Những chỗ da thịt được y phục che dấu thì không nói làm gì,chỉ thấy đã nhuộm máu ướt đẫm,chỗ đập vào mắt trước tiên và dễ để ý nhất chính là khuôn mặt,rồi đến cổ ,bàn tay và bàn chân.
Khuôn mặt chi chít những vết thương nhẹ nhưng như thể không biết cách sử lý lên bị lở loét,để lâu bị hoại tử,trông thập phần gớm ghiếc.Nếu 2 thi thể đang nằm yên phận này mà bất thình lình bật dậy,quả nhiên giống zombie không sai .
Người ta vừa mới nhắm mắt xuôi tay cách đây ít phút,từ nhà họ khuân ra bìa làng đi chậm rì rì để cho lão kia còn vừa nhảy múa vừa hát hò ê a cùng lắm tốn một canh giờ.Thời tiết thì se lạnh thế quái nào mà tốc độ thối rữa lại xảy ra nhanh vậy?
Như thể có con gì từ bên trong gặm gặm ra phía ngoài,trên mặt loang lổ những lỗ những lỗ nho nhỏ mà máu thịt từ đó bị đùn ra ngoài,càng giống lỗ giun mà trời mưa phải ngoi lên mặt đất thở.
Một tên lính dùng con dao nhỏ từ từ cẩn thận cắt lấy cặp mí mắt một thi thể rồi đưa chúng cho thầy cúng.Ông ta vẫn lầm bầm từ nãy những lời rù rì khó hiểu và luôn tay rung chuông đồng.
Lão dừng lắc,đón lấy cặp lông mi và cho chúng vào khối bát giác con con treo bên trong quả chuông.Tên lính lại dâng lên cặp lông mi tiếp và cũng được lão nhét vào bên trong khối bát giác của cái chuông đồng còn lại.
Xong xuôi lão lại càng lắc chuông và đọc bài văn tế một cách điên loạn hơn như thể phê thuốc phiện.Đám lính cuộn 2 thi thể lại và đặt vào cùng một mộ huyệt sâu khoảng hơn m sau đó bọn chúng nhanh chóng lấp đất ,vun thành ụ cao rồi cắm 2 bia mộ bằng đá đã được khắc chữ từ trước lên.
Xung quanh bia chạm khắc hình một con rắn cắn đuôi theo chiều ngược kim đồng hồ thành một vòng tròn,giống như một vòng luẩn quẩn kéo dài bất tận…tôi đặc biệt lưu tâm tín ngưỡng thờ xà thần này,phải,về sau thoát khỏi giấc mộng điên khùng thì sẽ tìm hiểu một chút ý nghĩa quỷ quái đó.
Bấy giờ lão thầy cúng mới ngừng hành động rung chuông và hát hò điên cuồng thứ tiếng như của người ngoài hành tinh,hoặc là tiếng cổ của người dân tộc thiểu số.
Tôi nghĩ thầm,chữ cổ và tiếng cổ,đối với các pháp sư phù thủy cao tay ấn chính là một trong các lĩnh vực họ bắt buộc phải am hiểu ,bởi thông qua một sức mạnh đặc biệt khó lý giải nào đó của nó đã tạo ra các phù trú bùa phép xoay chuyển được cả tự nhiên.
Người hiện đại hầu như ai cũng chỉ muốn chữ viết càng đơn giản càng tốt,lại chẳng biết rằng,ngôn ngữ và cách viết cổ đại có thể chứa khối sứ mạnh to lớn nhường nào.
Lão gắn lần lượt 2 quả chuông vào 2 tấm bia đá,tôi đứng ở ngoài thầm lo lắng không biết thần trí lão có còn tỉnh táo minh mẫn mà phán đoán đúng. Nhỡ đâu lại gắn nhầm chuông có lông mi của người này vào bia mộ của người khác.
Xem ra mọi sự đã được liệu tính,hố huyệt, bia mộ ,nhân diện phù điêu đều được làm sẵn chỉ chờ giờ tử tới đưa thi thể xuống.
Tôi chưa từng dự đám tang nhưng cũng biết chẳng ai làm đám ma với tốc độ tên lửa như ở đây .
Tôi biết có nhiều kiểu an táng ,như thiên táng (phơi thây ngoài trời nhờ tự nhiên mai táng dùm), điểu táng( nhờ chim kền kền hóa kiếp), thủy táng(chôn dưới nước), hỏa táng(thiêu thi thể), huyền táng(treo quan tài trên vách đá), mộc táng(treo quan tài trên cây) và địa táng(chôn thi thể xuống đất),trong đó địa táng là phiền phức cùng cầu kỳ nhất.
Nhưng dù chôn cất kiểu gì thì đều nhắm tới mụch đích duy nhất là giúp người quá cố sớm yên nghỉ an ổn nơi thiên đường cực lạc,chứ không phải bị đày đọa chốn địa ngục lầm than.
Nên cái kiểu địa táng đơn giản như chạy giặc mà cổ quái này khiến tôi hồ nghi, cũng là lần đầu biết tới.
Thường thì đám ma đám cưới là 2 nghi lễ trọng đại và linh thiêng nhất một đời người,tuy không rườm rà phiền phức như những người có tiền của thì cũng cần có những nghi thức bắt buộc phải tuân theo.Thời hiện đại thì đã giản lược đi rất nhiều hủ tục nhưng nhìn ở đây xem,mọi thứ qua quýt tới mức như thể người chết bị coi thường.
Thường sẽ trải qua rất nhiều nghi thức kéo dài ít nhất 3 ngày ,nghi lễ đám tang ấy thể hiện rất rõ quan điểm con người là do khí âm, khí dương hòa hợp lại, con người có hồn có vía nên dù đã nhắm mắt xuôi tay vẫn có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với những người sống.
Nào là lễ mộc dục ,phạn hàm,khâm niệm nhập quan,động quan hạ huyệt,vân vân và mây mây thêm một đống tập tục kiêng kỵ khó hiểu khác.
Ở đây,vừa nhắm mắt chưa kịp xuôi tay đã khuân đi rồi,như thể người ta mang đi vất rác.Ít ra cũng phải coi giờ lành mới cho nhập mộ,rồi coi vị trí của mộ xem có hợp phong thủy gia đạo,trước đó còn cần phải lau rửa tử tế người chết bằng nước ngũ vị hương,và cho thay đồ sạch sẽ .
Như đã nói tôi chưa từng đi viếng đám mà nhà ai lần nào,song cũng biết âm trạch là đất táng người thân mất và mưu đồ cho tương lai con cháu về sau, vong linh yên ổn thì con cháu thành đạt.
Người xưa xem âm trạch là gốc còn dương trạch là nhánh ngọn, nên chăm lo mộ phần rất chu đáo, việc đi tìm thế đất tốt để chôn người chết, chẳng khác người sống đi tìm đất cất nhà.
Người nhà sẽ mời thầy phong thủy tới xem hướng đặt mả, chọn ngày, tháng, năm mà xây mả ,nếu người chết được tuổi, tức trong năm đó không kiêng kỵ về xây dựng, trong 49 ngày đầu tiên có thể lập mộ, còn sau đó phải xem ngày, tháng, năm như người sống, bằng Tứ Kim Lâu, Lục Hoang Ốc, ngày, tháng Hoàng Đạo v.v…
Ở thời hiện đại hình như người ta rất kỵ việc chôn 2 xác chung huyệt,trừ phi đây là di nguyện người quá cố.Trong thời chiến thì không nói làm gì,mỗi lần 2 quân đánh nhau,số người thương vong lên đến cả ngàn là ít,không thể nào họ đào cả ngàn cái hố mà táng,càng không thể nào đóng ra cả ngàn cái áo quan.
Cho nên việc chôn cất tập thể là điều không tránh khỏi,hơn nữa e rằng dùng chính chiến bào mà cuộn thi thể lại.
Giờ nhìn lại, dân làng ở đây nhiều lắm tôi đoán cũng không đến một ngàn.Tốc độ tử của dịch bệnh chắc chắn chậm hơn so với sự hạ sát của chiến tranh,còn tùy thuộc thời gian ủ bệnh và phát bệnh,vào sức kháng cự của mỗi người mạnh yếu khác nhau mà trung bình mỗi ngày có thể từ vài người đến hơn chục người.
Họ vẫn có thể đào riêng biệt từng huyệt,vì cớ gì cứ nhất thiết phải chung mộ ?Hơn nữa tuyệt không thấy một mộ huyệt một bia đá,như thể đó mới là điều cần tránh né,còn nữa,nào có ai như ở đây,tùy tiện làm một cái hố rồi vất xác xuống như phi tang vật chứng.
Tôi nhìn trên mặt đất có những vết máu trong quá trình di chuyển xác rơi rớt lại.Máu vẫn đỏ tươi,không phải do trúng độc,trong vũng dịch như có sinh vật,chúng nhúc nhích ngọ nguậy làm tôi suýt ói.
Sương mù như lan đi càng đậm,ngó quanh đã chẳng nhìn thấy ai gần đây,tiếng bước chân như rời xa tôi một quãng,chỉ còn lại âm thanh đinh đang của chuông đồng theo gió ngân nga không theo tiết tấu một cách kỳ quái.
Ẩn hiện bên cạnh những gốc cây tôi vẫn thấy đám bóng đen,giờ chúng tràn lan ngồi trên khắp các ngôi mộ,vươn cánh tay chạm một ngón vào chuông đồng,âm thanh vặn vẹo phát ra khiến cho cảnh vật dường như cũng bị biến dạng mà trở lên đứt gãy.Rồi từ từ chúng nó cũng nhạt nhòa dần và biến mất hẳn.
Chúng nó là gì?lại dường như không người nào để ý tới,hoặc là chẳng ai nhìn thấy được?
Khi tôi được nửa đường quay trở lại thì thấy mã xe của lão quan Lý Can cùng đám thuộc hạ hướng tới một con tiểu lộ khác mà đi ra ngoài làng.Tôi tức tốc cũng bám theo.
Hành động này như thể theo bản năng,hay đúng hơn,không do tôi kiểm soát.Chân như thể tự động chạy theo,hơn nữa tôi cũng mơ hồ tự cảm thấy,nếu bám theo biết đâu lại có thêm thông tin gì đấy.
Cụ thể thì đến chính bản thân tôi đây cũng chẳng rõ mình đang theo đuổi thông tin gì,rốt cuộc thì dựa vào giác quan nào mà tôi tin rằng không phải cái đám này đang trên đường trở về mà là đi làm việc gì đó?
Có đôi khi,mọi hành động của bạn trong mơ lại chẳng hề do bạn kiểm soát,bạn chỉ đơn thuần giống như người xem ,đứng bên lề một bộ phim theo dõi mọi diễn biến câu chuyện sắp diễn ra chứ hoàn toàn không có quyền hạn quyết định làm bất cứ việc gì ngoại trừ suy nghĩ của bộ não.