Trác Kim tiến lên tiếp nhận hai phần tấu chương, phân biệt đưa cho nhị lão. Hoàng thượng đã yêu cầu, hai vị lão nhân cũng không hỏi đây là cái gì, mở ra nhìn. Trên tay Ông lão là bản tấu chương liên quan đến sự phát triển kinh tế của Đại Yến. Trên tay Đại lão tướng quân là tấu chương về quỹ cứu trợ.
Vĩnh Minh đế vừa uống trà hoa cúc, vừa nhai đậu phộng ngũ vị, thảnh thơi thích ý. Một lát sau, Vĩnh Minh đế nghịch ngợm hướng quân hậu cười cười, quân hậu cũng cười đáp lại, hai người cùng nhau quay lại chứng kiến biểu tình kích động của Ông lão và Đại lão tướng quân, vô cùng thấu hiểu tâm trạng hiện tại của hai lão nhân.
Đại lão tướng quân xem xong trước, kích động ngẩng đầu, Vĩnh Minh đế lập tức nói. "Lão tướng quân không cần gấp, chốc nữa lại nhìn phần tấu chương trên tay lão thái sư đã."
Nghe hoàng thượng mở lời, Đại lão tướng quân thật sự không dám hối Ông lão, nhưng trong lòng gấp gáp. [Lão tiểu tử mắt mờ lắm hay sao! Xem tấu chương mà cũng chậm như vậy!]
Rốt cuộc, ước chừng qua một nén nhang, Ông lão mới xem xong. Đã sớm mất kiên nhẫn, Đại lão tướng quân trực tiếp đoạt lấy tấu tương trên tay Ông lão, nhét tấu chương của mình cho đối phương, tiếp tục đọc. Ông lão không để ý hoàng thượng và quân hậu có ở đây hay không, chờ không kịp cầm lấy xem.
Chờ hai vị lão gia tử coi xong, hoàng thượng đã đổi qua một lần trà hoa cúc. Ông lão thở dồn dập. "Hoàng thượng, quân hậu, đây là!"
Cho dù Ông lão đã nghe phong phanh từ chỗ Tưởng Khang Thần, nhưng thực tế khi nhìn thấy hai phần tấu chương này, ông vẫn bị chấn động. Thiệu Vân An đưa một vài ý tưởng hiện đại vào trong việc phát triển kinh tế và quỹ cứu trợ, làm sao không khiến người cổ đại chấn động chứ.
Đại lão tướng quân cắt lời Ông lão, nói thẳng. "Hoàng thượng, quân hậu, lão phu không hiểu kinh tế, kinh thương là gì, hoàng thượng quân hậu muốn lão phu làm cái gì, lão phu làm cái đó, đều do hoàng thượng và quân hậu định đoạt. Nhưng quỹ cứu trợ này..."
Đại lão tướng quân đứng lên định quỳ xuống, Vĩnh Minh đế vội vàng đứng dậy đến đỡ ông, kinh sợ. "Lão tướng quân định làm gì, có việc cứ ngồi nói."
Vĩnh Minh đế và quân hậu tự mình đỡ Đại lão tướng quân ngồi xuống. Đợi hoàng thượng và quân hậu trở lại chỗ ngồi, Đại lão tướng quân vội vã nói. "Hoàng thượng, quân hậu thiên tuế, quỹ cứu trợ nhất định phải thực hiện! Nếu có quỹ cứu trợ, các tướng sĩ biên quan không còn sợ nỗi lo về sau, đây là việc làm tích đức lớn."
Ông lão theo sau nói. "Đúng là việc đại thiện! Đại thiện! Hoàng thượng thiên tuế, lão thần nguyện quyên góp một ngàn lượng bạc cho quỹ cứu trợ!"
Đại lão tướng quân. "Lão thần cũng quyên một ngàn lượng!"
Đại Tề Du biết trước hai vị lão nhân sẽ kích động, đặc biệt là bá phụ. Những tướng sĩ bỏ mình, hoặc thương tật luôn là mối bận tâm lớn nhất của Đại lão tướng quân. Quỹ cứu trợ còn chưa chính thức thành lập đã thu vào hai ngàn lượng bạc. Đại Tề Du tin tưởng, dưới sự dẫn dắt của hai vị lão thần đức cao vọng trọng này, quỹ cứu trợ nhất định có thể thu vào không ít quà quyên tặng từ quan viên triều đình. Tuy nhiên...
Đại Tề Du gọi Trác Kim rót trà cho hai vị lão nhân, nói. "Việc quyên góp ngân lượng không cần vội. Đầu tiên phải thiết lập quỹ cứu trợ trước, còn chuẩn bị quy định chi tiết. Đây cũng là nguyên nhân hoàng thượng thỉnh hai vị các lão tiến cung. Bất quá, lai lịch của quỹ cứu trợ, bản quân sẽ nói rõ với hai vị các lão."
"Lão thần rửa tai lắng nghe."
Đại Tề Du hướng Trác Kim gật đầu một cái. Trác Kim lập tức mở ra đặt bên phượng toạ một cái rương. Nhìn kim nguyên bảo ánh vàng lấp lánh rực rỡ, hai vị lão nhân tràn đầy khó hiểu.
Đại Tề Du xúc động nói. "Chỗ này là ba nghìn năm trăm lượng vàng, là thôn dân Vương Thạch Tỉnh cùng Thiệu Vân An ở thôn Tú Thuỷ quyên tặng cho Chiến Kiêu."
Sắc mặt Đại lão tướng quân đột nhiên căng lại, lập tức đứng lên. "Không được! Thiên tuế, việc này trăm triệu lần không thể."
Trong lòng biết rõ bá phụ đã hiểu lầm, Đại Tề Du giải thích. "Bá phụ đừng gấp, bổn quân còn chưa nói xong. Vương Thạch Tỉnh và Thiệu Vân An chính là người sáng tạo ra trà và rượu mới."
Ông lão biết việc này. Đại lão tướng quân vì nguyên nhân sức khoẻ, cũng bởi vì tránh tị hiềm, Đại Tề Du chưa từng giải thích rõ ràng tỉ mỉ cho ông, chỉ gửi trà và rượu mới qua, lão tướng quân đặc biệt yêu thích. Đại lão tướng quân không hỏi nhiều, chờ quân hậu tiếp tục nói.
"Ba nghìn năm trăm lượng vàng này vốn là tiền lãi, Vương Thạch Tỉnh tình nguyện quyên hết cho Chiến Kiêu. Nói là quyên góp, không bằng nói là phân ưu cùng hoàng thượng, vì triều đình ra vài phần sức mọn. Vương Thạch Tỉnh từng là bách phu trưởng, thuộc hạ dưới trướng của Chiến Kiêu, sau khi bị thương thì được Chiến Kiêu đồng ý cho cởi giáp về quê. Vương Thạch Tỉnh nói Chiến Kiêu có ân với hắn, lại thấu hiểu tình trạng hiện tại của triều đình không thể phát ra được đầy đủ bổng lộc, hắn đồng cảm cho tướng sĩ biên quan và các huynh đệ bằng hữu, muốn giúp sức mua thêm chút áo bông, thêm chút thịt để các tướng sĩ có ít đồ ăn mặn.
Hoàng kim này là Tưởng Khang Thần hộ tống về. Lúc đó, Tưởng Khang Thần cũng cực kỳ xúc động, muốn quyên góp ngân lượng. Nhưng nếu lại quyên góp cho Chiến Kiêu thì các tướng lĩnh khác sẽ bất mãn. Nhưng nếu quyên góp cho các tướng lĩnh khác thì không biết số ngân lượng này cuối cùng chui vào túi riêng của ai. Vậy nên Thiệu Vân An mới nghĩ ra quỹ cứu trợ, còn được Sầm lão Sầm Nguyệt Bạch, huyện lệnh Tưởng Khang Ninh, học sinh của Sầm lão - Khang Thuỵ cùng thương nghị, hoàn thiện, cuối cùng chính là tấu chương mà nhị lão vừa xem."
Ông lão lập tức nói. "Việc này lão thần có nghe Khang Thần nói. Đây là việc đại thiện! Vương Thạch Tỉnh ghi nhớ ân tình của tiểu tướng quân, còn từng là thuộc hạ dưới cấp, bây giờ hắn có thặng dư, muốn báo đáp ân tình, muốn làm chút chuyện cho tướng sĩ biên quân, quả thật là có tình có nghĩa. Quỹ cứu trợ này, lão thần nguyện dốc hết toàn lực!"
Vĩnh Minh đế than thở. "Triều đình hiện tại không thể xuất ra đầy đủ bổng lộc, nếu chúng ta có thêm nhiều người hào phóng giống như Vương Thạch Tỉnh, các tướng sĩ biên quan sẽ không đến nỗi chịu khổ chịu đói. Nói tới nói lui, vẫn là vị hoàng thượng như trẫm đây vô năng."
"Hoàng thượng!"
Quân hậu, Ông lão cùng Đại lão tướng quân đều cuống lên. Muốn trách cũng chỉ có thể trách tiên hoàng!
Vĩnh Minh đế xua xua tay nói. "Vương Thạch Tỉnh cùng Thiệu Vân An nguyện ý quyên nhiều vàng như vậy, trẫm, cảm giác thực sự vui mừng. Hai người họ tuy không màng phong thưởng, nhưng lấy sự cống hiến của hai người họ vì Đại Yến, trẫm không thể cứ thế vui vẻ tiếp thu." Y nhìn về phía người vì câu nói của mình mà cau mày, duỗi tay nắm chặt tay y. "Không bằng quân hậu thay trẫm tính xem, trẫm nên ban thưởng gì cho bọn họ."
Quân hậu dùng sức nắm chặt tay hoàng thượng, suy nghĩ một lúc nói. "Không bằng, chờ khi nào quốc khố tràn đầy trở lại, hoàng thượng hạ chỉ xây bia công đức cho họ đi."
Ông lão lên tiếng. "Lão thần tán thành. Hoàng thượng, lão thần có một vài tập văn chương muốn thượng trình, cũng là Thiệu Vân An viết ra, thỉnh hoàng thượng xem qua!"
"Sao? Đưa trẫm nhìn xem." Vĩnh Minh đế tò mò tiếp nhận sách từ tay Trác Kim. Quân hậu xích lại gần.
Những thi từ văn chương này cũng khiến Ông lão chấn động không kém, giống như quỹ cứu trợ có thể khiến Đại lão tướng quân tưởng niệm về các tướng sĩ biên quan. Mà đối với người đứng đầu quốc gia như hoàng thượng và quân hậu Đại Tề Du, dù là thi từ văn chương hay quỹ cứu trợ, cùng với bản phân tích phương thức phát triển kinh thế, đều chấn động và cấp thiết như nhau.
Đại lão tướng quân không hiểu kinh thương, đối với thi từ cũng không có nghiên cứu, ông chỉ quan tâm quỹ cứu trợ khi nào có thể vận hành. Ông lão thì vô cùng tán thưởng bản kế hoạch phát triển kinh tế, nhưng dù sao cũng không phải thương nhân, cũng không hiểu các vấn đề liên quan đến kinh thương, lại càng không biết cách để vực dậy kinh tế của Yến quốc, thậm chí là để Yến quốc thịnh vượng. Điều ông quan tâm nhất chính là những thi từ văn chương kia có thể mang đến sự thay đổi lớn cho ngành giáo dục ở Đại Yến.
Nhưng nói chung, muốn thực hiện hết những điều này thì cơ sở chính là Đại Yến phải giàu mạnh. Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia bao gồm rất nhiều phương diện, không thể chỉ vài câu nói là có thể trình bày hết, cũng không thể chỉ một bản tấu chương là có thể phát triển. Thiệu Vân An chỉ gợi ý cho người ở thời đại này hướng đi mà thôi.
Yến quốc hiện tại nông nghiệp tương đối phát triển, thủ công nghiệp thì kém hơn một chút, thương nghiệp cũng giống thế. Nhưng trong mắt Thiệu Vân An đều là cực kỳ lạc hậu. Phần kế hoạch trong sách này, Thiệu Vân An tỉ mỉ lấy ví dụ của một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì cần phải xem xét các phương diện nào
Ở phương diện nông nghiệp, Thiệu Vân An gợi ý xây dựng hệ thống thuỷ lợi, khai khẩn đất hoang, cải tiến nông cụ, phát triển khoa học kỹ thuật của ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi nông nghiệp, phát thưởng tuyên dương cho những người có đóng góp cho nông nghiệp, tổng cộng mười một khoản kiến nghị.
Về phương diện công nghiệp, Thiệu Vân An đề nghị nâng cao địa vị xã hội của thợ thủ công, khuyến khích thợ thủ công sách tạo. Ví dụ như gia tăng các chủng loại của ngành tơ lụa và nâng cao kỹ năng, tổng cộng có tám khoản kiến nghị.
Phương diện thương nghiệp, Thiệu Vân An đưa ra nhiều kiến nghị nhất. Ăn, mặc, ở, đi lại là cốt lõi của việc phát triển thương nghiệp. Trà mới, tân rượu, bao gồm cả tửu lâu, chính là "thực." Tục ngữ nói "Nếu muốn phú phải tu lộ," Thiệu Vân An bắt đầu trình bày từ khía cạnh giao thông của Yến quốc, sau đó đến ý tưởng làng du lịch ở hiện đại, phòng trọ, khu dân cư cao cấp; ngân hàng, cửa hàng tiện lợi, chuyển phát nhanh, tổng cộng hai mươi bảy kiến nghị.
Đồng thời, Thiệu Vân An còn chỉ ra rằng giáo dục không thể dậm chân tại chỗ, các ngành nghề đều cần người đọc sách đến kế thừa, phát triển và truyền lại. Làm quan không phải là đường ra duy nhất của người đọc sách.
Ngày đó, Vĩnh Minh đế, quân hậu, Ông lão và Đại lão tướng quân ở Cảnh U cung cùng thảo luận các nội dung trong hai bản tấu chương và trong sách đến tối khuya. Đêm đó, Ông lão và Đại lão tướng quân ngủ lại trong cung. Nhóm quan viên chuyên dò xét hướng đi của triều đình cùng vương công quý tộc chỉ có thể tự phỏng đoán, hoàng thượng có đại động tĩnh gì không.
Đêm xuống, Vĩnh Minh đế vẫn như cũ tinh thần phấn chấn, trong lòng ngực, quân hậu Đại Tề Du không còn tinh lực đã ngủ say. Có thể nói, hôm nay là ngày thoải mái nhất từ lúc đăng cơ đến nay của Vĩnh Minh đế. Cho dù, khó khăn vẫn như cũ bày ra trước mắt, nhưng ít nhất y còn thấy được hi vọng chấn chỉnh Đại Yến quốc. Vĩnh Minh đế cho tới nay khát cầu hiền thần. Hiện tại, y có một vị đại hiền sĩ, lại là một vị không coi trọng danh vọng quyền thế, chỉ muốn làm hiền sĩ chân đất. Chỉ điểm này thôi, Vĩnh Minh đế đã muốn trọng thưởng cho Tưởng Khang Ninh nhờ công phát hiện vị hiền sĩ kia.
Vĩnh Minh đế nóng lòng muốn triệu người nọ tiến cung. Không cần người nọ chế trà, không cần nhưỡng rượu, không cần làm đồ ăn mới lạ, chỉ cần bày mưu tính kế là đủ. Bất quá cuối cùng, vẫn là nhờ quân hậu và Ông lão kiến nghị mà Vĩnh Minh đế mới kiềm chế lại cái ý niệm này. Triệu Thiệu Vân An vào cung làm mưu sĩ, không khác nào đẩy Thiệu Vân An lên trước đài. Y là hoàng đế. Y đáng lẽ phải là đấng tối cao nắm trong tay quyền sinh sát, nhưng đó là khi y có thể diệt trừ mọi chướng ngại, y mới chân chính nắm được quyền lực.
Hơn nữa, lời nói của quân hậu cũng rất thuyết phục. Người nọ không muốn vào kinh, nếu cưỡng cầu thì tác dụng sẽ ngược lại. Hiện giờ người họ đang là nghĩa tử của Sầm Nguyệt Bạch, còn là nghĩa đệ của Tưởng Khang Ninh, hơn nữa phu quân hắn Vương Thạch Tỉnh từng là thủ hạ của Đại Chiến Kiêu, hắn không thể nào mãi đứng ngoài cuộc. Phân tích hành động gần nhất của hắn, hắn cũng bỏ tâm vì triều đình, vì vị hoàng thượng này xuất lực, có lẽ y nên thuận nước đẩy thuyền, để Thiệu Vân An làm một nông gia tử nhàn tản.
Nghĩ đến đây, Vĩnh Minh đế ôm chặt lấy người trong lồng ngực. Cầu mong lớn nhất của y lúc này chính là Thiệu Vân An có thể trị hết cho Tề Du của y. Mỗi khi nghĩ đến Đại Tề Du thống khổ vì đau bụng cùng tàn độc còn sót lại trong cơ thể, Vĩnh Minh đế tâm như đao cắt. Cả đời này, trừ bỏ người này, y không thẹn với bất cứ kẻ nào. Chính là, y chỉ có thể bất lực, trơ mắt chứng kiến người mình yêu nhất chịu khổ. Nhẹ nhàng hạ xuống một nụ hôn nhẹ trên khuôn mặt Đại Tề Du, Vĩnh Minh đế tiếp tục suy nghĩ sâu xa. Hiện tại trong lòng y tràn đầy nhiệt huyết, chỉ muốn ngày mai Yến quốc có thể giống như bản tấu chương "phát triển kinh tế", bước vào thịnh thế.
Ở trong phủ quốc sư một đêm, sáng sớm ngày thứ hai, Tưởng Khang Thần liền cáo biệt trở lại phủ. Ông lão cả đêm không về, trong cung còn phái người truyền tin lại là Ông lão phải ở trong cung ít nhất nửa tháng. Chuyện này gây nên một trận ồn ào huyên náo trong giới thượng lưu ở kinh thành. Biết được nguyên nhân trong đó, nội tâm Tưởng Khang Thần đầy vui sướng và chờ mong. Y chân thành hi vọng Yến quốc có thể tốt lên, hi vọng tư tưởng của Thiệu Vân An ngày nào đó sẽ thành hiện thực.
Mới vừa trở lại phủ, quản gia Tưởng Trang tới đón tiếp nói. "Đại thiếu gia, ngài có phong thư." Nói xong, ông lấy ra một phong thư trong lồng ngực hai tay trình lên.
Tưởng Khang Thần tiếp nhận, nói. "Lát nữa ta muốn đi Vân Long Các gặp An đại nhân, ngươi chuẩn bị xe ngựa đi."
"Vâng."
Tưởng Trang đóng cửa lại, đi ra ngoài. Tưởng Khang Thần xé phong thư, bên trong không có tin, chỉ có một đoá hoa mai toả hương. Nhìn thấy bông hoa, Tưởng Khang Thần sững sờ một lúc, sau đó cắn khớp hàm, nắm chặt hoa mai