"Không nghe được tin gì, rời Hoàng Đạo thành là bọn tại hạ đến đây đợi đạo hữu." Lệ Nhược Hải gật đầu, trầm ngâm: "Bất quá Bắc Minh tông và U Minh tông đã tới, liên thủ phong ấn vết nứt khiến bọn tại nhận ra điều bất thường, theo tình huống ở Hoàng Đạo thành, nếu là Thiên Huyền đại lục nam bộ e rằng không có thành trì nào chống nổi, nứt nhiều vết thì ngay cả Kim đan tu sĩ như chúng ta cũng vị tất thoát được. Nên chuyến đi Thanh Thành khư này càng phải tiến hành."
"Ngụy đạo hữu đến rồi, không nên chần chừ nữa, chúng ta đến Thanh Thành khư thôi."
Bọn Kỳ Long Sơn và Ngụy Tác bàn luận thêm một lúc rồi rời đi.
...
Lúc đó, bên ngoài Thiên khung nơi này vẫn gió yên sóng lặng, còn quanh Hoàng Đạo thành mà bọn Lệ Nhược Hải và Ngụy Tác nói đến thì khác.
Lúc bọn Ngụy Tác đến, Hoàng Đạo thành mới chỉ bị hủy một nửa.
Đại đa số kiến trúc và điện vũ tuy tổn hủy nhưng còn thấy được hình dáng ban đầu.
Sơn môn Hoàng Đạo tông trên đỉnh Hoàng Đạo thành còn được bao phủ trong lục sắc quang mạc, vẫn nguyên lành.
Nhưng Hoàng Đạo thành lúc này không khác gì bị núi lửa phun, nơi nào cũng là hố sâu, là khe nứt.
Có vết do thuật pháp và pháp khí oanh tạc hình thành, có vết do yêu thú chui vào hình thành.
Mọi công trình cơ hồ biến thành phế khư, ngay cả con đường chính cũng không còn dấu vết.
Sơn môn Hoàng Đạo tông trên đỉnh Hoàng Đạo thành biến thành phế khư. Phần đỉnh không biết vì sao, như bị sức mạnh kinh nhân trấn áp nên thiếu đi mấy chục trượng.
Trong phạm vi nghìn dặm quanh Hoàng Đạo thành đều là dấu vết đấu pháp kịch liệt, như bị lôi hỏaquét qua, đen xì một dải, nhiều chỗ còn bốc khói.
Tuy cơ hồ đã thu gom hết thi thể tu sĩ và yêu thú nhưng trong hơn nghìn dặm vẫn còn mảnh vụn pháp y, pháp khí, tay chân gãy và những thứ vô dụng của yêu thú như vỏ vỡ, xương cốt, da nát, nhìn vào là rùng mình.
Dưới trời đêm, trong mấy nghìn dặm quanh Hoàng Đạo thành thì kinh nhân nhất là vết nứt Thiên khung mà bọn Ngụy Tác không đến gần.
Vết nứt này sát mặt đất, rộng hơn năm trượng, vươn lên hơn hai trăm trượng.
Nơi này cách vết nứt không xa, dựng lên một hỏa hồng sắc tế đàn.
Tế đàn chừng hơn bốn mươi trượng, cao hơn mười trượng, do hỏa hồng ngọc thạch có hỏa sát chi khí cực nồng chất lại, bề mặt khắc đầy phù văn.
Làn mây lửa rừng rực từ tế đàn phát ra, phía trên tế đàn lại như đổ tuyết, liên tục ngưng thành từng đóa xích hồng sắc hỏa diễm.
Đám mây lửa và xích hồng sắc hỏa diễm ngưng tụ, hình thành một con chu tước thần điểu không lồ.
Chu tước thần điểu lao vào vết nứt Thiên khung, bịt kín lại.
Nó phát ra hỏa lực kinh nhân cực độ, cao hơn nhiều thái cổ hung hỏa của Ngụy Tác, trong vòng hai trăm trượng dưới vết nứt Thiên khung tan chảy, hình thành một nham tương trì cực lớn liên tục nổi bong bóng.
Sau tế đàn là ba mươi sáu ngọn tháp hắc hồng sắc, đúc bằng tinh kim, lôi quang liễu nhiễu, đỉnh tháp đều có tu sĩ xếp bằng, tựa hồ lúc nào cũng sẵn sàng khống chế ba mươi sáu tinh kim cự trụ lôi cương khí tức kinh nhân này.
Sau ba mươi sau ngôi tháp này là năm, sáu trăm trượng nền lát phẳng lì, trải một lớp thanh ngọc bóng loáng.
Phía trên thanh ngọc chi chít phù văn, khảm các loại tinh thạch, rõ ràng bố thành một đại hình pháp trận kinh nhân.
Hai bên đại hình pháp trận còn bốn dải hôi hắc sắc âm vân cuồn cuộn, bên trong là bốn tượng thần ma băng hàn cực độ, thân cao năm trượng.
Tương ma thần đều dùng một loại hôi hắc sắc tinh thạch đặc biệt luyện chế thành, mắt rực quang hoa, liên tục ánh lên hoàng quang như vật sống, nhìn chu tước thần điểu do hỏa nguyên ngưng thành chặn đứng vết nứt.
Hai linh quang quang tráo màu lam và trắng bao lấy cả tế đàn và pháp trận.
Bên ngoài hai linh quang quang tráo, trong mấy chục dặm toàn là quang hoa lan tràn, ít nhất còn mười mấy cấm chế nữa.
Ít nhất hơn năm mươi đạo độn quang lượn vòng, rõ ràng đang bảo vệ, tuần thị.
Phía đông được dựng lên mấy gian đại điện, để tu sĩ trấn thủ nơi này thay phiên nghỉ ngơi. Bạn đang đọc truyện được lấy tại Truyenyy chấm cơm.
Trên xích hồng sắc tế đàn có ba tu sĩ.
Khí tức cả ba đều cực kỳ kinh nhân, người kém nhất cũng hơn hẳn Bàn Long chân nhân và Cổ Ngạc động chủ.
Nhân vật như thế đều là kinh tài tuyệt diễm của cả tu đạo giới!
Thật ra dù cả ba thu liễm khí tức, tu sĩ khác nhìn thấy thì cũng biết ngay cả ba siêu phàm thoát tục, cao cao tại thượng.
Trang phục, vật dụng cùng khí độ của ba người hơn xa tu sĩ thông thường.
Người có khí tức kém nhất là một lão giả mặc tử sắc pháp bào. Lão giả đội mũ bằng tử kim và bạch ngọc chế thành, ngồi trên chiến xa.
Lão giả mặt như bạch ngọc, nhãn thần thập phần dâu bể, nhưng không mảy may có nếp nhăn.
Pháp bào theo kiểu thượng cổ, rất rộng rãi, quét chân, cổ áo cũng đến tận tai, được dệt bằng tử sắc tinh kim ti tuyến, không có bất kỳ phù văn gì nhưng linh quang màu vàng kim hình thành chín con kim long, toát lên khí thế cửu thiên thập địa, duy ngã độc tôn.
Chiến xa cũng màu đỏ tía, đúc bằng một loại tinh kim nào đó nên trông cực nặng, đáy liên tục tỏa hắc khí, do hai con hắc sắc kỳ lân kéo.
Nhìn từ xa, hai dị thú này như do tinh kim chế thành, nhưng nhìn gần thì thân thể chúng ràn rạt tử khí, tựa hồ dùng hai con cao giai dị thú luyện chế thành thi luyện.
Lệ Nhược Hải ở đây tất sẽ nhận ra chiến xa là Quỷ đế chiến xa của U Minh tông!
Quỷ đế chiến xa dùng hai con bát cấp trung giai Hắc thủy kỳ lân luyện chế thành, trấn sơn pháp bảo của U Minh cung.
Lão giá đánh xe, linh khí hình thành hắc sắc mộ bi cao chừng mười trượng, loáng thoáng phù văn quỷ dị, cực kỳ đáng sợ.
Có chiến xa này, linh khí lại như thế, thân phận tử bào lão giả có khí tức sánh với hồng hoang cự thú này đã lộ rõ.
Lão là U Minh cung thái thượng trưởng lão, tu vi Kim đan tứ trọng, Quỷ Đế chân nhân!
Cạnh Quỷ đế là một tu sĩ mặc bạch sắc vũ y.
Tóc tu sĩ này trắng muốt, cài một cây bích ngọc trâm, diện mạo chỉ ba, bốn mươi tuổi, làn môi mỏng hơi nhếch lên, cao ngạo khôn tả.
Tấm áo không hiểu do lông dị cầm nào đó luyện chế thành, cao nhã vô ngần, không kích phát chân nguyên thì cũng hình thành một tuyết bạch linh quang quang tráo. Thân ngoại linh quang liên tục uốn khúc, cũng như Huyết Linh lão tổ, hình thành bạch y đạo tôn trên đỉnh đầu.
Bạch y đạo tôn trông cực kỳ lãnh khốc, trên mình phát ra quang hoa bay khắp trời như vô số tua rua.
Người này đã đạt Kim đan ngũ trọng, thiếu một chút là đột phá đến Thần huyền cảnh!
Dưới lão là một cây bạch sắc ngọc kiếm cực lớn, dài năm, sáu trượng, các bộ phận của thâm kiếm rất hài hòa, khí thế kinh nhân. Không như phi kiếm của Ngụy Tác, giống hệt cánh cửa.
Lão ngồi xếp bằng trên ngọc kiếm, cúi mặt không rõ suy nghĩ gì.
Lão là Bắc Minh tông thái thượng trưởng lão, nhân vật số hai của tông môn, Ngọc Kiếm chân nhân!
Ngọc Kiếm chân nhân không chỉ là thiên tài tu luyện mà còn là tu luyện cuồng, xuất thủ độc địa có tiếng, đã xuất thủ là lấy mạng đối thủ. Từ khi đột phá đến Kim đan lưỡng trọng, lão hiếm khi rời Bắc Minh tông, luôn ở Ngọc Kiếm cung tu hành, hiện tại cũng đến đây.
Nhưng khí tức của Ngọc Kiếm chân nhân không đáng sợ nhất trong ba người.
Trong ba người, khí tức đáng sợ nhất là trung niên tu sĩ râu dài, đầu đội tử kim hoàng quan, mặc hắc kim lưỡng sắc long bào, trông như hoàng đế.
Tu sĩ này khí tức cực kỳ uy nghiêm, như nhắm quyền sinh sát của nghìn vạn sinh linh.
Linh khí hình thành một huyết trì cuồn cuộn trên đầu, như có một ma thần sắp bước ra.
Dưới lão là một con hắc sắc cổ long mấy chục trượng, toàn thân rực hắc diễm, khí tức hoàn toàn không kém gì tu sĩ Kim đan tam trọng tứ trọng, dù bát cấp đê giai yêu thú thấy khí tức này cũng phải tránh đi.
Bộ xương này là cửu giai dị thú chính tông, viễn cổ thiên long!
Hiện tại pháp bảo luyện chế từ hài cốt viễn cổ thiên long hơi cuộn lại, nếu trải ra e rằng còn lớn hơn tế đàn.
U Minh cung có ghi lại rằng khai sơn tổ sư U Minh chân quân, tại u minh chi địa đã lấy được thiên long hài cốt, luyện chế thành trọng khí, ai được trọng khí truyền thừa sẽ là U Minh cung cung chủ.
Hiện tại người nắm thiên long hài cốt là U Minh cung cung chủ, U đế!
Quỷ Đế chân nhân, Ngọc Kiếm chân nhân, U đế, cả ba đều là nhận vật giậm chân cũng đủ chấn động Thiên Huyền đại lục bắc bộ. Nhưng giờ lại tụ tập ở đây!
Thật ra có đại sự kinh thiên gì sắp xảy ra?!
Hiện tại xem ra ba người đang đợi, nhưng rõ ràng không đợi yêu thú vì Quỷ Đế chân nhân thi thoảng vẫn liếc, nhưng không liếc vết nứt Thiên khung mà về phía Hoàng Đạo thành.