Mục lục
Tào Tặc
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, trầm giọng nói:

- Ta nghĩ lệnh cho Văn Trường đóng ở Linh Dương, còn Lệnh Minh thì tiếp quản Nguyên Nam.

- Vậy ngươi định thiết lập phủ Đô đốc ở đâu?

- Việc này...

Tào Bằng kinh ngạc nhìn Tuân Úc, có chút không hiểu ý của y.

Nếu làm Đô Đốc Kinh Nam, thì đương nhiên phải thiết lập phủ Đô đốc tại quận Lâm Nguyên thuộc quận trị Võ Lăng, chẳng lẽ còn phải hỏi?

Tuân Úc cười nói:

- Bá Khiêm này không phải là người có lòng dạ rộng mở, Thừa tướng bổ nhiệm hắn làm Thái Thú Võ Lăng là hy vọng mượn uy danh hắn trấn an dân tâm Võ Lăng. Nếu A Phúc thiết lập phủ Đô Đốc tại Lâm Nguyên, nếu chẳng may bị hắn hiểu lầm là giám thị, chẳng phải là có nhiều phiền toái sao?

Dù sao, ngươi lại không thể trông cậy vào một đội binh mã ở trong tay hắn.

Theo ta thấy, chẳng thà phái một người đi tới trong quân, rồi sau đó lựa chọn nơi khác thiết lập phủ Đô Đốc.

- Phái ai?

Đầu tiên là Tào Bằng ngẩn ra, trong đầu chợt hiện lên một người, vội nói:

- Quân sư, thật ra ta nghĩ được một người thích hợp, vừa đúng làm Giám Quân.

- Ai?

- Ta nhớ, Bá Khiêm là người Linh Lăng, lần này trên đường ta tới đây có mời chào một vị hiền sĩ, vừa đúng cũng là người Linh Lăng, mà cũng là đồng hương của Lại Cung. Không bằng ta phái người này vào trong quân là Trưởng Sử, Lại Cung có nghĩ đến cũng sẽ không có ý kiến gì. Chỉ có điều việc lựa chọn nơi để thiết lập phủ Đô Đốc thì nên ở đâu?

Nếu Tào Bằng đã có chủ ý, Tuân Úc sẽ không hỏi nhiều nữa.

Y cười, trầm giọng nói:

- Hán Thọ, được không?

Nhắc tới Hán Thọ thì không nhiều người xa lạ gì.

Tuy nhiên, phần lớn những người biết Hán Thọ vì danh hiệu Quan nhị gia “Hán Thọ đình hầu” nghĩa khí nhất trời trong Tam Quốc.

Trong lịch sử từ lâu, từ thời Tây Hán thiết lập thì Hán Thọ có tên là Tác Huyện.

Dương gia sau năm thứ ba Đông Hán, cũng chính là năm 134 công nguyên, đã đổi tên là Hán Thọ. Phía bắc nơi này giáp với Động Đình, bên trong có sông và vận tải đường thủy đi qua, đi thẳng ra Giang Hải, giao thông đường thủy rất tiện lợi.

Có điều Tào Bằng vẫn không rõ vì sao Tuân Úc bắt hắn lập đô đốc phủ ở Hán Thọ

Thế vẻ mặt mờ mịt của Tào Bằng, Tuân Úc cười, trầm giọng nói:

-A Phúc, ngươi nghĩ rằng thừa tướng cho ngươi làm đô đốc Kinh Nam chỉ vì Lưu Bị sao?

-Chẳng lẽ không phải vậy?

-Tất nhiên!

Tuân Úc hít sâu một hơi, sóng vai đi cùng Tào Bằng lên tường thành.

Hộ vệ đi theo bảo vệ phía sau ở một khoảng khá xa nên căn bản không nghe được nội dung hai người họ nói gì. Còn những người khác thì càng không thể tiếp cận hai người nên hai người họ nói chuyện rất an toàn và thoải mái. Hai người vịn tay vào lỗ châu mai trên tường, đưa mắt nhìn ra xa về hướng đông, hồi lâu không nói.

Sau một lúc lâu, Tuân Úc hạ giọng nói:

-Thừa tướng một lòng thảo phạt Giang Đông, đến giờ vẫn chưa thôi.

-Hả?

-Ngươi chớ hiểu lầm. Không phải là thừa tướng muốn chinh phạt bây giờ.

Chỉ có điều, tại sao nhất định phải thống nhất Giang Đông. Thậm chí còn có thể nói đến hai chữ “phục hưng”. Tuy nhiên thừa tướng cũng biết bây giờ không phải là cơ hội chinh phạt. Như lời ngươi nói, thủy quân chưa có càng chưa đủ thiện chiến, nếu đem đi thủy chiến chinh phạt Giang Đông thì nhất định sẽ gặp khó khăn. Xu thế ở Giang Đông phức tạp còn hơn cả Kinh Sở. Nếu không thể một trận mà thắng thì ắt sẽ hao người tốn của, tổn thất không ít. Vì thế thừa tướng cũng rất thận trọng.

Thừa tướng có hai dụng ý khi muốn đoạt Kinh Nam.

Thứ nhất là hy vọng có thể dùng Kinh Nam làm nơi luyện binh. Sau này khi công phạt Giang Đông có thể tránh vấn đề khó khăn về địa hình. Thứ hai là ngài muốn huấn luyện thủy quân vì phải tìm chỗ để luyện binh cho thủy quân. Ha ha, bây giờ A Phúc ngươi đã biết dụng ý của thừa tướng rồi chứ?

Tào Bằng há hốc miệng, lát sau mới gật đầu.

Tuy nhiên hắn lập tức phản ứng lại ngay, quay đầu nhìn Tuân Úc nói:

-Quân sư, ý của người là thừa tướng phải bãi miễn Thái Mạo sao?

-Chỉ là sớm hay muộn thôi.

Đối với câu trả lời này của Tuân Úc, Tào Bằng không hề cảm thấy kỳ lạ.

Đối với Tào Tháo mà nói, thủy quân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ông ta nhất định sẽ không đem hơn mười vạn, thậm chí mấy chục vạn thủy quân giao tất cả cho Thái Mạo. Chưa nói đến việc năng lực của Thái Mạo thế nào, chỉ nói đến hai chữ “trung thành” thì cũng không xong. Làm sao Tào Tháo có thể giao thủy quân cho y?

Thấy phản ứng của Tào Bằng, Tuân Úc thấp giọng nói:

-Ý thừa tướng là để cho thủy quân Động Đình tách ra khỏi thủy quân của Kinh Châu.

Trước đây khi ra lệnh rút quân, thừa tướng đã an bài cho Đỗ Bá Hầu làm phó đô đốc, bảo y rút ra hai vạn quân từ thủy quân Kinh Châu, đóng quân ở Động Đình. Trên danh nghĩa là chống đỡ thủy quân Giang Đông của Bạc La Uyên. Còn trên thực tế là bắt đầu lại từ đầu, mượn địa thế của Động Đình để thao diễn huấn luyện thủy quân noi theo thủy quân Giang Đông Sài Tang. Đồng thời, khi Thái Mạo phải kiềm chế thủy quân Giang Đông, lực lượng thủy quân Kinh Châu bị tiêu thao thì mặt khác Đỗ Bá Hầu có đủ thời gian để huấn luyện thủy quân, chờ đến khi thành thục thì có thể thuận thế đông tiến, thắng tiến Giang Đông. Chuyện này chỉ có ngươi biết, ta biết nhưng không thể để cho những người khác biết được.

Tào Bằng hiểu rõ!

Đây là Tào Tháo muốn tự mình lập ra những thành viên cơ bản cho thủy quân.

Mặc dù ở đảo Đông Lăng có một đạo thủy quân nhưng thời gian thành lập quá ngắn, nền tảng quá mỏng. Thủy quân Chu Thương lấy đảo Đông Lăng làm trung tâm nhờ vào sự giúp đỡ của Từ Châu có thể thao túng đến tận những vùng hạ lưu sông nước, ngăn sông lớn đi vào cửa biển. Nhưng nếu chỉ dựa vào thủy quân đảo Đông Lăng mà đi chinh phạt Giang Đông thì không hề thực tế. Thái Mạo đã khống chế thủy quân Giang Đông khiến cho Tào Tháo không yên tâm. Vì thế Tào Tháo lấy cớ để Đỗ Kỳ nghỉ ngơi và chỉnh đốn để điều động quân tinh nhuệ ra khỏi thủy quân Kinh Châu, rồi cho quân đóng ở hồ Động Đình nghỉ ngơi lấy sức, thao diễn thủy quân, nhờ đó để Tào Tháo có thể thành lập thủy quân của chính mình.

Đỗ Kỳ từng là thuộc hạ của Tào Bằng.

Chắc chắn Thái Mạo không thích gã giữ quyền cán trong quân nhưng lại không thể từ chối.

Bây giờ Đỗ Kỳ đi rồi, hơn nữa lại trở về làm bộ hạ của cấp trên cũ, Thái Mạo sẽ không cảm thấy khó chịu, thậm chí vô cùng vui mừng. Còn thủy quân Giang Đông của Bạc La Uyên lại là một cái cái cớ cho Tào Tháo. Nói như vậy, Tào Tháo đã an bài vô cùng chu toàn.

Tào Bằng thầm khen ngợi sự tỉ mỉ của Tào Tháo.

Đồng thời hắn cũng hiểu rõ dụng ý vì sao Tuân Úc bảo hắn thiếp lập phủ đô đốc ở Hán Thọ.

Hán Thọ nằm ở giữa của Động Đình, Linh Dương và Tác Đường, lại gần với Lâm Nguyên. Thật là một lựa chọn tốt.

-Như vậy, ta sẽ đi thành lập phủ đô đốc tại Hán Thọ.

-Rất tốt.

Tuân Úc thấy Tào Bằng đã hiểu rõ thì không nói thêm nhiều:

-Ở Tác Đường nghỉ tạm một đêm, ngày mai xuất phát đi. Ta đã sai người an bài ở Hán Thọ. Ngươi tới Lâm Nguyên trước, sau khi gặp qua Lại Cung thì hãy đi Hán Thọ. Đợi ba ngày sau Lệnh Minh và Văn Trường đến thì cùng đi Nguyên Nam.

***

Tào Tháo giao cho Tào Bằng làm đô đốc Kinh Nam, đồng thời cấp quân đội cho Tào Bằng.

Nhưng vấn đề là, mặc dù Tào Bằng đã từng trải qua việc một mình đảm đương hết công việc nhưng dù sao hắn cũng còn trẻ. Mà đối thủ lần này của hắn không giống như lần trước. Tuy nói rằng đây không phải là lần đầo hắn giao phong với Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị bây giờ đã không giống với Lưu Bị trước đây ở Nam Dương.

Đối với Tào Bằng mà nói, được Tuân Úc giúp đỡ thật là một chuyện tốt.

Trong ngũ đại mưu chủ của Tào Tháo thì năng lực của Tuân Úc tuyệt đối không thể khinh thường. Lúc trước khi y đến tìm Tào Tháo nương tựa, Tào Tháo đã lấy “Ngô chi tử phòng” để khen ngợi Tuân Úc. Tuy nói rằng phần lớn thời gian, biểu hiện của Tuân Úc không xuất sắc, nhưng trên thực tế không thể thiếu được Tuân Úc.

Dù sao thì tầm mắt, mưu lược và cái nhìn đại cục của Tuân Úc đều là của một nhân tài kiệt xuất.

Cho dù so sánh thì Quách Gia cũng không thể bằng được với Tuân Úc.

Tào Bằng cảm thấy được Tuân Úc giúp đỡ, đối với hắn mà nói thì đó là một cơ hội vô cùng tốt. Vì thế hắn không cảm thấy như bị người khác kiềm chế, ngược lại trong lòng vô cùng thoải mái.

Đầu xuân năm Kiến An thứ mười ba, phía thượng sông Đại Giang vô cùng náo nhiệt.

Thuyền bè lui tới hai bên bờ sông không ngừng có sứ giả của Tào Tháo, sứ giả Lưu Bị, thậm chí còn có cả sứ giả ở Ích Châu.

Sau khi Lưu Chương được thăng chức Đại tư đồ thì trở nên rất hăng hái.

Có lẽ gã nhận thấy sắp tới sẽ phát sinh ra một trận đại chiến nên không thể không lên tiếng cho Ích Châu. Vì thế Lưu Chương phái người đến Giang Đông giao cho Tôn Quyền ba trăm tráng sĩ. Ít nhất thì trong thư Lưu Chương đã nói như vậy. Ty nhiên sau khi Tôn Quyền nhìn ba trăm tráng sĩ kia thì thiếu chút nữa đã khóc! Cái gọi là “tráng sĩ” chắc đã là hai mươi năm trước kia. Một đám người tóc đã hoa râm, nhìn qua gầy yếu không chịu nổi. Người trẻ tuổi nhất đã hơn bốn mươi tuổi, người nhiều tuổi nhất chắc đã đến sáu mươi. Đây là “tráng sĩ” hay là “lão gia” chứ!

Sách sử ghi lại rằng Lưu Chương tặng Giang Đông ba trăm tẩu binh.

Quan trọng là cái đám « tẩu binh » kia chỉ là một đám lão binh.

Nhưng Tôn Quyền không thể từ chối. Thậm chí vì ba trăm “tẩu binh” mà phải trả giá không nhỏ.

Vàng bạc châu báu không nói đến, phải có qua có lại. Tôn Quyền còn không thể không nể mặt mũi tôn Lưu Chương một tiếng “Đại Tư Đồ”. Chỉ có điều trong lòng hắn chỉ muốn quẳng tổ tông mười tám đời Lưu Chương xuống biển. Thằng nhãi này không nên làm quan. Nhưng thật ra kẻ làm ăn thì tất nhiên là muốn kiếm đầy túi.

Tuân Diễn tới!

Chung Diêu tới!

Từ Tuyên đến!

Trần Quần đến!

Trong thời gian ngắn ngủi mà một đám danh sĩ phương bắc đi đến Giang Đông khiến cho sĩ tộc Giang Đông không khỏi có phần sợ hãi.

Mà sứ giả Ích Châu cũng không phải là tầm thường, dù sao cũng là một trong tứ đại gia của Hoàng Quyền, thanh danh vang dội. Nhìn xuống dưới thì sứ giả của Lưu Bị không có nhiều thanh danh lắm. Gia Cát Lượng năm nay chỉ là một thanh niên ba mươi tuổi. Tuy nói y rất hiển hách dưới trướng của Lưu Bị nhưng khi so sánh với đám người Tuân Diễn Chung Diêu thì rõ ràng là kém đi một bậc. Tất nhiên vì thế nên sự chiêu đã cũng không bằng được với những người khác.

Ngô Quận trở thành nơi quần anh hội tụ.

Một đám mưu sĩ lần lượt giương thương múa kiếm. Mặc dù không có đao quang kiếm ảnh nhưng đằng sau ẩn chứa sát khí cho một trận huyết chiến.

Tôn Quyền bị sứ giả khắp nơi quấy rầy khiến cho đau đầu nhức óc.

Màn đêm lặng lẽ kéo xuống, Tôn Quyền trở về phủ.

Hắn ngồi xuống ghế trường kỷ, nhẹ nhàng xoa trán.

Trận chiến Xích Bích có khác so với trong lịch sử. Lần này Tào Tháo chinh phạt Kinh Sở không hề toát ra dã tâm với Giang Đông. Ngược lại, biểu hiện của Tào Tháo rất đầy đủ thiện ý, nào là phong quan phong tước, rồi lại ban cho vàng bạc, rồi chưa kể đến cầu hôn đám hỏi khiến Tôn Quyền được sủng ái đến phát sợ.

Đồng thời vì nguyên nhân này mà khiến cho Giang Đông tương đối được ổn định.

Võ tướng thì không có cảm giác về mối nguy cơ nào. Còn nhóm văn thần thì không dám nói đến đầu hàng. Biểu hiện của hai bên vô cùng bình tĩnh, chủ yếu là đứng ngoài quan sát thế cục biến hóa. Lấy Trương Chiêu là đại biểu sĩ tộc Giang Đông thì dường như có khuynh hướng quy thuận Tào Tháo, hy vọng Tôn Quyền có thể cùng Tào thị hòa bình chung sống chứ không phải giương cung bạt kiếm. Nhóm võ tướng thì nghe theo Trình Phổ, Hoàng Cái lão thần, vẫn kiên trì giữ ý kháng Tào. Không giống như lịch sử, bọn họ và đám người Trương Chiêu đối lập với nhau. Lý do của bọn họ cũng vô cùng rõ ràng: “môi hở răng lạnh.”

Chỉ có điều, phải đối mặt với sự uy hiếp của hơn mười vạn đại quân Tào Tháo thì đám người Trình Phổ không dám tỏ thái độ rõ ràng, phải xuất binh giúp đỡ Lưu Bị.

Dù sao thì Tào Tháo không hề nói là sẽ tấn công Giang Đông. Thậm chí khi đối mặt với Giang Đông thì Tào Tháo chỉ hạ lệnh cho thủy quân rút quân về phía sau, duy trì thế phòng thủ. Nếu như trong tình huống như vậy mà Tôn Quyền cố ý xuất binh thì không những sẽ gặp sự trả thù của Tào Tháo mà còn có sự phản đối của sĩ tộc Giang Đông.

Những nhà thế gia Đông Hán nhiều như nấm, tuy rằng hình thành thế nam bắc triều, nhưng trên phương diện chính trị thì luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng.

Hơn một nửa Giang Đông đều cho rằng cần phải thủ vững Giang Đông, có điều kiện thì chi viện cho Lưu Bị.

Nhưng nếu gióng trống khua chiêng xuất binh tương trợ rồi lại không có người tán thành.

Tôn Quyền cũng chần chừ không có chủ ý. Cả ngày hắn bị làm cho quay cuồng đầu óc, đến khi về đến phủ vẫn còn cảm thấy áp lực.

-Chủ công, Mã Đạt tiên sinh cầu kiến.

-A, mau mời!

Tôn Quyền vội đứng dậy nói. Một lát sau thì một nam tử mặc đồ đen đi vào đại sảnh. Người nam tử có bộ dạng như con đại bàng, hai gò má gầy, góc cạnh rõ ràng, lộ ra một vẻ cương nghị. Chỉ có điều trên khuôn mặt kia có một vết sẹo nhàu nhĩ khiến người khác không dám tiếp cận. Y tiến đến chắp tay thi lễ:

-Mã Đạt đêm khuya quấy rầy, mong chủ công thứ lỗi.

-Trọng Tử đừng quá đa lễ, hãy mau ngồi xuống đi.

Mã Đạt này lớn tuổi hơn Tôn Quyền một chút, khoảng chừng ngoài ba mươi tuổi.

Khi nói chuyện, khẩu âm của y có rất nhiều khẩu âm của Hà Nội, chứng tỏ y từ phía bắc.

Trọng Tử là tự của hắn.

Nhưng ý nghĩa trong đó thì lại không người nào hiểu được.

Người này đến từ Dự Chương, được thái thú Dự Chương là Cố Ung tiến cử. Mặc dù tuổi tác của y không lớn nhưng trầm ổn già giặn, suy nghĩ nhanh nhẹn, đồng thời đối nhân xử thế cũng rất khiêm tốn, rất ít khi tỏ chủ ý của mình trước mặt người khác. Vì thế nên phần lớn thời gian mọi người sẽ bỏ qua sự tồn tại của y.

Nhưng đối với Tôn Quyền mà nói thì vị Mã Trọng Tử tiên sinh này có chí càn khôn, là một nhân vật khó lường.

-Chủ công, chắc còn vì việc Tào-Lưu mà phiền não?

-Đúng vậy!

Tôn Quyền vỗ trán, cười khổ nói:

-Tử Kính Tử Du kiên quyết yêu cầu xuất binh hỗ trợ Lưu Bị, nói là “môi hở răng lạnh”, nếu như Lưu Bị vong thì Giang Đông sẽ nguy khốn. Nhưng đám người Tử Bố lại nói là Tào Tháo thừa lệnh vua ra lệnh cho chư hầu, nếu làm vậy là cũng không sai. Bây giờ hắn lấy đại nghĩa chi danh để chinh phạt Kinh Sở nhưng chưa nhìn ngó đến Giang Đông. Nếu như lúc này xuất binh thì không khéo đại nghĩa chi danh của Giang Đông sẽ gặp phải tai họa tày trời.

Ta cũng biết là Tử Kính Tử Du muốn ta cố tình xuất binh.

Nhưng binh mã Giang Đông giỏi về thủy chiến. Còn vùng Kinh Sở thì rừng núi rậm rạp. Nếu liều lĩnh đổ bộ chiến đấu thì sẽ rước lấy phiền toái.

Trọng Tử, ngươi nghĩ thế nào?

Tôn Quyền là người rất quyết đoán nhưng rất ít khi để lộ ra vẻ khó xử trước mặt người khác.

Không phải là hắn không rõ tính toán của Tào Tháo, mà vì hắn không tìm thấy một cách giải quyết xử lý nào thích hợp. Vốn dĩ Tào Tháo và hắn phát sinh xung đột, nhưng lại quay sang thế nhượng bộ lui binh. Binh mã của Tào Tháo không hề xâm phạm đến vùng Giang Đông nên khiến cho Tôn Quyền không tìm thấy một cái cớ nào thích hợp.

Đồng thời Tôn Quyền cũng rất rõ ràng ưu khuyết điểm của chính mình.

Nếu là thủy chiến thì chưa chắc hắn phải e ngại Tào Tháo. Chỉ khi nào nảy sinh lục chiến thì binh mã Giang Đông sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không thể so sánh với đại quân oai phong phương bắc U Châu với sĩ khí ngời ngời. Trong tình huống như vậy thì Tôn Quyền nên xuất binh hay không nên xuất binh?

Xuất binh thì chưa chắc có lợi.

Mà không xuất binh thì sớm muộn gì hắn cũng chết.

Tôn Quyền bối rối không biết thế nào.

Mã Đạt cười, trong tiếng cười có chút kỳ quái.

-Khi Đạt ở Dự Chương đã từng nghe rằng trước khi Tôn Sách lâm chung đã từng dặn dò: “Nội sự không quyết được thì hỏi Trương Chiêu. Ngoại sự không quyết được thì hỏi Chu Du.” Bây giờ Ngô hầu khó có quyết định, sao không phái người thỉnh giáo Chu đô đôc? Hắn quản lý thủy quân Giang Đông nên nắm rõ được nặng nhẹ.

-Việc này…

Tôn Quyền lộ ra vẻ do dự.

Thật ra hắn đã sớm nghĩ tớn Chu Du nhưng lại chưa quyết định có nên phái người đi hỏi hay không.

Chu Du rất thân thiết Tôn Sách chứ không thân với Tôn thị. Y và Tôn Sách là bạn tâm giao từ nhỏ, hơn nữa cùng khỏi dựng sự nghiệp cùng nhau, rất có uy anh ở Giang Đông. Tôn Quyền tiếp nhận vị trí Ngô hầu từ Tôn Sách, trong khi Tôn Sách còn có con trai. Mà Chu Du và Tôn Sách là anh em thân thiết. Chính vì thế nên không thể tránh khỏi một chút ngăn cách giữ Chu Du và Tôn Quyền.

Mỗi ngày Tôn Thiệu một lớn lên, dần dần cũng là vấn đề.

Tuy nói Tôn Sách đã mất gần mười năm, mà vị trí của Tôn Quyền càng ngày càng được củng cố, nhưng sức ảnh hưởng của Tôn Sách vẫn không thể bỏ qua được.

Đặc biệt lão tướng quân Trình Phổ mỗi khi nhắc đến Tôn Sách đều luôn mang theo vẻ hoài niệm.

Vì thế nên đây cũng là nguyên nhân chủ yếu vì sao Tôn Quyền giữ Tôn Thiệu ở Phú Xuân. Tất nhiên Tôn Quyền không hy vọng một ngày nào vị trí của chính mình bị Tôn Thiệu lấy đi. Tôn Thiệu thừa hưởng phúc lộc từ cha, Giang Đông lại có Chu Du làm chỗ dựa vững chắc. Tất cả đều là mối uy hiếp lớn đối với Tôn Quyền. Vốn Tôn Thiệu bị Tôn Quyền áp chế nên đã dần bị mọi người quên đi. Nhưng không ngờ Tào Tháo lại đột nhiên đến Giang Đông, muốn gả con gái cho Tôn Thiệu.

Việc này khiến cho Tôn Quyền có chút khẩn trương.

Tôn Thiệu bị áp chế tám năm, bây giờ một lần nữa lại thu hút sự chú ý của mọi người.

Tôn Quyền là một người rất hiểm độc, thủ đoạn cực kỳ tàn nhẫn. Năm đó, đám hỏi của Lục Tốn và Cố thị khiến cho Tôn Sách có chút hơi khẩn trương. Vì thế Tôn Quyền đã ra tay, ý định muốn đầu độc giết con gái của Cố thị để thông qua Lục Tốn mà châm ngòi mối quan hệ của hai nhà Cố Lục, phá hỏng mối quan hệ của sĩ tộc Giang Đông. Thật không ngờ khi tưởng đại sự cáo thành thì lại bị Tào Bằng vô tình phá hỏng. Sau đó hai nhà Cố Lục giao ra tư binh thì mới khiến cho Tôn Quyền yên tâm. Vì thế có thể nhìn ra rằng Tôn Quyền là người vì đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn nào.

Nếu như Tôn Thiệu không bị người đời chú ý thì Tôn Quyền không cần phải diệt trừ Tôn Thiệu.

Nhưng vì một chút nhân từ nương tay năm đó mà bây giờ hắn muốn động thủ đã trở nên vô cùng khó khăn. Bây giờ Tôn Thiệu không chỉ được sĩ tộc Giang Đông chú ý mà còn có lão thần Trình Phổ vô cùng coi trọng. Đồng thời, Ngô quốc đã mở rộng ra tới Phú Xuân, đã bành trướng rất lớn, khiến cho Tôn Quyền không dám hành động thiếu suy nghĩ.

Chu Du… Chu Du!

Tôn Quyền do dự hồi lâu:

-Một khi đã như vậy thì phiền Trọng Tử đi Sài Tang một chuyến vậy.

-Đây là bổn phận của Đạt!

-Trọng Tử, ngươi nói xem ta nên từ chối hay tán thành lời đề nghị thông gia của Tào Tháo?

Trong mắt Mã Đạt hiện lên một chút kinh ngạc:

-Ngô hầu, vì sao ngài phải từ chối chứ?

-Việc này…

Mã Đạt cười nói:

-Tôn Thiệu là con trai của Tôn Sách. Bây giờ là thời điểm quan trọng của Giang Đông, cũng là lúc hắn nên dốc sức vì Tôn thị, là lúc giúp đỡ cho Ngô hầu. Đạt nghĩ rằng thiên hạ bây giờ là quần hùng cùng khởi, giống như thời Chiến quốc năm xưa. Sao Ngô hầu không lệnh cho Thiệu công tử đến Hứa Đô thành hôn. Từ có càng thể hiện rõ lập trường cho Tào Tháo, lại càng có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị.

Để Tôn Thiệu đi Hứa Đô?

Ánh mắt Tôn Quyền bỗng dưng sáng ngời nhìn Mã Đạt, rồi mỉm cười.

Nói là đi thành thân nhưng chẳng khác nào nói đi làm con tin. Tôn Thiệu rời khỏi Giang Đông sẽ khiến cho sự ảnh hưởng còn lạ của Tôn Sách bị suy yếu đi. Đồng thời đối với Tôn Quyền mà nói thì chẳng khác nào giải quyết cái họa bên trong. Cho dù bọn người Trình Phổ có ủng hộ Tôn Thiệu thì sẽ ủng hộ thế nào? Khó khăn ư? Bọn họ có còn muốn chạy tới Hứa Đô không? Khi không có Tôn Thiệu thì địa vị của Tôn Quyền càng thêm củng cố.

-Lời Trọng Tử nói rất đúng.

Mặt mày Tôn Quyền vui vẻ, tỏ vẻ đồng ý.

-Tuy nhiên bên Lưu Bị thì nên giải quyết thế nào?

Nếu Chu Du muốn xuất binh thì ta đây có nên ưng thuận hay không?

Mã Đạt cười nói:

-Việc chủ công quyết định, Đạt không nên nhiều lời. Tuy nhiên việc xuất binh hay phòng thủ không quan trọng. Quan trọng là từ chuyện này, chủ công giành được nhiều lợi ích. Tuy rằng Lưu Bị nói là muốn dâng Quế Dương. Trong trường hợp đó thì có nghĩa Lưu Bị không thể quyết đoán về Quế Dương. Phải biết rằng mặc dù hắn chiếm cứ Trường Sa nhưng nền móng không vững chắc. Chủ công, Quế Dương có tốt thì cũng chỉ là cái hữu danh thôi. Không biết chủ công nghĩ thế nào?

Mã Đạt cáo từ ra đi. Còn Tôn Quyền thì không còn băn khoăn gì.

Từ lời Mã Đạt nói thì hắn đã hiểu ra một điều quan trọng.

Phải danh chính ngôn thuận giành lấy Quế Dương, bất luận thắng bại của Lưu Bị thì đều không thể ở thế thua.

Hắn có thể thông qua Quế Dương mà âm thầm giúp đỡ Lưu Bị chống đối Tào Tháo, đồng thời tăng cường lực lượng ở Giang Đông để ngừa việc Tào Tháo chinh phạt trong tương lai.

Mã Đạt không tán thành việc xuất binh.

Nhưng y lại tán thành việc trợ giúp cho Lưu Bị để Lưu Bị chế ngự quân đội của Tào Tháo.

Đúng, ý của y là như vậy. Trong lời nói vừa rồi của Mã Đạt đại khái đã có ẩn ý như vậy.

Tuy nhiên, nếu như đi Hà Tiến thì cần phải có một kế hoạch tường tận.

Tôn Quyền nhắm hai mắt lại. Sau một lát, đột nhiên hắn khoác áo đứng lên ra phòng ngủ.

-Người đâu!

-Dạ!

-Mời Tử Kính đến. Ta có chuyện quan trọng muốn thảo luận.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK