Đám người Tào Bằng quay về. Trên đường đi, Hoàng Nguyệt Anh vui vẻ nên luôn nở nụ cười. Nàng và Tào Bằng nắm chặt tay bước chân ven hồ Chấn Trạch. Lúc này mưa đã tạnh, ánh tịch dương phản chiếu nơi chân trời khiến cho mặt hồ biến thành màu đỏ.
- A?
Hám Trạch đột nhiên dừng bước, nhìn về phía cái bến.
- Hám đại ca sao lại dừng?
Tào Bằng thắc mắc quay người lại hỏi Hám Trạch.
- Các ngươi xem...
Hám Trạch chỉ ngón tay về phía bến thuyền...
Nhìn theo ngón tay của Hám Trạch chỉ thấy một chiếc thuyền được neo bên bến. Mấy nam tử từ trên thuyền bước ra, vây quanh một người nhanh chóng bước vào một cái xe ngựa. Thiếu niên đó cũng không cao lắm nhưng tướng mạo đoan chính, lại có khí phách của một người làm quan.
- Có chuyện gì vậy?
Tào Bằng không nhìn ra điều gì liền lên tiếng hỏi.
Hám Trạch nói:
- Đó là Phụng Nghĩa hiệu úy.
- Phụng Nghĩa hiệu úy? - Tào Bằng ngẩn người:
- Đó là ai?
Hám Trạch tức giận nhìn Tào Bằng:
- Phụng Nghĩa hiệu úy là huynh đệ của Ngô hầu, ngươi nghĩ sao?
- Huynh nói là?
Trống ngực Tào Bằng đập hơi nhanh nhưng cũng không hỏi nữa.
Sau khi thưởng thức cảnh hồ với Hoàng Nguyệt Anh, mọi người liền quay về. Khi về tới Ngô huyện thì trời đã hoàn toàn tối đen. Tào Bằng đưa Hoàng Nguyệt Anh tới chỗ Cát Đức Nho mới phát hiện ra chỗ ở của Cát phủ cũng không xa Trạm dịch lắm.
- A Phúc! Ngày mai ngươi có rảnh rỗi không?
Tào Bằng cười nói:
- Có lẽ là không có việc gì.
- Vậy ngày mai chúng ta đi chơi thuyền có được không?
- Tất nhiên là được. - Tào Bằng cười gật đầu:
- Vậy ngày mai ta chờ ngươi ở bến thuyền.
Hoàng Nguyệt Anh vui vẻ đồng ý rồi hẹn thời gian với Tào Bằng, sau đó mới đi vào trong Cát phủ. Khi tới cửa, nàng dừng lại khoát tay với Tào Bằng. Tào Bằng mỉm cười đứng ở nơi góc rẽ, vẫy tay từ biệt Hoàng Nguyệt Anh rồi nhìn theo bóng nàng khuất sau cánh cửa. Sau đó, hắn và Hám Trạch mới từ từ đi về dịch trạm.
- Hám đại ca! Phụng Nghĩa hiệu úy trở về dường như huynh cảm thấy rất ngạc nhiên?
Phụng Nghĩa hiệu úy chính là Tôn Quyền.
Chỉ có điều Tào Bằng không hiểu được tại sao Hám Trạch lại trịnh trọng như vậy.
Hám Trạch thấp giọng trả lời:
- Ngươi biết thân phận của Phụng Nghĩa hiệu úy vậy cũng biết hiện giờ y còn đang gánh vác nơi nào không?
Tào Bằng gật đầu:
- Cái này đệ biết.
- Vậy ngươi có biết vì sao Ngô hầu lại lệnh cho Phụng Nghĩa hiệu úy tới Dương Tiễn không?
- Cái này...chẳng lẽ ở đó còn có gì khác?
Hám Trạch nói:
- Dương Tiễn là nơi trữ hàng quan trọng. Ngô hầu sớm có ý đánh chiếm Đan Dương cho nên từ năm ngoái đã bắt đầu chuẩn bị tích trữ lương thảo ở Dương Tiễn. Hiện giờ Ngô hầu đóng quân ở Lật Dương, Dương Tiễn chịu trách nhiệm cung ứng lương thảo cho toàn bộ trấn chiến ở Đan Dương, có trách nhiệm quan trọng. Phụng Nghĩa hiệu úy đột nhiên trở về Ngô huyện là có chuyện gì? Vừa rồi ta ngạc nhiên cũng là vì chuyện này.
- A?
Tào Bằng liền trở nên trầm mặc.
Vừa rồi nhìn Tôn Quyền lên bờ đúng là bí mật trở về.
Chẳng lẽ ở Ngô huyện có chuyện gì quan trọng xảy ra mà có thể bức Tôn Quyền bỏ qua chiến sự ở Đan Dương mà trở từ Dương Tiễn trở về?
Điều Hám Trạch thắc mắc không phải là không có căn cứ.
Vì vậy mà nhất thời Tào Bằng cũng có thể hiểu được.
Cát Đức Nho khoảng chừng năm mươi tuổi nhưng nhìn vẫn còn trẻ. Tuổi của Hoàng Thừa Ngạn so với Cát Đức Nho nhỏ hơn một chút. Có điều hai bên tóc mai của lão đã điểm hoa râm còn tóc của Cát Đức Nho vẫn đen nhánh so với Hoàng Thừa Ngạn còn trẻ hơn rất nhiều. Hai người ngồi trong phòng khách nói chuyện phiếm, đồng thời bên dưới còn có một người thanh niên ngồi tiếp. Người thanh niên đó nhìn chỉ chừng hai mươi, làn da mịn màng trắng nõn, tướng mạo anh tuấn. Quần áo của y có màu vàng chanh càng tôn thêm dáng người. Nhìn y ngồi đó khiến cho người ta có cảm giác thoát tục.
Khi Hoàng Nguyệt Anh trở về, sắc mặt của Hoàng Thừa Ngạn không được vui cho lắm.
- A Sửu! Sao tới giờ mới về?
Lén nhìn Hoàng Thừa Ngạn một cái rồi Hoàng Nguyệt Anh cúi đầu nói nhỏ:
- Cha! Con và a Phúc tới núi Đặng Úy ngắm mặt trời lặn cho nên về muộn một chút.
- Ngươi nói...
Không để cho Hoàng Thừa Ngạn nổi nóng, Hoàng Nguyệt Anh đã nhanh chóng mở miệng trước:
- Cha con mệt rồi xin đi nghỉ trước.
- Nguyệt Anh! Nhìn thấy bá bá tại sao không nói gì?
Cát Đức Nho cười cười lên tiếng hỏi.
Hoàng Nguyệt Anh vội vàng thi lễ:
- Chất nữ bái kiến bá phục. A! Hiếu Tiên ca ca trở về lúc nào? Muội nghe nói trước đây huynh chẳng phải ở trong núi Thiên Thai Xích Thành tu hành hay sao?
- A Sửu không được vô lễ.
Hoàng Thừa Ngạn vội vàng lên tiếng.
Người thanh niên cười nói:
- Nguyệt Anh càng lớn càng thêm động lòng người. Lúc trước huynh có ở trong núi tu hành, được tiên sư truyền thụ Bạch Hổ thất biến và Tam Nguyệt Chân nhất diệu kinh rồi chuẩn bị nhập thể rèn luyện. Lần này huynh về là muốn thăm phụ thân rồi sau đó tới dãy La Phù bái phỏng đạo hữu tiên gia. Nguyệt Anh! Nghe nói muội mới gặp người quen trên đường. Phong cảnh Chấn Trạch có...đẹp không?
Hoàng Nguyệt Anh đỏ mặt lên mà nói nhỏ:
- Có phần động lòng người.
Cát Đức Nho cười nói:
- Được rồi! Hiếu Tiên! Nguyệt Anh cũng đã mệt, để Nguyệt Anh đi nghỉ ngơi đi. Nguyệt Anh! Bá bá đã chuẩn bị cho ngươi canh hạt sen mà ngươi thích. Chốc lát sẽ cho người hâm nóng rồi mang lên phòng. Đã tới Ngô quận rồi thì cứ chơi cho thoải mái, có nhiều cảnh đẹp lắm.
- Đa tạ bá phụ.
Hoàng Nguyệt Anh liếc trộm Hoàng Thừa Ngạn một cái rồi lên tiếng, sau đó xoay người theo tỳ nữ ra khỏi phòng khách.
- Huynh nhìn xem, huynh nhìn xem... Huynh nói ta làm sao mà không lo lắng? Con bé này mới ra ngoài một chuyến là quên hết lễ nghĩa.
- Hiền đệ! Đệ sai rồi. Nam nữ yêu nhau là chuyện thường tình. Đệ có thể ngăn cản được người của Nguyệt Anh nhưng có thể ngăn cản được tâm của nó không? Tâm đã ở bên ngoài cho dù đệ có cưỡng ép bắt nó về thì cũng vô ích. Chẳng khác nào như cái án thư này, đệ có thể lật lên nhưng muốn nó dính chặt xuống đất thì sợ rằng không hiệu quả.
Vừa nói chuyện Cát Đức Nho liền dùng sức ấn cái án thư xuống nhưng nó vẫn đứng yên.
Đột nhiên Cát Đức Nho hất mạnh, một tiếng động vang lên khiến cho Hoàng Thừa Ngạn như hiểu ra.
- Tuổi của Nguyệt Anh cũng đã đôi tám, là thời điểm tìm người. Ta không biết đệ thấy tên tiểu tử đó thế nào nhưng nếu có thể làm cho Nguyệt Anh động lòng thì nhất định có điểm không tầm thường. Nhanh chóng tìm cho Nguyệt Anh một gia đình tốt, chờ sau khi về Kinh Châu qua lại tiếp xúc nhiều thì tâm tư của nó sẽ phai nhạt. Đến lúc đó đệ có gì phải lo lắng? Hiền đệ! Ngày thường đệ vốn cơ trí nhưng vì sao cứ động tới việc của con gái lại rối loạn lên như vậy?
Ánh mắt của Hoàng Thừa Ngạn liền sáng lên và gật nhẹ đầu.
- Đúng rồi! Hiếu Tiên! Lần này con về là có việc gì?
- Thật ra cũng không có chuyện gì lớn. Chẳng qua lúc trước tiên sư từng ở núi Trung Dương có dậy một người đệ tử nên vẫn còn nhớ. Lần này con xuống núi, tiên sư từng dặn con, nếu có khả năng thì tới núi Trung Dương tìm kiếm. Người đệ tử của tiên sư có thể trạng không được tốt lắm, vì vậy mà tiên sư rút từ trong Bạch Hổ thất biến kinh ra một bộ Bạch hổ thất biến cường thân thuật. Nếu tìm được người thì truyền cho hắn.
- Núi Trung Dương?
Hoàng Thừa Ngạn nhíu mày.
Người thanh niên gật đầu:
- Có điều trước đây tiên sư đã tính rằng người đệ tử đó tới năm mười ba tuổi sẽ gặp kiếp nạn lớn, không biết có bình an vượt qua được không. Bây giờ con phải tới đó để xem. Nếu như hắn mất rồi thì con phải trở về núi để bẩm với tiên sư mới được.
- Có chuyện như vậy thì con lên đường sớm đi.
- Vâng. - Người thanh niên lên tiếng rồi đứng dậy rời đi.
Hoàng Thừa Ngạn đột nhiên hỏi:
- Hiếu Tiên! Tiên sư mà ngươi nói là vị nào?
- A! Đó là Tả Nguyên Phóng ở Lư Giang.
- Hóa ra là người đó...
Hoàng Thừa Ngạn bỗng nhiên hiểu ra, mà lộ vẻ hâm mộ.
- Nghe tiếng Tả tiên ông đạo pháp cao thâm, lại có thuật thần tiên, đáng tiếc là chưa được gặp. Hiếu Tiên được chân truyền của Tả tiên ông đúng là chuyện may mắn. Theo ta thấy tương lai Cát gia có thể có được đại đạo tiên gia thì thật đáng mừng.
Cát Đức Nho cũng chỉ cười mà không nói tiếng nào. Người thanh niên kia có tên là Cát Huyền là con trai của Cát Đức Nho.
Thuở nhỏ y nổi tiếng hiếu học, đọc thông ngũ kinh. Năm mười lăm mười sáu tuổi đã nổi tiếng Giang Đông.
Nhưng chỉ vì y thích thuật thần tiên cho nên sau khi lập gia đình không lâu liền vào trong núi Thiên Thai Xích Thành để tu đạo. Sau đó y được Tả Từ - Tả Nguyên Phóng chân truyền mà trở thành tổ sư Đạo gia. Đời sau người ta tôn xưng y thành Trùng Ứng Hồ Hữu chân nhân. Hoàng Thừa Ngạn cũng vì Tào Bằng xuất thân ở núi Trung Dương cho nên với người Trung Dương có chút mâu thuẫn.
Vì vậy mà lão không hỏi tiếp. Nếu không chắc chắn lão sẽ biết được người mà Tả Tử bảo Cát Huyền tìm chính là Tào Bằng.
Trong mười ngày sau, những gợn sóng của Giang Đông hết sức yên tĩnh, không hề có động tĩnh gì.
Thậm chí có nhiều người còn không biết Tôn Quyền đã trở lại Ngô huyện, càng không rõ lắm y đã rời khỏi phủ chưa.
Trong mười ngày gần đây, Tào Bằng rất vui vẻ.
Có khi hắn cũng với Hoàng Nguyệt Anh tới Chấn Trạch hoặc dạo khắp các ngõ ngách của Ngô huyện.
Hoàng Thừa Ngạn cũng chẳng hề cấm đoán Hoàng Nguyệt Anh và Tào Bằng qua lại, nhưng cũng không hề giáp mặt với Tào Bằng.
Phần lớn thời điểm, y và Cát Đức Nho ở trong nhà nghiên cứu thuật Hoàng lão. Chỉ có điều đáng tiếc duy nhất đó là mỗi lần Hoàng Nguyệt Anh ra ngoài thì Cam Ninh đều đi theo bảo vệ vì vậy mà hai người có thêm một con kỳ đà. Mặc dù con kỳ đà đó cũng cố gắng không quấy rầy Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh nhưng có y đi theo sau luôn khiến cho Tào Bằng có cảm giác không được tự nhiên.
Cũng may đó là Cam Ninh. Nếu là một người khác có lẽ Tào Bằng đã trở mặt.
Tới hôm nay, sau khi Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh từ bên ngoài thành trở về liền tới một cái tửu quán để nghỉ tạm.
- Cam đại ca! Cùng nhau ngồi đi.
Tào Bằng đưa tay mời khiến cho Cam Ninh cảm thấy ngạc nhiên.
- Đúng vậy! Thời gian qua Cam đại ca bận rộn nhưng vẫn phải đi theo chúng ta. - Nguyệt Anh cũng cảm thấy hơi bất nhẫn:
- Không bằng đại ca ngồi xuống ăn cơm với chúng ta. Hi hi! A Phúc rất thích nghe những sự tích anh hùng của huynh. Huynh nói chuyện với hắn để cho hắn thêm chút kiến thức.
Cam Ninh nở nụ cười cũng không hề khách sáo, bước tới ngồi bên cạnh.
Tửu lượng của Tào Bằng không tồi, mà Cam Ninh lại rộng lượng.
Tiếp xúc một thời gian, cả hai cũng đều hiểu nhau rõ hơn vì vậy mà nhanh chóng nâng ly với nhau. Hoàng Nguyệt Anh ngồi sau Tào Bằng thỉnh thoảng lại rót rượu cho hắn, nét mặt vẫn giữ một nụ cười. Mỗi lần Tào Bằng uống một chén, sự hạnh phúc trên khuôn mặt nàng lại tăng thêm một phần, chẳng khác gì một người vợ hiền nhìn chồng mình uống xong chén rượu do mình rót mà vui vẻ.
- Chậc chậc! Thật sự là rất thảm.
Đang uống rượu say sưa, Tào Bằng đột nhiên nghe thấy tửu khách bên cạnh đang nói chuyện nhỏ với nhau.
- Đang yên đang lành tại sao Lý hiếu liêm lại chết?
- Đúng vậy. Ngày hôm qua ta còn gặp y, mới chỉ qua một đêm mà đã chết rồi...để lại cô nhi quả phụ thật là đáng thương.
- Nghe nói khi còn sống Lý hiếu liêm có giữ rất nhiều điển tịch. Vừa rồi khi ta đi ngang qua Lý gia nghe người của Lý phủ nói rằng chuẩn bị bán số điển tịch đó để lấy tiền. Xem ra nhà người ta không có ý định ở lại Ngô huyện.
- Mặc dù Lý Dật là hiếu liêm nhưng với số sách trong nhà y thì có thể bán được bao nhiêu tiền?
- Bán được bao nhiêu thì bán. Nghe nói trước khi chết Lý hiếu liêm còn nợ rất nhiều. Phu nhân của y có khí phách không muốn người ta mượn cớ gây chuyện vì vậy có thể bán được cái gì thì bán. Có điều ta thấy cũng không được nhiều giá trị lắm. Số sách của Lý Dật Phong cũng không phải là thứ quý hiếm.
Tào Bằng giật mình. Hám Trạch thích sách nhưng số sách của Tuân Diễn lại không thể cho y được. Hiện giờ Lý hiếu liêm chết, trong nhà bán sách lấy tiền, hay là tới đó mua một ít cho Hám Trạch, làm cho thái độ của y thêm rõ ràng.
Thái độ của Hám Trạch vẫn hàm hồ.
Trước đây Tào Bằng bày tỏ tâm ý của mình, hy vọng Hám Trạch có thể cùng với mình rời khỏi Giang Đông.
Mặc dù Tào Bằng cũng không nói mình có thân phận và địa vị như thế nào nhưng một người thông minh như Hám Trạch cũng có thể đoán được tình hình nhà của Tào Bằng cũng không hề kém. Y cũng không phải người của Tuân gia mà chỉ mạo danh nghĩa Tuân gia. Nhưng không phải một ai cũng có thể làm thư đồng của Tuân Diễn. Ít nhất về những mặt khác có thể thấy Tuân Diễn chấp nhận Tào Bằng. Chỉ cần một điểm này cũng đủ thấy khả quan...
Nếu Hám Trạch trung với Đông Ngô thì hiện tại Tào Bằng có khả năng đã trở thành tù nhân.
Còn nếu Hám Trạch không trung với Đông Ngô thì đối với việc Tào Bằng định mượn sức, y sẽ có thái độ đồng ý hoặc là không.
Nhưng Tào Bằng không biết được thái độ của Hám Trạch như thế nào.
- A Phúc! Ta nhớ Đức Nhuận thích sách. Hay là chúng ta tới đó mua cho hắn mấy cuốn? Nói không chừng tên đó sẽ rất vui.
Không để cho Tào Bằng mở miệng, Cam Ninh đã lên tiếng.
Tào Bằng ngẩn người rồi chợt cười nói:
- Ta cũng có ý đó không ngờ bị Cam đại ca nói trước.
Rồi sau đó hắn thương lượng với Hoàng Nguyệt Anh, Hoàng Nguyệt Anh cũng không có ý kiến gì. Ba người ăn trưa xong liền tìm người hỏi chỗ ở của Lý hiếu liêm. Sau đó ba người theo một cái ngõ nhỏ, rẽ mấy lần thì nhanh chóng tới được Lý phủ.
Diện tích của Lý phủ cũng không rộng lắm, so ra còn kém với đào lâm ở Cức Dương.
Nơi này chỉ có một cánh cổng, hai bên có hai dãy phòng, mặt sau có tiểu viện. Cộng lại cũng chỉ có bảy gian phòng. Toàn bộ Lý phủ chiếm diện tích khoảng bảy, tám trăm mét vuông, từ ngoài nhìn vào hết sức đơn sơ nhưng lại có một sự thanh nhã.
Lý hiếu liêm tên là Lý Cảnh tự Dật Phong, năm nay hai mươi sáu.
Trong nhà y có một vợ và một con nhưng không phải là người Ngô huyện. Nghe nói Lý Dật Phong là người Phú Xuân, sau đó chuyển tới Ngô huyện. Vì vậy mà ở Ngô huyện cũng không có người thân. Tuổi của Lý phu nhân cũng không lớn lắm, chỉ chừng hai mươi, nhưng nhan sắc cũng không hề tầm thường.
Nàng mặc một bộ đồ tang nhìn rất thanh tịnh.
Nàng đứng ở cửa sảnh tiếp đón đám người Tào Bằng. Sau khi hỏi được ý đồ, Lý phu nhân liền dẫn đám người Tào Bằng đi vào hậu viện.
- Phu nhân! Thân thể của Lý hiếu liêm làm sao?
Lý phu nhân ngẩn người rồi lắc đầu:
- Vong phu rất khỏe. Hôm qua trước khi ra ngoài sắc mặt vẫn còn rất tốt. Nhưng sau khi trở về y liền cảm thấy khó chịu. Lúc đó còn tưởng do y uống rượu cho nên người không được khỏe vì vậy đi nghỉ sớm. Không ngờ...
Lời nói của phu nhân hết sức đau thương, nói xong, nước mắt liền chảy xuống.
- Quan phủ có tới kiểm tra không?
- Đã kiểm tra qua, nói là do bệnh trong tâm phát tác vì vậy mà đột tử.
- Xin phu nhân cố nén đau thương.
Tào Bằng cũng không nghĩ nhiều lắm vì vậy mà không hỏi tiếp.
Đi vào cửa thư phòng, Lý phu nhân mở phòng ra rồi đứng ngoài nói:
- Khi vong phu còn sống để sách ở đây. Nếu công tử muốn gì thì cứ lấy. Chúng đều là sách không đáng tiếng. Nếu không phải chuẩn bị trở về với ông bà, thiếu tiền thì ta cũng không làm cái việc nhục nhã này.
Hoàng Nguyệt Anh nhẹ giọng an ủi còn Tào Bằng và Cam Ninh thì cất bước đi vào trong phòng.
Trong thư phòng có hai cái giá sách và một cái án thư. Trên giá sách có xếp một hàng thẻ tre. Tào Bằng đi tới cầm một quyển giở ra, xem lướt qua sau đó lại đặt xuống. Đây chỉ là một chút thơ luận cũng không có gì đáng để lựa chọn. Trong tay Hám Trạch không có sách nên có lẽ nhưng cuốn này y sẽ thích.
Tào Bằng nhẩm thấy trong thư phòng có ước chừng trăm quyển thư tịch.
Hắn đang định đi ra ngoài hỏi Lý phu nhân toàn bộ số sách này bán bao nhiêu tiền thì đột nhiên hắn chợt nhìn sang án thư.
Bước chân của Tào Bằng bỗng nhiên dừng lại rồi bước tới bên cạnh án thư.
-Cái gì vậy?
Cam Ninh thấy vậy thì thắc mắc.
Tào Bằng cười cười:
- Xem qua mà thôi.
Hắn cầm một chống giấy trắng trên án thư. Đây là loại giấy rất quý báu. Trên tờ giấy đã nhuốm màu hiển nhiên đã được sử dụng qua. Trên đó có viết một số bài thi từ.
Tào Bằng đọc mấy cái đó, nét mặt liền trở nên trang nghiêm.
- Quan quan thư cưu, tại hà chi châu...
- Đây chẳng phải là Kinh thi hay sao?
- Đúng vậy! Ta chỉ ngạc nhiên tại sao lại dùng loại giấy này để viết Kinh thi?
Cam Ninh cười nói:
- Có lẽ là người ta có điểm khác biệt. Dù sao thì trong số những người có công danh phần lớn đều có tật xấu cũng là chuyện bình thường.
- Có phải không? - Tào Bằng đột nhiên cười nói:
- Năm đó đại ca lấy gấm vóc để buộc thuyền có tính là tật xấu không?
Cam Ninh ngẩn người rồi đột nhiên cười ha hả.
- Hiền đệ! Số gấm vóc đó cũng không phải là của ta.
Nhớ lại những gì Hoàng Nguyệt Anh nói, Tào Bằng lập tức hiểu được. Số gấm vóc đó có lẽ là do Cam Ninh tung người đánh cướp mà có.
- Phu nhân! Ta muốn mua tất cả số sách ở đây.
Tào Bằng đi ra khỏi thư phòng rồi nói với Lý phu nhân.
Lý phu nhân ngẩn người rồi lập tức mừng rỡ, gật đầu liên tục:
- Cảm tạ công tử.
Rồi sau đó nàng đưa ra một cái giá khiến cho Hoàng Nguyệt Anh hơi nhíu mày. Vừa mới định mặc cả thì Tào Bằng đã nhẹ nhàng níu tay lại. Hoàng Nguyệt Anh quay đầu thì thấy nét mặt của Tào Bằng nghiêm túc lắc đầu với mình. Mặc dù cảm thấy ngạc nhiên nhưng Hoàng Nguyệt Anh cũng không nói gì nữa.
Thu dọn hơn trăm quyển sách cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Cũng may trong Lý phủ vẫn còn hai nô bộc. Bọn họ nhanh chóng tìm thùng để sách vào đó.
Sau đó, Lý phu nhân lại cho người tìm một cái xe ngựa rồi đặt cái rương lên trên xe.
Đúng lúc này, Tào Bằng lại đưa ra một thỉnh cầu khiến cho mọi người bất ngờ:
- Không biết có thể cho tại hạ bái tế Hiếu liêm công hay không?
Khi còn sống Lý Cảnh cũng là một kẻ đẹp trai. Nhưng do y bị đột tử cho nên linh đường cũng chưa được chuẩn bị vì vậy mà thi thể được đặt ở một gian phòng bên cạnh.
Tào Bằng tiến tới thi lễ, đồng thời quan sát thật kỹ sau đó ra khỏi căn phòng, cáo từ với Lý phu nhân.
- A Phúc! Ngươi làm sao vậy?
Trên đường về, Hoàng Nguyệt Anh không nhịn được lên tiếng hỏi.
- Lý Dật Phong không phải bị đột tử mà bị người ta giết bằng thuốc độc.
- Cái gì?
- Mà Lý phu nhân cũng thật lạ. Trượng phu vừa mới chết liền bán vội của cải lấy tiền định rời khỏi Ngô huyện...về mặt này chắc chắn có tin vịt.
- Tin vịt là cái gì?
- A! Chính là cổ quái...
- Đây cũng là câu nói của núi Trung Dương sao?
- Ừm! Cứ coi như vậy đi.
Hiện tại đối với Tào Bằng thì cho dù là cổ đại hại tương lai, nữ nhân cũng là những người lắm chuyện. Vốn đang thảo luận về cái chết của Lý Cảnh vậy mà trong nháy mắt đã chuyển sang câu nói. Nhìn Hoàng Nguyệt Anh tò mò, Tào Bằng cũng cảm thấy bất đắc dĩ.
Có điều nhờ đó cũng thấy được Hoàng Nguyệt Anh đối với âm mưu quỷ kế cũng không thích lắm.
Tào Bằng cũng không tiếp tục thảo luận vấn đề đó nữa. Chỉ có điều trong lòng hắn tồn tại một cái nghi vấn.
Trước khi tiễn Hoàng Nguyệt Anh về Cát phủ, Tào Bằng nói:
- Nguyệt Anh! Ngày mai có khả năng ta không thể đi với muội. Ta phải đi với Hưu Nhược tiên sinh tới Hoa đình...tham gia một cái tiệc cưới.
- Vậy phải mất bao lâu?
- Có lẽ phải hai, ba ngày.
- Ừ... Ngươi về sớm một chút. Cha ta trong hai ngày qua dường như có ý định rời đi. Ta lo lắng...
Tào Bằng giật mình, theo bản năng nắm chặt tay Hoàng Nguyệt Anh như sợ hãi nàng rời khỏi mình thì từ nay về sau cả hai không còn cách nào gặp lại.
- Vậy để ta nói với tiên sinh không đi nữa.
- Không được... Đại trượng phu phải lấy sự nghiệp làm trọng. Nếu Hưu Nhược tiên sinh để cho ngươi đi cùng thì nhất định có việc quan trọng. Hai ngày qua ngươi ở cùng ta cũng chẳng làm được việc gì tốt. Ngày mai mà ngươi còn từ chối chắc chắn sẽ khiến cho Hưu Nhược tiên sinh không vui, mà ngươi cũng chẳng được ích lợi gì.
Tào Bằng nói:
- Vậy phải làm sao đây?
- Đúng là a Phúc ngốc! Ta chỉ nói phụ thân có ý định rời đi chứ chưa thực sự muốn đi. Ngươi chỉ cần về sớm là được. Còn có chuyện của chúng ta, ngươi luôn muốn cùng với ta nói rõ với phụ thân...chẳng lẽ lại không định gặp mặt sao?
Nói tới đây, Hoàng Nguyệt Anh cúi đầu. Dưới ánh chiều tà vẫn có thể thấy được đôi má của nàng hơi ửng đỏ.
Tào Bằng lập tức mừng rỡ. Hoàng Nguyệt Anh nói như vậy chẳng phải là nhắc nhở hắn tới Hoàng gia cầu hôn hay sao?
Thậm chí hắn cũng không nhớ rõ chia tay với Hoàng Nguyệt Anh như thế nào mà cứ lâng lâng đi vào dịch trạm. Đêm đó, lại là hôm Hám trạch làm nhiệm vụ... Khi Tào Bằng nhìn thấy Hám Trạch mới tỉnh táo hơn rồi cho người dỡ sách trên xe xuống, sau đó cho vào phòng của y.
- Cái gì đây?
- Hám đại ca! Là sách. Hôm nay chúng ta ngẫu nhiên biết được có một nhà bán sách lấy tiền cho nên mua hết về đây. Mấy ngày qua làm phiền huynh nhiều mà không có lễ vật gì cả. Nên tặng huynh số sách này là để biểu lộ tâm ý của đệ. Huynh không được từ chối.
Hám Trạch mừng rỡ kéo tay Tào Bằng mà cảm tạ liên tục.
Sau khi khuân sách vào phòng Hám Trạch, Tào Bằng liền quay về chỗ ở.
Tuân Diễn vẫn chưa về nên trong viện hoàn toàn yên tĩnh. Hai tên gia tướng giữ nhà bắt chuyện với Tào Bằng rồi sau đó hắn trở về phòng.
Mấy ngày qua, Tào Bằng chỉ say đắm bên người đẹp chẳng để ý gì tới chuyện khác.
Có điều, theo thời gian, Tào Bằng từ từ hiểu được tâm trạng của Tuân Diễn. Tuân Diễn ngoài mặt thì tỏ ra đi thăm bạn nhưng thực tế là làm cho Tôn Sách cảm thấy ngột ngạt. Tuân Diễn có nói với Tào Bằng, Tôn Sách là một người phóng khoáng có khí phách đại trượng phu. Cùng với danh vọng của Tôn Kiên và võ công của bản thân tạo dựng uy danh cho nên hoàn toàn đứng vững ở Giang Đông, trở thành chư hầu một phương.
Nhưng Tôn Sách thống trị Giang Đông lại có một cái sơ hở lớn.
Y xuất thân từ nhà phú hào...coi như là một người nổi tiếng ở Cối Kê. Nhưng như vậy so với những gia đình danh sĩ trăm năm thì chung quy Tôn thị vẫn yếu hơn nhiều. Lại thêm lúc mới chinh phạt Giang Đông, Tôn Sách sử dụng thủ đoạn cứng rắn, đả kích bộ hạ của sĩ gia khiến cho sĩ gia và Tôn Sách không được hòa thuận cho lắm. Sau khi thu được Ngô quận, Tôn Sách cũng không chữa trị ngay quan hệ với sĩ gia đê củng cố địa vị. Mà ngược lại y vẫn liên tục chinh phạt, mượn cơ hội thâu tóm bộ hạ của sĩ gia, đả kích lực lượng của họ.
Kể từ đó, quan hệ giữa Tôn Sách và kẻ sĩ lại càng xa cách.
Đừng có thấy dưới tay Tôn Sách không thiếu người của nhà kẻ sĩ nhưng trên thực tế y cũng không được kẻ sĩ chấp nhận.
Bản thân Tôn Sách là một người hết sức kiêu ngạo. Nếu như là bách tính bình dân thì y còn có khả năng cúi đầu. Nhưng đối với gia tộc kẻ sĩ, Tôn Sách vẫn không muốn chịu thua.
Đời sau thường nói... Tào Tháo đại lượng bắt đầu dùng kẻ sĩ bần hàn.
Nhưng trên thực tế thì sao? Tôn Sách cũng sử dụng rất nhiều người nghèo khó nhưng chẳng qua vì y chết sớm nên không rõ ràng thôi.
Tôn Sách không phục cũng không phải y không e ngại đối với kẻ sĩ Giang Đông.
Tuân Diễn liên tục tới viếng thăm kẻ sĩ Giang Đông cho dù Tôn Sách có rộng lượng tới mấy cũng sẽ nẩy sinh sự nghi kỵ.
Nhưng y lại không thể ngăn cản được Tuân Diễn chỉ đành trơ mắt nhìn. Thời gian trôi đi, sự nghi kỵ của Tôn Sách sẽ càng lúc càng mạnh... Cuối cùng rồi sẽ xung đột kịch liệt với kẻ sĩ Giang Đông. Đây là một mưu kế cho dù Tôn Sách biết rõ cũng không thể e ngại, cũng không thể giết được Tuân Diên. Bởi vì nếu giết thì chẳng những mắc tội với Tào Tháo mà thậm chí còn khiến cho kẻ sĩ trong thiên hạ hận Tôn thị. Nên nhớ rằng Tuân thị ở Dĩnh Xuyên cũng không phải là thứ mà Biên Nhường có thể sánh dược.
Tuân gia có sức ảnh hưởng rất lớn tới kẻ sĩ mà người bình tuhuowgnf không thể nào tưởng tượng.
Tào Bằng bội phục người nghĩ ra cái mưu này. Người này nắm vô cùng chính xác tâm lý của người thường. Nếu nói là ly gián thì chẳng bằng nói đó là tâm lý chiến. Hơn nữa người đó lại hiểu rõ sự thay đổi và không hề e ngại.
Có điều, hiện giờ Tào Bằng suy nghĩ cũng không biết ai bày ra cái mưu này. Trong thời kỳ Tam quốc, đại sư tâm lý chiến có rất nhiều.
Chưa nói tới bên Tào có Giả Hủ, Tư Mã Ý. Đông Ngô có Lã Mông, Lục Tốn cùng với Gia Cát Lượng của Thục Hán (nếu kế không thành là thật). Tất cả đều giỏi sử dụng tâm lý chiến.
Nhưng trước mắt mà nói, dưới trướng Tào Tháo có thể nghĩ được ra cái mưu này chỉ có hai người.
Không phải Tuân Húc thì chính là Quách Gia.
Vì vậy mà Tào Bằng cũng không suy nghĩ nhiều lắm về chuyện này.
Vào lúc này điều hắn đang suy nghĩ đó là lời nói vừa rồi của Hoàng Nguyệt Anh. Nếu như không nhân lúc Hoàng Thừa Ngạn còn ở Ngô huyện mà cầu hôn, để cho lão trở về Giang Hạ thì cầu hôn sẽ vô cùng rắc rối. Cầu hôn cũng là một môn học vấn. Với loại danh gia vọng tộc như Hoàng Thừa Ngạn thì người cầu hôn phải có thân phận ngang bằng cho dù không cũng không thể kém nhiều lắm. Vì vậy mà Tào Bằng nghĩ đi nghĩ lại rồi nghĩ tới Tuân Diễn.
Tuân thị đứng đầu Dĩnh Xuyên so với Hoàng thị còn mạnh hơn gấp trăm lần.
Hơn nữa danh vọng của Tuân Diễn còn cao hơn Hoàng Thừa Ngạn... Nếu như có thể mời được Tuân Diễn ra mặt thì Hoàng Thừa Ngạn chắc chắn phải suy nghĩ.
Vấn đề là Tuân Diễn có đồng ý hay không?
Điều này Tào Bằng cũng không chắc chắn vì vậy mà hắn ngồi trong phòng ngơ ngẩn.
Sau đó, hắn lấy trong túi ra một chồng giấy màu xanh, ngồi dưới ánh đèn mà quan sát, suy nghĩ thật cẩn thận. Hắn có cảm giác trong những tờ giấy này dường như cất dấu bí mật.
Sau đó, Tào Bằng đột nhiên đứng dậy cất kỹ tờ giấy đó đi. Hắn vội vàng đi ra chỗ gác cổng thì thấy Hám Trạch đang ngồi trên sàn nhà đối diện với cái rương gỗ to, thi thoảng lại thốt lên tiếng cười.
Y đột nhiên lấy ra một quyển sách mà vuốt nhẹ. Rồi sau đó, y đặt lên mũi, nhắm mắt lại mà ngửi... Nét mặt thể hiện một sự mỹ mãn.
Người này đúng là một con mọt sách.
- Hám đại ca!
- A...*
Hám Trạch giật mình vội vàng nhét quyển sách vào trong hòm gỗ mà cảnh giác nhìn xung quanh.
- A Phúc! Ngươi không đi nghỉ đi. Có chuyện gì vậy?
- Đệ muốn hỏi một chút. Huynh có biết người nào tên là Lý Cảnh không?
Hám Trạch sửng sốt:
- Ngươi nói tới người vừa mới đỗ hiếu liêm của quận Cối kê, Lý Cảnh - Lý Dật Phong sao?
- Đúng vậy.
- Ta có biết người này nhưng cũng không tiếp xúc. Ta và y mặc dù là đồng hương nhưng cũng không quen biết lắm. Có điều ta biết, lúc trước khi Lý Cảnh ở Cối Kê, đức hạnh cũng không được tốt lắm có phần tham tài, lại háo sắc. Người này có thể viết chữ rất đẹp hơn nữa lại khéo tay bắt chước. Cho dù là bút tích của ai, y chỉ cần bắt chước một chút là có thể học được tới tám chín phần. Vì vậy mà tên đó từng được Vương Lãng cho vời, sau đó trở thành Chủ bộ của quận Cối kê. Nhưng sau khi Vương Lãng bị thua, Lý Cảnh sợ bị liên lụy cho nên từ Cối Kê dời tới Ngô quận. Tài học của y không tồi nhưng đức hạnh lại quá kém. Đúng rồi...tại sao đột nhiên ngươi lại hỏi thăm người đó?
Tào Bằng do dự một chút rồi nói nhỏ: Text được lấy tại Truyện FULL
- Lý Cảnh đã chết.
- Cái gì?
Hôm nay Hám Trạch phải canh dịch trạm nên cũng không đi ra ngoài vì vậy cũng không biết bên ngoài có chuyện gì.
Trên thực tế, người giống như Lý Cảnh bị giết, cho dù y có đi ra ngoài cũng chưa chắc đã biết. Nếu như không phải hôm nay Tào Bằng ngẫu nhiên nghe được trong tửu quán, cũng có ý mua sách thì cũng không để ý. Hám Trạch nhìn Tào Bằng rồi lại nhìn quyển sách trước mặt.
- A Phúc! Số sách này...
- À. Ta mua được từ Lý gia.
Hám Trạch giật mình vội vàng bỏ sách vào trong rương.
- Ngươi sao không nói rõ với ta từ trước?
- Sao vậy?
- Thứ này rất xui.
Hám Trạch nói xong rồi lôi dưới giường ra một cái rương, bên trên có bày một ít lá hương liễu.
- Bình thường ta đặt thứ này ở đây chính là để khỏi xui. Không ngờ hôm nay đúng là phải dùng tới.
Nói xong, Hám Trạch lấy hai cái lá nhúng vào nước rồi rửa tay. Sau đó khóa rương lại rồi y lấy cái là liễu quét mấy cái, sau đó cung kính đặt nó lên trên cái rương.
Làm xong, Hám Trạch mới thở phào nhẹ nhõm.
- May là ngươi nói sớm, nếu không ta sẽ bị đen đủi. Trước tiên cứ xử lý như vậy, ngày mai ta sẽ đi cầu một ít phù rồi dán lên trên rương. Cần phải ba ngày ba đêm mới có thể loại bỏ hoàn toàn sự xui xẻo.
Con người càng khổ càng tin vào quỷ thần. Vì vậy mà nó tràn ngập trong các loại văn hóa.
Cho nên, đối với hành động của Hám Trạch, Tào Bằng cũng không để ý.
Ánh mắt của hắn nhìn vào một cái cây nhỏ bên cạnh giường Hám Trạch.
Trên cái cây có mấy quả đậu đỏ nhìn rất đẹp.
- A Phúc! Lý Cảnh chết ra sao? Ngày hôm qua ta còn thấy y mặc quần áo chỉnh tề đi rêu rao khắp nơi. Người này cũng không phải là kẻ đoản mệnh mà.
- A! Đệ...
Tào Bằng tỉnh lại liền nói:
- Hôm nay đệ cũng chỉ ngẫu nhiên nghe người ta nói rằng Lý Cảnh chết. Vợ của y bán của cải lấy tiền. Ta biết Hám đại ca thích sách cho nên mới nảy ra ý định tới đó mua. Có điều...
- Có điều làm sao?
- Đệ thấy Lý Cảnh dường như không phải đột tử.
Hám Trạch ngẩn người rồi cười nói:
- A Phúc! Đệ mới có bằng đó tuổi làm sao biết y không phải bị đột tử?
- Đệ đã xem qua thi thể của y. Nhìn bên ngoài cũng không có vấn đề gì. Nhưng đệ để ý thấy bờ môi của y hơi tái, hơn nữa nét mặt cũng rất bình thản. Nếu như đột tử thì phải co giật nhưng từ trên thi thể không thể thấy được sự đau khổ của Lý Cảnh trước khi chết. Đệ thấy...có khả năng y bị trúng độc mà chét. Nhưng không biết là độc dược gì.
- Vậy quan phủ...
- Quan phủ nói y đột tử. Điều này càng làm cho đệ thấy lạ.
Một sơ hở rõ như vậy, ngay cả đệ cũng thấy được vậy mà quan phủ lại làm như không thấy. Hơn nữa... Lý phu nhân dường như cũng không có ý kiến gì, trong lúc thi thể còn chưa an táng đã vội vàng bán gia sản mà trở về quê. Đệ thấy hình như Lý phu nhân bị cảnh cáo cho nên mới vậy. Tóm lại, chuyện này đệ thấy rất lạ nên mới tới đây hỏi.
Hám Trạch trầm ngâm không nói. Sau đó, y ngẩng đầu nói nhỏ:
- A Phúc! Ngươi có tin ta không?
Tào Bằng ngẩn người, gật đầu trả lời:
- Sao Hám đại ca lại nói vậy? Nếu đệ không tin huynh thì sao lai nói nhiều với huynh như vậy?
- Đừng để ý tới chuyện này nữa.
- Tại sao?
- Quan phủ lộ liễu bỏ qua sơ hở đó mà phán định Lý Cảnh đột tử. Thi cốt của Lý Cảnh còn chưa lạnh mà Lý phu nhân vội vàng định bỏ đi. Điều này chắc chắn có gì đó bí ẩn. Nhưng chúng ta không thể nhúng tay vào được. Ta cũng biết ngươi có bản lĩnh nhưng cũng có lúc chúng ta phải giả vờ câm điếc. Ngay cả huyện nha của Ngô huyện mà còn vậy thì chắc chắn có người đứng sau giật dây, chúng ta không thể đối đầu được. Chúng ta chẳng nói có nhiều chuyện còn không bằng bớt đi một chuyện hay sao? Đừng có để ý tới chuyện này nữa. Nếu không chúng ta sẽ gặp rắc rối.
Tào Bằng trở nên trầm mặc. Hắn hoàn toàn thấm thía lời nói của Hám Trạch.
Hắn có thể cảm nhận được ý tốt của Hám Trạch. Kiếp trước cũng từng có người khuyên bảo hắn như vậy nhưng kết quả...hắn không nghe cho nên cả gia đình phải tan nát.
Nghĩ tới đây, Tào Bằng đột nhiên cảm thấy nghẹn ngào.
- Hám đại ca! Đệ mệt rồi.
- Vậy hãy nghỉ tạm đi. Ngày mai chẳng phải ngươi còn đi với Tuân tiên sinh tới Hoa đình hay sao? Ngủ sớm một chút đi. Nếu có chuyện gì ta sẽ nói cho ngươi biết.
Tào Bằng gật đầu bước đi.
Nhìn bóng lưng Tào Bằng, Hám Trạch đứng ở cửa một lúc lâu mới thở dài rồi quay vào phòng.
Hồng đậu sanh nam quốc, xuân lai kỷ chi. Nguyện quân đa thải hiệt, thử vật tối tương tư. (1)
Hoàng Nguyệt Anh thả tấm lụa trắng trong tay, cầm lấy cái vòng tay được làm từ đậu đỏ mà hai gò má ửng hồng, nở nụ cười hạnh phúc.
Cái xuyến đeo tay dùng lụa trắng bọc lại được Cam Ninh lén chuyển cho nàng lúc sáng sớm. Nghe nói cái vòng đeo tay này do Tào Bằng thức cả đêm để làm. Bài thơ trên tấm lụa trắng cũng là của hắn. Hoàng Nguyệt Anh áp tấm lụa lên mặt, nét mặt không giấu được sự thơ ngây. "Thử vật tối tương tư" đây cũng là thứ mà a Phúc biểu lộ tình cảm của mình.*
- A Sửu! Con đang làm gì vậy?
Một âm thanh chợt vang lên sau lưng Hoàng Nguyệt Anh.
Hoàng Nguyệt Anh lập tức tỉnh táo vội vàng đứng dậy rồi dấu tấm lục trắng sau lưng.
- Cha! Sao người lại tới đây?
- Ta tới đây lâu rồi chỉ thấy ngươi ngồi đó cười ngây ngô thôi.
Nét mặt của Hoàng Thừa Ngạn âm trầm không hề có lấy một chút tươi cười. Trên thực tế gần đây nét mặt của lão vẫn như vậy. Ở ngoài thì mỗi ngày lão ngồi với Cát Đức Nho tham thảo Hoàng lão thuật không chú ý tới Hoàng Nguyệt Anh. Nhưng trong bóng tối thì Hoàng Thừa Ngạn không hề lơi lỏng đối với nàng. Nhìn Hoàng Nguyệt Anh ngày nào cũng vui vẻ ra ngoài rồi trở về, trong lòng Hoàng Thừa Ngạn rất khó chịu.
Có cha mẹ nào mà không hy vọng con mình được tốt?
Nhưng vấn đề là...
Quan điểm môn đăng hộ đối của Hoàng Thừa Ngạn rất mạnh. Hoàng thị ở Giang Hạ là một gia tộc danh giá ở Kinh Tương, nếu Hoàng Nguyệt Anh và Tào Bằng kết hợp sẽ khiến cho nhiều người nhạo báng. Về điểm này Hoàng Thừa Ngạn cũng đứng cùng chiến tuyến với Hoàng Xạ. Lão đương nhiên hy vọng con gái mình hạnh phúc nhưng cũng phải xét tới thể diện của dòng họ.
Nếu Tào Bằng xuất thân từ một dòng họ lớn thì Hoàng Thừa Ngạn còn có thể miễn cưỡng chấp nhận. Chỉ có điều hắn chỉ là một tên dân đen ở núi Trung Dương vì vậy mà Hoàng Thừa Ngạn không thể chấp nhận được.
- Con đeo cái gì trên tay?
Hoàng Thừa Ngạn lập tức phát hiện ra cái vòng đeo tay bằng đậu đỏ của Hoàng Nguyệt Anh. Đồng thời lão cũng nhìn thấy tấm lụa trắng mà nàng giấu sau lưng.
- A...đây là vòng đeo tay.
- Cầm trong tay cái gì?
-.......
- Lại là do Tào Bằng tặng cho ngươi sao?
- Vâng.
Hoàng Nguyệt Anh thả tay xuống rồi trả lời. Có điều nàng lập tức phản ứng lại:
- Phụ thân! Thật ra tài học của a Phúc rất tốt. Lúc trước chẳng phải người cũng khen ngợi hắn sao? Thơ của hắn cũng rất xuất sắc. Lúc trước y còn làm một bài thơ thất ngôn ở Chấn Trạch, ngay cả Trương Tử Bố cũng phải khen ngợi.*
- Cha! A Phúc là người tốt. Tại sao người lại luôn để ý tới hắn? Như vậy không hay...
- Phải không?
Hoàng Nguyệt Anh vội vàng cầm tấm lụa trắng đưa cho Hoàng Thừa Ngạn:
- Đây là bài thơ ngũ ngôn mà hắn vừa mới làm.
"Hồng đậu sanh nam quốc, xuân lai kỷ chi......" Nguyện quân đa thải hiệt, thử vật tối tương tư?"
Hoàng Thừa Ngạn đọc bài thơ trên tấm lụa trắng, trong mắt có chút phức tạp. Sau đó lão khẽ thở dài:
-A Sửu! Không phải là cha cố chấp. Nhưng thật sự rằng Tào Bằng và đường huynh của con có mối hận hủy nhà. Nếu con mà đi cùng với hắn thì rất khó. Cha không phủ nhận bài thơ ngũ ngôn này nhưng cũng không thể làm được chuyện gì. Cha vẫn nói câu đó...không đồng ý chuyện của con và hắn... Ngày mai! Ngày mai chúng ta phải đi. Lần này con đã l