Viên Thuật ở Thọ Xuân thế đã hơi tàn, không được lòng người. Tôn Sách ở Giang Đông như hổ rình mồi. Mới đầu năm, gã công chiếm Đan Dương, thu hàng được đại tướng thái sử Từ, rồi sau đó lại tiêu diệt được Nghiêm Bạch Hổ, cướp lấy Ô Trình, đem thái thú Ngô quận là Hứa Cống lúc trước giết chết. Bất ngờ Tôn Sách lại có ý đồ cướp lấy Lư Giang. Đến giờ, sáu quân của Giang Đông đều đã về tay Tôn Sách, thanh thế của gã ngày càng lớn, gã cũng bắt đầu tấn công Viên Thuật.
Hiện giờ, tình trạng của Viên Thuật có thể nói đã hoàn toàn bị cô lập.
Đại tướng dưới trướng của gã người chết, kẻ đầu hàng, đã chẳng còn sức mạnh gì nữa.
Vì thế, Viên Thuật sai người đến đầu hàng Viên Thiệu. Gã và Viên Thiệu vốn là huynh đệ, tuy một người là con vợ cả, một người con vợ thứ nhưng dù sao cũng có chút tình thần. Viên Thuật ra vẻ đồng ý thần phục Viên Thiệu, đồng thời dâng ra ngọc tỷ truyền quốc. Viên Thiệu cũng vì thế mà lệnh cho cháu trai là Cao Cán dẫn quân tới Thanh Châu, tiếp ứng cho Viên Thuật.
Viên Thiệu tuy rằng tỏ vẻ sẵn lòng tiếp đón Viên Thuật nhưng nếu Viên Thuật có muốn đến Thanh Châu, cũng phải xuyên qua Từ Châu trước đã.
Đoạn đường này người của Viên Thiệu không thể giúp được gã, mà chỉ có bản thân gã tự cố gắng mà thôi. Vì thế, Viên Thuật dẫn quân rời khỏi Ai Nam, thẳng tiến đến Thanh Châu. Thật không ngờ Tào Tháo vừa nhận được tin tức, lập tức phái trung lang tướng Trương Liêu, dẫn binh mã bản bộ đóng quân ở Bạch Mã, cùng hợp lực với thái thú Lý Điển ở Ly hồ kiềm chế binh mã sở bộ của Cao Cán. Đồng thời, Tào Tháo lại lệnh cho đồn điền đô úy Hải Tây là Đặng Tắc là thái thú Quảng Lăng là Trần Đăng xuất binh, phục kích quân sơ bộ của Viên Thuật.
Sau khi nhận được mệnh lệnh, cuối tháng hai, Đặng Tắc lệnh cho Khúc Dương trưởng Phan Chương, Hải Tây úy Chu Thương dẫn binh xuất kích, đồng thời Trần Đăng cũng phái Đông Dương trưởng Trần Kiều cùng liên thủ với hai người Phan, Chương, cùng giáp kích Viên Thuật, khiến Viên Thuật bại trận thê thảm, phải bỏ chạy, cuối cùng đành phải lùi về Thọ Xuân.
Dưới trướng Viên Thuật có một người tên là Từ Lý, tự Mạnh Ngọc. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
Người này vốn là con cháu Từ thị ở Hải Tây, phụ thân là Từ Thục từng được phong làm độ liêu tướng quân. Khi Từ Lý còn trẻ, từng vang danh nhờ có tài học rộng biết nhiều, sau này được phong làm Chinh ích công phủ, rồi làm Hiếu liêm. Sau này, Từ Lý còn được phong làm thứ sử Kinh Châu. Khi y được phong là thứ sử, quyền lực của y vượt xa chức thứ sử hiện giờ.
Lúc ấy, Đổng Thái hậu có người cháu trai là Trương Trung, là thái thú Nam Dương tham ô rất nhiều tiền bạc.
Từ Lý định trị tội Trương Trung, Đổng Thái hậu lập tức phái Trung thường thị đến cầu xin Từ Lý.
Nhưng Từ Lý không đồng ý, Đổng Thái hậu nổi giận, phong Trương Trung làm giáo úy, định uy hiếp Từ Lý. Nhưng Từ Lý không chút sợ hãi, chờ Trương Trung nhận chức xong liền buộc tội gã. Sau hai chuyện về Trương Trung này, y liền bãi quan, thanh danh của Từ Lý vì thế vang xa, được nhân dân tán thưởng.
Năm nguyên niên Trung Bình, Từ Lý và Trung lang tướng Chu Thiên cùng liên thủ phá giặc Khăn vàng và Uyển thành.
Vì đắc tội với người mà bị hoạn, bị trị tội rồi bãi quan. Khi Hán Đế dời đô về Hứa huyện từng muốn phong Từ Lý làm đình úy nhưng không ngờ trên đường đi nhậm chức, y lại bị Viên Thuật bắt cóc. Viên Thuật muốn Từ Lý làm thượng công, nhưng bị y lấy cái chết dọa dẫm, Viên Thuật cuối cùng không dám ép uổng nữa.
Kể từ khi Viên Thuật bại trận ở Tràng huyện, Từ Lý liền mang theo ngọc tỷ truyền quốc đến Hứa Đô.
Ngọc tỷ trở về, tên tuổi của Tào Tháo càng thêm vang dội đây cũng coi như chuyện vui nhất trong năm Kiến An thứ tư này.
Sau khi Tào Tháo khoản đãi Từ Lý, liền cảm thấy có chút mệt mỏi, vì thế liền ở nhà nghỉ ngưoi. Sau giờ ngọ, y ôm nhi tử Tào Xung ngồi trong thư phòng vẽ tranh, muốn dạy Tào Xung đọc chữ. Tuy Tào Xung mới chỉ hai tuổi, nhưng nhờ có thiên tư thông minh nên còn giỏi hơn Tào Thực, đứa con thứ tư của Tào Tháo.
Cầm một quyển sách, Tào Tháo chỉ từng chữ dạy cho Tào Xung.
Thân là tư không, là ngươi cai quản việc triều chính.
Tào Tháo có rất ít thời gian nhàn rỗi được ngồi với nhi tử.
Hiện giờ là cơ hội hiếm có, dĩ nhiên y sẽ không bỏ qua. Y đang thư thái, chợt nghe có gia thần bẩm báo:
-Thiếu phủ Lưu Diệp ở bên ngoài cầu kiến.
Tào Tháo nhíu mày, nhìn Tào Xung đang thích thú đọc từng chữ.
-Đưa Lưu thiếu phủ đến thư phòng nói chuyện.
-Vâng!
Gia thần vừa rời đi, chỉ chốc lát sau, Lưu Diệp đã tràn đầy kích động, đi vào thư phòng.
-Tư Không!
-Ừ.
Tào Tháo khoát tay, nói với Lưu Diệp:
-Để Thương Thư viết nốt chữ này đã.
Tào Xung nắm chặt bàn tay nhỏ bé, mập mạp, vẽ một chữ, rồi liên tục cười khanh khách. Tào Tháo cười vang, ôm lấy thằng bé, dùng râu áp lên khuôn mặt nhỏ nhắn của nó rồi chà chà một hồi, khiến Tào Xung càng cười thích chí hơn.
Vừa ôm Tào Xung trong lòng, Tào Tháo vừa cười, nói:
-Tử Dương, có chuyện gì mà ngươi hứng thú thế?
-Tư Không, hôm nay ta đến là muốn tặng ngài một món lễ vật.
-Tặng lễ vật?
Lưu Diệp nói:
-Hôm nay ta đến phủ Chư dã, kết quả là tìm được một thứ rất tốt ở chỗ Tuyển Thạch.
-Tuyển Thạch? Gã có thể có cái gì tốt đây? Hay là lại có thứ đao kiếm gì sao?
-Không phải, đều không phải!
Lưu Diệp vừa nói vừa lấy từ trong người ra một cuốn sách nhỏ, hai tay dâng lên cho Tào Tháo.
Trong ấn tượng của Tào Tháo, hình ảnh về Tào Cấp chỉ đơn giản là một người thô lậu, thậm chí một chữ bẻ đôi cũng không biết. Cũng chính vì thế, Tào Tháo vốn vẫn còn có chút do dự. Tài hoa của Tào Cấp cũng chỉ ở tài chế tạo đao kiếm, luyện kim loại mà thôi. Nếu để gã nhận tổ nhận tông, liệu có phải có chút sơ sài hay không?
Dù sao, Tào thị ở Tiếu huyện cũng là gia đình quan lại.
Tuy không phải là danh môn vọng tộc, nhưng cũng là gia đình tốt nhất ở đó.
Nếu như nhận một người như vậy làm họ hàng, Tào Tháo thật sự phải suy xét rõ điểm lợi, hại trong đó.
Dù sao, chuyện nhận tổ nhận tông cũng không phải là chuyện nhỏ. Đôi khi, muốn nhận thức một người là họ là hàng, cần phải suy xét rất nhiều về dòng họ, đủ các yếu tố khác nữa.
-Bát bách tự văn?
Tào Tháo nhìn bốn chữ trên bìa sách, khẽ mỉm cười.
-Triều văn đạo, tịch khả tử. Nói hay lắm!
Khi y nhìn thấy mấy chữ nhỏ kia, trong lòng không khỏi tán dương. Chợt, Tào Tháo mở trang bìa ra, để lộ trang sách bên trong.
-Khanh khách.
Tào Xung chợt cười rộ lên.
Thằng bé chỉ vào hình vẽ người lệ rơi đầy mặt kia:
-Thương Thư.
Sau đó, nó lại chỉ vào hình người rậm râu kia:
-Cha!
Tào Tháo thấy thế mừng rỡ, cười phá lên. Tuy nhiên cười xong, y đọc bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú lạ lùng kia xong, liền tươi cười hiểu ra.
-Là do Hữu Học soạn ra?
-Đúng vậy.
Tào Tháo tức thì hứng thú hơn, vì thế liền mở ra.
-Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang…
Mới đầu Tào Tháo còn to giọng đọc, nhưng dần dần, giọng đọc của y ngày càng nhỏ dần, gương mặt dần nghiêm lại.
-Quyển sách này thật là do Hữu Học soạn ra sao?
-Đúng vậy!
Lưu Diệp nói:
-Nghe Tuyển Thạch nói thì Tào đô úy vì muốn giúp gã học chữ mà soạn ra Bách bát tự văn này. Vốn dĩ ban đầu ta cũng không lưu tâm lắm, nhưng sau đó lại phát hiện Bát bách tự văn này không hề lặp lại đến một chữ. Hơn nữa, mới đọc lướt qua đã thấy được bài văn này chính là tuyệt thế kỳ văn. Văn tự vừa dễ hiểu, vừa gần gũi, xúc tích lại lắng đọng. Một tài năng như thế này Chủ công sao có thể bỏ qua được?
Tào Tháo hít sâu một hơi.
Viết ra bài văn dài tám trăm chữ không phải là chuyện khó.
Nhưng muốn dùng tám trăm chữ này để viết thành một bài văn hay, hơn nữa lại không có một chữ nào lặp lại thì dù là chính Tào Tháo cũng chưa chắc đã có thể làm nổi.
Y chăm chú đọc lại lần nữa, không ngớt lời khen ngợi.
-Tử Dương, ngươi chắc chắn đây là do Hữu Học soạn ra chứ?
-Tư Không, không sai đâu. Tuyển Thạch nói Hữu Học còn sao ra làm ba bản, bản gốc hiện đang ở trong tay Hữu Học. Quyển này là do ta nhất quyết mượn từ tay Tuyển Thạch mà có, lừa gã nói là về nhà sao chép lại. Nhưng ta càng nghĩ, lại càng cảm thấy nên báo cho Tư không biết trước là hơn.
Tào Xung trợn tròn mắt ngồi một bên, tò mò nhìn Bát bách tự văn.
-Cha, người, hồng…Hồng….
Tào Tháo không khỏi mỉm cười.
Tào Xung muốn nói với y rằng nó nhận biết được chữ "Thiên", còn đọc được cả chữ "Hồng" nữa. Tám chữ Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, thằng bé biết được hai chữ.
-Tử Dương, có thể để cuốn sách này lại đây được không?
-Chuyện này…
Lưu Diệp lộ vẻ khó xử.
-Thế này đi, ngươi để quyển sách này lại, ta dùng hai mươi tập giấy trao đổi với ngươi. Ta sẽ đích thân sao chép ra, ngày mai sẽ đem bài văn sao ra đưa cho ngươi.
Lưu Diệp đến đây vốn là có ý tặng sách.
Vừa rồi tỏ ra khó xử chẳng qua là do gã cố ý bày ra mà thôi. Một tập giấy chính là một trăm trang, hai mươi tập giấy gồm có hai nghìn trang.
Ở thời đại này, trang giấy vẫn là vật phẩm vô cùng khan hiếm.
Nói chung, giấy làm bằng đay tương đối thông dụng, nhưng giấy trang này là vật phẩm chỉ có những gia đình đặc biệt quyền quý mới có được. Ngay cả Lưu Diệp cũng cực kỳ coi trọng thứ giấy này. Tuy nhiên, hai nghìn trang giấy không phải là chuyện quan trọng, quan trọng là gã muốn nhân cơ hội này tiếp cận với Tào Tháo mà thôi.
-Nhưng Tuyển Thạch kia…
Tào Tháo xua tay:
-Phía bên Tuyển Thạch ta sẽ cho người giải thích, ngươi đừng bận tâm.
-Nếu đã như vậy thì xin theo ý của Tư không.
Tào Tháo và Lưu Diệp cùng trò chuyện thêm chốc lát nữa, rồi Lưu Diệp cáo từ ra về.
Chợt, Tào Tháo dẫn Tào Xung đến chỗ Hoàn phu nhân, rồi lại cầm Bát bách tự văn đi đến nơi Ngô lão phu nhân nghỉ ngơi.
-A Man, có chuyện gì sao?
Tào Tháo cầm Bát bách tự văn trong tay trình lên trước mặt lão phu nhân.
Lão phu nhân cũng biết chữ, sau khi cầm lấy quyển sách liền nheo mắt xem, xem chưa hết một lần đã liên tục khen ngợi.
-Quyển sách này là do người nào viết ra vậy?
-Tổ mẫu, người này người cũng có quen biết, chính là Tào Hữu Học đã đưa người về Hứa Đô đấy.
-Tào Đô úy ư?
Tào Tháo gật gật đầu, nhìn lão phu nhân không nói lời nào.
Lão phu nhân cầm quyển sách nhỏ bé trong tay, xem kỹ lại một lần nữa rồi đặt xuống, ngẩng đầu chăm chú nhìn Tào Tháo.
-A Man, ý con muốn thế nào?
-Tổ mẫu, phụ tử Tào gia đều không phải là người bình thường, đặc biệt là Tào Hữu Học, kiến thức của hắn vô cùng rộng rãi, lại là người biết nhìn xa trông rộng. Người này vừa có văn, vừa có võ, rất toàn tài. Ta vốn muốn để bọn họ nhận tổ nhận tông, nhưng lão trượng trong tộc chưa chắc đã đồng ý, chính vì thế vẫn còn cần tổ mẫu ra mặt nói tốt cho vài câu. Ta vốn tưởng rằng Tào Bằng là kẻ xuất sắc, biết nhìn xa trông rộng, nắm được đại cục. Không ngờ tài văn của hắn cũng xuất chúng như thế. Sau này, người này tất sẽ trở thành Vạn lý hầu của nhà ta.