Sau khi Dương Nghi Trung quay lưng, theo ý nghĩ đoạt quyền tự cho là thông minh của một Quan gia nào đó, hẳn là hắn có thước đo tiến và lùi, với trí tuệ trong tay, dựa vào dũng khí và nghị thực vượt qua được hiểm trở trùng trùng, cuối cùng từng bước giành được thế chủ động trong triều đình nhờ sự sắp xếp cẩn thận, cuối cùng mất vài tháng giành được quyền nắm giữ triều chính trước khi Kim Ngột Thuật đưa ra quyết định nam hướng, sau đó trên dưới một lòng vườn không nhà trống ở Đông Kinh, trước sau một năm, sống chết bảo vệ thành công, cuối cùng giành được đại thắng huy hoàng, đến đây giữ được Trung Nguyên, lịch sử cũng lật sang trang mới...
Tuy nhiên, khó khăn nguy hiểm còn chưa thấy bóng hình đâu, lời nói còn chưa ra khỏi miệng, không biết là trung thần hay là người thông minh, từng người một nhảy ra!
Dương Nghi Trung lần đó dù gì cũng nói một câu thù nước hận nhà, lần này hắn thực sự không nói gì nữa!
“Trương khanh, ngày đó Lý tướng công hai lần bãi tướng, đều do khanh vạch tội gay gắt nhất…” Thấy Khang Lữ không còn sức lực, quỳ thụp xuống trong điện, Triệu Cửu lúc này mới định thần lại, đồng thời chuẩn bị lời nói một chút.
Sau vài lời này, Khang Lữ đang phủ phục trên đất mới ngừng run rẩy.
Kể ra, mãi đến lúc này, Khang đại quan khi trước làm “nội tướng” gần một tuần mới tỉnh mộng. Thì ra, dưới chế độ triều đình Đại Tống, một khi thoát ly Quan gia và Tể tướng, ngay cả một Ngự sử mà hắn cũng không ứng đối nổi! Mà vào lúc này, vị Khang đại quan này không chút nghi ngờ, chỉ cần vị Quan gia “chuyển tính” ngồi trong điện kia ra lệnh một tiếng, Dương Nghi Trung vẫn luôn che ô cho mình, thậm chí đứng hầu lúc mình rửa chân sẽ trực tiếp lôi mình ra ngoài, ngay ngày đó phái cử hai người như Tiết Siêu và Đổng Phách lưu đày mình đến đảo Sa Môn.
Thậm chí để che đậy trò hề của Dương Nghi Trung hắn, nói không chừng trên đường sẽ có một đòn sát thủ, đánh chết mình đang sống sờ sờ, sau đó hủy thi diệt tích.
Trong quá trình này, điều đáng sợ nhất không phải là cái chết có thể xảy ra, mà là thủ đoạn “nội tướng một tuần” mà hắn không cách nào ứng đối, chỉ có thể trông cậy vào “thiên ân”.
“Trước khác nay khác.” Trương Tuấn ngang nhiên đứng thẳng, vẫn ung dung: “Trong mắt Bệ hạ, thậm chí trong mắt mấy tên tặc nhân cô lập trong ngoài, thần vẫn luôn chống đối Lý tướng công, nghiễm nhiên là thù công oán tư, nước lửa bất dung, cho nên hôm nay lật lọng trên triều, hiển nhiên là hành vi tiểu nhân..."
Trên dưới trong điện vẫn yên tĩnh lạ thường, chỉ có vị Điện trung Thị ngự sử lên tiếng phản đối ngay giữa điện.
"Thế nên, trong mắt thần, thần tuy lật lọng, nhưng không phải là vì tranh chấp chính trị hay tranh chấp cá nhân, mà là do bản thân thần tâm tình trước sau không đồng nhất." Trương Tuấn đĩnh đạc nói: “Thần năm bốn tuổi đã là cô nhi, từ đó về sau không biết nói dối, do đó mới có tiếng trong thôn, năm hai mươi hai đậu Tiến sĩ làm quan, vẫn như vậy... Trong Tĩnh Khang, thần lần đầu tiên vạch tội Lý Cương, bởi vì thấy ngài ấy tang thầy tại kinh thành, theo tính khí cá nhân, có gì nói đó, chỉ là vạch tội theo chế độ; Mà sau Tĩnh Khang, thần tại Đông Kinh, tự mình thấy kiến thức múa rìu qua mắt thợ, kinh sợ nước mất, nỗi buồn loạn lạc tang thương, mới biết được, dưới đại cục, có một số chuyện phải ưu tiên chủ yếu và thứ yếu, muốn duy trì đại cục, đôi khi phải ngậm ô nhục nạp dơ bẩn, vì lợi ích của đất nước mà nhường nhịn nhau.”
Triệu Cửu hơi động tâm, nhưng vẫn không tỏ rõ ý kiến. Lã Hảo Vấn thì không khỏi liếc nhìn Trương Tuấn, nhưng cũng chỉ là liếc mắt một cái.
"Khi thần đến hành tại, lúc đó Bệ hạ muốn dùng Lý tướng công làm tướng, hảo hữu của thần là Phạm Tông Doãn và Tống Kỳ Dũ khi đó là Gián nghị đại phu, đều cho rằng không thể, đồng thời đưa ra góp ý, thần tuy có thù oán riêng với Lý tướng công, nhưng lại không nói một lời, ngược lại khuyên những người này đừng gây chuyện. Sau này Lý tướng công lên nắm quyền, Phạm Tông Doãn bị giáng chức, Tống Kỳ Dũ bị giết, thần oán hận trong lòng, nhưng vẫn không dùng thân phận Ngự sử công kích ngài ấy... bởi vì thần biết, lúc đó nước mất nhà tan, không phải một tướng công bạo ngược như Lý Bá Kỷ căn bản không thể chỉnh đốn nhân tâm, xây dựng lại triều đình.”
“Sau này nữa, Lý Bá Kỷ công thành, triều đình lập lại, thế cục đã ổn định, nhưng người này lại nhiều lần xem Bệ hạ như đứa trẻ, ương ngạnh vô độ, bổ nhiệm người mình thành phong trào, vậy mà mơ hồ có thế đảo lộn chủ yếu và thứ yếu. Khi đó, thần tuy có chính kiến gần như hoàn toàn tương đồng với ngài ấy, nhưng lại không thể chịu đựng được việc ngài ấy xem nhẹ quyền uy của Bệ hạ như vậy, nên mới vạch tội…”
"Khoan đã..." Triệu Cửu đột nhiên hỏi: "Khanh và Lý tướng công có chính kiến gì tương đồng?"
“Bệ hạ!” Trương Tuấn nghiêm nghị trả lời: "Thần sống tạm bợ dưới nỗi sỉ nhục ở Đông Kinh đến nay, từ sớm đã có định kiến: Thứ nhất, người Kim ngang tàn bạo ngược, xảo quyệt lật lọng, tuyệt đối không thể cầu hòa! Thứ hai, Hà Bắc và Hà Đông, nền tảng của đất nước, tuyết đối không thể dễ dàng buông bỏ! Thứ ba, Giang Nam tuy giàu, nhưng một khi dựa vào, tất yếu sẽ dẫn đến cục diện an phận, phải đến Quan Trung lấy được cường binh đại mã của Tây Bắc, khống chế nhân lực của Trung Nguyên, mới có thể chỉnh đốn cục diện, bình định lại giang sơn! Ba điều này, bệ hạ hỏi một lượt thần đáp một lượt, hỏi mười lượt thần đáp mười lượt, tuyệt đối sẽ không vì có ân oán cá nhân với ai đó mà thay đổi thái độ và lề lối!”