Nếu đổi là thần tử khác, lúc này đã kinh hồn bạt vía sợ công cao chấn chủ rồi.
Lúc này Gia Khang Đế vui mừng từ trong ra ngoài như là chính ông đánh thắng trận vậy, mấy ngày nay trên triều vạn tuế gia liên tục nói về đại thắng Quỷ Môn Hiệp, lúc khen Lang Vương anh dũng, chỉ hận không thể chiêu cáo thế nhân, đó là nhi tử thân sinh của ông!
- -----
Nhưng cảm giác có cái hay lại không thể tận tình khoe ra cũng thực sự bị đè nén chết người.
Hôm nay quân Sở gia về kinh, hoàng đế gấp không chờ nổi mang theo văn võ bá quan đến cửa thành đón.
Tiếp theo là nghi thức tẩy trần dông dài, Lang Vương được nghênh vào cửa cung đã là qua trưa rồi.
Các tướng quân giành thắng lợi đều cảm thấy vinh quang vì được bệ hạ tiếp kiến, vào Kim Loan Điện được ban ngự rượu. Chỉ có Lang Vương nhìn bàn tiệc rượu, mặt đen sì —— nếu uống rượu, khi nào mới có thể về phủ?
Tuy thánh thượng giảng giải về nỗi khổ tương tư gì đó cho cháu ruột của mình, nhưng đến lượt nhi tử ruột lại chỉ lo hoá giải nỗi nhớ nhi tử của mình, hoàn toàn không màng đến nỗi nhớ tức phụ của nhi tử.
Không dễ gì ăn tiệc xong, Gia Khang Đế chưa đã thèm, lại gọi Sở Tà vào ngự thư phòng.
Sở Tà nhìn trời, nghĩ lát nữa nhất định phải nói ngắn gọn rồi phi ngựa về phủ.
- -----
Đại nội tổng quản Văn Thái An dẫn đường cho Lang Vương, vấn an xong liền dẫn hắn đến ngự thư phòng.
Bởi vì xem mặt đoán ý hầu hạ người đã quen, Văn Thái An nhìn ra vẻ không kiên nhẫn trên mặt Lang Vương, bèn cười nói: “Vương gia đúng là Phi tướng quân(1) của triều ra, một lần hành động giành lại đất mất. Từ khi nhận được tin tức đại thắng của Vương gia, vạn tuế gia vô cùng vui mừng, cả ngày đều vui tươi hớn hở. Lâu rồi ta chưa từng thấy vạn tuế vui vẻ như vậy, mong lát nữa Vương gia kiên nhẫn bồi Hoàng Thượng, mấy ngày nay vì lo lắng cho Vương gia nên Hoàng Thượng không ngủ ngon…”
(1) Một võ tướng dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng với biệt tài cưỡi ngựa bắn cung.
Lang Vương không nói gì thêm, nhưng lông mày nhíu chặt lại giãn ra một chút. Văn Thái An thầm nghĩ, vị tổ tông này cũng là cái người ăn mềm không ăn cứng. Sau này phải dặn dò vạn tuế bán thảm(2) trước mặt nhi tử, lúc đó mới có thể làm nhi tử vui!
(2) Lợi dụng tình huống bi thảm của mình để nhận được sự đồng tình của người khác.
Vào thư phòng, Gia Khang Đế cười đứng lên, bảo Lang Vương bước đến, cẩn thận đánh giá một lượt, nói: “Lâu rồi Đại Nguyên ta không thắng trận như vậy. Phải tổ chức tiệc ăn mừng chiến thắng, chấn lên uy danh của Đại Nguyên ta, cũng là tiệc ăn mừng chiến thắng phong thưởng cho con.”
Lang Vương trầm giọng nói: “Thánh thượng, chuyện ăn mừng chiến thắng không vội, trước mắt có chuyện cần xử lí.”
Gia Khang Đế nói: “Ồ, Vong Sơn muốn nói chuyện gì?”
Lang Vương nói: “Là chuyện tướng quân Trần Thạch Sinh bị đổ oan mưu hại năm đó.”
Gia Khang Đế trầm ngâm: “Lúc trẻ trẫm có gặp tướng quân Trần Thạch Sinh mấy lần, không hề khoe khoang khoác lác, lời nói giản dị, thượng tấu xin giành lại Thường Châu, cũng nhắm trúng chỗ trọng yếu, đúng là một chủ soái tài cao hiếm có. Đáng tiếc năm đó thất bại thảm hại, suýt chút nữa đã làm mất vận mệnh quốc gia Đại Nguyên, vì vậy tiên đế mới tức giận, gọt bỏ tước vị của Trần gia. Trước khi con vào kinh, trẫm đã ban chỉ khôi phục tước vị cho Trần gia rồi.”
Lang Vương nói: “Quả thực Trần tướng quân dũng mãnh phi thường, nhưng ông ấy thua không phải sơ sót hay là thời vận, mà là trong số triều thần Đại Nguyên ta có gian tế cấu kết với Hung nô. Sau khi hiến sa bàn, Trần Viễn Tu tường thuật lại nội tình binh bại năm đó của Trần tướng quân với thần. Không phải Trần tướng quân tác chiến sai lầm, thật ra là có người tư lợi cho bản thân, không quan tâm đến Đại Nguyên, liên lạc với Hung nô, nội ứng ngoại hợp đánh bại Trần tướng quân. Trần tướng quân một lòng vì nước bị giết, liên luỵ đến con cháu, còn kẻ gian thông đồng với địch bán nước lại có địa vị cao, con cháu hưng thịnh. Thần cho rằng phải trừ gian giệt ác, trả lại trong sạch cho Trần gia mới có thể tăng trong bỏ đục, xây dựng Đại Nguyên ta hưng thịnh.”
Thật ra những gì Sở Tà nói, sao hoàng đế lại không biết chứ, lúc trẻ ông cũng không thể hiểu rất nhiều cách xử trí của tiên đế.
Chỉ là sau khi nắm lấy giang sơn, ông lại đột nhiên hiểu phụ hoàng của mình.
Bây giờ số mệnh của triều đình đã gần cạn, thần tử thông thái rởm thì chỗ nào cũng có, thật sự cần một sự thay đổi mới mẻ.
Điều này, tiên đế không làm được, ông cũng không làm được, nhưng Vong Sơn nhi tử của ông có thể làm được.
Nghĩ vậy, ông ngẩng đầu nhìn Sở Tà, nói: “Trước khi con đi, trẫm đã nói một vài lời với con, con là người có tài, tuy không muốn trở về Lưu gia của ta nhưng cũng không nên ở mãi một góc, sống ngày tháng tiểu dân chỉ lo cho mình. Nếu con cảm thấy Trần thị oan uổng, vậy bản án năm xưa này con chủ trì đi.”
Hôm đó, Sở Tà xuất cung, sao đã treo đầy trên trời.
Hắn ra roi thúc ngựa về đến phủ, hai đứa nhỏ đã nằm ngủ chỏng vó trên giường lớn.
Quỳnh Nương mặc váy dài lụa mỏng mềm mại ra đón, ôm lấy cổ hắn, còn chưa nói chuyện, đầu tiên là nóng bỏng hôn lên môi hắn.
Đầu lưỡi Lang Vương câu lấy đầu lưỡi nàng, chỉ hận không thể lập tức hút tiểu nương này vào bụng.
Quỳnh Nương ôm chặt eo hắn: “Đêm dài rét đậm, đúng là muốn chết nô gia…”
Lời này trêu chọc nam nhân đã nhịn lâu, nhưng muốn bế lên giường lớn, lại thấy có hai đứa nhỏ đang ngủ.
Sở Tà suy nghĩ một lát, sau đó bế ra khỏi phòng, thẳng đến thư phòng.
Quỳnh Nương bị dáng vẻ gấp gáp của hắn chọc cho cười không ngừng, lại không thể không nhắc nhở: “Vương gia, ta còn có mang, không thể thô lỗ…”
Giọng nói Sở Tà mơ hồ truyền đến: “Tiểu Quỳnh Nương của ta yên tâm, ta thương tiếc nàng, sẽ hầu hạ nàng thoải mái trước…”
Tiếp theo là ghé tai nói lời nhỏ nhẹ, làm Quỳnh Nương đỏ mặt đấm ngực hắn.
Kế tiếp ánh nến trong thư phòng lay động, tiếng vui cười thở gấp sau bình phong không ngừng, chỉ là tương tư lâu, gặp nhau hận vui vẻ quá ngắn.
Có điều ý xuân trong vương phủ đang dào dạt, nhưng trên triều đình lại xơ xác tiêu điều.
Lang Vương về triều, nhận thánh chỉ tra rõ chuyện Ngụy Điền thông đồng với địch bán nước, còn lão thần thì không cần, bắt đầu từ một đám thần tử mới xuất thân nhà nghèo, không hề buông tha, phải tra đến cùng.
Kết quả không biết thế nào, nhân chứng vật chứng chỉ hướng về phía Thừa tướng đương triều Ngụy Thân.
Án càng tra càng sâu, thần tử liên luỵ cũng nhiều, lực cản Lang Vương gặp phải cũng càng ngày càng nhiều.
Cùng vinh hoa chung tổn hại, các triều thần biết rõ, nếu Ngụy Thân ngã xuống, mình cũng khó tránh khỏi liên lụy.
Vì thế một phía thần tử quỳ trên triều đình, khóc xin vạn tuế lập Đại hoàng tử làm trữ quân. Còn một phía khác sưu tập chứng cứ Lang Vương lòng muông dạ thú, mưu toan trở về hoàng thất, đoạt lấy vương vị.
Có người còn bịa đặt trong dân gian, rải những lời đồn thật ra Giang Đông Vương là loạn thần.
Tuy Quỳnh Nương ở hậu trạch, nhưng lại cảm thấy chuyện này tương tự bêu danh Lang Vương gánh phải ở kiếp trước như đúc.
Đáng tiếc là, tuy rằng đi chiêu rất hay, nhưng Lang Vương lại không phải là Vương gia phóng túng thanh danh bê bối của kiếp trước.
Dưới sự quản lý của hắn, Giang Đông giàu có và đông đúc, dù có tai nạn hàng năm thì người dân cũng không sống lang thang nay đây mai đó. Thêm nữa chiến công chồng chất, không chỉ bình định biến loạn phía nam từ khi còn trẻ, hắn còn giành lại đất bắc, trừ tận gốc tai hoạ ngầm Hung nô tập kích quấy rối biên quan.
Thêm nữa lời đồn Lang Vương là con tư sinh của Gia Khang Đế cũng lan truyền nhanh chóng.
Sau khi biết tin, người dân truyền ra nếu Lang Vương là hoàng đế, như vậy hiển nhiên người dân Đại Nguyên sẽ sống những ngày tháng đông đúc giàu có như Giang Đông, đúng là làm người vui mừng, hận không thể để vạn tuế gia sớm nhận long tử lưu lạc bên ngoài này về.
Kiếp trước người người mắng chửi, cho rằng Sở Tà là mầm tai hoạ của quốc gia, đến kiếp này, căn bản không ai nhắc gì đến chuyện đó.
Ngược lại là Lang Vương điều tra ra án Ngụy gia mưu hại Trần gia, muốn cướp lấy binh quyền từ trong tay Trần gia, bồi dưỡng con cháu nhà mình, còn liên lụy rất lớn, tham ô và kích động lòng dân, nhận được rất nhiều tiếng nói trầm trồ khen ngợi.
Đại Nguyên, khải khang năm đầu tiên, Lang Vương đột nhiên xét nhà ban đêm, tịch thu căn nhà trăm năm của Ngụy gia.
Ngụy Thân bị vạn tuế biếm quan đến Lĩnh Nam, bởi vì tuổi tác đã cao, khí hậu không hợp nên chưa đến địa giới Lĩnh Nam đã rời thế vì đột nhiên phát bệnh.
Đại tộc trăm năm như cây đại thụ che trời, nhìn như sum xuê, nhưng gốc hư thối, đâu thể chống lại cuồng phong?
Ngụy Thân rời thế, cây đổ bầy khỉ tan, rốt cuộc không ai có thể chống đỡ được bề mặt Ngụy gia nữa.
Cùng lúc đó, biết chuyện năm xưa Hoàng Hậu âm thầm nâng đỡ phi tần Ngụy gia tranh sủng trong cung, lén hại vài vị phi tử sảy thai, thánh thượng giận tím mặt, tước hậu vị của Hoàng Hậu, áp giải vào lãnh cung, sám hối về hành vi phạm tội của mình.
Còn Đại hoàng tử cũng không kiểm điểm đức hạnh, không biết đổi ý, biếm khỏi kinh thành, đến Tương Bắc đất cằn sỏi đá.
Thánh thượng thương tiếc đại hoàng tôn Lạc Nhi tuổi nhỏ yếu ớt nên cho ở lại kinh thành với mẫu thân Vân Hi, ban đại danh Lưu Chiêu.
Vì tuổi tác đã cao nên Gia Khang Đế làm hiền thoái vị, truyền ngôi cho nhi tử Lưu Chiêu của Đại hoàng tử. Bởi vì Lưu Chiêu tuổi nhỏ, không thể đích thân quản lý triều chính nên Lang Vương sẽ là thân vương phụ chính, quản lý triều chính.
Lúc thánh chỉ truyền đi, văn võ cả triều đều bị sóng gió của vạn tuế gia đập cho mơ hồ, không rõ cái gì đang xảy ra.
Nhưng cũng có người thông minh biết quan sát thánh ý, cười khà khà nói: “Tránh khỏi nhi tử, lại lập tôn tử. Hắn vốn là con của thiếp thân Bạch thị của Đại hoàng tử, tuy nhận Cận gia Vân Hi làm mẫu thân nhưng lại không có căn cơ. Không phải Cận gia cũng bị thương nguyên khí do liên luỵ chuyện điều tra sao? Tiểu hoàng đế yếu ớt vậy phải có người phụ tá, vạn tuế gia không thể đưa trực tiếp nên đổi cách đưa ngôi vị hoàng đế cho nhi tử ruột của mình!”
Người nghe cẩn thận ngẫm lại, lúc này mới bừng tỉnh, có điều nghĩ thế nào cũng không tưởng tượng nổi, chỉ có thể yên lặng chờ con cháu Lưu thị đề cao tiếng hô phản đối.
Nhưng bây giờ những hoàng tử đã thành niên trong kinh thành chỉ còn lại một mình Tam hoàng tử. Những người tuổi còn nhỏ đó, thấy tam ca làm thế nào thì bọn chúng làm thế ấy.
Tam hoàng tử nghe được tin tức này, cửa lớn thư phòng đóng chặt, nửa ngày sau mới mở ra, trong tay cầm một quyển giấy Tuyên Thành nói: “Mời một thợ thủ công tay cao đến, cẩn thận dán giấy cho bổn vương, bổn vương tặng người ta dùng.”
Tôi tớ nhiều chuyện không nhịn được tò mò, trộm mở ra, thấy Vương gia nhà mình tăng lực bút, nét chữ cứng cáp, viết bốn chữ to “thiên hạ đại phục” trên giấy.
Đây là lời khen ngợi của cổ nhân với Chu Công phụ tá ấu chủ, còn Tam vương gia không chút tiếc rẻ nào mà khen Sở Tà, có tài như Chu Công, đức phục thiên hạ.
Lúc này, cả hậu cung ném đũa bát, mắng Tam hoàng tử là kẻ bất tài!