Tào Tháo có chút buồn rầu cầm tập hồ sơ trong tay mà đưa tay vân vê bộ râu ngắn. Khuôn mặt hơi béo của y có chút nghiêm trọng.
"Tào Hữu Học đúng là không làm cho người ta bớt lo!"
Cốc Cốc!
Tiếng gõ cửa vang lên.
- Tư Không! Phụng Hiếu xin cầu kiến...
Tào Tháo trầm giọng nói:
- Cho hắn vào.
Một lát sau bên ngoài cửa có tiếng bước chân vọng vào. Ngay sau đó, cửa phòng mở ra, Quách Gia cất bước tiến vào trong gian phòng thi lễ với Tào Tháo.
- Phụng Hiếu! Muộn thế này tới tìm ta có việc gì?
Quách Gia nghiêm mặt nói:
- Gia tới đây là để giải quyết ưu sầu của chủ công.
- A.
Tào Tháo cũng không trả lời, chỉ khoát tay ý bảo Quách Gia ngồi xuống nói chuyện. Rồi sau đó, y đứng dậy cầm một cái bầu rượu rót cho Quách Gia một lý sau đó yên lặng ngồi xuống giường, mở to mắt nhìn Quách Gia không nói một lời.
Đôi mắt của Tào Tháo không to lắm nhưng rất có thần. Quách Gia nói:
- Có phải Chủ công đang lo về việc gia quyến của họ Lữ?
- Lữ Bố vừa mới chết nên không phải lo về gia quyến của y. Người mà ta lo lắng thì có lẽ Phụng Hiếu cũng rõ. Để cho người nhà của Lữ Bố bỏ trốn tất nhiên là Tào Bằng. Căn cứ từ đủ mọi loại dấu hiệu mà xem thì chuyện này hoàn toàn liên quan tới hắn. Với tính tình của Lữ Bố ta hoàn toàn hiểu, đột nhiên có một sự quả quyết khiến cho ta không ngờ. Còn người nhà của y thì biến mất một cách thần bí. Ta dám nói chuyện đó có liên quan tới việc Lữ Bố phá vây. Là ai đón mấy người phụ nữ đó đi?
Quách Gia trầm mặc một lúc rồi mới nói nhỏ:
- Chắc là chủ công đã có phán đoán.
- Thật ra Phụng Hiếu cũng rõ đúng không?
Quách Gia hơi do dự một chút rồi nói nhỏ:
- Nếu chủ công có được gia quyến của Lữ Bố thì nên xử lý như thế nào?
- Tai họa không tới vợ con. Lữ Bố có tội đã chết, ta cũng không làm gì tới gia quyến của y.
Quách Gia đột nhiên nói:
- Ta thường nghe người ta nói Lữ Bố có một mỹ thiếp tên là Nhâm Tú, không biết chủ công có từng gặp chưa?
Tào Tháo ngạc nhiên nhìn Quách Gia mà không hiểu tại sang đang yên đang lành lại nhắc tới tên một thiếu phụ như vậy. Có điều y cũng nhanh chóng phản ứng, ho khan hai tiếng:
- Nhâm Tú đúng là rất xinh...
- Nếu để người đó thì khó tránh khỏi tai họa. Chủ công không thấy khi Đổng Trác có được người đó liền chết. Lữ Bố cũng vì nàng mà thua... Người con gái này chẳng khác gì Bao Tự của U vương, Đát Kỷ của Trụ vương, đều là hồng nhan họa nước. Theo thuộc hạ thấy thì Tào Bằng đón gia quyến của Lữ Bố đi không hề ảnh hưởng gì tới chủ công. Gia nghĩ sở dĩ Tào Bằng làm chuyện này không phải muốn gây điều bất lợi cho chủ công. Hoàn toàn ngược lại, nếu hắn có dã tâm thì lúc trước cần gì phải giữ vững Khúc Dương và đánh Lữ Bố với khí thế hừng hực như vậy?
Tào Tháo vân vê râu, trầm ngâm, đôi mắt không tự chủ được híp lại.
- Phụng Hiếu! Vậy ngươi thấy Tào Bằng cứu vợ con Lữ Bố đi là vì nguyên nhân gì? Hay là hắn cũng tham sắc...
- Không phải. - Quách Gia không cười nổi:
- Thuộc hạ từng nghe người ta nói rằng trong nhà Tào Bằng đã có mỹ quyến. Nếu nói hắn tham sắc thì không phải. Hắn là người ngay thẳng không như những người khác có suy nghĩ phức tạp. Hắn cứu cả nhà Lữ Bố có lẽ phần lớn là vì ân nghĩa.
- Ân nghĩa?
- Trường Văn có nói với thuộc hạ trước kia khi Đặng Tắc và Tào Bằng mới tới Hải Tây rất khó khăn, binh mã trong tay chưa tới hai trăm. Lúc đó, Lữ Bố có tặng Tào Bằng hai trăm binh mã giúp cho huynh đệ hắn vượt qua khó khăn. Hữu Học là người trọng tình nghĩa nên muốn báo đáp. Có điều hắn biết rõ bản thân không thể cứu được Lữ Bố vì vậy mà chỉ có suy nghĩ cứu gia quyến của y. Chẳng qua hắn làm việc không cân nhắc nặng nhẹ, thích tự quyết định. Nhưng nếu nói hắn mưu phản thì là nói bậy. Nếu Tào Bằng muốn mưu phản thì cần gì phải đưa lương thảo tới Hạ Bì? Hắn chỉ cần vào lúc chủ công tấn công Hạ Bì mà hành động thì khi đó với cái dũng của Lữ Bố, mưu của Trần Cung khiến cho Chủ công tiến thoái lưỡng nan. Nhưng khi đại chiến tới, chẳng những hắn cung cấp lương thảo còn tự mình tới dưới thành. Chủ công, không cần phải bàn luận tại sao Hữu Học lại tới Hạ Bì. Nhưng có thể khẳng định hắn không hề mưu phản.
Tào Tháo trầm ngâm không nói gì nhưng trong lòng cũng đã chấp nhận cách giải thích của Quách Gia.
"Tên tiểu tử này đúng là người trọng tình nghĩa. Có điều nếu hắn làm chuyện này mà tiếp tục để ở ngoài thì không được."
Vốn Tào Tháo định lệnh cho Tào Bằng làm Nông đô úy ở Quảng Lăng, lệnh cho hắn chủ trì công việc ở đồn điền. Nhưng hiện tại Tào Tháo có chút do dự.
- Vậy ngươi bảo ta phải xử trí thế nào?
Quách Gia là một người thông minh chỉ cần nghe giọng điệu của Tào Tháo là có thể đoán được suy nghĩ của y. Có điều đôi khi gã cũng phải giả vờ hồ đồ. Một thuộc hạ thông minh đôi khi với chủ nhân là một sự uy hiếp.
- Xử lý?
- Ý của ta là thu xếp như thế nào?
- Chẳng phải bảo để cho hắn tiếp tục ở lại Hải Lăng sao?
Tào Tháo ho khan hai tiếng:
- Lúc trước ta có ý định như vậy có điều ngẫm lại thì không thấy thích hợp. Hữu Học đúng là có tài nhưng dù sao thì tuổi vẫn còn nhỏ. Cho làm Nông Đô úy Quảng Lăng trách nhiệm lớn lại liên quan tới đại sự đồn điển nên ta lo hắn không làm tròn.
Quách Gia làm như đồng tình mà gật đầu.
- Chủ công nói vậy, Gia cũng thấy đúng. Lúc trước còn có chút tùy ý...
- Nhưng ngươi cũng biết dù sao thì Hữu Học cũng lập được chiến công hiển hách.chưa nói tới việc hắn ở Khúc Dương giết địch lại cướp được Hạ Tương bảo vệ con đường lương thảo của ta thông suốt. Hiện tại lại còn chiêu hàng được Trương Liêu... Bao nhiêu công lao như vậy nếu không thưởng thì chỉ sợ không công bằng với hắn.
Có thể thấy được Tào Tháo cũng không nghĩ tới việc truy cứu sai lầm của Tào Bằng. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
Nhưng cuối cùng là xử lý như thế nào? Quách Gia có thể đoán ra được một phần.
Mặc dù Tào Bằng đưa gia đình của Lữ Bố đi nhưng xét về đại cục thì không ảnh hưởng lắm.
Thậm chí, nhờ sự xuất hiện của Tào Bằng mà làm cho cuộc chiến có thể giải quyết nhanh chóng. Còn nói Tào Bằng mưu phản là chuyện không thể. Cha mẹ của Tào Bằng hiện giờ đều đang ở Hứa Đô. Mấy vị huynh đệ kết nghĩa của hắn cũng là người trong dòng họ của Tào Tháo. Nếu nói hắn muốn tạo phản thì đúng là vô căn cứ. Tào Tháo càng muốn thừa nhận cách giải thích Tào Bằng trọng nghĩa. Đồng thời, Tào Bằng có thể là người trong họ khiến cho Tào Tháo cũng có chút động tâm.
Nếu quả thực là người trong họ của mình vậy thì càng không thể có khả năng tạo phản. Mặc dù họ Tào nhân tài xuất hiện rất nhiều nhưng có thêm một nhân tài chẳng phải là chuyện tốt hay sao? Nhưng cho dù thế nào thì Tào Bằng cũng làm một chuyện khiến cho Tào Tháo không vui.
Quách Gia nghĩ một chút rồi nói:
- Hữu Học đã mười sáu.
- Ừ.
- Trong năm Văn Nhược có nói khi Hữu Học cập quan nên tới trường. Đức hạnh và tài cán của thằng nhóc này rất tốt có điều cần phải có người dạy dỗ. Lúc trước, Thúc Tôn cũng có ý này đồng thời Tuyển Thạch cũng muốn tìm một người thầy cho Hữu Học. Văn Nhược có đề cập tới một người muốn để cho Hữu Học bái sư nhưng chỉ sợ quá bận rộn.
- Văn Nhược muốn giới thiệu thầy cho hắn?
- Đúng vậy! Văn Nhược nói là muốn Hữu Học làm môn hạ của Trọng Dự.
- Trọng Dự? - Tào Tháo nhíu mày nói nhỏ:
- Hiện tại chẳng phải y đang bề bộn biên soạn Hán luật làm sao có thời gian?
Trọng Dự theo lời Quách Gia nói tên là Tuân Duyệt, tuổi còn lớn hơn Tào Tháo, năm nay vừa lúc năm mươi tuổi.
Người này cũng là người họ Tuân ở Dĩnh Xuyên, cháu của Tuân Thục, con trai Tuân Kiệm cũng là đường huynh của Tuân Úc. Người ta nói Tuân thị Dĩnh Xuyên có tứ kiệt thì người đứng đầu trong tứ kiệt đó chính là Tuân Duyệt, sau đó là Tuân Diễn, Tuân Kham và Tuân Úc.
Nghe nói Tuân Duyệt đã gặp qua chuyện gì là không thể quên được.
Năm mười hai tuổi y có thể giảng giải Xuân thu, từng được phong làm Thị Trung để giảng cho Hán Đế, đàm luận ngày đêm. Hậu Hán Đế chính là đương kim thiên tử - Hán Hiến Đế Lưu Hiệp cho rằng Hán luật phức tạp liền lệnh cho Tuân Duyệt theo biên niên thể cùng với Tả truyện để biên soạn Hán luật.
Y là một người nổi danh và cương trực.
Quách Gia nói:
- Văn Nhược nói là định tự mình khẩn cầu Trọng Dự...
- Hay là thôi đi...
Tào Tháo nghĩ một chút rồi nói:
- Trọng Dự làm việc cho thiên tử biên soạn Hán luật cũng là một việc quan trọng. Nếu Tào Bằng bái ông ta làm thầy thật ra rất tốt nhưng chỉ sợ ảnh hưởng tới Trọng Dự. Hơn nữa Trọng Dự rất bận rộn, chỉ sợ không có thời gian dạy Tào Bằng.
- Vậy Tư Không...
- Chuyện này từ từ ta sẽ thu xếp...
Tào Tháo nói ra những lời đó chứng to y không hề trách cứ Tào bằng. Quả nhiên y cầm lấy bản hồ sơ trên án thư nghĩ một chút rồi ném vào trong chậu than.
- Lệnh cho Đặng Tắc làm Đồn Điền đô úy Hải Tây, kiêm nhiệm huyện lệnh Hải Tây, cai quản Khúc Dương, Hải Tây và Y Lô...
- Còn đồn điền Hải Lăng...
Tào Tháo nghĩ ngợi một chút:
- Đồn điền Hải Lăng là một chuyện quan trọng, quản lý hai huyện không thể coi thường được. Phụng Hiếu ngươi tới tìm Tào Bằng hỏi xem. Dù sao thì hắn cũng quen thuộc với tình hình Quảng Lăng, xem có thể chọn được người thích hợp hay không...nếu không được thì để cho Đặng Tắc tiến cử có được không?
Quách Gia mỉm cười:
- Cái này ta sẽ thu xếp.
Chuyện đồn điền, Nông Đô úy mặc dù chỉ hưởng lộc bốn trăm thạch nhưng có trách nhiệm quan trọng. Không chỉ quản lý chiến sự mà còn phải tinh thông nội chính. Quan trọng nhất là người đó phải quen với tình hình Hải Lăng. Nếu tùy tiện cắt cử một người thế nào cũng gặp phải rắc rối. Vốn Tào Bằng là người thích hợp nhất nhưng hiện tại...
Sau khi Quách Gia cáo từ, Tào Tháo dường như thoải mái hơn rất nhiều. Y dạo bước ra khỏi phòng, đứng trên hiển ngẩng đầu nhìn bầu trời đầy sao.
Trời đông giá rét nên một ngày nhanh chóng trôi qua.
Tại cảng núi Úc Châu, sáu chiếc chiến thuyền đã được chuẩn bị đầy đủ.
Chờ đợi ba ngày cuối cùng Tào Bằng cũng không xuất hiện. Nghe nói sau khi hắn chiêu hàng được Trương Liêu liền theo Trương Liêu trở lại Hạ Bì gặp mặt Tào Tháo.
Nhìn Lữ Lam cô đơn đứng trên cảng, Điêu Thuyền khẽ thở dài.
Cuối cùng cũng là có duyên nhưng không phận.
Trước đây, Điêu Thuyền thấy nếu Lữ Lam có thể ở với Tào Bằng thì đúng là một kết quả tốt.
Nhưng...
Nàng đi tới bên cạnh Lữ Lam giơ tay ôm lấy đôi vai gầy yếu.
- Linh Hầu! Chúng ta phải đi.
- Mẹ! Thật sự hắn không tới đây sao?
Thoáng nhìn, Lữ Lam hết sức gầy. Nàng quay đầu nhìn Điêu Thuyền mà hỏi với sự không cam lòng.
Nói tiếp thì Lữ Lam không tiếp xúc với Tào Bằng nhiều lắm. Lúc trước nàng tới Hải Tây giải khuây mặc dù thường cùng với Tào Bằng du ngoạn nhưng cũng không cảm thấy gì. Có điều hiện tại khi nàng biết Tào Bằng vì cả nhà mình mà mạo hiểm cả tính mạng giải cứu, trong lòng Lữ Lam nảy sinh một thứ tình cảm không nói rõ được. Nàng cũng không biết nó là cái cảm giác gì. Chỉ có điều nàng muốn được gặp Tào Bằng một lần. Nhưng ba ngày liên tiếp, Tào Bằng không hề xuất hiện khiến cho nàng cảm thấy cô đơn.
Ngày hôm nay, các nàng ấy sẽ khởi hành rời khỏi núi Úc Châu. Chuyến đi này chẳng biết tới bao giờ mới có thể trở lại quê hương. Vì vậy mà khi Lữ Lam lên tiếng, đôi mắt long lanh nước.
Điêu Thuyền ôm nàng vào ngực rồi nói nhỏ:
- Linh Hầu! Tào công tử vì chúng ta đã làm rất nhiều, chúng ta không nên gây thêm rắc rối cho công tử. Nếu như có duyên thì chúng ta sẽ có thể gặp lại hắn. Nhưng điều kiện đầu tiên là chúng ta phải sống sót và sống tốt... Ta tin rằng Tào công tử cũng hy vọng như vậy. Hắn mất nhiều công sức như vậy cũng không muốn Linh Hầu như thế này.
Đôi mắt Lữ Lam hơi ửng hồng, rồi gật đầu.
- Mẹ! Con nhất định phải sống thật tốt.
- Đi thôi! Phu nhân đang ở trên thuyền chờ chúng ta.
Lữ Lam lên tiếng rồi nắm tay Điêu Thuyền từ từ đi lên chiến thuyền.
- Nhị phu nhân đâu?
Tào Tính đứng trên thuyền đột nhiên lên tiếng hỏi.
Nghiêm phu nhân mặc trang phục của lính, đầu đội kim quan, khoác chiến bào. Sắc mặt nàng lạnh lùng không thèm quay đầu lại nói:
- Không cần phải quan tâm...nếu cô ta không có ở đây thì nhất định là có chỗ để đi.
Nàng vừa lên tiếng thì Kỳ nhi cũng nhảy lên thuyền. Cô đi tới sau lưng Nghiêm phu nhân rồi nói nhỏ:
- Chỗ ở của phu nhân có để lại một số dấu vết nhưng tỳ nữ đã xóa. Nhị phu nhân đã đi theo quân hầu rồi.
Nghiêm phu nhân hơi run người, nhẹ nhàng nghiến răng.
Tào Tính đứng bên nghe rõ không khỏi giật mình. Tào phu nhân vẫn không muốn đi Mã Hàn. Chỉ có điều Tào Tính không ngờ được Nghiêm phu nhân tàn nhẫn như thế giết chết Tào phu nhân. Từ cái hành động quả quyết như vậy, Nghiêm phu nhân so với Lữ Bố lại càng thích hợp làm chủ. Có lẽ đi tới Mã Hàn là một sự lựa chọn chính xác.
Cùng đi tới Mã Hàn có bốn trăm ba mươi người. Hơn một trăm người không chịu đi theo đã bị Cam Ninh và Cao Thuận bí mật xử tử. Tiếp theo không thể có chút nương tay hay nhân từ.
Tào Tính đứng trên thuyền gật nhẹ đầu. Trong sáu chiếc chiến thuyền có ba chiếc để chở binh sĩ, ba chiếc khác chở lương thảo và ngựa. Đây là tất cả của cải của họ.
- Phu nhân! Đã chuẩn bị xong.
Nghiêm phu nhân nhìn Điêu Thuyền và Lữ Lam lên hải thuyền liền gật đầu. Nàng đứng nơi đầu thuyền cúi người thi lễ với Cam Ninh và Bộ Chất. Tào Tính, Cao Thuận ngay cả Lữ Lam và Kỳ nhi cũng theo Nghiêm phu nhân mà thi lễ với Cam Ninh và Bộ chất.
- Xin chuyển tới Tào công tử rằng ân nghĩa ngày hôm nay, Lữ gia xin ghi nhớ trong lòng. Ngày khác, nếu Lữ gia có thể hồi phục xin trả lại toàn bộ công ơn. Nghiêm Khanh vô cùng cảm kích.
Bộ Chất và Cam Ninh cùng chắp tay nói:
- Phu nhân! Thuận buồm xuôi gió.
Tiếng kèn trên chiến thuyền vang lên, sáu chiếc thuyền từ từ chảy ra khỏi hải cảng tiến vào biển rộng mênh mông.
Lữ Lam đột nhiên bật khóc. Nàng rúc đầu vào người Điêu Thuyên, đôi vai gầy run bần bật. Đôi mắt của Điêu Thuyền, Nghiêm phu nhân và Kỳ nhi đều ửng đỏ.
Từ Châu! Gặp lại.
Nghiêm phu nhân cố gắng để cho bản thân bình tĩnh, xua tay ý bảo tiến lên.
Biển rộng mênh mông...
Theo đường biển càng lúc càng xa, hình dáng của hải đảo cũng trở nên mơ hồ thì đột nhiên có một tiếng kèn vang lên, Tào Tính giật mình ớn lạnh vội vàng chạy tới đầu thuyền nhìn ra xa.
- Phu nhân! Bên sườn có hai con thuyền.
Đám người Nghiêm phu nhân nghe thấy vậy đều hoảng sợ vội vàng chạy tới. Hai chiếc thuyền từ từ hiện ra trong tầm mắt của các nàng. Trên boong chiếc thuyền thứ nhất có một thiếu niên gầy yếu khoanh tay đứng.
Cơn gió biển thổi tay áo của hắn bay phất phới. Hắn nở một nụ cười thản nhiên, hướng về phía đám người Nghiêm phu nhân mà chắp tay vái chào.
- Là Tào công tử.
Tào Tính thốt lên một tiếng kinh ngạc.
- Đúng vậy! Đúng là a Phúc...là hắn. - Hai mắt Lữ Lam lại long lanh.
Nàng cố gắng vẫy tay về phía hai chiếc thuyền kia nhưng khi khoảng cách giữa hai bên chừng vài trăm thước nó liền ngừng lại.
Con thuyền phía sau đã đuổi kịp khiến cho hai chiếc thuyền song song với nhau. Một tấm lụa trắng dài hai mươi thước xuất hiện giữa hai thuyền. Trên tấm lụa trắng đó có viết bốn chữ màu đỏ rất to.
"Mọi người! Bảo trọng!"
Nước mắt Lữ Lam liền lã chã rơi xuống. Nàng đột nhiên vùng chạy, cố gắng vẫy tay về phía hai chiếc thuyền.
- A Phúc! Ngươi cũng phải bảo trọng...
Nghiêm phu nhân cũng nở nụ cười thản nhiên..
- Xin công tử bảo trọng.
- Xin công tử bảo trọng.
Hơn bốn trăm ba mươi người trên ba chiếc thuyền cùng nhau hét lên.
Trong thoáng chốc, Lữ Lam như thấy được nụ cười tươi sáng trên khuôn mặt Tào Bằng.
- A Phúc! Bảo trọng...
Lữ Lam thì thầm...
Tháng hai năm Kiến An thứ tư...
Trên con đường lớn bên ngoài Đàm huyện thuộc nước Bái có một đội xe ngựa đang tiến đến. Đoàn người ước chừng khoảng ba trăm, trong đó có năm mươi kỵ sĩ, còn lại tất cả đều là quân bộ. Đang vào tiết xuân, hoa đào, hoa hạnh nở rộ, trên những khoảng ruộng hai bên đường, nông dân đang vất vả gieo cấy, lại càng có nhiều văn sĩ mang theo cả gia đình ra ngoài du ngoạn.
- A Phúc! Còn bao xa nữa thì tới Đàm huyện?
Trên một chiếc xe ngựa, màn xe được vén lên để lộ khuôn mặt của một mỹ phụ. Thiêu niên đi bên cạnh xe trả lời:
- Tỷ tỷ! Trước mặt chính là Đàm huyện, có lẽ tới chính ngọ có thể tới nơi.
- Cuối cùng thì cũng tới.
Mỹ phụ nhìn Tam Thiên Phù Đồ rồi nở nụ cười:
- A Phúc! Lần này trở về, cha và mẹ chắc chắn sẽ rất vui.
- Đúng vậy! Đã hơn một năm đệ không gặp cha mẹ.
- Chỉ có điều tỷ phu của đệ ở lại Hải Tây một mình không có ai chăm sóc.
- Tỷ tỷ! Tỷ phu không phải là trẻ con, tỷ việc gì phải lo? Hiện giờ Hải Tây đang yên bình, hơn nữa còn có Đầu Hổ ở Hải Lăng có thể phối hợp với tỷ phu. Đái tiên sinh lại đồn trú ở khu làm muối, Tử Sơn hiện giờ cũng đường đường là Hải Lăng úy, lại còn có Văn Giai và Bộc Dương tiên sinh ở bên cạnh giúp đỡ. Chu thúc thì ở bên cạnh tỷ phu chắc chắn không có chuyện gì lầm lẫn được. Đệ nói tỷ cũng không phải lo cho tỷ phu.
- Nói thì dễ nhưng làm sao mà không lo cho được?
Mỹ phụ thì thầm rồi chợt nghe thấy trong xe có âm thanh của nữ tử nói khiến cho nàng vội vàng thụt đầu vào, hạ màn xe xuống. Từ trong xe vang ra những tiếng cười lanh lảnh.
Đội xe này đến từ Từ Châu, thiếu niên đi bên cạnh xe chính là Tào Bằng.
Cuối năm Kiến An thứ ba, chiến sự ở Từ Châu chấm dứt. Lữ Bố sau khi chết trận được chôn cất ở bên chân núi Cát Phong. Như vậy, Từ Châu đã chấm dứt chiến loạn kéo dài tới năm năm.
Sau đó, Tào Tháo lệnh cho Xa Trụ làm thứ sử Từ Châu chính thức sửa nước Hạ Giao thành quận Hạ Giao nhưng không bố trí thái thú.