- Cha! Người làm sao vậy?
Tào Bằng thấy Tào Cấp như người mất hồn thì mở miệng hỏi.
Tào Cấp nuốt nước miếng rồi nhỏ giọng nói:
- Bằng nhi! Cha làm quan rồi.
- A!
- Tào công nói rằng muốn ta tới Chư Dã giám làm Giám Lệnh.
- Cái gì?
Tào Bằng hơi giật mình. Vốn kế hoạch ban đầu của hắn đó là để cho Tào Cấp bắt đầu từ Giam Tác, coi như lấy cơ sở. Sau khi Tào Cấp hiểu rõ tình hình của Chư Dã Giám thì mới thăng chức. Dù sao thì Tào Cấp cũng chưa bao giờ làm quan, còn Giám Lệnh trong Chư Dã giám mặc dù chức quan không cao nhưng lại là vị trí rất quan trọng. Nếu lập tức làm Giám Lệnh, Tào Cấp không quen việc mà làm sai gì đó thì chẳng phải đang vui hóa buồn hay sao?
- Cha! Tào công còn nói gì không?
- Tào công còn nói vài ngày nữa sẽ cho người đưa hồ sơ của Chư Dã Giám để cho ta làm quen. Trước khi hết năm sẽ tới Hà Nhất phường tại Huỳnh Dương nhậm chức.
- Hà nhất tác phường?
Tào Bằng cảm thấy đau đầu.
Hà Nhất tác phường cũng là cái tên của Chư Dã Giám.
Từ những di chỉ của đời Hán tìm được ở thời hậu thế thì nó nằm ở Trịnh châu thuộc Hà Nam.
Nghe nói Hà Nhất tác phường được xây dựng vào những năm đầu của Đông Hán.
Toàn bộ tác phường từ Nam tới Bắc rộng bốn trăm thước, sâu ba trăm thước. Tổng diện tích vượt qua mười hai vạn thước vuông. Trong đó có hai lò rèn, mười hai cái giếng nước, ao để tôi có hơn ba mươi cái.... Đó là một xưởng rèn lớn nhất thời kỳ Đông Hán.
Do Đông Hán định đô tại Lạc Dương cho nên Chư Dã Giám cũng nằm ở đây.
Sau khởi nghĩa Khăn Vàng, nơi này gần như bị bỏ hoang. Mãi cho tới khi Tào Tháo rời đô tới huyện Hứa thì mới xây dựng lại. Muốn tới đó thì phải đi từ huyện Hứa tới Trà Dương mất khoảng trăm dặm. Nếu cưỡi khoái mã thì trong một ngày có thể trở về. Nói chung khoảng cách cũng không xa lắm.
- Bằng nhi! Cha làm quan.
Tào Cấp giống như bị điên, ngửa mặt lên trời mà cười to.
Tào Bằng bước lên nắm lấy tay Tào Cấp rồi hét to:
- Phụ thân! Tỉnh lại.
Có đôi khi sự vui mừng quá đỗi sẽ khiến cho người ta mất tỉnh táo. Một ví dụ rõ ràng nhất đó là thời hậu thế khi môn sinh trúng cử. Lúc này, tình hình Tào Cấp hơi giống với trường hợp đó. Tào Bằng bước lên, lay cho Tào Cấp tỉnh lại.
- Phụ thân! Hiện tại người tới Chư Dã giám làm Giám lệnh thật ra chưa chắc đã là một chuyện tốt.
Tào Cấp tỉnh táo hơn, kinh ngạc nhìn Tào Bằng rồi nói:
- Bằng nhi! Sao con nói vậy?
- Cha có biết tình hình của Chư Dã giám không?
- Lúc trước Thúc Tôn từng nói với cha một chút nên coi như biết.
- Biết? - Tào Bằng cười lạnh:
- Cha! Cha có biết Chư Dã Giám như thế nào không? Cha nghĩ nơi đó suôn sẻ hay sao? Chư Dã giám quản lý hơn mười vạn binh khí trong ba châu của Tào công. Mà binh khí như thế nào là đủ tư cách? Còn binh khí thế nào là không đủ? Người có biết được tiêu chuẩn đó không? Chưa nói trong cả ba châu có mấy trăm công quan, những công quan đó có bối cảnh ra sao thì cha có biết không? Hà nhất tác phương còn có trách nhiệm cung cấp binh khí. Hàng năm bọn họ phải tạo được bao nhieu đao? Bao nhiêu mâu? Tạo bao nhiêu cung? Bao nhiêu bộ giáp? Cha có biết tới điều đó không? Dưới Chư Dã giám còn có giam tác, lục sự... Cha sử dụng những người đó như thế nào? hàng năm làm sao ra kế hoạch làm cái gì trước, cái gì làm sau thì cha có biết không?
- Cha! Vốn con muốn để cho cha làm Giam Tác cho quen rồi mới mưu đồ tới tương lai. Nhưng bây giờ chúng ta phải lập tức về bàn bạc việc này tới tỷ phu. Thật ra nếu nói tài nghệ chúng ta không sợ. Còn một khi làm quan thì không chỉ cần tài nghệ tốt được. Cha phải có thủ đoạn còn phải có tâm kế mới được. Không được! Việc này trước tiên cần phải có người giúp đỡ.
Nói xong, Tào Bằng càng cảm thấy sự việc trở nên nghiêm trọng.
Hắn đứng dậy nói:
- Hạ Hầu! Chu Thương! Nhanh chóng chuẩn bị ngựa, chúng ta trở về Ô bảo.
Trong đại lao của Hứa Đô, cũng là căn phòng giam tháng trước đám người Tào Chân ở đó còn bây giờ thì đổi lại là người khác.
Trong hành lang được chiếu sáng bởi ánh đèn tù mù. Trần Tạo ngơ ngác nhìn hai người trong đó mà muốn gào lên.
"Cái năm nay làm sao vậy?"
Vừa mới đẩy được đám tiểu bá vương đi thì bây giờ lại lôi tới hai vị đại lão gia.
Nhóm tiểu bá vương mặc dù có chút dữ dằn nhưng dù sao thì cũng còn nhỏ, không gây được sức ép. Còn hai vị đại lão gia này thì hệ số nguy hiểm tăng lên nhiều. Chỉ cần nhìn hai con sư tử đang ngồi chồm hỗm trong đại lao, mặc dù không nói câu nào nhưng cũng khiến cho bầu không khí hết sức nặng nề.
Từ sau khi hai người đó được đưa vào đây, Trần Tạo liền vẫn lo lắng đề phong.
Tào Công cũng biết hai người này rất khó bảo nên cho họ vào trong một gian phòng lao. Lúc trước, đám tiểu bá vương mặt dù khó đối phó nhưng cũng chỉ cần tách ra là không lo họ xung đột. Nhưng hiện tại thì người hai người lúc nào cũng có thể ra tay.
Mà hai người này đều là nhân vật Trần Tạo không thể đối phó.
Điển Vi và Hứa Chử trầm mặt ngồi đối diện với nhau.
Cả hai người ngồi cách nhau chừng năm, sáu bước. Cả hai đều trừng mắt nhìn nhau không ai chịu nhường.
- Nếu không có người giúp thì Hổ Bôn của ngươi có cái gì?
Hứa Chử nghiến răng nghiến lợi trừng mắt nhìn Điển Vi.
Điển Vi liền nheo mắt:
- Trọng Khang! Đã đánh cuộc thì phải chịu thua. Nếu không muốn thua thì đừng có thể hiện. Đúng là có người giúp ta. Thế thì sao? Lão tử có nhân duyên tốt, lại may mắn. Ngươi cũng có thể tìm người giúp. Dòng họ Hứa của ngươi còn ít người hay sao mà không tìm?
- Ngươi...
Hứa Chử tức tới mức trán nổi gân xanh, thái dương giật giật.
Điển Vi hừ một tiếng rồi khép mắt lại, chẳng thèm để ý tới Hứa Chử.
- Ngươi...ngươi không có bản lĩnh. - Hứa Chử hạ giọng nói.
Điển Vi nhếch miệng rồi vuốt chòm râu mà cười nói:
- Có bản lĩnh hay không thì ta cũng thẳng ngươi.
- Thắng ta thì sao? - Hứa Chử hù lạnh:
- Chẳng lẽ không có ai giúp đỡ ta sao?
- Ta rất may mắn. - Điển Vi mở miệng cười ha hả:
- Con của ta kết nghĩa huynh đệ với người ta. Ta mời hắn giúp đỡ thì có gì không được?
Hứa Chử đang nắm tay chợt thả lỏng.
Y cũng cười nói:
- Con của ngươi kết bái với người khác còn con ta thì không hay sao? Điển Vi! Ngươi đừng có đắc ý vội. Trong tiểu bát nghĩa thì còn ta đứng thứ hai còn con ngươi đứng thứ ba. Theo cách nói này thì con ngươi còn phại gọi con ta là huynh trưởng. Nhị ca đi cầu người so với tam ca phải hơn rồi. Điển Quân Minh! Lần sau chúng ta lại tỷ thí xem ai có thể thắng?
Nụ cười trên mặt Điển Vi lập tức biến mất. Y mở mắt, căm tức nhìn Hứa Chử rồi nói:
- Hứa Trọng Khang! Ngươi đúng là kẻ vô sỉ.
- Hừ! Đây không phải là vô sỉ mà là rất may mắn. Ngươi đi ngàn dặm mời cao nhân, kết quả cuối cùng lại tiện lợi cho con của ta.
- Ngươi...ngươi... Ta trở về bảo a Mãn và a Phúc ra khỏi tiểu bát nghĩa.
- Tốt! Ngươi thử xem bọn chúng có đồng ý không? Bọn chúng đã thề trước mặt thánh Khổng, ngươi nghĩ chúng có thể nghe theo lời ngươi không?
Tâm trạng của Hứa chử lập tức sảng khoái hơn nhiều.
Cảm giác hậm hực lúc trước hoàn toàn biến mất.
Điển Vi nổi giận nói:
- Hứa Trọng Khang! Cái tên khốn kiếp nhà ngươi. Hôm nay lão tử không dậy ngươi một bài học thì không được.
- Đến đây! Ta muốn đánh ngươi lâu rồi. - Hứa Chử không hề yếu thế đứng phắt dậy:
- Nếu người không theo chủ công sớm hơn thì hiện giờ cái chức Hổ Bôn Trung Lang tướng làm sao tới lượt ngươi? Nếu luận quyền cước, lão tử không hề thua ngươi.
Cả hai đại hán cường tráng đều đứng dậy.
Bên ngoài nhà lao, Trận Tạo cảm thấy hoảng hốt.
"Đánh nhau! Cuối cùng thì cũng phải đánh nhau..."
- Huynh trưởng! Chúng ta có nên ngăn cản hay không?
- Ngăn cản cái gì? Chúng ta mà tới chẳng khác nào chịu chết. Cả hai người đó mà đánh nhau thật thì ngoài Tào Tư Không ra còn ai có thể cản?
Trần Tạo lập tức lên tiếng.
Đúng lúc này từ bên ngoài có hai thiếu niên đi vào.
- Các ngươi vào đây làm gì?
Trần Tạo quay đầu lại thấy người vừa mới tới thì vui vẻ.
- Hai vị công tử tới đúng lúc. Nhanh lên. Hai vị tướng quân định đánh nhau.
- Cái gì?
Hai thiếu niên đó đúng là Điển Mãn và Hứa Nghi. Cả hai người mua chút rượu thịt bên ngoài rồi định tới khuyên giải hai ông bố. Nhưng không ngờ chậm một chút mà Hứa Chử và Điển Vi đã giương cung bạt kiếm, chuẩn bị động thủ. Điển Mãn và Hứa Nghi cầm hộp đồ ăn nhanh chóng đi vào.
- Tại sao các ngươi không ngăn lại?
Trần Tạo nghe vậy mà suýt phát khóc:
- Công tử! Không phải tiểu nhân không muốn ngăn mà thật sự là... Ai có thể ngăn được hai vị tướng quân chứ?
Điển Mãn và Hứa Nghi chẳng thèm để ý tới Trần Tạo rồi nhanh chóng đi vào trong lao.
- Cha! Dừng tay.
- Phụ thân đừng đánh!
Cả hai người kêu lên khiến cho Điển Vi và Hứa Chử dừng lại.
- A Mãn! Con đừng có ngăn ta. Hôm nay ta phải dậy cho tên lão hổ ngu xuẩn này mới được.
Hứa Chử nổi giận:
- Ai dạy ai còn chưa biết. Đầu to! Ngươi cũng thấy đấy, không phải cha muốn ra tay mà tên này quả thực khinh người quá đáng.
Điển Mãn nổi giận nói:
- Nhanh mở cửa cho ta.
Hứa Nghi thì cố gắng khuyên giải:
- Phụ thân! Người và thúc phụ đều dưới trướng chủ công, đều là túc vệ. Hai người không nên tổn thương hòa khí, nếu không sẽ bị chủ công trách phạt.
- Đúng vậy! Cha! Nếu người làm Hứa thúc phụ bị thương thì Chủ công sẽ không vui.
Hứa Chử nghe thấy vậy thì mất hứng.
- A Mãn! Ngươi nói vậy là sao? Bằng vào cha ngươi mà có thể làm cho ta bị thương? Đừng có thấy hắn cao hơn ta mà nhầm. Lão tử chỉ cần một tay là có thể xử lý được.
Điển Vi nổi giận:
- Dựa vào ngươi? Lão tử nhắm mắt cũng có thể đánh cho ngươi gục xuống. Ai chết hay không còn chưa biết.
- Hôm nay ta không dạy ngươi một bài học thì không...
- Đến đây! Người nào không tới thì là chắt.
- Đến đây! Ta cùng ngươi đánh ba trăm hợp.
- Phì! Lão tử chỉ cần ba mươi hiệp là có thể lấy mạng chó của ngươi... Bạn đang xem tại Truyện FULL - truyenfull.vn
Câu nói của Điển Mãn khiến cho tình hình vừa mới dịu xuống lại nóng lên.
- Tất cả dừng tay lại cho ta. Chủ công tới đây.
Trong nhà lao đột nhiên vang lên tiếng quát.
Điển Vi và Hứa Chử liền ngậm miệng mà ngồi xuống.
Cả hai ngẩng đầu lên thì thấy Trần Tạo đang co người lại, hiển nhiên tiếng quát vừa rồi là của y. Còn bên ngoài đại lao thì im ắng không hề có tung tích của Tào Tháo.
- Đồ hỗn láo! Dám có can đảm lừa ta? - Điển Vi đột nhiên nổi giận.
Hứa Chử cũng sôi tiết:
- Một tên quan nho nhỏ mà cũng dám mạo tên chủ công? Ngươi tên là gì? Để ta bẩm chủ công lấy mạng chó của ngươi.
Trần Tạo không dám nói gì, lùi ngay vào trong bóng đêm.
Đám quan coi ngục còn lại thì nhìn Trần Tạo với ánh mắt sùng bái. "Đại ca đúng là lợi hại. Ngay cả hai vị đó mà cũng dám lừa. Chẳng lẽ không sợ hai người kia xử lý hay sao?
"Mẹ ôi! Ngày mai lão tử xin từ quan. Làm một quan coi ngục nhỏ mà còn lo lắng sợ hãi như vậy, bổng lộc lại ít. Ngày mai lão tử phải đi đầu quân."
Trần Tạo âm thầm quyết định.
Có điều tiếng hét của y đúng là làm cho bầu không khí trong nhà lao giảm xuống.
Điển Vi và Hứa Chử cũng không cãi nhau nữa mà trở lại chỗ của mình.
Hửa Nghi bảo một tên quan coi ngục mở cửa lao rồi cùng với Điển Mãn cầm thức ăn vào trong. Hai người mở hộp thức ăn lấy rượu thịt.
- Cha dùng cơm trước đi.
Điển Vi gật đàu, vừa cúi đầu nhìn liền nhíu mày.
- Tại sao không có rượu?
Điển Mãn ngẩn người, quay đầu sang thì cũng thấy Hứa Nghi đang nhìn mình.
Chỉ thấy Hứa Nghi mở hộp kia ra, toàn bộ rượu đều ở trong đó.
- Đầu to! Mang rượu tới đây cho ta.
Hứa Chử nổi giận nói:
- Nói thừa. Đây là rượu con ta mang tới cho ta. Đầu to! Tại sao lại không có đồ nhắm?
Vừa nói y vừa ngẩng đầu thì thấy hộp cơm trước mặt Điển Vi có cả một khay thịt.
- A Mãn! Mang đồ ăn tới đây cho ta.
Điển Vi nói:
- Đây là của con ta mang tới.
Dứt lời đột nhiên Điển Vi nở nụ cười làm cho Hứa Chử lặng đi một chút rồi cũng bật cười.
Cả hai nhìn nhau rồi cùng cười ha hả.
……………..
Hai cha con Tào Bằng và Tào Cấp trở về tới Ô Bảo thì trời đã vào đêm.
Đặng Tắc cũng vừa mới về đang nói chuyện với Tào Nam. Bụng của Tào Nam càng ngày càng to, sắp tới ngày sinh rồi.
Còn Đặng Tắc cũng không có chuyện gì.
Việc luyện tập của quân Hổ Bôn chấm dứt, nhiệm vụ của y coi như hoàn thành. Còn việc thắng hay thua thì Đặng Tắc không quan tâm. Hiện tại, y chỉ nghĩ được bình yên ở bên Tào nam cho tới khi đứa con được sinh ra.
Từ khi Tào Nam bắt đầu mang thai, nhà y liền không được yên ổn. Thượng quan bị điều đi, quan huyện mới đến khiến cho địa vị của Đặng Tắc bị giảm xuống rồi bị Đặng Tài làm nhục. Sau đó thì cả nhà Tào Bằng tới, tình hình chuyển biến tốt đẹp nhưng cũng không được lâu lắm. Đặng Tắc bị mộ binh nhập ngũ, mặc dù giữ được mạng nhưng lại mất một cánh tay. Hơn nữa, Tào Nam cùng với cha mẹ còn bị quan phủ bắt giam.
Sau khi cứu được Tào Nam ra, ngàn dặm tới quận Nam Dương rồi Hứa Đô.
Không lâu sau, Điển Vi xây dựng quân Hổ Bôn, Đặng Tắc liền tới giúp đỡ. Vì chuyện này mà trong mấy tháng y không có thời gian làm bạn với vợ.
Nghĩ tới đây, Đặng Tắc cảm thấy rất hổ thẹn.
Hiện giờ có được thời gian rảnh rỗi, nên y phải làm bạn với vợ con, bồi thường quãng thời gian qua.
- Cha đã về.
Đặng Tắc giúp Tào Nam đi lại trong đình viện.
Thật ra y cũng không phải lo lắng cho sức khỏe của Tào Nam, bởi vì có một thầy thuốc ở nhà. Đệ tử Đổng Hiểu của Trương Trọng Cảnh hiện giờ ở ngay tại Ô Bảo. Bình thường không có chuyện gì thì gã tới Hồi Xuân đường giúp đỡ thánh thủ Tiếu Khôn chẩn đoán bệnh. Đổng Hiểu biểu hiện lý luận rất xuất sắc nhưng tình hình thực tế lại ít. Trong nghề y, kinh nghiệm rất quan trọng. Người ta thường nói lão trung y. Lão ở đây không phải là nói tuổi mà phần nhiều là chỉ kinh nghiệm.
Hồi Xuân đường có thể nói là chỗ để Đổng Hiểu tích lũy kinh nghiệm.
Cuộc sống của Đổng Hiểu cũng rất đơn giản, đối với vật chất cũng không có nhiều nhu cầu lắm.
Trương Trọng Cảnh để cho Đổng Hiểu tới Hứa Đô thật ra cũng là hy vọng y có thể đứng vững, tìm một đường ra cho họ Trương ở Niết Dương.
Mà cái chuyện này không thể vội vàng được.
Đổng Hiểu ở nhà họ Điển đó là một cách xử sự.
Theo quan hệ hai nhà Tào, Điển tốt lên, đám người tiểu bát nghĩa xuất hiện thì họ Tào sẽ chiếm được một vị trí ở Hứa Đô.
Điểm này từ hôm diễn võ, Tào Cấp cũng được mời là có thể thấy.
Vì vậy mà Đổng Hiểu rất trầm tĩnh.
Tào Cấp gật đầu cũng không nói gì.
Biểu hiện nghiêm túc của y khiến cho Đặng Tắc cảm thấy có chuyện xảy ra.
Gã vẫy một người phụ nữ tới đỡ Tào Nam đi. Đặng Tắc theo đám người Tào Cấp vào trong đại sảnh. Sau khi ngồi xuống, gã mới lên tiếng hỏi:
- Cha! Có chuyện gì xảy ra?
Tào Bằng lên tiếng:
- Tào công muốn mời cha tới làm Hà Nhất giám lệnh.
Đặng Tắc hơi lặng đi một chút rồi chợt có phản ứng vui mừng:
- Giám lệnh của Chư Dã giám? Đó là chuyện tốt.
- Tốt cái gì mà tốt? - Tào Bằng nói:
- Về mặt tài nghệ thì cha không có vấn đề. Với tài nghệ mà nói làm cho đám công quan nể sợ cũng không phải chuyện khó. Tốt xấu gì thì hiện giờ thanh danh của cha cũng đang cao. Điều này đệ không lo lắng. Vấn đề ở đây là cha chưa từng làm quan, lại không hiểu biết tình hình của Chư Dã giám. Vốn đệ định để cho cha làm Giám tác trước, chờ sau khi quen dần với việc ở đó mới lên chức. Việc này cũng không hề khó. Nhưng hiện tại, cha đột ngột trở thành giám lệnh, mặc dù hưởng bổng lộc sáu trăm thạch nhưng chẳng may xảy ra sai lầm thì được không bằng mất.
Đặng Tắc lập tức hiểu được nỗi lo của Tào Bằng. Không thể phủ nhận việc Tào Bằng lo là không có lý.
- A Phúc! Thật ra huynh thấy đệ quá lo lắng.
- Cái gì?
Tào Bằng nghi hoặc nhìn Đặng Tắc.
Đặng Tắc đi tới bên cạnh Tào Cấp rồi ngồi xuống:
- Cha! Người đừng lo lắng. Sở dĩ Tào công muốn người làm giám lệnh cũng là vì coi trọng tài nghệ của người. Chỉ cần cha thực sự có tài thì sao phải sợ? Mặc dù a Phúc nói cũng đúng nhưng trên đời ai sinh ra là có thể biết được hết mọi chuyện? Chuyện trong triều đình có thể con không rõ nhưng nếu nói tới cái loại như Chư dã giám thì con cũng biết.
- A Phúc nói như vậy tất cả đều chỉ là quy tắc, cứ theo đó mà làm thì chẳng có gì rắc rối. Đến lúc đó, người cứ làm xong mọi việc thì tất nhiên sẽ có người để ý. Còn về đám công quan... Con thấy a Phúc suy nghĩ quá nhiều. Hà Nhất công phường đã lâu không hoạt động. Đám công quan các nơi cũng bị gia tộc ở địa phương thu hút nhất thời khó có thể điều tra được. Vì vậy mà việc hiện giờ cha cần phải làm đó là nhanh chóng để cho hà nhất công phương hoạt động trở lại. Sở dĩ Tào công mời cha làm giám lệnh đó là vì nghĩ tới tài nghệ và thanh danh của cha. Dù sao thì hiện giờ thanh danh của cha đó là trong ba tháng có thể tạo được ba mươi sáu cây Thiên Cương đao. Có ai mà không biết điều đó? Có cái thanh danh này thì việc ở Chư dã giám không còn khó khăn nữa. Sau khi Hà Nhất công phường hoạt động trở lại, cung ứng quân giới của Tào công thì đám công quan các nơi sẽ trở về. Tới lúc đó, chẳng phải là cha nói gì được nấy hay sao?
Tào Bằng nghe vậy thì ngẩn người, hiểu ra rất nhiều.