- Ngồi xuống.
Mười hai tên binh lính đi theo sau Tào Bằng cùng gào lên:
- Ngồi xuống.
Ngay lập tức có người vất bỏ binh khí, hai tay ôm đầu, quỳ xuống đất. Có người quỳ xuống đầu tiên, những người khác liền làm theo.
Vốn Hạ Hầu Lan nói Trần Thăng bị giết khiến cho đám gia đinh của Trần phủ bàng hoàng. Mà một đao của Tào Bằng như thuyết minh tất cả mọi vấn đề. Không có một ai hoài nghi cái tin đó.
Trần Thăng lợi hãi như vậy, lại dẫn theo nhiều người như thế mà vẫn bị chết thì bọn chúng còn hăng hái làm gì?
Hoàng Nhất thấy tình hình không ổn liền quay đầu bước đi. Thực ra y cũng biết Trần Thăng lành ít dữ nhiều. Nếu không thì tại sao quan phủ lại nhanh chóng xuất hiện ở ngoài cửa Trần phủ như vậy? Có điều, trong lòng y cũng có toan tính. Vốn Hoàng Nhất định thừa dịp bên ngoài hỗn loạn liền bỏ trốn. Nhưng nào ngờ một đao của Tào Bằng đã giải quyết tất cả mọi rắc rối. Hoàng Nhất nào dám nấn ná, nhanh chóng bước đi.
Mà Tào Bằng vốn vẫn để ý tới Hoàng Nhất. Ngay từ đầu, người đó đã quát to nhất. Ngay lập tức, Tào Bằng thúc ngựa lao lên. Chiếu Dạ Bạch chẳng thèm nhìn bậc cửa của Trần Phủ mà nhảy lên. Cùng lúc này, Hoàng Nhất cũng chạy vào bên trong. Tào Bằng không nói hai lời, vung trường đao trong tay, quát một tiếng rồi ném đao đi.
Thanh trường đao sáng chói, xuyên qua lưng của Hoàng Nhất. Hoàng Nhất kêu lên một tiếng. Gã bị thanh trường đao bảy thước găm trên mặt đất.
- Nhắc lại lần nữa, tất cả ngồi xuống.
Ngay lập tức mấy chục tên gia nô liền ôm đầu, quỳ trên mặt đất.
"Vị tiểu công tử này thật đáng sợ..." Tại sao tiểu công tử nhìn thanh tú mà lại giết người hung hãn như thế?
Tào Bằng ở trên lưng ngựa quay đầu nói với Hạ Hầu Lan:
- Hạ Hầu! Giải quyết mọi chuyện không cần phải giết nhiều người mà là giết như thế nào. Có đôi khi giết một người còn hơn so với giết nhiều người. Chỉ cần nhìn xem ngươi giết thế nào mà thôi...
Hạ Hầu Lan ngồi trên lưng ngựa, chắp tay nói:
- Đa tạ công tử chỉ bảo.
- Chúng ta đi.
Tào Bằng rung dây cương. Chiếu Dạ Bạch từ từ đi vào trong Trần phủ. Lúc này nhìn nó không còn sự hung dữ như trước mà hoàn toàn thong thả đồng thời có một sự tao nhã...
Trần Thăng có tổng cộng bảy bà vợ và năm đứa con trai. Có điều tất cả gần như không ở trong thành mà ở ngoài trang trại. Ở đây chỉ có hai tiểu thiếp đang run rẩy quỳ trên mặt đất với nét mặt tái nhợt. Hiển nhiên là họ bị mấy người Tào Bằng làm cho sợ hãi.
Dưới sự hướng dẫn của gia nô, Tào Bằng đi thẳng tới thư phòng của Trần Thăng.
Đó là một cái tiểu viện độc lập trong Trần phủ. Tào Bằng đi tới cửa thư phòng liền xuống ngựa rồi cất bước đi vào bên trong. Chỉ thấy trong thư phòng có bày ba hàng giá sách, với rất nhiều cuộn thẻ tre, và những cái hôp được xếp ngăn nắp. Tào Bằng bước tới mở mấy cái hộp đó ra thì thấy đều là vàng bạc. Trong đó không hề có báu vật khiến cho Tào Bằng cảm thấy hứng thú.
Khi đi tới án thư, Tào Bằng liếc nhìn những đồ đặt trên đó. Dường như cũng chẳng có vật gì đáng chú ý. Tuy nhiên có rất nhiều giấy thô, chắc chắn sẽ khiến cho Đặng Tắc hài lòng. Đám giấy này được chặn bằng một miếng đồng có hình con cá chép được tạo một cách tinh xảo, còn có thể thấy rõ vẩy cá. Tào Bằng giơ tay cầm miếng đồng lên tay.
Trong thời đại này còn chưa có những miếng chặn giấy như vậy. Có điều không thiếu người thích dùng những vật phẩm như thế này để thể hiện sự tao nhã.
Tào Bằng cầm con cá chép trong tay mà sửng sốt. Nhìn thể tích của con cá chép và công nghệ làm ra nó thì trọng lượng có thể nói là rất nặng vậy mà khi cầm lên tay lại như không?
"Chẳng lẽ bên trong nó trống rỗng?"
Tào Bằng cầm miếng đồng trong tay mà nghịch một chút nhưng vẫn không tìm được manh mối nào. Hắn gõ nhẹ xuống án thư, suy nghĩ một lúc rồi cầm miếng đồng ra khỏi thư phòng.
- Thu dọn toàn bộ sách và giấy trong phòng cho ta. Sáng ngày mai, ta hy vọng có thể thấy chúng ở huyện nha.
Tào Bằng nói với tên gia nô dẫn đường cho mình.
Tên gia nô vội vàng nói:
- Tiểu nhân biết.
- Nhỡ kỹ, phải kiểm tra cẩn thận, không được thiếu bất cứ thứ gì.
Tên gia nô là một người thông minh cho nên cũng biết lão gia nhà mình không còn thế. Sau này, nếu không hầu hạ vị công tử trước mặt cho tốt thì...chậc chậc! Có thể nói vị công tử này là một người không biết nhân từ.
- Tiểu nhân sẽ ở đây trông coi, không để thiếu bất cứ thứ gì.
Tào Bằng nghe thấy vậy liền nở nụ cười. Hắn nhảy lên ngựa rồi đi ra ngoài. Tên gia nô lập tức đứng thẳng nơi cửa phòng, làm một tên canh gác.
- Dùng dây thừng trói liền tất cả mọi người lại. Đám nữ nhân thì đuổi vào trong phòng, không được tự ý ra vào. - Tào Bằng ra lệnh cho Hạ Hầu Lan:
- Nơi này giao cho ngươi xử lý. Nhớ kỹ, mang toàn bộ sổ sách của Trần Thăng rồi bẩm với ta để cho Hồ Ban tới lĩnh.
- Mạt tướng hiểu rồi. - Hạ Hầu Lan cung tay tuân lệnh, rồi dẫn người vào bên trong.
Tào Bằng ngồi trên lưng ngựa, hơi nhún mũi mà thở phào một cái.
Quay thời gian lại trước đó hai ngày. Trong thư phòng ở nha huyện Hải Tây, Đặng Tắc và Bộc Dương Khải đều đang nhíu mày. Mặc dù bọn họ đã quyết định được kế hoạch ra tay với Trần Thăng nhưng không ngờ Trần Thăng lại không dùng sức mạnh để ra tay với họ.
Đặng Tắc bị cô lập tới toàn bộ huyện Hải Tây. Nhưng nói cho cùng Đặng Tắc lo lắng nhất là chuyện Trần Thăng lên giá lần thứ hai, khiến cho mình rơi vào hoàn cảnh xấu.
- Tỷ phu! Ra tay đi. - Tào Bằng nói với Đặng Tắc: nguồn TruyenFull.vn
- Hiện giờ Trần Thăng sai người sang huyện khác mua lương thực. Nếu cứ để như vậy thì chúng ta sẽ càng ngày càng khó khăn.
- Nhưng... Đệ có cách nào để tiêu diệt Trần Thăng không?
Tào Bằng lắc đầu:
- Thắng bại đều nhau. Không thể nói ai có thể thể thành công. Nhưng anh rể phải hiểu dược rằng nếu chúng ta thất bị thì ngay cả Hứa Đô cũng không thể về. Tuân thị trung và Quách tế tửu đã cố gắng tiến cử huynh, lại còn có Mãn thái thú, Tuân thượng thư đều muốn ngươi tới Hải Tây. Nếu chúng ta rút lui thì còn mặt mũi nào về gặp họ? Sau khi chúng ta ra khỏi Hứa Đô thì một là đứng vững ở đây hai là đi tới chỗ khác. Anh rể! Đệ và huynh không có sự lựa chọn thứ hai. Sở bá vương còn dám phá chìm thuyền thì huynh cần gì phải do dự?
Bộc Dương Khải cũng hết sức tán thành với câu nói của Tào Bằng. Đặng Tắc gãi dầu:
- Dưới tay Trần Thăng có rất nhiều tay sai.
- Có thể có được bao nhiêu? Ba trăm, năm trăm... Rất nhiều! Ở Hải Tây, cho dù y muốn dữ trữ được ngàn quân cũng khó. Chưa nói, y thu mua lương thực còn phải phái theo một số lượng người rất đông. Đệ đoán hiện giờ ở Hải Tây y cũng chỉ còn chừng hai, ba trăm người mà thôi...
- Ha, ba trăm người mà thôi? - Đặng Tắc hơi tức giận:
- A Phúc! Vậy đệ nói xem chúng ta có bao nhiêu người?
- Một trăm sáu mươi người.
- Cái gì?
Câu trả lời của Tào Bằng khiến cho Đặng Tắc cảm thấy bất ngờ.
- Chúng ta có nhiều người như vậy từ bao giờ?
- Anh rể! Huynh quên đám tuần binh của huyện Hải Tây trước đây rồi sao?
- Nhưng chẳng phải bọn họ đã tan...
- Đúng vậy! Tuần binh đã tan nhưng lính của binh Tào duyện sử vẫn còn trong tay chúng ta. Lúc trước, mặc dù Phùng huyện lệnh không thành công ở Hải Tây nhưng cơ bản cũng coi là một vị quan tốt. Ít nhiều cũng có người hy vọng. Phùng Siêu có thể tập trung người để cướp chứng minh bản thây hắn trong đám tuần binh cũng có chút danh vọng. Trong hai ngày qua, đệ đã để cho Phùng Siêu bí mật liên lạc với một đám tuần binh. Ngoại trừ ba mươi người trong nhà lao kia ra, y còn tập trung được hơn tám mươi người. Tính thêm cả người chúng ta mang tới thì cũng vừa một trăm sáu mươi người. Ngoại trừ số đó ra còn có đê, nhị ca, tam ca đều là những người dũng mãnh. Chu thúc cũng là người có kinh nghiệm sa trường, võ nghệ cao cường. Phùng Siêu rất giỏi bắn tên. Đệ con thu một tên hảo hán. Mặc dù tên này tham tiền, hơn nữa lại rất thô lỗ nhưng thân thủ cũng không kém Chu thúc.
- Đệ nói tới cái tên ngủ cả ngày kia?
- Đúng là y. Y tên là Phan Chương, tự Văn khuê, có thể nói là một tay hảo thủ.
Đặng Tắc bĩu môi, cất giọng hơi trêu chọc:
- A Phúc! Đệ thật lợi hại. Đi xem chợ Bắc liền dẫn về một tên hảo thủ.
- Chuyện này chỉ thuần túy là nhân phẩm.
Đối với việc thi thoảng Tào Bằng lại xuất hiện một số từ gần như đi trước thời đại, Đặng Tắc cũng đã quen dần. Bộc Dương Khải đột nhiên hỏi:
- Còn Trần gia phải làm thế nào?
- Trần gia nào?
- Trần gia Quảng Lăng. Mặc dù Trần Thăng không phải là người họ Trần nhưng chung quy vẫn được họ Trần thừa nhận. Nếu cứ vậy ra tay chỉ sợ làm mất mặt họ Trần thì không hay lắm. Họ Trần ở Quảng Lăng là một dòng họ lớn. Trần Nguyên Long lại là quan trên của Thúc Tôn. Theo lý mà nói thì sau khi ngươi nhậm chức nên tới viếng thăm một chút mới được. Nếu không chào hỏi với họ Trần chỉ sợ không ổn.
Đặng Tắc nghe thấy vậy liền vỗ trán một cái.
- Nếu tiên sinh không nhắc nhở thì suýt nữa ta đã quên việc này. Vậy làm thế nào bây giờ?
- Việc cấp bách trước mắt là phải được họ Trần cho phép. Có điều bây giờ Thúc Tôn sợ rằng không đi dược, mà những người khác có lẽ ngoại trừ Hữu Học ra cũng không còn ai. Nhưng Hữu Học phải ở lại. Như vậy để lão phu đi một chuyến gặp Trần Hán Du.
Trần Hán Du chính là cha của Trần Đăng, tên là Trần Khuê.,
- Tiên sinh! Nghe nói Trần Hán Du rất khó gặp.
Bộc Dương Khải cười nói:
- Chuyện này không có gì. Mới năm trước, ta từng thỉnh giáo Trần Hán Vu cho nên có gặp mặt lão một lần. Trần Khuê là một người biết nặng nhẹ. Tâm của lão hướng về nhà Hán. Khi Viên Thuật xưng đế có lấy con của y để kìm chế nhưng y vẫn không chịu cúi đầu. Trần Thăng ở Hải Tây tác oai tác quái, chưa chắc đã được sự đồng ý của Trần Khuê. Chỉ có điều do triều đình không rảnh để ý tới nên Trần Khuê cũng không tiện ra mặt.
Đặng Tắc trầm ngâm một lúc rồi gật đầu đồng ý.
Sau đó, Tào Bằng liền ra lệnh cho Phùng Siêu dẫn tám mươi tên tuần binh, hộ tống Chu Thương, Phan Chương, Điển Mãn và Hứa Nghi đi cướp lương.
Đặng Tắc tin tưởng với tính tình của Trần Thăng chắc chắn không thể nhịn được chuyện này. Để cho mấy vạn đồng rơi xuống dòng Du Thủy thì cho dù là ai cũng không thể chịu nổi. Vì vậy mà Đặng Tắc và Tào Bằng đều nhận định, Trần Thăng sẽ phá gia chìm thuyền...
Trời sáng...
Từng chiếc xe lương từ ngoài cửa thành chậm rãi đi vào huyện Hải Tây. Trong lúc nhất thời, bầu không khí của huyện Hải Tây trở nên huyên náo.
- Có nghe nói không? Trần Thăng đã chết.
- Không thể như vậy. Ngày hôm qua Trần lão gia vẫn còn sống thì sao có thể chết?
- Ha! Nói ngươi hồ đồ thật là đúng. Đặng huyện lệnh là ai? Đó là người do triều đình cắt cử. Nói cho cùng thì Hải Tây cũng thuộc về triều đình, sao có thể để cho Trần Thăng ương nghạnh? Ngươi xem trước đó y có làm gì thì Đặng huyện lệnh chỉ cần một câu là có thể lấy mạng y.
- Hình như là vậy.
- Nếu ngươi không tin thì có thể tới huyện nha mà xem. Cái đầu của Trần Thăng đặt ở trên cùng đấy.
- Không chỉ có vậy. - Một người Hải Tây lại xen vào:
- Sáng sớm hôm nay, Đặng huyện lệnh đã phát công văn giao trách nhiệm cho người điều chỉnh giá cả lương thực Hải Tây. Thấy không? Mấy cái xe lương này chính là biện pháp của Đặng huyện lệnh. Nếu đám thương nhân không nghe lời, Đặng huyện lệnh liền tung lương thực ra làm cho giá cả giảm xuống. Ha ha! Hải Tây chúng ta từ nay về sau không phải mua cái giá lương thực kia nữa.
Nhưng lời bàn luận liên tục vang lên. Có điều chiều hướng những lời bàn tán chỉ qua một đêm đã có một sự thay đổi lớn. Từ một mối nguy hại, Đặng Tắc đã trở thành một vị quan phụ mẫu trong lòng dân. Những tiếng khen ngợi y theo những chiếc xe lương đi vào trong thành càng lúc càng nhiều hơn.
Còn đám thương nhân của huyện Hải Tây thì mày nhăn mặt nhó. Trong lòng họ thầm mắng chửi Trần Thăng. Nếu không phải do Trần Thăng thì hôm qua họ cũng chẳng không thèm nể mặt Đặng Tắc. Huyện lệnh mời vậy mà không có một ai tới dự tiệc. Hiện tại, chỉ sợ có muốn tới người ta cũng chẳng thèm tiếp.
- Sợ cái gì? - Rốt cuộc cũng có người bước ra an ủi mọi người.
- Dù sao thì Trần lão gia cũng là người của họ Trần. Tên Đặng Tắc to gan lớn mật dám giết Trần lão gia. Chưa chắc Trần thái thú đã bỏ qua chuyện này.
- Đúng vậy! Đúng vậy.
Khuôn mặt ủ rũ của đám thương nhân cũng tỉnh táo hơn nhiều.
- Vậy chúng ta làm sao bây giờ?
- Chờ... Hừ! Để xem tên Đặng Tắc đó kiêu ngạo được bao nhiêu lâu. Hãy chờ xem. Có lẽ chưa tới vài ngày, Trần thái thú sẽ phái người tới đây. Đến lúc đó, Đặng Tắc sẽ không có kết quả tốt. Huyện Hải Tây vẫn là của chúng ta, không thể rơi vào tay hắn được.
Đám thương nhân đứng ở cửa hàng của mình mà xì xào bàn tán.
Chỉ có điều khi họ thấy những cái đầu người trên từng chiếc xe ngựa thì sắc mặt liền trở nên trắng bệch.