• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Chuyến bay từ Ma Đô tới Đế Đô vừa đáp đất thì có mấy người trẻ tuổi đứng chờ ở cửa khẩu, chờ đến khi có mấy ông lão từ trong cửa khẩu bước ra thì mấy người trẻ tuổi này lập tức vây lại.

"Thầy ơi, chúng con tới đón các thầy về trường ạ." Một người trẻ tuổi cầm đầu nói, cũng giựt lấy hành lí trên tay ông lão.

"Các con đã có lòng thì đành vậy." Mấy ông già cũng không tranh với người trẻ tuổi, liền đưa hành lí cho người trẻ tuôi chào đón, trừ một ông lão mặc quần áo đủ màu dù có nói gì đi nữa thì cũng muốn tự cầm hành lí.

Ông lão này hiển nhiên chính là Gia Cát Dư giáo sư học viện mỹ thuật đại học Q.

Mà mấy ông già đi về chung với ông, có giáo sư của học viện mỹ thuật đại học Q, cũng có giáo sư của học viện mỹ thuật khác, họ cũng theo tới Ma Đô để tham gia nghiên cứu và thảo luận rồi về. Đám người trẻ tuổi trước mặt, đều là học trò của họ, cũng không biết họ biết được lộ trình của mấy ông từ đâu mà bây giờ tới đón đám thầy giáo già về trường.

Đám thầy giáo già nhìn thấy Gia Cát Dư không chịu đưa hành lí ra liền ghẹo: "Nghe nói ông tới Ma Đô vừa ý một hạt giống tốt nhỉ, nhưng mà người ta không chịu đi về cùng ông đúng không?"

Gia Cát Dư liếc vị giáo sư này một cái, nói: "Cái gì mà nói là không đi về cùng tôi? Tôi vẫn còn chưa có mời đó biết chưa? Cậu ấy còn đang nằm trong thời kỳ khảo sát biết chưa hả?"

"Thôi đi!" Một viện trưởng lập tức tạt gáo nước lạnh: "Còn trong khảo sát hả? Là ai đã coi bức tranh của hạt giống tốt kia như bảo bối mà mang về, vậy mà còn nói là không phải? Đặt tranh trong hành lí rồi cũng có chịu cho ai xách dùm đâu, còn không phải là lo người khác làm hỏng tranh của ông à?"

Tâm tư bị vạch trần, Gia Cát Dư cũng không giả vờ nữa, ông nhíu mày, nói: "Tôi thấy là mấy người ghen tị tôi lại gặp được hạt giống tốt đúng không? Vậy thì ghen suốt cái mạng mấy người đi! Hừ!" Dứt lời, kéo hành lý đi trước, bóng lưng đầy màu sắc tràn đầy kiêu ngạo.

Mấy giáo sư khác nhìn bóng lưng Gia Cát Dư, bật cười, một trong số đó bật cười nói: "Bát tự còn không có mà cũng đáng để đắc ý như vậy."

"Tính cách của ông ấy luôn như thế." Một người khác phụ họa.

"Tôi nhớ hai năm trước không phải là ông ấy nói không thu học trò sao? Sao hôm nay lại gào thét muốn thu người vào làm học trò thế kia."



"Xem ra lần này ông ấy gặp được hạt giống tốt thật sự, có thể khiến cho ông ta đạp đổ lời muốn đóng cửa của ổng."

"Bị mấy ông nói vậy, tôi cũng rất tò mò người được ông ta coi trọng lần này rốt cuộc có bao nhiêu thiên phú."

"Ai mà không tò mò?"

Mấy giáo sư cười cười nói nói rồi rời đi với học trò đến đón họ.

...

Gia Cát Dư trở về nhà, ngay cả hành lý cũng không kịp dọn, liền cầm bức tranh thủy mặc ngày hôm đó Trần Lê vẽ, vội chạy tới một ngọn núi ở ngoại ô Đế Đô.

Ngọn núi này nằm ở một nơi tương đối hẻo lánh, lại không phải là khu vực danh lam thắng cảnh, vắng ngắt, cũng chỉ có mấy ngày nghỉ mới có một số người trẻ tuổi đến để leo núi.

Bây giờ là giờ hành chính, cả ngọn núi im lặng, mùa hè cây cối cành lá tươi tốt, vừa đi vào núi, hơi nóng bên ngoài đã bị ngăn cản bởi cành lá sum xuê, cảm giác mát mẻ ập vào mặt, tất cả khô nóng biến mất không dấu vết.

Gia Cát Dư dừng xe dưới chân núi, nhìn con đường núi quanh co trước mặt thở dài một hơi thật sâu. Ông già này không sống ở đó, cố tình phải sống ở nơi chim không ị gà không đẻ trứng này mới chịu, mỗi lần đến tìm ổng toàn phải mất một đống thời gian.

Gia Cát Dư nhận mệnh đi vào núi, ánh mặt trời xuyên qua khe hở lá cây loang lổ chiếu xuống, gió núi hơi lạnh, chưa đi được bao xa thì lòng hấp tấp của Gia Cát Dư đã chậm rãi an tĩnh lại.

Đi bộ dọc theo con đường núi quanh co hết nửa giờ, thì nghe được tiếng nước chảy róc rách, Gia Cát Dư đi theo hướng nước, chẳng bao lâu nhìn thấy một dòng suối đổ xuống từ trên cao, tạo thành một thác nước nhỏ, dưới thác nước, có một chiếc guồng nước bằng gỗ từ từ chuyển động dưới sự chuyển động của thác nước. Dưới guồng nước được nối với một ống tre, múc nước suối vào trong một vại nước to đùng gần bờ.

Trong hang nước có mấy con cá chép bơi lội tung tăng, thỉnh thoảng phun bong bóng, chơi trò đuổi bắt. Một đóa hoa súng nổi trên hang nước, đón ánh nắng mặt trời chói chang.

Bên cạnh hang nước là thềm đá phủ đầy rêu, lên mười bậc, có một ngôi nhà gỗ nhỏ, trong nhà gỗ có hương trà lượn lờ truyền ra, màn lụa trắng dưới làn gió mùa hè, nhẹ nhàng lung lay.

Gia Cát Dư đến gần, đẩy cửa gỗ ra, chuỗi chuông gió treo trên cửa gỗ liền bị cửa gỗ chạm vào, phát ra tiếng chuông leng keng như đang nói với người bên trong là có khách đến.

Nhưng cũng không cần chuông gió báo, Gia Cát Dư vừa bước vào cửa gỗ, liền hét to họng.

"Lão già, hôm nay tôi mang một thứ tốt cho ông xem này." Gia Cát Dư nói xong, giẫm lên con đường đá xanh, đi thẳng vào nhà gỗ, bùn đất lúc lên núi dính trên chân Gia Cát Dư in dấu trên con đường đá xanh.

Gia Cát Dư cũng không gõ cửa, đi lên bậc thang, rồi trực tiếp đẩy cửa đi vào, quả nhiên nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc trắng đang cầm bút lông vẽ.

Thấy chủ nhân đang vẽ tranh, lời đến cổ họng rồi mà Gia Cát Dư nuốt xuống, lẳng lặng đi đến bên cạnh ông lão, nghển cổ trợn mắt nhìn thế giới trong tranh của ông lão.



Núi xa, nước tĩnh, thuyền về.

Là một bức tranh thủy mặc thanh tân đạm nhã, chỉ vài nét ít ỏi, cũng đủ làm cho người ta chìm vào một thế giới đầy vẻ đẹp mờ ảo.

Gia Cát Dư không chỉ một lần cảm thấy ông lão trước mắt này không phải là con người, mà là thần tiên thế gian, nếu không trong xã hội nóng nực hiện nay mà sao người này sống thoải mái trong rừng núi sâu này được?

Đợi ông già điểm nét mực cuối cùng lên bức tranh, mới thu bút, nhàn nhạt nhìn về phía Gia Cát Dư, trường sam màu xanh nhạt làm cho ông lão trông như người từ tiên giới xuống, tràn ngập vẻ tiên phong đạo cốt.

"Ông lại có thứ gì tốt đến chia sẻ với tôi?" Ông lão hỏi.

Gia Cát Dư thu ánh mắt từ trong bức tranh của ông lão trở về, thần bí nói: "Hôm nay tôi tới đây cho ông xem một bức tranh, đảm bảo ông sẽ thích bức tranh này hơn tôi nữa."

Ông lão nhướng mày nhìn Gia Cát Dư, dáng vẻ mỏi mắt mong chờ.

Gia Cát Dư cười mở trục vẽ trên tay ra, nói: "Đây là tranh của một thanh niên vẽ ở cửa hàng Ma Đô, tôi cảm thấy hợp với gu ông, liền mang tới đây cho ông xem."

Bị Gia Cát Dư nói như vậy, ông lão cũng có chút tò mò, ánh mắt liền rơi vào trục vẽ đang được mở dần ra, đợi đến khi trục vẽ mở ra hết, cảm xúc nhạt nhẽo trong mắt ông lão biến mất, nhiễm thần thái kinh diễm.

Gia Cát Dư một mực chú ý đến vẻ mặt của ông lão, tất nhiên cũng bắt được nét trong mắt ông lão, biết ông lão cũng giống như mình bị bức tranh này hấp dẫn, liền có chút tự hào nói: "Thế nào, ánh mắt của tôi không tệ chứ?"

Ông lão không để ý tới Gia Cát Dư nữa, toàn tâm toàn ý tập trung vào bức tranh trước mắt này. Trong tranh cũng có thế giới, bức tranh này, có thể làm cho ông cảm nhận được một thế giới hoàn chỉnh, thế giới này tối tăm mà lại bị đàn áp, thế giới tràn đầy nguy hiểm, giống như lông ngỗng bay múa không phải là bông tuyết, mà là từng con dao dài, mỗi lần rơi lên tán cây, là một lần thương tổn.

Nhìn vào bức tranh, tĩnh tâm cảm nhận thế giới trong đó, trái tim sẽ co rút lại, giống như bị một cái gì đó nắm chặt, đau đớn, rất khó chịu.

Mấy ý cảnh đơn giản lại là một thế giới đầy đau đớn.

"Đây là một bức tranh dang dở." Ông lão quan sát tỉ mỉthế giới trong tranh, khi nhìn thấy một góc của bức tranh, nói.

"Là sao?" Gia Cát Dư không phát hiện, lúc này ông lão vừa nói, liền có chút tò mò.

Ngón tay gầy gò của ông lão chỉ vào một góc trong bức tranh, "Ông có thấy chỗ rìa này không?"

Gia Cát Dư nhìn theo hướng ngón tay của ông lão, lúc này mới phát hiện ở bên rìa có một điểm màu đỏ, thấy có hơi đột ngột, Gia Cát Dư hồi tưởng lại cảnh tượng hôm đó phỏng đoán: "Lúc đó người trẻ tuổi ấy đang vẽ tranh thì bị người ta cắt ngang, ông nói xem có phải là màu đỏ không cẩn thận bị nhiễu lên không?"

"Không thể nào." Ông lão quả quyết phủ nhận phỏng đoán của Gia Cát Dư, "Nếu như tôi đoán không lầm, người thanh niên kia hẳn là muốn vẽ một đóa hoa mai cô độc trên vách đá, sau hoa mai hẳn là còn có thứ gì đó chưa vẽ ra, mà thứ không vẽ ra, có lẽ có thể phá vỡ áp lực và nặng nề của đất trời này."



(TH: Ẻm thích anh Sâm lắm luôn á:<)

Gia Cát Dư há miệng muốn phản bác cái gì đó, giây sau trong đầu liền không tự chủ được hiện ra bóng dáng của Trần Lê và Ngụy Sâm, Trần Lê chìm sâu trong thế giới của mình, cùng với một mình Ngụy Sâm gõ cửa lòng của Trần Lê. Ngôn Tình Nữ Phụ

Có lẽ, phân tích của ông lão là hợp lý.

Ông lão không để ý tới tâm lý của Gia Cát Dư, suy nghĩ lại thả vào bức tranh trước mắt này. Người vẽ bức tranh này có thế giới nội tâm tinh tế cùng với khả năng bố cục siêu mạnh, biết vẽ thì không giỏi nhưng mà vẽ ra được một thế giới có đủ thất tình lục dục mới là nhân tài giỏi giang.

"Tiếc quá..."

Ông lão rời mắt khỏi bức tranh, thở dài một câu.

"Tiếc cái gì?" Gia Cát Dư không rõ nguyên nhân. Theo ông, bức tranh này, ngay cả khi chưa hoàn thành, cũng đã rất hoàn mỹ, còn cóc cái gì để tiếc đâu? Hiển nhiên, Gia Cát Dư cũng tin vào ánh mắt của ông lão, tuy rằng chỉ là vẽ, nhưng họ chuyên về các hướng bất đồng, những gì họ không thể nhìn thấy, ông lão chắc chắn có thể nhìn ra được một hoặc hai.

"Tiếc là người vẽ bức tranh này, kỹ năng vẫn chưa đủ hoàn thiện, chiêu số vẫn còn hơi phèn." Lúc ông lão nói lời này, trong ánh mắt bày tỏ sự hối tiếc không thể ngờ, nếu người này là học sinh của mình, thì ông chắc chắn sẽ làm cho người vẽ bức tranh này càng thêm hoàn mỹ!

"Tôi biết ông sẽ nhìn trúng bức tranh này, không, là sẽ nhìn trúng người vẽ bức tranh này." Gia Cát Dư lộ ra một nụ cười biết tuốt, "Hôm nay tôi tới tìm ông là vì người này."

"Nếu tìm tôi bái sư thì miễn, tôi đã già rồi, không thể dạy được nữa đâu~." Ông lão nói rồi đi đến một chiếc ghế tre ngồi xuống, rót cho mình một tách trà xanh, thổi khói mỏng trên tách, hớp một ngụm, miệng hơi đắng, sau đó lại ngọt, dư vị vô tận.

"Ông vẫn coi trọng mình ghê á, tôi nói thanh niên kia muốn bái ông làm thầy hồi nào đâu?" Gia Cát Dư nói xong thì tự mình cũng tìm một chỗ ngồi xuống, châm một tách trà, học theo dáng vẻ của ông lão, cuối cùng lại cảm thấy không đã ghiền, ngửa đầu ực luôn cả tách.

"Là tôi định thu cậu ta làm học trò, mang tác phẩm của cậu ấy cho ông xem, cũng là để nói cho ông biết, tôi tìm được một hạt giống tốt, không chỉ là hạt giống tốt về mặt vẽ sơn dầu, mà về mặt quốc họa cũng là hạt giống tốt." Nói đến đây, Gia Cát Dư lại nở một nụ cười đê tiện, "Ồ, quên nói cho ông biết, bức quốc họa này hình như là bức quốc họa đầu tiên mà người thanh niên kia vẽ."

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK