Mục lục
Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu

C 67: Thăm thú Tân Bình (1)

- Vị học giả này còn chịu được chứ!- Một thủy thủ mang theo ít cơm tới, nhìn Nguyễn Văn Đồ mặt xanh như đít nhái, cười ha hả hỏi. Lúc này Nguyễn Văn Đồ vẫn bị say nghiêm trọng, sóng dưới tàu đánh ầm ầm, tàu chao đảo, khiến cậu ta không chịu nổi.

- Biển cả vô bờ, sóng to gió lớn, thật đúng là khiến người ta mở mang tầm mắt! Chịu khổ một phen cũng là đáng!- Nguyễn Văn Đồ tươi cười, dù sau đó lại phải nôn tiếp. Những người thủy thủ lắc đầu, đặt cơm nước xuống để Đồ dùng sau rồi quay lại làm việc tiếp.

Cũng may, thuyền gặp gió thuận, đi chỉ mất ít thời gian, đồng thời Nguyễn Văn Đồ cũng không phải hạng thư sinh mặt trắng, mưu hoạch phản Đại Hoa phục Việt, đâu thể chọn hạng yếu đuối. Chỉ vài ngày là Đồ quen, lại sinh long hoạt hổ. Đồ ngồi nói chuyện với người dẫn mình đi lần này, Mã Văn Phong.

Không phải là vô tình mà Đồ lại đi chung, Đại Triều Hội đã sắp xếp cả, cốt để Đồ hiểu thêm về Kiệt trước khi tiếp xúc. Đồ lần mò hỏi chuyện, trước tiên là về những câu chuyện hay ho khi đi buôn bán, những danh lam thắng cảnh, rồi những sự tích ly kỳ. Thế là Mã Văn Phong nói tới Kiệt, kẻ mà theo ông là ly kỳ nhất, Kiệt sinh ra trong gia đình nông dân, không học mà thành tài kỹ thuật. Nhưng nếu chỉ thế cũng bình thường, thế gian thiếu gì người như vậy, song những thứ Kiệt thể hiện ra sau nữa, từ việc ăn chia sòng phẳng, không chỉ nhìn cái lợi trước mắt, đầu tư vào chính quyền, mua quan bán tước, chỉ huy quân sự,... đều là thứ không phải không học mà thành được.

- Nếu quả như ngài nói, tôi phải gặp người ấy một phen, vẽ lại bức tranh về con người kỳ tài ấy!- Nguyễn Văn Đồ nói thế, Mã Văn Phong cũng không tiện chối từ, thế là cho Đồ có lý do chính đáng, danh chính ngôn thuận tiếp xúc với Kiệt.

Đi thuyền hết 2 tháng, cuối cùng cũng tới được Tân Bình. Họ cập cảng Cát Bạc, vòa thành An Lạc nghỉ ngơi một phen, đi biển đã lâu, người mệt mỏi, cũng phải xuống đất đi lại một phen. NGuyễn Văn Đồ nhìn cảng Cát Bạc, lòng hơi có so đo, so với cảng ở phía bắc thì nơi này thực sự nhỏ hơn rất nhiều, thuyền bè ít và nhỏ hơn, không có chút không khí tấp nập.

Đồ còn đang mải nghĩ, chợt có người đi tới, chào hỏi Mã Văn Phong. Ông ta chỉ trỏ một phen, gọi Đồ lại. Hóa ra là những người kéo xe. Đây là xe kéo tay, giống kiểu xe hay thấy trong mấy phim thời Trung Hoa dân quốc, hoặc là bức tranh mà Nguyễn Ái Quốc vẽ đả kích thực dân Pháp. Trong lịch sử, tới năm 1860 nó mới ra đời, nhưng Kiệt cho nó ra đời trước. Tất nhiên, ra đời quá sớm cũng có cái không tốt, như là không có bánh xe cao su, nên xe thực khá xóc. Còn may, có nệm và đường cũng được làm phẳng, nên khách chỉ khó chịu ít, không tới mức căm ghét.

- Cái xe này thật lạ, chưa từng thấy bao giờ.

- Xe này là Hoàng Anh Kiệt phác thảo, sau được thợ thủ công các nơi chế tạo cải tiến vào.- Mã Văn Phong giới thiệu.- Thứ này cũng khá tiện lợi, dùng người thay ngựa kéo, coi như giúp hạng bần cùng kiếm được miếng cơm, mấy nơi phía nam đều bắt đầu có, nhưng Tân Bình là chỗ nhiều nhất.

- Không phải dùng bò, ngựa, chỉ tốn sức thôi, sao dân nghèo nơi khác không dùng,

- Chú mày vậy là còn non quá, xe này bánh gỗ, kéo sức người, phải đi nhanh mới được, đi trên đường mà không bằng phẳng, nhẹ thì xóc tung ruột, nặng thì lật xe.

Mã Văn Phong không hề kiệm lời, ông ta chỉ cho Nguyễn Văn Đồ con đường bằng phẳng bên dưới. Mã Văn Phong nói, con đường này mới làm năm nay, do Lưu Kiệm- cháu ruột của quan trấn thủ thành An Lạc, cũng là thân tín của quan tri phủ đứng ra kêu gọi thực hiện, người dân toàn thành góp sức, nhà giàu góp của, từ khi hoàn thành tới nay, nó góp phần rất lớn vào thúc đẩy sự phát triển.

- Vậy ư?

- Nghĩ xem, có đường tốt, xe hàng tải được nặng hơn, xe kéo chạy được, rồi hàng hóa vận chuyển qua lại nhiều, thuận tiện,...

- Vậy cái người tê Lưu Kiệm kia cũng giỏi thật chứ bộ.

- Giỏi gì chứ, học tên nhãi Hoàng Anh Kiệt mà thôi.

- Học Hoàng Anh Kiệt, ông chú kể nghe xem.

Mã Văn Phong chả ngần ngại kể cho Nguyễn Văn Đồ nghe những thứ Kiệt làm dưới làng Hồng Bàng, rồi huyện Sơn Hải, có thể nói khi Kiệt xây đường, dựng chợ, lập xưởng, dựng quy củ,... cậu ta chỉ là một kẻ thường dân áo vải, vậy mà đứng ra tổ chức đầu vào đấy, hợp tác với các phe, rồi lại nắm đầu họ. Khi Đồ xuất phát, những tin cậu ta nghe về Kiệt chỉ là hạng tầm thường, còn bây giờ khác hẳn, một thiên tài.

Nguyễn Văn Đồ bắt đầu hỏi thêm về Kiệt, thậm chí muốn gặp sớm cho biết, Mã Văn Phong thì đồng ý kể những điều ông ta biết, nhưng muốn gặp thì tốt nhất nên đợi một chút, vì ông phải làm mấy việc buôn bán đã. Còn nếu như Nguyễn Văn Đồ thực không đợi được, thì ông cố thể nhờ cậy để cậu ta đi gặp Kiệt. Đồ từ chối, bảo rằng bản thân cũng chưa vội, rồi mấy ngày sau bắt đầu dạo chơi thành An Lạc.

Đồ chưa quên nhiệm vụ khác khi xuống phía nam, tiếp xúc với những thành viên trong Đại Triều Hội, Trung Thị Phường cùng với Tiểu Lâm Tự, xây dựng mạng lưới ở phía nam này. Ngoài ra cũng còn một ít nhiệm vụ mật khác nếu tiện thể thì làm. Đồ trước hêt lên Tiểu Lâm Tự gặp sư trụ trì. Cắm rễ tại thành An Lạc bao nhiêu năm, ông ta có nhiều thông tin và nguồn tin quý giá. Đồ đóng vai một du khách đi vãn cảnh chùa, đi loanh quanh, rồi xin được vẽ một bức tranh cảnh chùa, sau đó tặng lại cho sư trụ trì. Để đáp lễ, nhà sư mời cậu ta tới gặp mặt. Đúng vậy, bức tranh chính là ám hiệu, cũng là thứ tạo cớ hợp lý.

- Không ngờ Đại Triều Hội lại cử người tới trực tiếp như vậy!- Vị sư trụ trì cảm khái

- Cả Tiểu Lâm Tự lẫn Trung Thị Phường đều cùng nói về Hoàng Anh Minh, Hoàng Anh Kiệt thì Đại Triều Hội đâu thể làm ngơ.

- Vậy sao?- Vị sư trụ trì nói đầy ý nhị, ông ta đã thâm nhập đủ sâu để đoán ra Đại Triều Hội mưu tính gì. Là người xuất gia, ông không muốn thấy cảnh thế gian hỗn loạn, nhưng là người Bách Việt, nhận trọng trách phục hưng đất nước, đòi quyền tự chủ, ông không thể cản những việc này.

Vị sư trụ trì cho gọi Bất Minh lại. Cậu ta là người có tiếp xúc với Minh nhiều hơn cả, lại thư từ với Bất Thắng, cần hỏi gì về Minh và Kiệt, hỏi Bất Minh là xong. Nguyễn Văn Đồ cũng không làm phiền sư trụ trì, đi cùng với Bất Minh. Bất Minh dẫn đường cho Đồ đi một vòng quan Tiểu Lâm Tự. Đồ cũng từng đi, nhưng là vào lúc khách tới vãng chùa, còn giờ là khi khách đã xuống núi, nhà chùa bắt đầu công việc thường nhật. Các nhà sư chia hai ban văn võ, văn tăng chủ yếu tụng kinh trong võ tăng luyện tập đấu đối kháng. Tiếng gõ mõ tụng kinh phần nào át đi những tiếng vũ khí va chạm vào nhau, mà chùa còn ở trên núi, xa xôi nên sẽ chả ai biết việc luyện võ, chiến đấu này hết.

- Đây là lực lượng riêng của nhà chùa, để dùng khi cần kíp, có tổng cộng 50 người.

- Thế còn đệ tử tục gia.- Nguyễn Văn Đồ cảm giác 50 người cho dù giỏi tới mấy cũng là vô vọng, khó có thể làm gì. Rồi cậu ta chợt nhớ, chùa miếu có thể thu đệ tử tục gia, dạy chữ hoặc dạy võ.

- Nhà chùa nhận ít thôi, tránh bị để ý, họ cũng phần nhiều là trẻ nhà nghèo, mồ côi, về số lượng văn thì khoảng 100 người, võ thì cũng cỡ tương đương số lượng võ sư trên chùa, khác cái là đệ tử tục gia có thể mở bang phái, thu thêm đệ tử. Nhưng như thế họ là người của giang hồ rồi, nhà chùa có thể tác động chứ không thể ép buộc.

- Trên chùa có vũ khí chứ?

- Trụ trì có chuẩn bị trong mật thất lượng vũ khí đủ để vài trăm người sử dụng, chúng được bảo dưỡng thường xuyên. Nhưng cung nỏ thì không có, nhà chùa không mua, có mua cũng không có chỗ luyện.

- Còn lương thực.

- Nhà chùa có thể mua bán lương thực khá tiện, chỉ có kho công khai. Nước giếng đủ dùng.

- Thế nếu chùa bị vây thì sao?

- Đường lên Tiểu Lâm Tự của chúng tôi không có gì hiểm trở, quan binh tiến lên một buổi sáng là xong chuyện.- Bất Minh đáp lại.- Vì thế, Tiểu Lâm Tự mà động thì chỉc ó 2 đường, một đường tiến lên hoặc bị diệt vong.

- Ta sẽ ghi nhớ điều ấy. Thôi, nói về 2 tên Hoàng Anh Minh và Hoàng Anh Kiệt đi. Các người nghĩ sao về chúng.

- Đó đều là những con người phi thường cả.- Bất Minh không tiếc lời khen ngợi. Nhờ thư từ Bất Thắng gửi về, Tiểu Lâm Tự nắm tin tức rất rõ, nhưng gì Kiệt, Minh làm, họ biết tương đối: thu phục dân Nam Bàn, phát triển nông tang,cải tạo công thương, giáo hóa dân chúng,...

- Uy tín của Hoàng Anh Minh cao vậy, người dân Nam Bàn liệu có theo.

- Cái này rất khó nói, Bất Thắng hơi võ biền, việc thu thập thông tin không thuận lắm. Tiếc là người kia hiện không rõ tung tích, không bần tăng sẽ mời ông ta qua nói chuyện, như thế thì nhiều thông tin hơn.

- Ai vậy?

- Chu Xuân Đạo, ông ta đi khắp nơi mà họ Hoàng cắm rễ, tin tức nhiều, mà ông ta cũng có chút trí tuệ, có thể sẽ quan sát được gì đó!

- À, còn về Hoàng Anh Kiệt, mọi người có suy nghĩ gì?

- Kiệt bọn tôi chưa tiếp xúc, nhưng nhìn qua những việc người này làm, có thể thấy đây là người có tư duy khoáng đạt, nghĩ những điều chưa ai nghĩ, làm những điều chưa ai làm. Sư phụ tôi thì nói, Kiệt còn một điểm mạnh, là sự cẩn trọng, việc Kiệt làm đều mới mẻ, nhưng chưa bao giờ bị phản đối, bởi cậu ta biết chuẩn bị đầy đủ rồi mới làm. Có điều đấy là nhận xét của thầy, và thầy vô tình nói ra, chứ bản thân tôi chưa có nhãn quan để nhìn ra được. Nói vụ này thì lại phải quay lại Chu Xuân Đạo, lão ở với Kiệt khá lâu, hay đi bên cạnh, nên anh hỏi lão là tiện nhất.

- Hừm,có lẽ cũng không cần lắm, thời gian sắp tới ta đóng vai người họa sĩ đi khắp nơi, sẽ tự mình thu thập thông tin một phen.

Bất Minh thấy Đồ đã có chủ ý, không nói gì thêm, Nguyễn Văn Đồ dù sao cũng tới từ Đại Triều Hội, cao hơn Tiểu Lâm Tự.

"Tự do! sao có thể dựa vào kẽ địch ban phát! tự do chính bản thân mình giành lấy"

" Tự Do nào mà không cần phải trả giá - Thái Bình nào không nhuốm mùi máu tanh?"

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK