*Chương có nội dung hình ảnh
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Xem ảnh 1
Bọn họ nhất định theo tới cùng!
Cái gọi là người ngoài cuộc xem náo nhiệt, người trong cuộc lại hiểu tường tận, đám quần chúng ăn dưa ồn ào hóng biến, trong khi đó Khương Hồng Cơ lại nhìn thấu hành động mang đầy dụng ý của Vệ Từ lần này
Cô không ngờ rằng Vệ Từ lại lấy hình thức bạch thoại* đơn giản rõ ràng này để nâng cao trình độ quần chúng..
* “Bạch thoại” là thuật ngữ đề cập đến các3dạng văn viết tiếng Trung dựa trên tiếng địa phương được nói tại khắp Trung Quốc, khác với “văn ngôn” là dạng văn viết tiêu chuẩn được sử dụng xuyên suốt cho tới đầu thế kỷ 20
“Làm tốt lắm, mấy ngày này vất vả huynh rồi.” Cô cười nói, cho Vệ Từ một lời khẳng định
“Làm hết chức trách vốn là nghĩa vụ của thần tử, không hề vất vả.” Vệ Từ vẫn duy trì thái độ khiêm tốn, trong lòng lại âm thầm thở phào nhẹ nhõm.
Ở trong mắt người cổ đại, tiểu thuyết bạch thoại không khác gì văn nói thường ngày, nhưng chưa chắc nó không thể là một công cụ mở rộng truyền bá chữ viết.
Dân chúng đọc không hiểu mấy thứ văn hoa mỹ, càng không nhớ được những câu từ khó đọc, càng đơn giản dễ đọc thì dân chúng tầng lớp0thấp càng dễ tiếp nhận
Mọi thứ đều phải tiến hành từng bước một, làm đâu chắc đấy mới thỏa đáng
Muốn mở rộng sự hiểu biết của mọi người thì càng phải làm như vậy
Thay vì cưỡng ép truyền cả đống đạo lý cho dân chúng, bắt ép họ cái gì cũng phải tiếp nhận, thì chi bằng lồng đạo lý vào những câu chuyện kể, dẫn dắt mọi người tự đi tìm tòi
Đương nhiên không phải chuyện xưa nào cũng có thể truyền bá lung tung
Ở phương diện này, Vệ Từ kiểm soát rất sít sao
Thậm chí anh còn có ý định mời các tiểu thuyết gia chuyên nghiệp đến, chịu trách nhiệm từng mảng
Để mở rộng tầm ảnh hưởng, anh còn đặc biệt nhờ đến sự giúp đỡ của Trình Thừa
Hiện giờ lại có chủ công nhà mình ủng hộ, anh có lòng tin là sẽ làm5tốt chuyện này
Về phần những kẻ chỉ trích sau lưng anh không giống với người thường?
Vệ Từ cười cười mỉa mai, anh cũng chẳng buồn để ý
Khương Hồng Cơ hỏi một lượt, trong lòng cũng đã hiểu được tình hình đại khái của Hoàn Châu, nhưng mà...
Cô nhìn xung quanh, tầm nhìn rơi trên người của Trình Viễn ngồi ngay gần mình, hỏi: “Công Liêu, hôm nay Trình tiên sinh không tới sao?”
Trình Viễn chính là đích thứ tư của Trình Thừa, tự là Công Liêu, đã ở Hoàn Châu non nửa năm nay, biểu hiện của người này cũng không tồi
Với tuổi của cậu mà nói, quả thực làm được như vậy đã là khá tốt
Tính tình ôn hòa khiêm tốn, làm việc tận tụy cẩn thận, ở đâu cũng được yêu mến.
Trình Viễn bẩm báo: “Đêm qua phụ thân nhiễm phong hàn, sáng nay lang trung4đã đến khám nhưng vì bệnh tình khá nặng nên hiện giờ ông vẫn còn nằm trên giường.”
Trên mặt của cậu toát ra vẻ lo lắng, có thể thấy được Trình Thừa thực sự ngã bệnh.
Khương Hồng Cơ vội vàng hỏi: “Trình tiên sinh ngã bệnh? Lang trung nói sao?” Trình Viễn đáp: “Lang trung nói phụ thân bận rộn lại hay lo lắng quá mức, tích lũy hàn khí nên mới đổ bệnh.”
Lo lắng bận rộn quá mức?
Biểu cảm của Khương Đồng Cơ thoáng cứng lại, trong lòng thấy hơi chột dạ
Trong mắt những kẻ ngoài cuộc không biết rõ tình hình, Trình Thừa mệt mỏi thành bệnh nhất định là vì cô bóc lột quá tàn nhẫn, nhưng Khương Hồng Cơ thật sự đâu có hãm hại Trình Thừa
“Sao lại để mệt mỏi đến nỗi ngã bệnh?”
Cô nhíu lông mày, lúc này Trình Viễn mới nhận9ra mình nói sai, vội vàng sửa lại
“Cha ta tuổi tác đã cao, mấy ngày gần đây ông vẫn luôn phiền lòng việc chú thích, mẹ ta có khuyên bảo mấy lần nhưng ông vẫn không chịu nghỉ ngơi...” Trên mặt Trình Viễn nở nụ cười bất đắc dĩ, cậu nói: “Tính tình cha ta rất cố chấp, người khác khó mà lay chuyển quyết định của ông ấy...”
Chuyện Tình Thừa ngã bệnh không phải là do Khương Bồng Cơ bóc lột quá mức, mà hoàn toàn là do chính bản thân ông đánh giá quá cao thể lực của mình, bận rộn không ngừng, không chịu nghỉ ngơi
Ngày hôm qua ông cũng bận đến tận đêm khuya, vì nóng nực nên mới tắm nước lạnh, khi ngủ lại không chú ý nên mới ngã bệnh
Khương Hồng Cơ kinh ngạc hỏi: “Chú thích? Chú thích gì cơ?”
Trình Viễn bảo: “Cha ta nói, chú thích này là linh cảm mà ông lấy được từ chỗ của Tử Hiếu
Kinh, Sử, Tử, Tập” quá khó hiểu, mỗi chương lại không thống nhất câu đọc
Khiển tiên sinh khi dạy học trò cũng không thống nhất về câu đọc, gây ra sự nhận thức sai lầm đối với một số bài văn
Mấy ngày nay cha ta đều đang nghĩ cách làm sao để đánh dấu câu đọc** đơn giản rõ ràng, chú thích những đoạn văn khiến người ta tranh cãi, dẫn đường cho thế hệ sau.”
* Kinh: Kinh thi; Sử: Sử thi, chính sử; Tử: tôn giáo, tác phẩm Bách Gia trước thời Tần Tập: tập văn, tập sao lục
** Câu đọc: ngắt câu.
Thế nào là “câu đọc”? Thời xa xưa, sự hiểu biết của người ta về văn thơ chỉ dừng lại ở “Câu” hoặc là “Đọc”.
Văn chương bây giờ đều không có kết thúc, cũng không có cái gọi là dấu câu, từng câu từng đoạn cứ dồn lại một đống
Để ví dụ thế này cho đơn giản dễ hiểu, nếu như một bộ tiểu thuyết mạng không có bất kỳ dấu câu nào, cũng không được phân thành từng đoạn, vậy nó là cái quái gì chứ? Rất nhiều câu đọc là thông qua thầy dạy học mà truyền dạy, nhưng quá trình truyền lại thì khó tránh việc gặp sai sót.
Thậm chí có rất nhiều thầy giáo cái gì của mình cũng là quý giá, ngay cả câu đọc chính xác cũng lười truyền thụ cho học trò, thật sự khiến người khác kinh ngạc
Mấy ngày nay Trình Thừa luôn phát sầu vì chuyện này, bạch thoại của Vệ Từ đã giúp ông tìm được một chút linh cảm
Văn ngon khó đọc sẽ khiến người ta có nhiều cách hiểu khác nhau, từ đó dẫn đến việc hiểu sai nghĩa
Vậy bạch thoại thì sao? Chẳng lẽ còn có người nghiền ngẫm từng chữ một, cắt câu lấy nghĩa, sau đó truyền bá cái hiểu sai của mình đi khắp nơi chứ?
Nếu có thể làm tốt việc “chú thích” này, sau này học trò đi học cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, lại còn giúp giảm thiểu cả những hiểu lầm không cần thiết
Nhưng cũng không có gì là tuyệt đối, cùng một bài văn, nhưng trong mắt những người khác nhau thì sẽ có cách lý giải khác nhau
Chỉ dựa vào một mình Trình Thừa thôi thì còn chưa đủ tư cách để chú thích toàn bộ sách vở trong thiên hạ, dù ông có bỏ công bỏ sức ra làm thì người ngoài chắc gì đã thừa nhận? Đây là một vấn đề nan giải, cũng làm Trình Thừa buồn đến ngã bệnh
Một vấn đề nan giải khác chính là “câu đọc”, ông định dùng ký hiệu có hàm nghĩa nhất định để chấm hết một câu, nhưng “câu đọc” cũng không phải việc mà một người có thể tự quyết định
Với cùng một câu nói, chỉ cần đặt dấu chấm không giống nhau thì nghĩa sẽ hoàn toàn khác nhau
Việc khiến Trình Thừa phiền não còn nhiều lắm.
Bao nhiêu áp lực cùng lúc ập xuống, Trình Thừa lại không ngã bệnh mới lạ.
Cho dù là “câu đọc” hay là “chú thích”, tùy tiện đem ra ngoài cũng sẽ bị thiên hạ ném đá.
Nói khó nghe thì Trình Thừa là cái thá gì?
Ông có tư cách gì mà tự xưng “Thầy của thiên hạ”? Đúng vậy, nếu hai việc này mà thật sự thành công thì Trình Thừa nhất định sẽ được lưu danh sử sách
Nói thẳng ra thì tất cả những học sinh được lợi nhờ ông đều sẽ tôn sùng gọi ông là “Bán sự*”.
* Bán sư: một nửa là thầy, ý chỉ dù Trình Thừa không phải tiên sinh dạy học nhưng vẫn được tôn làm thầy
Khương Hồng Cơ liếc mắt đã hiểu hết những phiền phức bên trong
Cô nói: “Việc này đúng là rất khó giải quyết, chỉ dựa vào sức lực của một mình Trình tiên sinh thì e là khó có thể làm được
Chị bằng chờ tình hình của Đông Khánh
phương Bắc ổn định, lúc đó Trình tiên sinh lại cho dán bảng thông cáo, mời danh sĩ khắp nơi đến để cùng tham gia?”
Trình Viễn thở dài, ý kiến của cậu cũng giống như Khương Hồng Cơ, nhưng mà phụ thân nhà cậu là người vô cùng cố chấp, chưa đụng phải tường chưa chịu quay đầu.
Chỉ khi thể lực của chủ công ngày càng mạnh thì lời nói của Trình Thừa mới càng có trọng lượng, sự phản đối mà ông gặp phải cũng sẽ ngày càng ít
Cậu tính đợi bệnh tình của Trình Thừa khá hơn một chút rồi sẽ đến khuyên thêm lần nữa
Loại chuyện dễ dàng rước lấy gạch đá của các danh sĩ trong thiên hạ kiểu này thì vẫn nên cẩn thận một chút
Đến khi Khương Hồng Cơ bận bịu xong xuôi, mặt trời đỏ rực cũng từ từ nấp sau đường chân trời.
Màn đêm buông xuống, tiệc ăn mừng được tổ chức.