Mục lục
Mục Thần Ký
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

"Rất nhiều người không hiểu, cải cách cái gì chứ? Từ trước tới giờ không phải vẫn rất tốt đó sao, mọi người đều sống tốt, vui vẻ hòa thuận. Giờ ngươi làm cải cách chẳng phải là vì dã tâm của hoàng đế nhà ngươi sao? Đắc tội với danh môn vọng tộc, đắc tội với các môn phái, không phải là muốn quốc thổ Duyên Khang của ngươi lớn hơn một chút sao? Giờ khiến thiên tai nhân họa triền miên đều là tại ngươi, đều tại cải cách. Điều này là luận điệu sai trái!"


Phủ Bá Châu, Duyên Phong Đế đang cùng văn võ đại thần đi trên phố, thấy đám đông đứng xếp hàng trước quầy cháo cứu tế của quan phủ để lĩnh cơm. Duyên Phong Đế bước tới, tới trước một quầy cháo cứu tế. Quan sai đang phát cháo định quỳ xuống, Duyên Phong Đế liền xua tay, nói:


"Trời giá rét đất lạnh, không cần nhiều quy tắc tới vậy. Một người phát bao nhiêu vậy?"


"Khởi bẩm bệ hạ, mỗi người lớn một bát cháo trắng, hai cái màn thầu, một muỗng rau khô!"


Duyên Phong Đế gật đầu bảo hắn tiếp tục, còn mình cũng cầm muỗng phát cơm cho nạn dân, sau lưng ông ta là văn võ bá quan của triều đình. Duyên Phong Đế vừa cầm muỗng vừa tiếp tục nói:


"Trước đây người sống tốt không bao giờ là người dân! Tư nông, ngươi hãy nói cho họ biết, trước khi quốc sư tiến hành cải cách một mẫu ruộng tốt có thể nuôi sống mấy người?"


Tư nông đại thần vội vàng nói:


"Trước khi cải cách, một mẫu ruộng tốt có thể sản xuất ra ba trăm ba mươi cân lương thực thô. Chỉ có điều khi đó ruộng đất tập trung trong tay thế gia, tự viện và đạo quan, nông dân không có nhiều ruộng đất. Một hộ nông nhà bảy tám người trồng bảy mươi mẫu, có lương thực, có hoa quả, có rau xanh, còn có cả dược liệu. Bận rộn một năm, trồng hai mùa, một năm không có lương thực dư thừa, chỉ miễn cưỡng đủ ăn. Một tháng có thể ăn được một hai bữa thịt, gặp năm thiên tai nhân họa thì sẽ bị chết đói. Khi đó rất nhiều người già gặp năm thiên tai đã chủ động nhảy sông hoặc lên núi để tránh liên lụy tới người nhà. Còn các thế gia, tự miếu, đạo quan thì tích trữ vô số lương thực, tiền của vô số."


Duyên Phong Đế nói:


"Tám mươi mẫu đất, nuôi sống một gia đình bảy tám người, vất vả cực khổ trồng trọt một năm, lương thực đi đâu hết? Ngươi hãy nói cho họ biết, sau khi cải cách một mẫu đất có thể nuôi sống bao nhiêu ngươi?"


Tư nông đại thần tiếp tục nói:


"Bệ hạ ra lệnh cho quốc sư tiến hành cải cách, thu lại đất đai trong thiên hạ làm của công. Thế gia, tự viện và đạo quan không được phép nắm giữ ruộng đất. Trai tráng tám mươi mẫu ruộng, hai mươi mẫu vườn. Những năm gần đây nhân khẩu nhiều gấp mấy lần, quốc thổ cũng rộng thêm không ít. Quy tắc cũng thay đổi, trai tráng bốn mươi mẫu ruộng, mười mẫu vườn. Quốc sư để các bậc võ giả, thần thông làm việc nhà nông, đảm bảo thu hoạch dù cho có hạn hán hay lũ lụt. Trời hạn cho mưa, trời lũ lụt thì xả nước, vì thế một trăm sáu mươi năm không có đói khát. Hiện nay sản lượng một mẫu là tám trăm hai mươi cân, thuế ruộng hai mươi đấu. Người dân ăn thịt không thấy xót tiền nữa."


"Ba trăm ba mươi cân, tám trăm hai mươi cân."


Duyên Phong Đế cầm hai chiếc màn thầu đặt vào trong bát của dân đói rồi lại múc một muỗng rau khô, cảm thán:


"Thế nào là phật? Đây chính là phật, phật sống, là phật của người dân! Không phải ngươi có danh hiệu Như Lai, ngươi có danh hiệu Đạo Chủ, giảng mấy lời an ủi tâm linh là có thể thành Phật, thành Đạo Chủ! Tư nông, ta hỏi ngươi, quốc sư đã cải cách rất tốt, lương thực cũng rất nhiều. Tại sao một khi có thiên tai bùng phát vẫn mất mùa đói kém?"


Tư nông đại thần vẻ mặt khó xử, do dự nói:


"Việc này..."


"Nói!"


"Vâng, ngoại trừ nhân khẩu tăng lên mấy lần ra, còn có nguyên nhân ăn thịt, nguyên nhân đánh trận. Nuôi dưỡng gia súc cần lương thực, quân đội cần nuôi dị thú. Luyện binh, đánh trận, đều cần lương thực. Chủ yếu vẫn là quay vòng ruộng vườn. Một số ruộng vườn bị thế gia đại phiệt và môn phái tự miếu mua lại trở thành địa chủ."


Tư nông đại thần nói:


"Lương thực lại về lại trong tay bọn họ. Lần trước tông phái tạo phản chính là vì trong tay họ có tiền và lương thực, vì thế mới lớn gan tới vậy. Lần mất mùa đói kém này vốn dĩ không nghiêm trọng thế này, chính bởi vì mới đánh trận xong, quốc khố trống rỗng. Những thế gia, đại phiệt, môn phái, tự miếu này không đồng ý cấp lương thực, lần trước tông phái phản loạn, ảnh hưởng cực lớn..."


Duyên Phong Đế ngoảnh đầu lại nhìn quần thần, nói:


"Thế gia, đại phiệt, môn phái, tự miếu, đạo quán, từ trước tới giờ luôn ngồi trên cao, ngồi trên mây. Ngày ngày ăn sơn hào hải vị, của ngon vật lạ, rong chơi ngắm cảnh, nói đạo pháp thần thông, luận thần tiên trường sinh. Có nông dân nuôi họ nhưng ai chịu dang tay giúp đỡ những người nông dân này? Nông dân không phục vụ thì bị giáng tai họa, giáng kiếp nạn! Trận tuyết nạn này có kì lạ không? Không lạ. Trước đây khi môn phái thống trị quốc gia, tuyết nạn thế này không ít! Tuy nhiên không phải là thần giáng tai họa, trời giáng kiếp nạn mà là tông phái giáng tai họa, giáng kiếp nạn, muốn người dân thần phục không dám làm loạn!"


"Quốc sư cải cách, để tông phái làm công cho nông dân, làm công cho thương nhân, họ không hài lòng, không muốn làm. Quốc sư lại cải cách, mở tiểu học, đại học, thái học, truyền bản lĩnh của những môn phái này cho người đời khiến người đời làm, họ càng không hài lòng. Muốn tạo phản, muốn giết người! Nhưng không biết rằng tổ tiên tám đời của họ trước đây đều xuất thân nông dân, không có ai là ngoại lệ cả."


"Các ngươi hãy nhìn rõ, nghe rõ cho trẫm. Lần này trẫm lấy đầu bọn chúng, lần sau các ngươi làm giống chúng, trẫm sẽ lấy đầu các ngươi! Quan lại trẫm cần không phải là những tông phái chỉ biết ngồi cao, không phải cao nhân, phật tổ. Quan lại trẫm cần là có thể đàng hoàng làm việc! Sỹ nông công thương, sỹ nhất định phải làm công, làm việc cho nông công thương! Trong triều còn có một số sỹ đại phu tự cho rằng mình cao hơn người khác một bậc, khốn kiếp... Sử quan, hãy tha lỗi cho một câu nói tục của trẫm... Khốn kiếp, ngày ngày chỉ biết tự cho rằng mình thanh cao! Trẫm chỉ hận một nỗi không lấy đầu của chúng!"


Văn võ đại thần cúi đầu, không dám nói gì.


Hai sử quan đưa mắt nhìn nhau lộ vẻ khó xử, một vị sử quan lớn tuổi trong số họ khẽ nói:


"Bệ hạ, thiên tử cần ăn nói thận trọng."


Duyên Phong Đế nói:


"Ta cũng không thường xuyên nói tục, không phải là giận quá mắng chửi sao? Sử quan châm chước một chút."


Đang nói thì đội ngũ xếp hàng lĩnh cơm tới lượt một đại hòa thượng, bưng bát vàng, cười nói:


"Bệ hạ nói rất đúng, tuy nhiên thiên tai đổ tới. Làm thế nào để thiên tai dừng lại không để người dân chịu khổ mới là việc làm đúng đắn."


Duyên Phong Đế nhìn đại hòa thượng, lấy cho hắn một bát cơm, hai cái màn thầu và múc một muỗng rau, nói:


"Trẫm không chỉ nói được mà làm còn tốt hơn. Đại hòa thượng ăn từ từ, đừng làm phiền người trần tục."


Đại hòa thượng vâng lời, bưng bát vàng đi.


"Như Lai!" Đám đông sau lưng Đại Phong Đế nhìn thấy vị đại hòa thượng này, trong lòng kinh ngạc.


Sau khi đại hòa thượng rời đi, liền có một lão đạo sĩ bước tới quần áo xộc xệch, đầu tóc bù xù, bưng tô lớn cười nói:


"Bệ hạ ăn cơm chưa?"


Duyên Phong Đế sắc mặt nghiêm trọng, lấy cơm cho ông ta, lắc đầu nói:


"Chưa ăn."


"Bệ hạ nên ăn một ít, ăn no rồi mới có thể lên đường."


Duyên Phong Đế gật đầu, cầm hai chiếc màn thầu, bưng một bát cháo nói với văn võ quần thần:


"Các ngươi cũng ăn một ít đi, gặp chuyện rồi."


Văn võ đại thần nhìn hòa thượng và đạo sĩ, ai nấy cũng như giáp mặt với đại địch. Chỉ thấy hai người một người bưng bát vàng, một người bưng tô lớn ngồi ở góc tường ven đường, húp cháo ăn màn thầu, rau khô ngon lành.


Quần thần bước tới, mỗi người lĩnh một phần cơm sau đó ngồi ở góc tường văn đường. Duyên Phong Đế cũng ngồi đó, lặng lẽ ăn.


Sau khi ăn xong, Duyên Phong Đế tới bên giếng nước múc nước rửa bát, quần thần xếp hàng sau lưng. Như Lai và Đạo Chủ cũng bước tới rửa chén đũa, nói:


"Lâu lắm chưa từng ăn cơm rau của nhân gian, ăn cũng thấy rất ngon miệng."


"Trẫm và các đại thần đây đã ăn mấy tháng rồi!"


Duyên Phong Đế nghiêm túc nói:


"Hai vị đạo huynh nên thường xuyên ăn, đừng để mình sống quá cao xa."


"Cao xa là để tránh thế tục."


Lão Đạo Chủ cười nói:


"Ngươi là hoàng đế của nhân gian, cai quản tục nhân. Còn người tu đạo tu phật thì phải tránh xa sự quấy nhiễu của trần thế, nếu bị dính vào sẽ rất khó thoát thân."


Duyên Phong Đế cười hỏi:


"Đạo Chủ, ngươi có thể thành thần không?"


Đạo Chủ lắc đầu.


Duyên Phong đế lại hỏi:


"Như Lai, ngươi có thể thành chân phật không?"


Như Lai lắc đầu:


"Thần kiều gãy rồi, ai có thể trở thành thần phật thật sự chứ?"


"Vậy các ngươi nói vớ vẩn gì chứ? Tránh xa trần thế, nói như thể mình lợi hại lắm... Sử quan, trẫm lại nói tục rồi, đừng ghi lại, trẫm biết. Các ngươi lui xuống đi, ở đây không cần các ngươi nữa."


Duyên Phong Đế nói xong, bước ra ngoài thành, văn võ quần thần đi theo sau. Duyên Phong Đế dừng bước, quay đầu cười nói:


"Mặc dù dựa theo quy tắc triều đình không dựa theo quy tắc giang hồ nhưng cũng không cần nhiều người tới vậy. Cảnh giới Thần Kiều ở lại, những người khác lui xuống."


Rất nhiều văn võ đại thần dừng bước, bên cạnh Duyên Phong Đế có bảy người, thái úy hòa thượng Nguyên Không, tư đồ Tú Nhạc Thanh, tư không Ngụy Bình Ba, Thiên Sách thượng tướng Tần Bảo Nguyệt, Thái Sơn vương Linh Hư Hoa, Phiêu Kỵ đại tướng quân Quyền Định Võ, khai phủ nghi đồng tam tư thượng khanh Tô Vân Chi cùng với hoàng đế, tổng cộng tám người.


Như Lai và Đạo Chủ không ý kiến gì, vẫn tiếp tục đi tiếp.


Duyên Phong Đế dẫn mọi người đi theo, mọi người tới bên ngoài thành vẫn không dừng bước, đợi đi tới giữa ruộng ngoài thành, Duyên Phong Đế mới dừng lại nhìn giống hoa màu, hỏi một lão nông:


"Có thể thu hoạch không?"


"Có thể!" Lão nông trả lời rất to.


Duyên Phong Đế mỉm cười, quay đầu nhìn các đại thần, nói:


"Có thể thu hoạch!"


Đạo chủ nói:


"Bệ hạ, năm nay có thể, năm tới chưa chắc. Lão đạo mang theo một cuốn kinh thư, có ghi chép chuyện của Đại Khư gọi là Khai Hoàng Kiếp Kinh. Bệ hạ hãy từ từ đọc, chúng ta đi từ từ, nếu như bệ hạ vẫn cố chấp cải cách, vậy thì năm tháng cần phải đổi ngày mới rồi!"


Như Lai thở dài, nói:


"Đạo Chủ từ bi."


Đạo Chủ lắc đầu:


"Hắn không biết những nguy hiểm ở đây, biết rồi sẽ giống như chúng ta." Nói xong, liền giao Khai Hoàng Kiếp Kinh cho Duyên Phong Đế.


"Bệ hạ, cẩn thận có cạm bẫy!" Thượng khanh Tô Vân Chi nhắc nhở.


Duyên Phong Đế cười nói:


"Không sao!"


Ông ta nhận lấy Khai Hoàng Kiếp Kinh từ tay Đạo Chủ, mở ra đọc cẩn thận.


Họ tiếp tục chậm rãi tiến lên phía trước, Duyên Phong Đế lật hết trang này tới trang khác, xem từ đầu tới cuối. Đạo Chủ và Như Lai không hối thúc mà vẫn lặng lẽ đi về phía trước.


Sau khi đi khỏi trăm dặm, Duyên Phong Đế xem hết Khai Hoàng Kiếp Kinh, định thần lại, ngẩng đầu nhìn trời trầm ngâm không nói gì.


Lão Đạo Chủ nói:


"Bệ hạ hãy suy nghĩ cho chúng sinh, cần phải biết nên làm thế nào rồi chứ?"


Duyên Phong Đế ngẩn người sững sờ, đột nhiên nói:


"Khi ta còn nhỏ, Duyên Phong quốc vẫn chưa có lãnh thổ rộng lớn thế này, hoàng đế vẫn không tôn quý như thế này. Khi đó các môn phái thế gia vẫn hoành hành, tự tung tự tác. Có một lần ta cùng sử tiết tới nước khác, thăm một nơi gọi là Nguyên Khởi quốc, cũng chính là Nguyên Châu hiện nay. Nơi đó đang xảy ra nạn sấm sét, trời mây đen bao phủ khắp Nguyên Khởi quốc, sấm vang chớp giật liên hồi, đánh chết không biết bao trâu bò, dê cừu cũng đánh chết không biết bao nhiêu người."


"Hoàng đế của Nguyên Khởi quốc dẫn theo văn võ bách quan quỳ trong sấm chớp thỉnh tội, bá tính trong nước cũng quỳ trên mặt đất, xin ông trời tha tội. Nạn sấm sét đó, hoàng đế bị đánh chết. Sau này ta mới biết, ông trời mà họ nói không phải là thiên thần mà là Lôi Ẩn tông, một môn phái. Đại khái là thu hoạch không tốt, những thứ tốt tiến công cho Lôi Ẩn tông không nhiều vì thế Lôi Ẩn tông giáng kiếp nạn. Thứ gây ra nạn sấm sét chính là linh bảo trấn giáo của Lôi Ẩn tông - Cửu Tiêu Lôi Dẫn Tráo. Hoàng đế ôm tội lên người mình, vì thế Lôi Ẩn tông đánh chết ông ta, đổi hoàng đế khác. Khi đó ta còn nghĩ..."


Ông ta nhìn Đạo Chủ và Như Lai, nói từng chữ một:


"Ta sẽ lật đổ các người! Hiện giờ, trẫm tới rồi, chỉ có điều trẫm và quốc sư làm vẫn chưa đủ, vì thế mới có trận tuyết nạn này. Không phải là thần sao? Trẫm sẽ lật đổ thần!"


Đạo Chủ không nhịn được nữa, nói:


"Bệ hạ không lo nghĩ cho chúng sinh sao? Muốn Duyên Khang cũng trở thành giống như Đại Khư sao? Ngươi và quốc sư cải cách, đàn áp các môn phái, thống nhất lãnh thổ lớn thế này. Lão đạo chưa từng ngăn cản các ngươi, có đúng không? Nhưng nếu ngươi tiếp tục cải cách, ông trời sẽ nổi giận, nguy hại cho chúng sinh!"


Lão Như Lai nói:


"Bệ hạ hãy suy nghĩ thật kĩ!"


Duyên Phong Đế nói:


"Các ngươi có niềm tin của các người, trẫm có niềm tin của trẫm!"


Lão Như Lai thở dài nói với Đạo Chủ:


"Lão đạo hữu, đổi một vị hoàng đế khác đi!"


Đạo Chủ lấy đạo kiếm ra, gật đầu nói:


"Đành vậy thôi, đã nói hết nước hết cái rồi mà bệ hạ vẫn cố chấp không tỉnh ngộ, đành phải đổi hoàng đế thôi!"


Duyên Phong Đế nhìn xung quanh, chỉ thấy các lão đạo nhân, lão hòa thường và đám người Cùng Phu Tử từ khắp nơi xông tới bao vây họ ở giữa. Số lượng nhiều hơn nhiều so với tám người bọn họ.


Thiên Sách thượng tướng và mọi người sắc mặt biến đổi.


Duyên Phong Đế kinh ngạc, bật cười nói:


"Như Lai, Đạo Chủ, trẫm còn tưởng các người sẽ tôn trọng quy tắc giang hồ, không ngờ các người dùng quy tắc triều đình."


Như Lai lắc đầu nói:


"Tình thế bất đắc dĩ, mong bệ hạ hiểu cho. Đạo chủ, các vị đạo hữu, cùng tiễn bệ hạ lên đường thôi."

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK