Bảo điện kim giám cao sừng sững giống như một con quái thú ở tuổi xế chiều trong bóng đêm, lẳng lặng phủ phục trong cung Vĩnh Lạc. Hữu đô hầu Ngô Ban dẫn ba trăm kiếm kích sỹ đi tuần tra trong Hoàng thành, thỉnh thoảng chặn Thái giám trong cung lại tra hỏi. Toàn bộ Hoàng thành này trực thuộc phủ Vệ tướng quân.
Trong và ngoài Hoàng thành lần lượt do Vũ Lâm quân và Kiếm kích sỹ phụ trách. Kiếm kích sỹ gần giống như đới đao thị vệ mà đời sau chúng ta đã nghe nhiều, phụ trách an ninh trong Hoàng thành. Thủ lĩnh của bọn họ là Tả Hữu đô hầu, hưởng sáu trăm thạch bổng lộc, ngoài bảo vệ an ninh của Hoàng cung ra còn phụ trách đi bắt giữ những người Hoàng đế yêu cầu. Trước kia, Tả Hữu đô hầu phải là tâm phúc của Hoàng đế, những người không có gốc rễ căn bản không thể đảm nhận nhiệm vụ này được.
Tuy nhiên từ sau khi Hán Linh Đế băng hà, hoàng quyền suy thoái, triều cương không thịnh.
Cộng thêm với sự kiện Y Đai Chiếu, Tào Tháo không chỉ thay đổi Vũ Lâm quân mà còn đổi mới cả Kiếm kích sỹ.
Tả Hữu đô bá lại càng là tâm phúc của Tào Tháo. Tả đô bá Tào Thuận có tài bắn cung vô song, bách phát bách trúng, là con cháu của Tào Tháo. Còn Hữu đô hầu Ngô Ban mới được giao nhiệm vụ gần đây. Tào Bằng đã từng đề cập tới mối quan hệ của Ngô Ban và Ngô lão phu nhân với Tào Tháo, sau đó được Tào Tháo kiểm chứng, dễ dàng làm rõ lai lịch của Ngô Ban. Đã là người trong dòng tộc Ngô lão phu nhân thì đương nhiên được chiếu cố. Vì thế cha của Ngô Ban là Ngô Khuông được đề bạt lên hỏa tuyến, nhận chức Trần Lưu lệnh, còn Ngô Ban do từng tham gia cuộc chiến ở Tiểu Đàm nên cũng được đề bạt làm Hữu đô hầu.
Ngô gia ở Trần Lưu hiện giờ rất ít người, chỉ còn lại hai chi.
Vì thế Tào Tháo tuyệt đối sẽ không để Ngô Ban ở lại Quan Độ nữa, vậy nên đã bảo hắn trở về Hứa Đô...
Khi Ngô Ban đi tuần tra cung thành, đến Trúc Uyển dưới đài Dục Tú, Hán Đế đang sốt ruột nhìn hai tiểu thái giám chữa thương cho Lãnh Phi.
Thần sắc của Lãnh Phi không tốt lắm, vết thương trên cằm nhìn thấy ghê người.
Cũng may nó đã ngừng chảy máu, tình trạng thương tích trên người cũng không đến mức nguy hiểm tới tính mạng.
Thế nhưng Lưu Hiệp vẫn cảm nhận được từng đợt quặn thắt trong lòng.
Từ khi đăng cơ tới nay, y đã trải qua quá nhiều chuyện, thế cho nên tính tình hơi cay nghiệt, thiếu tình cảm.
Nhưng đối với Lãnh Phi, Lưu Hiệp lại cực kỳ tin cậy và nể trọng. Không chỉ vì vị Lãnh Phi này là của cải cuối cùng Đổng Thái hậu để lại cho y, mà vì trong suốt quãng thời gian mười năm trước, Lãnh Phi luôn luôn đứng bên cạnh, lặng lẽ bảo vệ y. Tuy rằng Lãnh Phi là một thái giám, nhưng trong lòng Lưu Hiệp luôn coi gã như người thân. Nếu không phải vì tiền lệ của Thập Thường Thị trước kia, y thậm chí chịu gọi Lãnh Phi một tiếng là phụ thân.
-Lãnh Phi sao lại trở nên như vậy?
Lãnh Phi cười khổ nói:
-Bệ hạ, là nô tài sơ sẩy.
Nô tài vốn tưởng rằng tên Tào Bằng kia có tiếng không có miếng, cho nên quyết định ám sát hắn để giải tỏa nỗi tức giận trong lòng Hoàng hậu. Đâu ngờ, tên Tào Bằng này có võ nghệ cao cường, tuổi còn nhỏ nhưng hình như đã có dũng khí bá vương. Nếu trên chiến trường, nói không chừng lão nô đã bị hắn giết chết rồi. Nhưng lão nô dù bị thương, tên tiểu tử Tào gia kia cũng không được sống yên. Lão nô dùng âm thủ xà hình đánh hắn bị thương, không qua một năm rưỡi thì hắn đừng mơ tưởng tới việc khôi phục nguyên khí.
Đợi sau khi lão nô lành vết thương, lại nghĩ cách ám sát hắn, tuyệt sẽ không sẩy tay nữa.
Phục Hoàng Hậu ở bên cạnh, nhìn sắc mặt trắng bệch như người chết của Lãnh Phi mà không khỏi áy náy trong lòng.
Nàng biết, Lãnh Phi là do nàng cắt cử nên mới đi ám sát Tào Bằng. Với tình hình hiện giờ của hắn, hành động của Lãnh Phi có thể nói là trung thành và tận tâm.
Nàng muốn cất lời, nhưng lại không biết nói thế nào.
Hán Đế hạ giọng nói:
-Lãnh Phi, ngươi hãy chịu khó dưỡng thương, gần đây đừng ra khỏi cung, chỉ ở Trúc Uyển dưỡng thương là được.
Trẫm sẽ tạm thời miễn chức Trung Thường Thị của ngươi để tránh bị người ngoài nghi ngờ, tuy nhiên, chuyện về tên Tào gia tử, ngươi đừng có quản nữa.
-Bệ hạ, thế là sao??
Phục Hoàng hậu muốn hỏi thêm nhưng lại có phần sợ hãi.
Vẫn là Lãnh Phi mở miệng trước, cũng tránh được phiền toái cho nàng...
-Tuân Úc đã phái người đến phủ của Lâm Nghi Hầu thông báo cho hắn ta.
Tuy nhiên hắn ta vẫn chưa truy cứu, chỉ kêu Quốc trượng đi điều tra một phen, đồng thời hướng tầm mắt về phía Viên Thiệu. Tuy nhiên việc này chỉ được xảy ra một lần, không có lần thứ hai. Tuân Úc giúp được lần này nhưng lần sau chưa chắc đã giúp được, đến lúc đó rất có khả năng gây ra tai họa. Lãnh Phi, hiện giờ người đáng tin và có thể dùng bên cạnh trẫm trừ ngươi ra chỉ có Lâm Nghi Hầu. Quốc trượng nhất thời cũng không thể giúp đỡ, vì thế ngươi và Lâm Nghi Hầu đều không được có bất cứ sơ xuất gì. Sau này, ngươi chỉ nghe sự sai bảo của trẫm, ngoại trừ trẫm, ngươi không cần nghe bất cứ kẻ nào sai khiến.
Nói xong, Lưu Hiệp quay đầu liếc nhìn Phục Hoàng Hậu một cái.
Đối với Phục Hoàng Hậu, y cũng cực kỳ yêu thương.
Nàng đã theo y trải qua bao nhiêu cực khổ như vậy, hắn thật sự không nỡ lòng trách cứ.
Lần này, Phục Hoàng Hậu rõ ràng là lỗ mãng.
Chân trước của Phục Hoàn vừa xảy ra chuyện, tiếp theo đó Tào Bằng bị ám sát. Điều này làm cho nhiều người rất dễ dàng liên tưởng hai chuyện này lại với nhau. Lưu Hiệp không muốn, sau khi mất Đổng quý nhân, ngay cả Hoàng hậu cũng không giữ được. Đồng thời, hắn cũng vô cùng bất mãn với việc Phục Hoàng Hậu tùy ý sai khiến Lãnh Phi.
Nếu không phải sự lỗ mãng của Phục Hoàng Hậu, Lãnh Phi đâu có gặp đại nạn này.
Phục Hoàng Hậu chột dạ cúi đầu.
Tuy nhiên trong lòng nàng, nỗi căm hận với Tào Bằng càng trở nên sâu sắc hơn.
Chờ xem, có cơ hội bản cung nhất định phải dồn ngươi vào chỗ chết.
Tào Bằng bị ám sát đã gây ra một trận phong ba.
Hoàn phu nhân sau khi biết được, cũng cực kỳ tức giận, ngấm ngầm gia tăng áp lực lên Tào Nhân, lệnh cho y phải bắt giữ thích khách.
Tuy nhiên, cho dù là Hoàn phu nhân hay là Tào Nhân, cũng không phải là kẻ ngốc. Bọn họ đương nhiên cũng có thể đoán ra đại khái, nhưng không có cách nào khác.
Dù sao, không bắt được thích khách, không có bằng chứng, Tào Nhân cũng không thể vào cung điều tra.
Rốt cuộc là kẻ nào?
Tào Nhân không biết, nhưng trong lòng lại ít nhiều có chút e dè, bởi vì y biết, trong Hoàng cung còn ẩn nấp một thích khách không biết tên.
Chuyện này cuối cùng cũng chỉ có thể là chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có.
Cũng may vài ngày sau, một chuyện lớn xảy ra khiến cho sự chú ý của dân chúng trong thành Hứa Đô di chuyển theo.
Tào Tháo dẫn Hổ Báo kỵ binh từ Tuấn Nghi qua Tế Thủy, đánh úp Ô Sào, nơi trọng yếu tích trữ lương thực của quân Viên Thiệu.
Cam Ninh đã chém chết huynh đệ Thuần Vu Quỳnh và Thuần Vu An ở Ô Sào. Tào Tháo phóng hỏa đốt sạch toàn bộ lương thảo cho mười mấy vạn quân đại quân Viên Thiệu, rồi sau đó an toàn rút khỏi. Viên Thiệu biết được tin giận tím mặt. Chỉ có điều, gã cũng không gấp rút tiếp viện Ô Sào, mà nghe theo chủ ý của Quách Đồ, lệnh cho đám Hàn Quỳnh tấn công mạnh mẽ vào Quan Độ. Hàn Quỳnh được xưng Hà Bắc thương vương, sức địch vạn người. Thế nhưng khi tấn công Quan Độ, Viên quân lại bị Tào quân mai phục. Quách Gia và Giả Hủ đã sớm đề phòng động tĩnh này của Viên Thiệu. Khi binh mã của Hàn Quỳnh tới nơi thì đám Trương Lân, Cao Lãm, Hạ Hầu Hoàng đồng thời xông ra, bao vây lấy Hàn Quỳnh. Mỗi quan hệ giữa Trương Lân, Cao Lãm và Hàn Quỳnh không tồi, vì thế bọn họ mới ra mặt thuyết phục Hàn Quỳnh đầu hàng.
Hàn Quỳnh thấy đại thế đã mất, liền xuống ngựa xin hàng.
Hai vạn tinh binh cũng đồng loạt theo Hàn Quỳnh buông khí giới quy hàng. Viên Thiệu biết được tin này tức giận tới hộc máu mồm, hôn mê tại chỗ...
Trận hỏa hoạn ở Ô Sào đã khiến lòng quân Viên Thiệu hoảng loạn và rã rời.
Chuyện quy hàng của Hàn Quỳnh càng khiến cho sĩ khí của Viên quân không còn sót lại chút gì.
Sau khi Tào Tháo trở về Quan Độ, lập tức hạ lệnh, phát động phản công với Viên Thiệu.
Hạ Hầu Đôn xuất binh từ Quản thành, Nhạc Tiến giáp công từ Tuấn Nghi, Tào Tháo đích thân dẫn đại quân, tấn công chính diện đại bản doanh của Viên Thiệu. Hơn mười vạn đại quân của Viên Thiệu gần như là không chiến đấu đã tự tan vỡ. Viên Thiệu thấy đại thế đã mất, vội vàng dẫn theo tâm phúc rời khỏi Quan Độ, định trốn về Diên Tân, chấn chỉnh lại cờ trống. Đâu ngờ, khi đại chiến Quan Độ vừa bước vào giai đoạn kết thúc thì Từ Hoảng ở Bộc Dương cùng xạ khuyển Trương Liêu cũng đồng thời xuất binh công kích.
Từ Hoảng và Vu Cấm, Điển Vi tụ họp, đóng quân ở Bạch Mã, luôn rình rập Diên Tân.
Hạ Hầu Uyên, Lã Càn lại xuất binh từ Lang Gia Thái Sơn, sau khi tụ hợp với Tang Phách lại đánh Viên Đàm đại bại ở quận Bình Nguyên, đuổi Viên Đàm quay về Hà Bắc.
Đến lúc này, các châu quận ở Thanh Châu, Hà Nam đều bị Tào Tháo chiếm lĩnh.
Trương Liêu dẫn bộ binh và xạ khuyển nghi binh tấn công Lê Dương.
Viên Thượng thấy tình hình không ổn, vội vàng thu gom binh lực. Trương Liêu đột nhiên hồi binh, mai phục ở Bình Khẩu quan, tiêu diệt toàn bộ viện quân ở Tịnh Châu...
Viên Thiệu nhận thấy tình thế ngày một xấu đi, vội vàng rời khỏi Diên Tân, lui về Hà Bắc.
Cũng may Viên Thượng xuất binh cứu viện, nếu không gã thậm chí có thể bị Trương Liêu đánh tan viện quân Tịnh Châu, chặn đường ở Hà Nội.
Trận chiến Quan Độ cuối cùng chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Tào Tháo!
Tin chiến thắng truyền tới Hứa Đô, dân chúng hô vang như sấm dậy.
Chỉ có điều, Tào Bằng lại không có vẻ gì kinh ngạc và vui mừng, với hắn, trận đại chiến này ngay từ đầu đã chủ định thắng lợi cho Tào Tháo.
Lịch sử vẫn chưa xuất hiện thay đổi.
Tiếp theo đó, Tào Tháo sẽ càn quét Hà Bắc.
Có lẽ, đó sẽ là một chiến sự khác kéo dài rất lâu.
Viên Thiệu còn chưa chết, ba con trai của Viên Thiệu vẫn có binh mã trong tay. Tuy nhiên tất cả điều này dường như đã chẳng còn liên quan gì tới Tào Bằng.
Hắn hiện giờ là một bệnh nhân!
Hơn nữa hắn vẫn là một bạch thân...
-Thật ra, ta thích nhất là bị ốm.
Ánh mặt trời ngày thu rất ấm áp mà không quá gắt.
Tháng tám, đúng lúc hoa quế nở rộ, trong hoa viên của Tào phủ phảng phất hương hoa quế, khiến mọi người đều thấy vô cùng khoan khoái.
Tào Bằng đã có thể xuống giường, vì thế được Quách Hoàn và Bộ Loan dìu đỡ, hắn kéo Hoàng Nguyệt Anh cùng đi dạo trong hoa viên Đi được một lát, Tào Bằng toát hết mồ hôi. Lần này bị thương, nằm trên giường gần một tháng trời nên cơ thể hắn cũng trở nên yếu ớt.
Ngồi xuống một bãi cỏ xanh mướt, đầu hắn gối lên đùi của Hoàng Nguyệt Anh, Tào Bằng bắt đầu kể chuyện cười.
-Vì sao?
-Bị bệnh rất sướng, địa vị cũng được nâng cao lên nhiều.
Như mấy hôm trước, Tử Hiếu thúc phụ tới đây. Nếu ta không bị bệnh, sẽ phải hành lễ với y. Thế nhưng hiện giờ, nàng xem ta vẫn nằm trên sập, Tử Hiếu thúc phụ lại phải đứng. Khi ta muốn để ý đến y bèn hừ hừ hai tiếng, không muốn để ý đến y thì lại khép mắt lại, nhìn cũng chả buồn nhìn y mà y vẫn không nói được ta.
Quách Hoàn, Bộ Loan bật cười khanh khách.
Hoàng Nguyệt Anh cũng không nhịn được liền khẽ đánh Tào Bằng một phát.
-Huynh thật biết làm trò.
-Ấy, nàng đừng đánh ta, ta giờ là người bệnh mà.
-Muội càng muốn đánh huynh…
Hoàng Nguyệt Anh giơ tay lên ra vẻ muốn đánh nhưng bị Tào Bằng nắm lấy cổ tay.
Chỉ thấy cánh tay Tào Bằng duỗi ra, ngoắc vào cổ của Nguyệt Anh, để nàng cúi thấp đầu, rồi sau đó chạm vào đôi môi hồng của nàng.
Hoàng Nguyệt Anh cứng đờ người, bản năng muốn từ chối, nhưng Tào Bằng mặc dù đang bệnh, nàng cũng không thể chống cự được sức mạnh của hắn. Hai người sát vào nhau, Hoàng Nguyệt Anh dần dần thôi chống cự, bất giác ôm hôn Tào Bằng. Quách Hoàn và Bộ Loan đứng cạnh, mặt đỏ bừng bừng, cúi đầu ngượng ngùng.
Lâu sau, Tào Bằng mới buông lỏng Nguyệt Anh ra.
Hoàng Nguyệt Anh thẹn thùng đập một phát vào Tào Bằng...
-Tiểu Hoàn, tiểu Loan, các ngươi vừa mới nhìn thấy gì? Truyện được copy tại Truyện FULL
Quách Hoàn và Bộ Loan ngoan ngoãn nói:
-Bọn nô tỳ đều không nhìn thấy gì.
Mặt Hoàng Nguyệt Anh càng đỏ hơn.
-A Phúc, chờ huynh lành vết thương, hãy lấy tiểu Hoàn và tiểu Loan đi.
Hai người theo huynh lâu như vậy, sau này vẫn nên lấy huynh…
-Vậy còn nàng?
-Ta.
Giọng Hoàng Nguyệt Anh lanh lảnh:
-Cứ đợi cha ta đến rồi hãy nói.
Dứt lời, nàng đẩy Tào Bằng ra, chạy tuột mất.
Hai người nói rất nhỏ, Quách Hoàn và Bộ Loan cũng không nghe thấy. Hai thị tỳ này đứng ở một bên, đầu óc hỗn loạn, chỉ toàn là cảnh ban nãy Tào Bằng ôm hôn Hoàng Nguyệt Anh. Thật là xấu hổ quá, công tử sao có thể nào uống nước miếng của Hoàng tiểu thư như thế chứ? Không hiểu sau này, hắn có làm thế với ta không...
Nghĩ đến cảnh ướt át trước đây từng hầu hạ Tào Bằng tắm, trong lòng Quách Hoàn và Bộ Loan giống như có con nai con cứ nhảy thình thịch.
Cơ thể các nàng cũng chợt nóng bừng lên.
-Này, đỡ ta đứng lên thôi.
-Dạ?
-Ta là nói, hai tiểu nha đầu các ngươi mau lại đây đỡ ta dậy.
Quách Hoàn và Bộ Loan, vội bước lên dìu Tào Bằng đứng dậy. Đi lại một chút trong hoa viên, Tào Bằng thấy hơi mệt liền quay về phòng.
-Lấy bút mực cho ta.
-Công tử muốn làm gì?
Tào Bằng nói:
-Viết một chút, tránh cho sau này bị người khác chê cười.
Tính thời gian thì hiện giờ đã cách ngày hắn đồng ý với Hoàn phu nhân sẽ nhập môn cho Tào Xung một tháng rồi. Trong một tháng qua, Hoàn phu nhân dù không thúc giục nhưng Tào Bằng cũng phải bắt đầu chuẩn bị. Đợi gân cốt khỏe lên một chút, chắc chắn phải bắt đầu giảng bài cho Tào Xung. Bài học vỡ lòng chỉ một quyển "Bát Bách Tự Văn" chắc chắn không đủ. Tào Bằng nghĩ đi nghĩ lại vẫn quyết định chuẩn bị thêm một số thứ cho Tào Xung.
Đến lúc Tào Xung bái sư, nhất định sẽ gây sự chú ý cho rất nhiều người.
Nếu Tào Bằng tầm ba mươi, bốn mươi tuổi thì có thể cũng sẽ không ai nói linh tinh.
Nhưng hắn chỉ mới mười bảy tuổi, còn người được dạy lại là Ngũ công tử mà Tào Tháo thương yêu nhất. Khi đó, nhất cử nhất động của hắn đều sẽ bị phóng đại lên rất nhiều. Nếu không dùng chút bản lãnh thật sự, e rằng không được vài ngày hắn sẽ bị người ta buộc tội làm mê muội thế hệ vãn bối.
Nhưng muốn thể hiện bản lãnh này thật đúng là không dễ!
-Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. (Trời phú cho mỗi người một cái tánh bổn thiện, ai cũng giống ai, nên gọi là gần nhau; Nhưng khi lớn lên, do nhiễm thói đời hư xấu nên cái tánh trở nên xa nhau.)
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên. Tích mạnh mẫu, trạch lân xử, tử bất học, đoạn cơ trữ. Đậu yến sơn, hữu nghĩa phương... (Nếu không được giáo dục, bản tính sẽ thay đổi. Đường lối để giáo dục, quý ở sự chuyên cần. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử phải chọn láng giềng để làm nơi ở. Khi thấy con lười học liền chặt khung cửi để làm một bài học cho con. Đậu Vũ Quân ở Yến Sơn là người nhân nghĩa, lấy điều đạo nghĩa dạy năm con, sau này năm người con của ông đều làm quan, danh vọng hiển hách)
-Công tử, Đậu Yến Sơn là ai?
Bộ Loan đột nhiên tò mò hỏi.
Nàng thuở nhỏ mất cha, theo mẫu thân cùng sống cuộc sống nghèo khổ. Nhưng Bộ Thị dù sao vẫn là đại tộc ở Hoài Âm, mẫu thân của Bộ Loan là người có học thức, cho nên Bộ Loan từ nhỏ đã được giáo dục tốt. Về điểm này, Quách Hoàn còn xa mới so sánh được với Bộ Loan.
Đúng vậy, Đậu Yến Sơn hình như là người ở thời kỳ Ngũ Đại.
"Tam Tự Kinh" này được viết vào đời Tống, cách nay khoảng một nghìn năm.
Rất nhiều nội dung trong đó đều còn chưa từng xảy ra, cho nên căn bản không được sử dụng. Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, lấy bút mực đen tẩy sáu chữ "Đậu Yến Sơn, hữu nghĩa phương" đi, Đậu Yến Sơn này là cổ nhân ở núi Trung Dương, rất biết giáo dục trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu chưa nghe đến bao giờ thì tẩy đi vậy. Thế này, ta viết, tiểu Loan đứng cạnh xem, chỉ cần chỗ nào ngươi không hiểu hãy nói cho ta biết...
Tiểu Hoàn, ngươi sao chép lại.
Học thức của Quách Hoàn không so được với Bộ Loan.
Tuy nhiên, nàng có thể viết chữ rất đẹp…
-Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi nọa. Tử bất học, phi sở nghi, ấu bất học, lão hà vi? (Nuôi con mà không dạy là lỗi của người cha. Dạy mà không nghiêm là do sự lười biếng của thày. Trẻ con mà không được đi học thì không phải lẽ. Lúc nhỏ không học, khi già biết làm gì?)
Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri nghĩa. Vi nhân tử, phương thiếu thì, học thân hữu, tập lễ nghi. Hương cửu linh, năng ôn tịch công tử. (Ngọc không được mài giũa không thành đồ dùng được, con người mà không được dạy dỗ sẽ không biết đạo nghĩa. Là con người thì lúc còn trẻ phải thân với thầy cô, bạn bè để học lễ nghi, phép tắc. Thời Đông Hán có một em bé tên là Hoài Hương, lúc lên chín tuổi, mẹ mất sớm, em vô cùng hiếu thảo với cha. Mùa hè thì để quạt cho cha mát. Mùa đông, trước giờ cha đi ngủ, em nằm trên giường ủ hơi ấm để lúc cha nằm sẽ thấy ấm áp).
-Hương cửu linh có ý nghĩa là gì?
Không đợi Tào Bằng trả lời, Hoàng Nguyệt Anh từ bên ngoài bước vào.
Vừa hay nàng nghe thấy đoạn "hương cửu linh, năng ôn tịch. Hiếu vu thân, sở đương chấp" liền cất tiếng giải thích:
-A Phúc, cái huynh nói có phải là câu chuyện của Hoàng thị tiên tổ ở Giang Hạ là Hoàng Công Hương không?
-Ồ, đúng thế.
Hoàng Nguyệt Anh cười nói:
-Ngày Hoàng Hương sinh ra, có năm con thiên phượng xuất hiện, là niềm kiêu hãnh trong dòng tộc.
Ông từng làm tới chức thái thú Ngụy quận, lúc chín tuổi mẫu thân qua đời. Ông cực kỳ hiếu kính với phụ thân, mùa hè quạt lạnh cho cha ngủ; Mùa đông ủ ấm chăn đệm mới để phụ thân ngủ yên. Khi ấy Tuy Dương Tằng Hữu, thiên hạ Vô Song, Giang Hạ Hoàng Đồng. Sau đó, Hán Chương Đế còn để ông đọc hết tàng thư ở Đông Quan. A Phúc, sao đột nhiên huynh lại nhắc tới chuyện này? Rất nhiều người không biết đâu.
Ha ha, quả nhiên là trời giúp ta!
Học thức của Hoàng Nguyệt Anh vượt xa Bộ Loan.
Hắn nhấc bút lên, viết một mạch mười hai chữ "dung tứ tuế, năng nhượng lê. Đệ vu trường, nghi tiên tri" (Điển tích Khổng Dung nhường lê. Tích kể rằng, Khổng Dung, sinh ra cuối đời Nam Hán, là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, đã từng giữ một chức quan rất lớn trong triều đình. Lúc Khổng Dung mới bốn tuổi đã biết nhường lại quả lê to và ngon ngọt cho các anh, còn mình thì chịu ăn quả nhỏ), sau đó đưa cho Hoàng Nguyệt Anh.
-Nguyệt Anh, ta muốn biên soạn tài liệu dạy học, mong rằng nàng có thể giúp ta!