Tống Hành buông tay khỏi vòng eo nàng, môi mỏng phủ lên phiến môi đỏ mọng, cho đến khi gò má Thi Yến Vi hiện lên những áng mây hồng, trên trán lấm tấm mồ hôi thì hắn mới buông tay.
Thi Yến Vi bị giam tại chỗ, bước chân như muốn rời khỏi mặt đất, nàng vươn cao cần cổ thiên nga trắng, phát ra âm thanh vừa bất lực vừa đáng thương. Khi nàng gần như không đứng vững nổi nữa, Tống Hành mới nâng nàng lên, ôm trọn nàng vào lòng.
“Nương tử muốn lên giường nghỉ ngơi chút không?” Tống Hành khẽ buông mi mắt, nhìn thẳng vào đôi mắt đào hoa sóng sánh làn thu thủy của nàng, cười hỏi.
Lúc này Thi Yến Vi đã giống như một chiếc thuyền con lạc bến, đầu óc lâng lâng, nghe hắn hỏi thế thì chỉ biết yếu ớt gật đầu.
Tống Hành ghé sát tai nàng, giọng trầm thấp nói: “Được.”
Một bước, năm bước, mười bước…
Tống Hành càng lúc càng tới gần chiếc giường lớn.
Thi Yến Vi vòng tay ôm lấy cổ hắn, nhìn vào rèm châu va vào nhau thành đợt, chỉ mong có thể nhanh chóng nằm lên đệm rồi nghỉ ngơi sớm chút.
Nào ngờ, khoảnh khắc tiếp theo, Tống Hành không chút lưu tình dập đi vọng tưởng của nàng, quay người ghé sát vào tai nàng, cười khẽ: “Nương tử muốn lên giường ngủ giờ này e là quá sớm rồi.”
Thi Yến Vi bất ngờ nghe thấy lời này liền lập tức tỉnh táo lại, nàng cảm nhận được hắn cố tình dẫm nặng bước chân.
Tròng mắt càng thêm phần ướt át, cuối cùng khẽ nấc thành tiếng, đôi môi đỏ tươi hé mở, nàng quên cả việc phải gọi hắn là gia chủ, chỉ biết nghẹn ngào lên án: “Ngài gạt người…”
Tống Hành nghe xong lời này chẳng những không nổi giận mà còn liên tục gật đầu, miệng toàn những lời ngon ngọt dỗ dành nàng: “Nương tử nói đúng rồi, ta là sói lớn quen thói lừa gạt, cả đời chỉ thích ăn loại con thỏ ngọc nhỏ xinh như nàng thôi.”
Nói xong, hắn ôm nàng đến gần cửa sổ một lúc lâu mới chịu thả xuống, nàng còn chưa kịp hoàn hồn thì đã bị hắn đè xuống cửa sổ.
Đầu óc nàng vì sự giày vò của hắn mà trở nên mơ màng, Thi Yến Vi lắc đầu, nức nở không rõ phủ nhận lời hắn.
Giọng nói trầm thấp của nàng lọt vào tai hắn, đứt quãng thành tiếng thút thít rất nhỏ.
Tống Hành lại gọi nàng là “tiểu thỏ ngọc”, rồi bất ngờ lùi lại, ôm nàng đến trước thư án.
Suy nghĩ dần trở nên rõ ràng, Thi Yến Vi nhất thời thất thần, vô thức thốt lên thành tiếng. Đợi đến khi tỉnh táo lại, nàng không khỏi tức giận vì phản ứng của cơ thể hoàn toàn nằm ngoài tầm khống chế, cắn chặt môi dưới, cố gắng ngăn những tiếng rên thoát ra từ cổ họng.
Nàng thà hắn tiếp tục hành hạ nàng như trước, khiến nàng đau đớn đến mất sạch tri giác, còn hơn phải chịu đựng mãi trong tình cảnh thế này.
Tống Hành cười nhạo thành tiếng, thuận thế giữ chặt vai nàng, cúi người ghé sát bên tai nàng thì thầm: “Nương tử đã thành ra thế này, nếu ta không thể làm nàng thỏa mãn hôm nay thì chẳng phải sẽ phụ lòng nàng lắm sao?”
Trên người hắn giống như ẩn chứa luồng sức lực vô hạn, khiến người ta thực sự khó mà chịu đựng nổi.
Đầu ngón tay nàng tái nhợt, khung cửa gỗ bị nàng bóp chặt như đang nóng dần lên, không lâu sau đại não lại trở nên trống rỗng.
Tống Hành để nàng điều chỉnh lại hơi thở, khóe môi nhếch lên trêu chọc: “Đúng là con thỏ ngọc vô dụng.”
Thi Yến Vi tức giận, dùng móng tay cào mạnh vào cánh tay hắn mấy cái, không ngờ Tống Hành lại chẳng để ý, thậm chí không thèm nhìn đến ngón tay nàng.
Qua đến giờ Tý, Thi Yến Vi mới được trả tự do. Nàng kéo chăn che khuất thân thể, đầu ngón tay liên tục ấn vào huyệt vị.
Vì sợ Tống Hành phát hiện ra nên đành quay lưng đi, yếu ớt nói: “Gia chủ mặc quần áo trước đi, để thiếp nằm nghỉ một lát, thiếp giờ không động đậy nổi nữa.”
“Vừa nãy còn đòi đi ngủ nhưng giờ đã có sức nói chuyện rồi.” Tống Hành đứng cạnh giường dùng khăn chậm rãi lau người, bật cười giễu cợt nàng.
Vết cắn trên xương quai xanh vẫn còn đau nhức nhối, Thi Yến Vi đoán tâm trạng hắn lúc này vốn không tệ nên vùi đầu vào gối mềm, giận dỗi nói: “Rõ là gia chủ cắn thiếp phải tỉnh lại, giờ còn dám hỏi thiếp.”
Tống Hành im lặng mặc xong tẩm y, ngồi bên giường một lúc rồi mới bế nàng ra khỏi chăn, lau sạch người, mặc lại trung y tiết khố.
Sau khi làm xong hết thảy mọi việc, lúc Tống Hành định đặt nàng trở lại giường thì mới nhận ra đệm giường đã ướt thành mảng lớn, thế là tiện tay kéo chăn bọc kín người nàng bế ra gian ngoài ngồi đợi trên giường La Hán, trong lúc chờ người hầu vào đổi mới đệm.
Lưu mụ sợ nhóm hạ nhân trẻ tuổi da mặt mỏng nên tự mình đi vào hầu hạ, không lâu sau đệm giường vấy bẩn đã được thay mới rồi cuộn lại, ném vào thùng gỗ.
Gia chủ đang ở độ tuổi huyết khí phương cương, thực tủy biết vị (nếm tủy mới biết mùi vị), hằng đêm rải đều mưa móc thì chẳng mấy mà nương tử sẽ được như ý nguyện.
Lưu mụ thầm nghĩ, cúi đầu, xách thùng gỗ ra ngoài.
Thi Yến Vi mệt mỏi đến cùng cực, ấn huyệt xong liền không chịu nổi nữa, đợi đến khi Tống Hành ôm nàng trở lại giường thì nàng đã ngủ rất say.
Tống Hành ngồi ở mép giường, mượn ánh trăng chăm chú ngắm nhìn nàng, hắn nhớ lại cách nàng đối đãi với người khác, đến con mèo nhỏ trong viện Nhị nương cũng nhận được sự dịu dàng ân cần từ nàng, ý cười ấy là xuất phát từ nội tâm. Chỉ duy mỗi mình hắn, hoặc cố tình xa cách, hoặc đón ý giả vờ, nàng chưa từng thật lòng cười chứ đừng nói là nói những lời chân tình với hắn.
Hắn xưng bá phương bắc, nắm quyền trong nhiều năm, luận về tướng mạo lẫn vóc người thì nam tử bình thường đều không thể sánh kịp, rốt cuộc hắn có gì không xứng với nàng khiến nàng luôn coi thường, dù bên nhau bao lâu cũng không thể khiến nàng chịu nhìn nhận những ưu điểm của hắn.
Trong thế đạo hiện nay, cái gọi là tự lực cánh sinh mà một nữ lang trẻ trung xinh đẹp như nàng luôn theo đuổi mà nói, chính là mơ tưởng hão huyền.
Nếu không phải hắn che chở, nàng ngay cả một tên hoàn khố như Bùi Mậu Khiêm cũng không ứng phó nổi chứ chưa nói đến những kẻ quyền quý bụng đầy dầu mỡ.
Cũng không lúc còn ở Hoằng Nông, Văn Thủy nàng đã đọc phải loại sách gì khiến trong đầu toàn những ý nghĩ vừa ngây thơ vừa buồn cười.
Tuy lương thiện mạo mỹ nhưng lại có chút ngu xuẩn cố chấp.
Rốt cuộc hắn thích khuôn mặt tinh xảo của nàng hay thích nét tính cách kỳ lạ này, hắn cũng không thể phân biệt được, hoặc có thể là cả hai đều hấp dẫn hắn.
Tống Hành nghĩ rất lâu nhưng cuối cùng vẫn không thể tìm ra lời giải, đành vén chăn chui vào ôm nàng ngủ thiếp đi.
Hôm sau khi Thi Yến Vi tỉnh lại thì mặt trời đã lên cao, ánh nắng chói gắt ùa vào qua khung cửa.
Phía sau đột nhiên vang lên giọng nam tử trầm thấp mang theo tiếng cười mơ hồ, dịu dàng hỏi: “Tỉnh rồi?”
Thi Yến Vi bị âm thanh kia dọa đến cứng đờ, miễn cưỡng quay đầu nhìn người phía sau.
Hai người cách nhau quá gần, gần đến nỗi Thi Yến Vi có thể nhìn thấy từng sợi lông tơ trên mặt hắn, lông mi dài đen nhánh sắc bén, chỉ xét riêng về ngoại hình thì đúng là phong thái đường đường, tư chất trác tuyệt.
Thi Yến Vi nhìn lông mi hắn, trong lòng lại nghĩ đến người khác, nàng chợt cảm thấy lòng nghẹn một hơi, quay đầu làm như lơ đãng hỏi: “Sao gia chủ còn chưa rời đi, hôm nay không phải đến quan thự sao?”
Tống Hành ôm nàng từ phía sau, cả người dán sát vào người nàng, mùi hương nam tính nồng đậm cùng hơi thở nóng bỏng không ngừng truyền tới da thịt nàng.
Thi Yến Vi bị nhiệt độ trên người hắn làm nóng đến mồ hôi thấm ướt lưng áo, vặn vẹo vòng eo muốn giãy ra.
“Nương tử đừng lộn xộn.” Giọng điệu Tống Hành trở nên kỳ lạ, hơi thở nóng rực bị kìm chặt đang phả vào cổ khiến nàng có chút rùng mình.
Chẳng lẽ đêm qua tên khốn này uống phải thuốc bậy gì? Đè nàng suốt đêm không nói, mới ngủ được ba canh giờ mà đã nổi cơn thú tính, đòi làm những chuyện dơ bẩn kia?
Thi Yến Vi sợ hắn một khi đã bộc phát cơn điên thì sẽ không màng đến sống chết của nàng, lập tức ngoan ngoãn không dám cựa quậy nữa. Nàng đặt tay phải lên gối, nắm chặt tấm đệm mềm, lòng bàn tay rịn đầy mồ hôi.
Một lúc lâu sau, hơi thở của Tống Hành mới dần trở nên ổn định, lông mày sắc như kiếm hơi nhíu lại, dường như cũng vì chuyện vừa rồi đã dọa đến nàng mà cảm thấy hối hận, bèn dứt khoát chuyển sang đề tài khác.
“Ta nghe người ta nói hôm trước nàng đến gặp nữ châm công xong thì còn đến phường cứu trợ?”
Thi Yến Vi không cảm thấy việc nàng đến phường cứu trợ thì có gì không ổn nên gật đầu, thẳng thắn thừa nhận, nhẹ giọng đáp: “Thiếp nghe nữ y công nói ở phường cứu trợ toàn là bệnh nhân, người già và phụ nữ trẻ nhỏ, vì muốn tích phúc cho chính mình và gia chủ nên mới tới quyên một trăm hai mươi lượng.”
Tống Hành vén chăn ngồi dậy, xoay người Thi Yến Vi ngồi đối diện với hắn rồi nhẹ nhàng vuốt ve vành tai non mềm xinh xắn của nàng, cất giọng nói: “Phường cứu trợ vốn là do ta hạ lệnh trùng tu, cần bao nhiêu bạc đều từ công quỹ phủ Thái Nguyên mà ra, đâu cần nàng lấy bạc của ta để quyên góp. Giờ triều đình như tượng bùn qua sông, làm gì có tiền nhàn rỗi để mở phường cứu trợ.”
Thi Yến Vi nghe hắn nói vậy, mơ hồ nhớ lại sách giáo khoa lịch sử đã mô tả đại khái tiết độ sứ. Các quyền về quân sự, dân chính, giám sát, tài chính đều do chức quan này nắm giữ, có thể coi là hoàng đế một phương, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của loạn An Sử [1] và sự phân chia cát cứ của các phiên trấn, yếu tố đến sự diệt vong của đế quốc Đại Đường.
[1][1] Loạn An Sử (chữ Hán: 安史之亂: An Sử chi loạn) là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường vào thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ năm 755 đến năm 763, do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu. Cả họ An và họ Sử đều xưng là Yên đế trong thời gian nổi dậy. Do xảy ra vào niên hiệu Thiên Bảo của Đường Huyền Tông, cuộc phản loạn này còn được gọi là Thiên Bảo chi loạn (天寶之乱).
Cuộc nổi dậy kéo dài qua ba đời hoàng đế nhà Đường trước khi bị dập tắt, và có sự tham gia của nhiều thế lực địa phương. Bên cạnh phe trung thành với triều Đường, còn có các thế lực chống Đường, đặc biệt là ở khu vực Hà Bắc và vùng ảnh hưởng Sogdiana. Cuộc nổi loạn đem đến sự tàn phá trên quy mô rất lớn, làm suy yếu đáng kể nhà Đường và khiến triều Đường mất đi tầm ảnh hưởng tại Tây Vực. Nhà Đường thuê 3.000 lính đánh thuê từ Abbasid, và Hãn quốc Ngô Duy Nhĩ cũng giúp sức chống lại An Lộc Sơn.
Đây được xem là một trong những binh loạn lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc và đã làm suy yếu gần như hoàn toàn triều đại nhà Đường hơn 100 năm phồn thịnh.
Nguồn chú thích: Wikipedia
Tống Hành nắm giữ kinh mạch nhiều trấn, hiển nhiên có thể quyết định sự tồn vong của các phường cứu trợ, về điểm này hắn không nhất thiết phải nói dối.
Thi Yến Vi ngẫm nghĩ một lúc, ngẩng đầu nhìn vào mắt phượng của Tống Hành, môi đỏ như chu sa hơi cong lên, nghiêm túc nói: “Công quỹ chung quy là có hạn, nếu được quý nhân của các thế gia đại tộc quyên góp thêm chút ngân lượng thì cuộc sống của người già phụ nữ và trẻ con ở phường cứu trợ sẽ thoải mái hơn không ít, công quỹ cũng được giảm bớt áp lực.”
Tống Hành như thể nghe thấy điều gì đó thú vị, bàn tay to lớn của hắn di chuyển dọc theo đường cằm của nàng, trêu chọc nói: “Trước đây ta không nhận ra trong biệt viện này lại có một Quan Âm nương tử muốn cứu khổ cứu nạn, không bằng nương tử đổi chữ thứ hai trong tên thành chữ “Quan”, gọi là Dương Quan Âm thì hợp hơn đấy.”
“Thiếp đang nói chuyện đàng hoàng với gia chủ, gia chủ lại đem thiếp ra đùa cợt.” Thi Yến Vi vừa nói vừa không khách khí đánh vào bàn tay không mấy an phận của Tống Hành.
Tống Hành cũng không vì hành động hỗn xược này của nàng mà tức giận, ngược lại còn không biết xấu hổ lại dính sát vào người nàng, bàn tay không chút kiêng dè, đi xuống mò vào trong cổ áo, khẽ cười nói: “Nương tử đừng giận ta. Ý tưởng của nàng tuy tốt, nhưng những sĩ tộc đó đã vắt hết đầu óc để cướp đoạt mồ hôi nước mắt con dân, nếu bắt bọn họ nhả ra để cứu giúp những cô nhi không liên quan thì khác nào đoạt đi nửa cái mạng.”
Thi Yến Vi suy nghĩ về những lời hắn nói, chợt nhận ra nếu bọn họ có lòng tốt như thế thì đã không tàn nhẫn bóc lột dân chúng, tích lũy gia tài bạc triệu.
Không nghi ngờ gì nữa, Tống Hành đối với nàng là một tên tội phạm cặn bã, nhưng trong việc xử lý chính sự thì hắn lại được xem là một người khá chăm chỉ, hiểu được đạo lý “nước có thể nâng thuyền thì cũng có thể lật thuyền”, đối với con dân bắc địa cũng coi như tận tâm nên mới nhận được sự ngợi khen của bá tính phương bắc.
Ánh nắng mùa đông ấm áp chiếu vào qua màn cửa lụa mỏng, dát một lớp sáng vàng lên màn ngủ màu trắng noãn, Thi Yến Vi nghiêng đầu nhìn về phía luồng sáng đậu lại trên lớp vải, không khỏi hơi nhíu mày.
Trừ lúc đè nàng hành sự dưới thân ra thì Tống Hành không tài nào chịu được khi nhìn thấy nàng chau mày, hắn vươn tay vuốt ve hàng chân mày của nàng, nhẹ giọng nhắc nhở: “Đây vốn là việc của nam nhân, không cần một tiểu nữ lang nhỏ bé như nàng phải suy nghĩ. Nàng chỉ cần hầu hạ ta thoải mái, cũng xem như đã tạo phúc cho con dân bắc địa.”
Thi Yến Vi cực kỳ phản cảm trước những lời nói sặc mùi của chủ nghĩa nam quyền ấy, sắc mặt lại càng tệ hơn, chống người muốn xuống giường nhưng lại bị Tống Hành vươn tay kéo lại, cả người ngã vào lòng hắn, ấn bàn tay phải của nàng tìm kiếm dưới bụng.
Người này phải chăng đã phát điên rồi sao, mới sáng ra đã bày trò quái đản. Nghĩ đến đây, Thi Yến Vi càng cảm thấy ghê tởm muốn rút tay lại nhưng hắn lại càng giữ chặt hơn.
“Nương tử còn muốn tháng sau được ra ngoài nữa không?” Tống Hành ngoài mặt mỉm cười nhưng giọng điệu lại lạnh đến rợn người.
Thi Yến Vi dễ dàng bị hắn chế ngự, chỉ có thể chịu trận mặc cho hắn làm chủ, phó thác bàn tay đang bị hắn kìm chặt.
Tống Hành cúi xuống hôn nàng, mạnh mẽ chiếm đoạt hơi thở thơm mát trong miệng nàng, đầu lưỡi và cánh môi bị hắn nhẹ nhàng gặm cắn rồi rút đi dưỡng khí, khiến nàng gần như không thể thở nổi, tạm thời quên đi cảm giác chạm vào là phải bỏng giữa lòng bàn tay.
Cho đến khi đôi môi mỏng của Tống Hành lướt qua cổ nàng, một tay nhanh chóng cởi bỏ áo trong, chôn đầu vào trước ngực nàng thì Thi Yến Vi mới kịp hít mấy hơi thật sâu để ổn định hô hấp, nàng dần tỉnh táo lại, chết lặng chịu đựng sự điều khiển của Tống Hành.
Gần hai khắc đồng hồ sau, Tống Hành ngã vật bên người nàng phát ra tiếng than nhẹ nhõm rồi mang vẻ mặt thỏa mãn, gọi người đưa thêm nước nóng vào.
Thi Yến Vi mặc lại trung y rối bời trên người, trước hết nàng rửa tay bằng nước sạch sau đó đó lại dùng đậu tắm chà rửa thêm hai lần, cuối cùng là lau khô tay bằng khăn sạch, gắng gượng đứng dậy, ra sau bức bình phong mặc lại quần áo.
Tống Hành thấy nàng bước đi khó nhọc thì vừa tự mãn vừa sinh lòng thương xót, dịu giọng dò hỏi: “Mỗi lần thừa sủng xong thì sáng ngày thứ hai nương tử đều đi lại như vậy sao?”
Thi Yến Vi có vẻ vẫn tức giận, quay đầu lườm hắn một cái, im lặng không đáp.
Tống Hành không chịu nổi dáng đi của nàng liền tiến lại bế nàng lên, bình thản nói: “Thân thể nàng quá yếu, khó lòng chịu được ta. Đợi ta đi Trường An về, nhất định sẽ tìm được một nữ nhân giỏi múa kiếm như Công Tôn Đại nương thời Huyền Tông đến dạy nàng múa kiếm, nàng tập dần để cường gân kiện cốt, khỏe mạnh rồi thì sáng hôm sau sẽ không còn phải thấy khổ sở.”
Lời còn chưa dứt, Tống Hành đã ôm nàng ra ngoài, đặt nàng ngồi lên giường La Hán.
Luyện Nhi tiến lên bày thiện, Thi Yến Vi không thể thoải mái nổi khi bị ép ngồi trong lòng Tống Hành, thấp giọng hỏi Luyện Nhi đã ăn sáng chưa.
“Nô tỳ tạ ơn nương tử quan tâm, chưa tới giờ Thìn nô tỳ đã ăn sáng xong rồi.” Luyện Nhi nói xong, nhấc hộp thức ăn rỗng lui ra ngoài.
Tống Hành ngồi một bên mày kiếm hơi nhíu, nghiêng đầu nhìn về phía Thi Yến Vi, nửa thật nửa đùa trêu nàng: “Nương tử đối với nàng ta quả là ân cần chu đáo, trước mặt nàng, ta còn không bằng nàng ta.”
Thi Yến Vi giật mình nhớ lại lần trước ở Thối Hàn cư hắn cũng từng nói lời tương tự, chỉ là lúc đó nhắm vào Ngân Chúc, còn lần này lại là Luyện Nhi.
“Gia chủ thân phận cao quý, đương nhiên là có vô số người nhớ đến ngài, không đến lượt thiếp phải phí tâm.”
Câu này khiến Tống Hành phải véo nhẹ vào vùng da eo mềm mại trên người nàng, nghiêm giọng trách mắng: “Nàng đúng là vô tâm, chẳng lẽ ta đối với nàng còn chưa đủ tốt? Còn nàng thì sao, chút tâm tư này cũng không chịu bỏ ra.”
Thi Yến Vi lười tranh cãi những lời vô nghĩa với hắn, bèn nũng nịu nói: “Hôm qua thiếp đã mệt cả đêm rồi, gia chủ để thiếp dùng bữa đã có được không?”
Tống Hành nhận ra nếu cứ ép nàng ngồi trong lòng thế này thì nàng cũng không tiện dùng bữa, lúc này mới chịu buông tay, để nàng đứng dậy ngồi xuống chỗ đối diện.
Ăn sáng xong, Thi Yến Vi hỏi hắn về dạng thuế pháp đang được áp dụng ở phương bắc.
Rất dễ để nhận ra Tống Hành không ngờ rằng nàng sẽ hỏi chuyện này, hắn không khỏi giật mình, nheo mắt nhìn thẳng vào nàng: “Nương tử cũng biết về thuế pháp?”
Thi Yến Vi không phủ nhận, chỉ nhìn vào mắt hắn, giục hắn mau trả lời.
Tống Hành hứng thú, hỏi lại: “Theo nương tử, giữa thuế Tô Dung Điều [2] và Lưỡng Thuế Pháp [3] do Dương Viêm đề xướng, cái nào tốt hơn?”
[2][2] thuế Tô Dung Điều (租庸调), trong đó
“租” (Tô): có nghĩa là thuế đất, thuế ruộng. Đây là thuế đất nông nghiệp. Người nông dân phải nộp một phần sản lượng thu hoạch từ đất canh tác của mình cho nhà nước.
“庸” (Dung): có nghĩa là thuế lao động. Đây là thuế lao động, yêu cầu người dân phải đóng góp một số ngày công lao động mỗi năm cho các dự án công cộng hoặc phục vụ cho chính quyền. Nếu không thể thực hiện lao động, người dân có thể nộp tiền thay thế.
“调” (Điều): có nghĩa là thuế hàng hóa. Đây là thuế hàng hóa, yêu cầu nông dân nộp các sản phẩm phi nông nghiệp như vải vóc, lụa, và các sản phẩm thủ công khác.
[3][3] Thuế pháp của Dương Viêm, hay còn gọi là “chế độ thuế hai tầng” (两税法, Lưỡng Thuế Pháp), được áp dụng dưới triều đại nhà Đường vào năm 780 dưới sự chỉ đạo của tể tướng Dương Viêm. Đây là một cải cách quan trọng trong hệ thống thuế của Trung Quốc thời kỳ đó. Những điểm chính của chế độ này bao gồm:
– Thuế Đất và Thuế Hộ: Hệ thống này chia thuế thành hai loại chính: thuế đất (租税) và thuế hộ (户税). Thuế đất được thu dựa trên diện tích đất canh tác, trong khi thuế hộ được thu dựa trên số lượng hộ gia đình.
– Thuế Thuộc Về Tài Sản: Thuế đất được tính dựa trên tài sản và sản lượng thu hoạch của mỗi hộ gia đình, điều này giúp đảm bảo công bằng hơn so với hệ thống thuế cũ, vốn chỉ dựa trên diện tích đất mà không tính đến năng suất.
– Thuế Trả Hai Lần Mỗi Năm: Thuế được thu hai lần mỗi năm, vào mùa hè và mùa thu, thay vì một lần duy nhất như trước. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho nông dân, vì họ có thể chuẩn bị trước số tiền thuế phải nộp.
– Cấm Sử Dụng Vật Phẩm Thay Thế Tiền: Một trong những cải cách quan trọng của Dương Viêm là cấm việc sử dụng vật phẩm thay thế tiền để trả thuế, nhằm tránh tình trạng quan lại lợi dụng để bóc lột dân chúng.
– Giám Sát và Kiểm Soát: Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, hệ thống này có các biện pháp giám sát và kiểm soát chặt chẽ, bao gồm cả việc cử quan giám sát khắp các châu phủ.
– Thúc Đẩy Thương Mại: Mặc dù xã hội phong kiến thời đó coi trọng nông nghiệp hơn thương mại, Dương Viêm đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển thương mại. Chế độ thuế này cũng bao gồm các biện pháp thúc đẩy thương mại và thu thêm thuế từ thương nhân.
– Chế độ thuế hai tầng của Dương Viêm được coi là một trong những cải cách thuế quan trọng và tiến bộ nhất trong lịch sử Trung Quốc, giúp cải thiện tình trạng kinh tế và hành chính của đất nước trong thời kỳ đó.
Chế độ thuế do Dương Viêm đề xướng chính là “chế độ thuế hai tầng” được ghi chép trong sách sử. Thi Yến Vi dù không nhớ chi tiết, nhưng vẫn nhớ mang máng một số nguyên tắc cơ bản và các điểm hạn chế.
“Chế độ thuế của Dương Viêm tuy tốt, nhưng trên có chính sách, dưới có đối sách. Không ít quan lại vịn vào đó để vơ vét tài sản dân chúng, thường thu sưu cao thuế nặng, buộc dân nghèo phải dùng hiện vật nộp thay thay tiền bạc. Thiếp cho rằng, nếu gia chủ áp dụng chế độ thuế này thì nên cấm việc dùng hiện vật thay thế tiền bạc, cấm buôn bán đất đai, cử tuần sử giám sát khắp các châu phủ. Ngoài ra, bên cạnh việc coi trọng nông nghiệp thì cũng nên hỗ trợ thương nhân, thu thêm thuế từ đối tượng này.”
Những lời nàng nói lại có điểm tương đồng với suy nghĩ của hắn.
Tống Hành nhìn nàng, ánh mắt càng lúc càng sâu, dường như muốn xuyên qua đôi mắt nhìn thấu tâm can nàng. Hắn muốn biết đến tột cùng con người nàng là gì, không biết nữ công khâu vá nhưng lại có kiến giải về chính sự.
“Sau này đừng nói nhảm thế nữa, nếu đổi lại là lang quân khác nghe thấy khẳng định sẽ mắng nàng nông cạn.”
Các triều đại phong kiến bao đời nay đều có chính sách “trọng nông ức thương” [4], giờ nàng lại nói muốn phát triển công thương nghiệp thì đương nhiên sẽ bị xem là vớ vẩn, ngay cả Tống Hành cũng không ngoại lệ.
[4][4] trọng nông ức thương: Lấy nông nghiệp làm gốc, coi thường công thương nghiệp.
Thi Yến Vi cười lạnh, ánh mắt lười biếng rời khỏi người hắn, lặng lẽ cúi đầu nhấp một ngụm trà hoa nhài trong chén.
Tống Hành chăm chú nhìn nàng, chợt thấy thì ra từ trước đến nay, hắn đều chưa từng nhìn thấu nàng.
Hai người ngồi yên lặng một lúc lâu, sắc trời bên ngoài cũng không còn sớm, lúc này Tống Hành mới nói vài câu từ biệt với nàng, mang theo tâm trạng không nỡ rời khỏi biệt viện.
Tống Hành vừa đi chưa được bao lâu thì Luyện Nhi mang chén thuốc đến cho Thi Yến Vi, thấp giọng nói: “Cây mẫu đơn dưới cửa sổ phía tây sắp vàng úa cả rồi, nô tỳ đã thay đất và trồng lại cây mới, giờ bồn hoa bên dưới vẫn còn rất tốt tươi.”
Lời vừa dứt đã khiến Thi Yến Vi hiểu ra ngay, chắc chắn Luyện Nhi đã phát hiện ra điều gì nhưng thay vì nói ra thì nàng lại chọn cách chọn giữ lại trong lòng, thậm chí là cố tình che giấu…
“Cảm ơn em, Luyện Nhi.” Thi Yến Vi nhẹ nhàng nắm lấy tay nàng, chân thành bày tỏ lòng biết ơn.
Giọng nói của Luyện Nhi vẫn vừa trầm vừa nhẹ như cũ, như thể sợ bị người khác nghe thấy: “Cảm ơn gì chứ, nương tử đừng làm tổn thọ nô tỳ. Trời đông thuốc nhanh nguội lắm, nương tử nên uống ngay khi còn nóng đi.”
Nói xong, nhấc hộp đồ ăn, cắm mặt đi thẳng ra ngoài.
Thi Yến Vi vẫn không uống dù chỉ một ngụm, nhân lúc không có ai thì đổ sạch toàn bộ thuốc trong chén.
Từ sau khi Tống Hành rời đi, gần như cả ngày hôm đó đều được Thi Yến Vi dùng để ngầm tính tháng sau làm thế nào để sử dụng tốt ba lần rời phủ, thoát khỏi sự trông coi của đám thị vệ, thành công rời khỏi Thái Nguyên.
Chỉ cần Tống Hành chưa thể quay về thành Thái Nguyên, họ sẽ không thể lập tức tiến hành lục soát các cổng thành và bến đò, do đó cũng không thể nhanh chóng tìm thấy nàng. Đợi khi Tống Hành trở lại từ Trường An thì có lẽ sự cũng đã rồi, mọi chuyện đều đã quá muộn.
Thi Yến Vi mang theo suy nghĩ đó lại một lần nữa mất ngủ, nghĩ nát óc cũng không thể tìm ra được biện pháp khả thi, trằn trọc trên giường cho đến nửa đêm mới chợp mắt.
Đêm ấy, Tống Hành cũng không ngủ ngon giấc, hắn mơ thấy Thi Yến Vi lợi dụng lúc hắn đến thành Trường An, tìm được cơ hội bỏ trốn…
Trong giấc mơ, khi hắn sốt sắng và vui mừng đến biệt viện tìm nàng để thân mật một phen thì bất ngờ thay, thứ đợi hắn lại phòng không gối chiếc. Hắn rủ mắt nhìn giường La Hán, nơi hai người điên loan đảo phượng không biết đã bao lần, hình ảnh Thi Yến Vi với nụ cười châm biếm cứ liên tục hiện lên trong đầu hắn.
Người xưa có câu, “ngày nghĩ gì, đêm mơ nấy”, Tống Hành mơ thấy giấc mơ này là vì sâu thẳm trong lòng không lúc nào hắn hoàn toàn tin tưởng Thi Yến Vi, mà vẫn luôn giữ nguyên sự đề phòng với nàng. Giấc mộng này, nói đúng ra chỉ là hình ảnh phản chiếu những suy nghĩ trong tiềm thức.
“Phùng Quý!” Tống Hành lau đi mồ hôi rịn ra trên trán, cao giọng gọi Phùng Quý tiến vào.
Phùng Quý mới xuống đến mái hiên thì nghe thấy Tống Hành gọi ngược hắn quay lại, liền gấp gáp dặn Quất Bạch chuẩn bị nước nóng trước khi đẩy cửa bước vào, thấp giọng hỏi Tống Hành liệu có gì phân phó.
Trán Tống Hành ướt đẫm mồ hôi, tay đặt lên ngực thở dốc, vẻ mặt nghiêm nghị, “Đến biệt viện hành sơn đón Dương nương tử ngay, giờ Thìn tới trước cổng Càn Nguyên Môn hội hợp.”
Lúc này đang là giờ Mão một khắc (~5h15), trời còn chưa sáng hẳn, trăng lạnh chìm dần về phía tây, bầu trời bắt đầu hửng nắng.
Phùng Quý không hiểu tại sao hắn đột nhiên lại thay đổi ý định, trong lòng tuy có chút ngờ vực nhưng xưa nay Tống Hành luôn nói một là một, hắn đâu dám không theo, đành rụt rè hỏi lại: “Nô tài ngu dốt, xin được mạn phép hỏi gia chủ muốn Dương nương tử dùng thân phận gì để đi theo người đến Trường An?”
Tống Hành trầm ngâm một lát, khẽ mở môi mỏng chậm rãi nói ra mấy chữ: “Tỳ nữ thiếp thân.”
Phùng Quý kính cẩn tuân theo, vội vã đến biệt viện hành sơn.
Lúc Thi Yến Vi bị người tới gọi dậy thì còn chưa tới chính Mão. (~6h)
Từ khi đặt chân đến biệt viện, mỗi ngày nàng đều không có nhiều việc để làm nên hiếm khi dậy sớm, những lúc bị Tống Hành vật lộn đến nửa đêm thì hôm sau thường ngủ bù đến khi mặt trời đã lên cao ba sào mới bằng lòng chịu tỉnh.
“Để ta ngủ thêm chút đi.”
Hôm qua Thi Yến Vi cũng có một đêm mất ngủ nên lúc này chỉ miễn cưỡng mở mắt, mơ màng nhìn lướt qua Lưu mụ nói câu này trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, xong xuôi lại nhắm mắt ngủ tiếp.
Lưu mụ thấy nàng không chịu dậy, chỉ khẽ nói một câu “đắc tội” rồi kéo chăn nhẹ nhàng vỗ vào vai nàng, miệng lẩm bẩm: “Nương tử ơi, gia chủ lệnh Phùng lang quân đến đón người cùng đi Trường An, giờ Thìn sẽ hội hợp ở Càn Nguyên Môn, nương tử mau dậy rửa mặt thay y phục, lên xe rồi ngủ tiếp cũng không muộn.”
Cùng đi Trường An. Thi Yến Vi bị tin bất ngờ này làm cho tỉnh hẳn, chống tay ngồi dậy tự véo mặt một cái. Lúc nàng nhận ra đấy không phải là mơ thì sự thất vọng và tức giận xộc thẳng lên đến đỉnh đầu, chỉ hận không thể lập tức túm lấy cổ áo Tống Hành mà hỏi ngay rằng: Có phải hắn thấy hả hê lắm nên mới đem nàng ra đùa giỡn đúng không?
Thi Yến Vi mặt không biểu cảm để Lưu mụ, Luyện Nhi cùng những người khác giúp nàng chỉnh trang. Chỉ trong thời gian ngắn là hai khắc đồng hồ, nàng đã được hầu hạ thay y phục, búi tóc và trang điểm xong, lại đội mũ trùm lên đầu, lớp lụa mỏng rủ xuống, che kín cả mặt và cổ.
Lưu mụ và nhóm tỳ nữ vây quanh nàng ra tới hành lang, đưa cho nàng một gói điểm tâm bọc trong giấy dầu, nói rằng điểm tâm này hương vị thơm ngọt, có thể ăn trên xe lót dạ.
Quả là rất biết nghĩ thay Tống Hành.
Thi Yến Vi hừ lạnh một tiếng, nào có tâm trạng dùng bữa sáng nên đưa gói điểm tâm cho Phùng Quý, liếc nhìn Luyện Nhi và Hương Hạnh đứng sau qua tấm rèm mỏng rồi không thèm quay đầu, theo chân Phùng Quý rời phủ.
Có câu: “Núi cao có đường chở khách, sông sâu có người lái đò”, Thi Yến Vi vốn không phải là người lạc quan bẩm sinh nhưng cũng không phải là người bi quan, dù kế hoạch trốn khỏi Thái Nguyên đột nhiên bị người kia phá hỏng nhưng biết đâu được, ở Trường An lại có cơ hội khác để nàng thoát thân thì sao. Tống Hành dù có quyền thế ngập trời ở phương Bắc, nhưng Trường An rốt cuộc vẫn do triều đình và thánh nhân làm chủ, không phải là nơi hắn có thể mặc sức làm loạn.
Ở Tống phủ.
Từ chính Mão Tiết phu nhân đã thức dậy, bà bỏ qua bữa sáng, khoác lên người bộ y phục mùa đông đỏ thẫm, phủ thêm áo choàng lông chồn rồi tự tay tiễn Tống Hành ra tới cổng, dõi theo từng bước khi hắn thúc roi giục ngựa, dẫn đầu đội nhân mã xuất phát lên đường, mãi đến khi khuất dạng thì mới chịu quay về.
Trong thành đã được binh sĩ dọn đường từ trước, Tống Hành không gặp cản trở đi thẳng một mạch rồi dừng lại trước cổng Càn Nguyên Môn, hội hợp với ba trăm tinh binh do Vệ Tuân sở lĩnh.
Phùng Quý cưỡi ngựa đến trước mặt Tống Hành, chỉ vào xe ngựa đi trước đội quân, bẩm báo rằng Dương nương tử đã được an bài trong khoang xe.
Tống Hành khẽ “ừ” một tiếng, lệnh cho đội ngũ đông đảo rời thành.
Lúc ra khỏi thành Thái Nguyên, Thi Yến Vi vén rèm nhìn ra ngoài, đập vào mắt là quan đạo rộng rãi, hàng cây cổ thụ vươn cao, xa xa là núi non trùng điệp. Mặt đất khô cằn bị vó ngựa và bánh xe xới lên, bụi đất bị thổi tứ tung, lơ lửng dưới nắng mai mờ ảo.
Thi Yến Vi nhìn cảnh vật tiêu điều ngoài cửa sổ thì không lâu sau cơn buồn ngủ kéo đến, nàng dựa vào vách xe ngủ thiếp đi.
Giấc ngủ chập chờn này kéo dài đến giữa trưa.
Xe ngựa dừng lại ở một khoảng đất trống bằng phẳng, các binh sĩ lấy lương khô và túi nước ngồi dưới gốc cây dùng bữa. Phùng Quý xuống ngựa, lấy bàn đạp tới mời Tống Hành lên xe.
Thi Yến Vi vẫn chưa ăn sáng nên giờ đã thấy đói bụng, bèn lấy gói điểm tâm mà sáng nay Lưu mụ đưa cho mở ra ăn.
Tống Hành vừa vào xe đã thấy cảnh Thi Yến Vi nhẹ nhàng mở đôi môi đỏ mọng cắn một miếng bánh khoai môn với nhân đậu đỏ thơm lừng.
Thi Yến Vi thấy hắn vào, bất giác ăn chậm lại, ngón tay cầm miếng bánh khoai môn dần trở nên lúng túng, không biết nên để vào đâu.
Tống Hành nhận ra nàng có vẻ mất tự nhiên thì ngồi xuống cạnh nàng, khẽ cười nói: “Nương tử còn nhớ nàng từng viết nơi nào trên giấy đi đường không?”
Thi Yến Vi chậm rãi nuốt xuống thức ăn, điềm đạm nói ra hai chữ: “Trường An.”
Tống Hành ân cần đưa túi nước cho nàng, tay còn lại vuốt nhẹ lưng để nàng tránh bị nghẹn, hắn nhướng mày, ôn tồn nói: “Trường An cách nơi này phải đến ngàn dặm, dù mỗi ngày đi trăm dặm thì cũng phải mất mười ngày đi đường. Ta vốn không muốn dẫn nương tử đi cùng nhưng nương tử lại quá mức mê người, ta giờ không thể rời xa nàng được nữa, trừ những lúc hành quân đánh trận ra thì mỗi ngày đều hận không thể quấn quýt bên người nàng. Vừa hay nàng cũng từng bảo là muốn tới Trường An, chuyện này có thể nói là nhất cử lưỡng tiện, có điều nương tử phải cùng ta chịu khổ, không so được với lúc còn trong phủ.”
Lời vừa dứt, Thi Yến Vi lập tức hiểu ra nàng đã không lầm. Hành động này của Tống Hành chẳng qua là vì muốn nàng tiếp tục ở bên, cung cấp dịch vụ bồi ngủ mà thôi.
Không biết kiếp trước nàng đã phạm phải tội ác gì khiến trời không tha đất không dung, nên mới bị buộc xuyên qua triều đại phong kiến không điện, không internet, gặp phải một kẻ mặt người dạ thú, tàn ác vô sỉ như Tống Hành.
Thi Yến Vi thầm mắng chửi hắn trong lòng, nhưng ngoài mặt vẫn giữ vẻ điềm nhiên như không. Nàng lẳng lặng đặt nửa khối bánh chưa ăn hết vào giấy gói sạch sẽ, ngẩng đầu uống một ngụm nước ấm trong túi, định bụng lát nữa sẽ ăn nốt phần bánh còn lại.
Nào ngờ Tống Hành đã giành trước một bước, cầm miếng bánh không chút kiêng dè đưa vào miệng.
Thi Yến Vi sững sờ một lúc lâu vẫn chưa thể tin vào những gì vừa nhìn thấy, nàng nhìn hắn như nhìn quái vật, khó chấp nhận việc người khác lại ăn thừa đồ ăn của mình.
Tống Hành đưa tay lau đi vụn bánh trên môi nàng, ý cười trên mặt càng sâu, khí định thần nhàn lên tiếng trước: “Nương tử hà tất phải tỏ vẻ ngạc nhiên, ta và nàng gắn bó giao triền không biết bao nhiêu lần, mùi vị trong miệng nàng đã sớm trở nên quen thuộc đối với ta.”
Thi Yến Vi quả thực bị hành động vô sỉ giữa ban ngày ban mặt của Tống Hành làm kinh ngạc, nàng quay đầu đi không muốn nhìn thấy hắn nữa, tự lấy một miếng bánh hoa quế khác để ăn.
Lát sau, Phùng Quý mang lương khô, tất la và bánh hồ tới, Tống Hành mở cửa xe vươn tay nhận lấy, đưa tất la cho Thi Yến Vi, “Bánh hoa quế nhanh ngán, nàng ăn thêm món tất la này đi.”
Đầu bếp ở thiện phòng nêm hơi quá tay, bỏ hơi nhiều đường cát trong mứt táo, Thi Yến Vi cũng thấy hơi ngán, cầm món tất la không nhân Tống Hành đưa, cắn một ngụm.
Tất la không nhân vừa khô vừa cứng, mùi vị thực sự không tốt lắm, nhưng Thi Yến Vi lại ăn rất ngon miệng, nàng thầm nghĩ: sau này bỏ trốn không tránh khỏi phải ăn lương khô, giờ làm quen trước cũng không phải quá tệ.
Sau bữa trưa, đoàn quân tiếp tục lên đường, mặt trời sắp lặn thì mới dừng ở một dịch quán ven đường ăn tối tử tế. Chuyến này Tống Hành đi chỉ dẫn theo nàng và Phùng Quý là người hầu, trong mắt người ngoài nàng vẫn là tỳ nữ thiếp thân của Tống Hành, ban ngày ngồi trong xe ngựa, ban đêm tất nhiên phải ở lại trong phòng để gác đêm.
Phùng Quý cẩn thận bê một thùng nước nóng vào phòng, đổ một ít vào chậu gỗ trên giá rồi nhỏ giọng nhắc Thi Yến Vi nên đến hầu gia chủ rửa mặt.
Thi Yến Vi vốn không quen làm những việc như phục vụ người khác súc miệng rửa mặt, nghe Phùng Quý nói thế liền không biết phải xoay sở thế nào. May mà Tống Hành cũng không có ý bắt nàng phải động tay, chỉ bảo nàng tự rửa mặt trước, còn lại hắn sẽ tự lo liệu.
Phùng Quý thấy cơ hội mà hắn dày công chuẩn bị không được Tống Hành xem trọng, trong lòng không khỏi cảm thấy là đã phí công vô ích, im lặng không một tiếng động, lui ra ngoài.
Hai người lần lượt rửa mặt xong, Thi Yến Vi ra sau bức bình phong cởi áo khoác định lên sạp thấp nghỉ ngơi thì bất ngờ bị Tống Hành nhấc lên, đặt lên giường lớn.
Đầu gối của Thi Yến Vi vẫn còn hơi bầm tím, cảm giác âm ỉ quanh quẩn giữa hai chân, sợ Tống Hành lại muốn làm chuyện kia liền vội vàng đẩy lồng ngực hắn ra, hoảng hốt cự tuyệt: “Thiếp còn chưa khỏi…”
“Chỗ nào chưa khỏi?” Tống Hành biết rõ lại còn cố hỏi, bàn tay xoa nắn, tỏ vẻ trêu chọc nàng.
Thi Yến Vi bị hỏi không biết phải đáp lại thế nào, rũ mi cắn chặt môi dưới, gương mặt đỏ dần lên, giống như chú thỏ con tội nghiệp.
Tống Hành thấy vậy cũng không nỡ trêu chọc nàng thêm, dứt khoát buông nàng ra rồi hỏi: “Có mang thuốc kia đến không?”
Thi Yến Vi gật gật đầu, tiếng nhỏ như tiếng muỗi: “Lưu mụ đã chuẩn đầy đủ cả cho thiếp rồi, giờ đang để trong bao y phục.”
Tống Hành nghe vậy, lập tức rời khỏi người nàng, tìm lọ thuốc trong bao quần áo đặt trên bàn…