- Tiểu tử nhà ngươi có mắt như mù. đã mạnh miệng nói với Hoàng Bình, còn làm bậy nhiều như vậy. trách gì được người khác, ngươi chửi thêm câu nữa xem, có tin bản quan cho người tới bắt ngươi không.
Hai người nói chuyện với nhau nghe vô cùng nóng nảy. nhưng nếu có người nghe lén. cho dù là ở ngoài cửa sổ cũng chưa chắc nghe rõ được người bên trong phòng nói cái gì.
Trong nhà của đô ti Trương ThừaNghiệp ở Cao Đường. Trương Thừa Nghiệp nói có bạn cũ tới thăm tối nay uống rượu tâm sự. sớm đã đuổi hạ nhân đi hết rồi. nhưng thực tế chẳng phải bạn cũ gì. hai người ngồi trên bàn rượu cãi vã tranh chấp, nhưng giọng nói đều hạ xuống rất nhỏ. sợ làm kinh động tới người khác.
- Có bản lĩnh thì gọi người tới đây đi. ngày đó lão tử mù mắt đấy. tiểu tử ngươi tính toán thế nào. người ngoài còn cho rằng ngươi tới phủ Đông Xương là để thủ thành. ta lại biết ngươi chuẩn bị khi Lý Nhị Lang toi đời thì cướp lấy cha mẹ vợ của hắn rồi tới Giao châu bắt chẹt hoặc là nộp cho Thát Đát tâng công chứ gì.
Nghe thấy đối phương nói ra câu này. Trương Thừa Nghiệp luôn nghiêm mặt cuối cùng không trấn tính được nữa. đứng bật dậy, chỉ thẳng vào đối phương phẫn nộ quát:
- Chu Bát Hi, đứng có ngậm máu phun người, có giỏi thì mang chứng cứ ra đây đi.
Chu Bát Hi ngồi ở đối diện thấy Trương Thừa Nghiệp kinh hoàng như vậy. có vài phần đắc ý. uống cạn rượu trong chén, cười nói:
- Tiểu tử nhà ngươi gửi lời nhắn miệng cho ta, ta không có chứng cứ. bất quá ta tới chỗ Lý tổng binh của các ngươi tự thú, đem lời này nói ra. xem hắn có đòi chứng cứ của ta hay không.
Thái độ của Trương Thừa Nghiệp thay đổi. khuôn mặt vốn có vài phần tức giận không ngờ nặn ra nụ cười, mở miệng ôn hòa nói:
- Hai ta quen biết nhiều năm rồi đều là huynh đệ trong nhà cả. cần gì phải đẩy nhau vào đường cùng thế,trước tiên cứ uống rượu đã, uống rượu nào. có chuyện gì sau này nói.
Chu Bát Hi nheo mắt lại nhìn Trương Thừa Nghiệp ở phía đối diện một lúc. cười lạnh nói:
- Hỗn Thiên Long ta không dám leo cao. sao có thể đám nói có giao tình gì với đô ti đại nhân, đô đi đại nhân trước kia làm quân sư cho giặc chúng ta mới quen biết nhau thôi, ta cũng nói trắng ra, mấy ngày này nếu như ta có chút bất trắc gì. tự nhiên sẽ có người tới nha môn tổng binh cáo trạng, nói công lao thủ thành của ngươi.
Nói chuyện tới mức độ này rồi. Trương Thừa Nghiệp cuối cùng hiểu mình đúng là không còn cách nào nữa, lập tức đặt chén rượu xuống bàn. mất tinh thần nói:
- Ngươi tìm ta thì có tác dụng gì. Trương Nam Sơn ta ở trong mắt Lý Nhị Lang chẳng là cái thá gì hết. bên cạnh ta còn không biết có bao nhiêu kẻ là thám tử cải vào. bất kể là giữ ngươi hay bảo vệ ngươi, đều không thể lâu được.
Hỗn Thiên Long cũng không buông lời đe đọa nữa. chỉ cứi đầu uống từng chén rượu, lầm rẩm chửi rửa:
- Lũ Giao châu doanh thật là khốn kiếp, đã xưng vương xưng bá ở Sơn Đông, lại còn không để cho những người khác con đường sống.
Trương Thừa Nghiệp đột nhiên nhưnhớ tới chuyện gì. lên tiếng nói:
- Ta nhớ ra rồi. ở vùng đất Sơn Đông này còn có một người không sợ Lý Nhị Lang, ở đây mà đợi chết không bằng tới nơi đó thử vận may. bên đó đang chiêu mộ người trong giang hồ. lại không hòa hợp với Lý Nhị Lang, lão huynh hay là qua bên đó xem như thế nào.
Chu Bát Hi mắt sáng lên. Trương Thừa Nghiệp tiếp tục nói:
- Đó là Lai Vu phía nam Tế Nam. bên đó giám mỏ Đinh Húc. là đầu mục sở luyện thépdo hoàng đế phái xuống, phụ trách sản xuất sắt ở Lai Vu. xưa nay luôn uy phong, trước kia Lý Nhị Lang cùng hắn đàm phán chuyện mua sắt. nhưng căn bản bàn giá không hợp. Đinh Húc cũng là hoạn quan xuất thân triều đình, xưa nay chưa từng để những quan viên địa phương vào trong mắt, huống chi lại là một tên võ phu. nên hai bên đang giằng co..
- Được, ta tới làm nanh vuốt cho đám bị thiến này. mượn sức của Đinh thái giám.
Chu Bát Hi hưng phấn vỗ bàn ra quyết định.
Sáng sớm hôm sau. Trương Thừa Nghiệp sai quản gia chuẩn bị năm trăm lượng bạc. tới đại hộ trong châu thành đổi ra vàng, giao cho Chu Bát Hi.
Chu Bát Hi lúc này đã hóa trang thành thương buôn trông rất bình thường, sau khi lấy vàng rồi. liền rời thành lên đường.
Trương Thừa Nghiệp đứng chỗ cao trên trạch viện của mình, nhìn theo bóng Chu Bát Hi xa dần. cuối cùng thở phào một tiếng, đợi tới khi hạ nhân đi theo Chu Bát Hi quay vào Bẩm bảo. nói “bạn thân” của hắn đã rời khỏi thành rồi lại càng yên tâm, ngồi phệt xuống ghế. toàn thân nhũn ra.
Trường Thừa Nghiệp ngồi ngây ra trên ghế, suy đi tính lại. nghĩ tới thủ đoạn kín đáo của Giao châu doanh, cũng không biết là trời nóng hay khẩn trương, mà mau chóng mồ hôi ướt đẫm người, không bao lâu sau. Trương Thừa Nghiệp đột nhiên từ trên ghế nhảy dựng lên . lao ra bên ngoài hô:
- Mau tìm người đưa tin lại đây. ta có tin gấp báo cho tổng binh, đại nhân.
Khoái mã tung vó, không mất quá nhiều thời gian. Lý Mạnh đã nhận được tin tức mật báo của Trương Thừa Nghiệp, nói Chu Bát Hi đã quy thuận giám mỏ Đinh Húc ở Lai Vu.
Giám mỏ giám thuế, đủ các loại giám, tóm lại đều là do hoàng đế Đại Minh đặt ra để giám sát các loại nghành nghề, là đại biểu khâm sai thu thế. những đại biểu này đều xuất thân là hoạn quan trọng cung.
Giữa những năm Vạn Lịch và Thiên Khải, giám thuế giám mỏ phái tới các nơi đã gây ra phẫn nộ cực lớn. dân chúng nổi dậy không ngớt, đó được cho rằng là chính sách tàn ác của tiền triều, hơn nữa lại còn là thứ tàn ác nhất, bất kể là hoàng đế và các đại thần đều hi vọng địa phương có thể bình an vô sự. nhưng thái giám phái tới các nơi này lại trở thành nguồn gây loạn.
Cho nên khi Sùng Trinh vừa mới đăng cơ. đã tiếp thu kiến nghị của các đại thần, rút những giám thuế giám mỏ này về, để quan viên địa phương tự quản.
Bất quá hoàng đế Sùng Trinh rất mau chóng phát hiện ra vấn đề. không có những thái giám này ở địa phương giám thị thu thuế, không ngờ triều đình không thu được một xu tiền thuế nào. các địa phương đều nói chỗ mình thiên tai khốn khó thế nào. cho nên thuế thu cùng với các loại thu nhập quốc gia không thể nào hoàn thành theo yêu cầu của triều đình.
Chẳng còn cách nào khác hoàng đế Sùng Trinh chỉ đành lại phái các thái giám hoạn quan này tới các vùng đất kia.
Trước khi hoàng đế Sùng Trinh đăng cơ. đã từng nghe thấy lờiđồn. nhìn thấy bút kí của văn nhân nói các giám thuế giám mỏ một năm nộp cho triều đình mấy trăm vạn lượng, nhưng lén giữ lại trong túi mình còn nhiều hơn mười lần.
Khi đó Sùng Trinh cho rằng Đại Minh vì những kẻ này mà tổn thất lớn, nhưng khi làm hoàng đế mới phát hiện, cho dù đám thái giám đó có ăn chặn, nhưng vẫn còn nộp chút kim ngân cho triều đình, còn tốt hơn đám quan viên địa phương không giao nộp lấy một xu.
Lịch sử sản xuất sắt của Lai Vu có thể đi ngược lại tới thời xuân thu chiến quốc, các triều đại đều thiết lập cơ cấu có liên quan ở nơi này, dùng để quản lý sắt.
Lúc này chủ trì giám sát sắt ở Lai Vu là thái giám Đinh Húc, được phái đi từ kinh sư vào năm Sùng Trinh thứ ba, Đinh Húc cũng có chút tài cán. sau khi tới mỏ sắt ở Lai Vu, chỉnh đốn công trường luyện thép và việc khai thác đang ngày một suy đồi. làm lượng khai thác tăng mạnh, sau đó bắt đầu tìm người mua khắp nơi. vì thế nơi này ngày càng trở nên hưng vượng.
Giám mỏ Đinh Húc đúng là kiếm được không ít ngân lượng, số ngân lượng này chia ra làm mười phần, bốn phần giữ lại cho mình, bốn phần tặng cho các vịđầu lĩnh thái giám ở kinh sư. hai phần còn lại dùng để nộp cho quốc gia và duy trì sản xuất.
Cho dù Đinh Húc làm như vậy. trong triều cũng được danh trung thành mẫn cán hơn nữa những thái giám nhận được lễ vật của Đinh Húc cũng ra sức bảo vệ. dù sao Đinh Húc hiểu được phép tắc. kim ngân đem tặng đúng là rất hậu.
Thời gian gần mười năm, giám mỏ Đinh Húc đã đem Lai Vu gần như gây đựng thành một vương quốc độc lập.
ở trong địa giới Lai Vu có câu ca dao: “Chỉ biết Đinh thái giám, không biết Lỗ tuần phủ!” Tức là Đinh thái giám nắm toàn quyền nơi này. ngay cả tuần phủ Sơn Đông cũng chẳng thể làm gì.
Sắt, muối là độc quyền của quốc gia, nói một cách nghiêm khắc, thì mua bán đồ sắt cũng bị khống chế, bất quá thái giám Đinh Húc chẳng hề bận tâm những điều này, bán mấy thứ nông cụ cho nông dân mới có thể kiếm được chút tiền, đại bộ phản quặng sắt và thành phẩm rèn ra của nơi rèn sắt ở Lai Vu đều bị thợ rèn tư thương, lái buôn mua mất sau đó chế tạo thành binh khí có lợi nhuận cao hơn bán cho những người cần nó.
Cao Thịnh Hợp ở Sơn Tây chính là một trong số khác hàng quan trọng, một người khách quan trọng nhất là thương hội Linh Sơn của Giao châu doanh.
Bởi vì mở rộng quân đội. nên nhu cầu quặng sắt và đồ sắt của cục chế tạo binh khí Giao châu Doanh tăng vọt, thượng hội Linh Sơn liền tìm thương buôn cung cấp ở gần đó. Lai Vu tất nhiên là lựa chọn tốt nhất.
Khi thương hội Linh Sơn tới tìm Đinh Húc đàm phán, nói rằng hi vọng có thể bao toàn bộ số quặng sắt mà Lai Vu sản xuất ra. mong đối phương có thể giảm giá một chút.
Bất quá Đinh Húc lại muốn tăng giá, lý do rất đơn giản, hắn nói vốn sắt được bán cho nhiều nhà, nếu một nhà có gì bất trắc, thì những nhà khác có thể bù lại. nếu như chỉ bán cho mỗi thương hội Linh Sơn thì nguy hiểm sẽ gia tăng.
Yêu cầu này cũng nằm trong dự tính thôi. Đinh Húc tuy là giám mỏ. nhưng làm việc tinh minh như thương nhân vậy. nhưng không biết làm sao mà Đinh Húc có được tin tức. biết thương hội Linh Sơn là sản nghiệp của tổng binh Lý Mạnh, thế là lập tức tăng giá tới một mức mà Giao châu doanh không thể chấp nhận.
Quan trọng là ở trong địa phận Sơn Đông, nơi có thể mua được quặng sắt cũng chỉ có một mình Lai Vu mà thôi, trước kia thương hội Linh Sơn luôn mua sắt ở nơi này. nếu như tình huống giá tăng lên tới một mức không chấp nhận được, thì trong thời gian ngắn căn bản không tìm được nguồn thay thế.
Dựa theo lời nói của Đinh Húc thì là:
- Số quặng sắt này bán đi làm cái gì ta không quan tâm. cũng không muốn biết, nhưng đường đường là một tổng binh triều đình có binh khí triều đình phân phối cho. lại lén mua sắm binh khí, bên trong khẳng định là có ám muội, vì cái ám muội này, thương hội các vị cũng nên bỏ thêm một chút bạc mua lấy sự an tâm chứ.
Cái nơi luyện sắt Lai Vu này giống như là tài sản riêng của Đinh Húc. Đinh Húc lại là thái giám trực quân của họàng đế. mua sắt của hắn đúng là mờ ám. nhưng Giao châu doanh nhu cầu cấp bách.
Chuyện đúng là có chút phiền toái.
Loạn lại nổi lên. lò sắt bị cất than.
Tháng sáu năm Sùng Trinh thứ mười hai, vì sựuy hiếp của Nữ Chân ngày càng lớn. kinh phí dự toán cho quân đội của triều đình cũng ngày một nhiều, cho dù thiên hạ gặp tai họa, nhưng triều đình vẫn tăng cường trưng thu tiền luyện quân, dùng để huấn luyện binh mã biên thùy, mua sắm quân giới.
Chuyện thu tiền luyện quân này hiệu quả thực tế ra sao chẳng ai nói rõ ràng được, bất quá nó làm cho cục diện mới yên ổn trở lại đã hoàn toàn bị đánh nát.
Tăng thêm tiền luyện quân chỉ là tai nạn nhỏ. nhưng quan viên địa phương phía dưới lại nhân cơ hội này. vì mưu lợi cho bản thân đã làm cho sưu cao thuế nặng, đây mới thực sự là tai nạn lớn.
Thời buổi thiên tai. cuộc sống vốn đã gian nan vô cùng, lại thêm vào gánh nặng trầm trọng này. các nơi liền dần dần nổi loạn, lại có thêm rất nhiều người gia nhập vào đội ngũ của Ly Tự Thành. Trương Hiến Trung. Lã Như Tài.
Đây chính là cái gọi là quan ép dân làm phản.
Năm Sùng Trinh thứmười hai, Trương Hiến Trung và Lã Như Tài mai phục tổng binh Tả Lương Ngọc, quan quân của La Đại bị đánh bại, La Đại bị bắt ngay trại trận, ấn triện cờ lệnh của Tả Lương Ngọc đều bị mất trên chiến trường, hốt hoảng chạy trở về doanh trại ở địa phương.
Sau khi tin tức này được truyền ra, thiên hạ liền chấn động, trong đám bộ hạ của Lã Như Tài, Trương Hiến Trung, trừ một doanh ra, thì tất cả số quân khác được chiêu an lại một lần nữa làm phản.
Công tác nghị hòa và chiêu an của nội các học sĩ. binh bộ thượng thư Dương Tự Xương toàn bộ tuyên cáo thất bại.
ở bên phía Sơn Đông, thì các diêm đinh vũ trang tiến hành thanh trừ cái gọi là nhân sĩ giang hồ ở các phủ huyện. đám nhân sĩ giang hồ cũng chẳng thể đơn thương độc mã hành tẩu ở chốn đồng không mông quạnh, bọn chúng cũng cần bổ xung thức ăn nước uống và trang bị. cũng tiêu thụ tang vật, mà địa phương có thể làm việc này. dám làm việc này, cũng chỉ có những hào môn đại tộc.
Nhưng những người đó lại có trăm ngàn mối quan hệ đây mơ rễ má với diêm đinh vũ trang, cho nên nhân sĩ giang hồ hoặc là hoàn toàn rửa tay gác kiếm hoặc là chạy ra khỏi địa giới Sơn Đông, nếu không chỉ có một đườngbị giết.
Vốn ở Đăng Châu còn có hơn một nghìn binh mã của Khâu Lỗi, do một viên phó tướng suất lĩnh, song vì đám binh sĩ này trước kia không phải là bộ đội thuộc chính hệ của Khâu Lỗi. đều là đám già cả tàn tật. cũng không dám hành động bừa.
Lý Mạnh vốn không định động vào bọn chúng, cố ý để lại mấy mấy địa điểm không phải Giao châu doanh khống chế ở trong địa phận Sơn Đông, như vậy mới có thể bảo lưu một hai địa phương có trung lập . để tình báo và một số loại thương phẩm bán chạy đều có thể kiếm được ở những nơi như thế này.
Nhưng chuyện thăm dò tin tức cho Thát Đát vừa điều tra ra. thêm vào những hành động việc làm của đám gọi là hào kiệt giang hồ trước và sau khi Thát Đát tiến vào Sơn Đông, làm Giao châu doanh từ trên xuống dưới đều cho rằng, nhất định phải làm một hành động thanh tra lớn, để khống chế tất cả những lối ra vào quan trọng ở Sơn Đông phải nắm trong tay Giao châu doanh.
Cho nên diêm đinh vũ trang, quân chính quy bắt bớ giết chóc khắp nơi. Đăng Châu, cùng với các con đường quan trọng liên thông với các tỉnh khác đều đặt trạm gác. bố chí người chuyên đóng giữ và kiểm tra.
Ngày hôm đó. Lý Mạnh dẫn thân tín bên người tới bờ biển dạo chơi, cuối cùng một người cầu kiếnnằm ngoài dự liệu, không ngờ lại là phu nhân Nhan Nhược Nhiên của Lý Mạnh, cảng bất ngờ hơn nữa là nàng lại thỉnh cầu Lý Mạnh tiếp nạp Mộc Vân Dao làm thiếp.
Thật có trời mới biết những cô gái này ở cùng nhau thương lượng cái gì.
Đối với Lý Mạnh mà nói. cái thỉnh cầu này đúng là làm hắn khóc cười không xong, bất quá trong lòng cũng đã khác trước, có chút buông lỏng rồi. ở cùng nhau như huynh muội, và ở cùng nhau như phu thê. dù sao cũng là khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Tới đầu tháng bảy. triều đình phái công văn và quan phụ trách thu tiền luyện quân đã tới Sơn Đông, thái độ của Lý Mạnh đổi với chuyện này không rõ ràng, không phát biểu gì hết.
Bởi vì đối tượng mà chuyện này nhắm vào là bách tính bình dân. mà theo quy định của luật pháp Đại Minh, người có công danh không cần phải nộp loại thuế này, điền trang Lý Mạnh truân điền và tuyệt đại bộ phận địa chủ thân sĩ. không cần phải đảm nhận số thuế tăng này.
Lý Mạnh. Khổng phủ. hai nhà này đã chiếm cứ hơn một nửa đất đai của Sơn Đông, sau đó một số địa chủ lại chiếm hơn một phần tư. nói cách khác, những địa chủ thân sĩ giàu có nhất thì lại không phải nộp thuế, trong khi đó nó lại rơi lên người những người dân bần cùng kia.
Những người dân này vốn đã vì mấy năm liên tục đại hạn không còn đường sinh sống nữa, cuộc sống sắp không duy trì được đến nơi. lại tăng thêm thuế, tốc độ phá sản càng nhanh.
Nói ra thì thực buồn cười, bách tính bình dân ở Sơn Đông và Hà Nam. Thiểm Tây khác nhau, nếu ở Thiểm Tây tình huống như thế này thì chỉ có thể tạo phản mà thôi, Hà Nam thì chỉ có thể đợi chết đói. còn ở Sơn Đông, ngươi có thể bán đất cho điền trang truân điền để nộp thuế, sau đó bán nốt thân mình cho điền trang, như thế là chẳng cần phải nộp thuế, cũng chẳng lo bị chết đói.
Giao châu doanh vì chính sách thuế luyện quân này mà không ngừng trở nên lớn mạnh.
Trong các đia chủ ở Sơn Đông, trên từ Khổng gia. dưới tới các cường hào phủ huyện, cho dù bách tính bình dân liên tục phá sản, rất nhiều đất đai và nhân khẩu xuất hiện ở trên thị trường, nhưng bọn họ không thu được nhiều lợi ích. bởi vì có sự tồn tài của Giao châu doanh hùng mạnh, nếu như bọn họ không thông báo trước cho Giao châu doanh, vậy sẽ bị cho rằng là có mưu đồ xấu. sẽ mang lại phiền toái cho mình, chỉ khi nào Giao châu doanh lựa chọn xong, bọn họ mới có thể mua bán.
Đương nhiên, nếu như là những hộ hợp tác truân điền với Giao châu doanh thì không có vấn đề này, bọn họ cho dù có mua hết số ruộng đất và nhân khẩu này, thì cũng giao cho cho Giao châu doanh.
Nhưng đối với Khổng phủ và các đại địa chủ khác mà nói. thì đây lại là điều không thể tiếp nhận được, bởi vì nhà mình đã có quy mô lớn như vậy. lại phải giao cho điền trang truân điền của Giao châu doanh, vậy khác gì vứt bỏ hoàn toàn cơ nghiệp trước kia vất vả lắm mới lập nên được.
Trên thực tế. bất kể là thu thuế luyện quân, hay là truy sát thanh trừ nhân sĩ giang hồ. thì hiện giờ đối với Giao châu doanh quan trọng nhất là lấy được quyền bao thầu nguồn quặng sắt. đại quân cần có một nguồn cung cấp và cơ sở cung cấp vũ khí liên tục và ổn định.
Giống như sấm vương Lý Tự Thành đại bộ phận vũ khí dựa vào mua bán là không sáng suốt và không vững chắc.
Sau khi thương hội bên phía Sơn Tây thu mua vũ khí cung cấp cho quân Thanh ở quan ngoại. Sấm quân bởi vì vũ khí không cung ứng đủ mà sức chiến đấu bị sụt giảm cực lớn.
Nhưng nguồn cung từ Lai Vu lại là quan doanh, có thái giám do triều đình tới trấn thủ. cưỡng đoạt là không thực tế. quặng sắt bản thân là tài nguyên chiến lược, nếu như bên phía Giao châu doanh khua cờ gióng trống động thủ, sẽ trực tiếp kinh động tới triều đình, người ta sẽ suy tính tới vì sao tổng binh một tỉnh lại hứng thú với quặng sắt. mà binh bộ thượng thư Dương Tự Xương vốn có khúc mắc với Lý Mạnh, tới lúc đó mượn cớ để giờ trò thì sẽ gây ra tai họa.
Nói một câu thực tình, hiện giờ thông qua kho vũ khí ở Nam Kinh mua một lượng lớn vũ khí thêm vào năng lực sản xuất của cục chế tạo binh khí tại trấn Phùng Mãnh cũng có thể thỏa mãn nhu cầu tăng cường quân bị cho tất cả bộ đội của Giao châu doanh, nhưng đó không phải là kế lâu dài.
Hơn nữa làm cho Lý Mạnh thèm thuồng không phải chỉ riêng mỗi nguồn sắt kia. mà còn có cả những thợ kinh nghiệm phong phú của lò luyện sắt nơi đó. những người này đối với việc chế tạo binh khí của Giao châu doanh mà nói. là tài phú vô giá. Lý Mạnh trước kia đã được thấy quạ nhưng người thợ nửa nô lệ này sau khi trở thành công nhân làm thuê, sẽ phát ra sức lao động và nhiệt tình sáng tạo lớn nhường nào.
Bên phía Lý Mạnh suy tính như vậy cũng có lý. nếu như Đinh Húc coi nguồn sắt cũng nơi luyện thép kia như sản nghiệp của triều đình, thì tất cả mọi việc đều dễ xử lý.
Hối lộ thật nhiều, hoa hồng lớn. còn có thể diện của tổng binh Sơn Đông, đó đều là lý do để nhượng bộ giá cả, nhưng quan trọng là Đinh Húc lại coi nguồn mỏ quặng sắt này thành tài sản riêng của mình, bán thiếu một xu hắn cũng không chấp nhận.
Thực tế liên quan tới cuộc đàm phán này. hai bên đã bắt đầu tiến hành lục tục từ năm Sùng Trinh thứ mười một rồi. chỉ có điều vẫn luôn tranh cãi về vấn đề giá cả.
Đinh Húc mặc dù coi thường quan viên văn võ ở địa phương, nhưng không đại biểu cho chuyện gì cũng không biết. Lý Mạnh từ tham tướng thăng lên tới tổng binh, cùng với những chuyện tàn nhẫn trước kia. Đinh Húc đều biết rất rõ. những người có đầu óc trong thiên hạ rất nhiều, Lý Mạnh lập nghiệp từ một quân hộ rách nát. lại làm nghề buôn lậu muối ti tiện nhất, chớp mắt mấy năm đã tới mức độ như hôm nay, tất nhiên có nhiều người sẽ nghiên cứu.
Lý Mạnh từ đầu cho tới giờ. mỗi khi gặp người gây trở ngại, thì người đó thường thường kết thúc bằng cái chết, nếu nói trong chuyện này không có điều gì ám muội, thì chẳng ai tin cả.
Cho nên Đinh Húc cũng hết sức thận trọng, chẳng những đem tiền lung lạc hơn nghìn quan binh vốn trú đóng ở nơi này nắm trong tay mình. Đinh Húc còn ra sức chiêu mộ những đám phỉ tặc vong mạng.
Đám thổ phỉ lục lâm ở phía Giao châu doanh còn bị quân phạm hạn chế. còn phải lên chiến trường bán mạng, cho nên những kẻ tới Lai Vu quy phục Đinh Hạo thực sự là không ít.
Cho nên Trương Thừa Nghiệp cũng kiến nghị Chu Bát Hi tới Lai Vu quy thuận Đinh Húc. những kẻ lục lâm giang hồ này tới Lai Vu. cũng coi như có thêm trợ lực cho Đinh Húc. nhưng những bình dân và thân sĩ địa chủ ở Lai Vu thì bị hại cực thảm.
Những đám vong mạng này căn bản không hề biết vương pháp là cái gì. cứ mặc sức làm bậy. gây hại cho địa phương, kết quả làm cho Lai Vu mặc dù có các sản nghiệp liên quan tới sắt, có thu nhập không tệ trong năm tháng thiên tai. nhưng dân chúng vẫn cứ đều đều bỏ đi.
Nếu muốn làm tên thái giám này nhượng bộ, Lỹ Mạnh không thể dùng vũ lực được, phải xem xem có thể dùng các con đường khác giải quyết được không.
Lai Vu có nhu cầu than để luyện sát rất lớn, bất quá thượng tuần tháng bảy Đinh Húc nhận được báo cáo ở nơi luyện sắt. nói là những thương nhân buôn than bên phía Duyệt Châu trên đường quá nhiêu phỉ tặc. vận chuyển không thông. ít nhất phải tới tháng mười mới khôi phục được cung ứng than...