tao không đi đấy, hôm nay tao đến đây tao phải nói rõ cho mọi người biết được bộ mặt hồ ly tinh của mày.
Bố tôi lúc này ở trong nhà đi ra tiền lại phía bà, tôi thấy vậy cũng vội theo sau ông gàn lại nhưng không được.
Ông lúc này nhìn bà ta điềm đạm nói:
– Không biết bà là ai, cũng không biết có chuyện gì nhưng nhà tôi đang có tang sự, mong bà thông cảm. Đợi sau khi mọi chuyện xong, chúng ta có thể từ từ nói chuyện.
Bà ta nghe vậy cũng chưa chịu im lặng:
– Ông là bố nó phải không? Được, tôi nói ông nên dạy lại con mình, học không lo học, đi làm gái rót rượu rồi dụ dỗ con trai tôi khiến nó bỏ nhà đi để ở cùng. Lừa hết tiền của nó giờ con trai tôi mang nợ nó còn đẩy con tôi đến công an, đúng là loại khốn nạn, loại vô phúc.
Lời bà nói ra làm bố tôi bàng hoàng mà tôi cũng chết sững, cả người tôi run rẩy đến nỗi không thể đứng vững được nữa rồi.
Chị Ly với Kiệt lúc này vẫn cố gắng đẩy bà ta ra ngoài rồi nói:
– Bà đừng có đến đây làm loạn, đi về đi.
Bố tôi lúc này thấy vậy lại lên tiếng:
– 2 đứa bỏ bà ấy ra để bác nói chuyện.
Ly và Kiệt nghe vậy cũng đành thuận theo nhưng vẫn cố chen vào:
– Bác đừng nghe lời người lại nói, bà ta đến đây có mục đích gì còn chưa biết.
– Được, cứ để bác nói chuyện.
Nói rồi bố tôi tiến lại phía bà ta nói:
– Không biết bà có nhầm nhà không? Còn Huyền nhà tôi rất ngoan, nó vẫn đang học và công việc của nó là bán hàng cho 1 tiệm quần áo chứ không phải là như bà nói.
Bà ta nghe vậy lại cười hắt 1 cái:
– Hừ, Phải hay không thì ông cứ hỏi nó, xem nó có phải ăn nằm với thằng con tôi mấy tháng trời không?
Ông nghe vậy liền quay lại nhìn tôi, tôi thấy rõ đôi mắt đỏ ngàu và sự mệt mỏi trên gương mặt khắc khổ ấy, giọng nói ông có phần khàn đặc:
– Huyền, có phải không con?
1 câu hỏi của ông làm tôi đau lòng, cổ họng như bị ai bóp nghẹn lại đến khó thở. Nước mắt theo đó cũng chảy trào ra, trời ơi, tôi phải trả lời ông thế nào đây?
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ . Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!