Mục lục
Bạch Đạo Sư
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:


Tại nhà của Trần Viện, hai mẹ con đang ngồi chờ người chồng người cha trở về.

Trời đã chuyển sang tối, ánh mặt trời đã tắt và làng xóm đã bắt đầu thắp đèn rồi.

Trên mâm cơm dọn sẵn, lấy cớ đợi cha về cùng ăn nhưng thực sự người mẹ chẳng thiết ăn uống gì nữa.

Thu nhi thấy vậy buồn lắm, nàng lại đứng ngoài cổng nhìn về phía bóng tối xa kia, cái bóng tối âm u mù mịt như chính cái tương lai của Trần gia vậy.

Trong bóng tối ấy, thấp thoáng xuất hiện người đàn ông gầy gò bé nhỏ chạy về, Thu nhi reo lên.- " cha về rồi, mọi chuyện tốt không cha?"Trần Viện chẳng nói chẳng rằng, khuôn mặt mệt mỏi chạy thẳng vào trong nhà.

Người vợ vừa thấy chồng về thì mừng rỡ, chạy lại định hỏi con đâu thì người chồng đã nắm tay vợ mà nói trước.- " tiền, nhà mình còn bao nhiêu tiền, mau đưa hết cho tôi"Khuôn mặt mệt mỏi bơ phờ và cả sự hốt hoảng nữa, người vợ nhìn chồng như vậy thì cũng hốt hoảng theo, siết chặt tay chồng mà hỏi.- " tại sao vừa về nhà đã đòi tiền rồi? Mà...con mình đâu?"Trần Viện nhăn nhó thở dài một tiếng, vẻ mặt đau khổ.

Thu nhi thấy vậy vội tới đỡ lấy cha mà nói.- " cha mệt rồi, ngồi xuống ghế nghỉ ngơi chút đã"Đoạn dìu cha mình ngồi vào ghế, tay nhanh chóng rót một chén trà cho ông.

Trần Viện uống một hơi cạn chén trà, thở hắt ra như muốn khóc mà nói.- " trời ơi, con mình lại gây họa nữa rồi..."Trong tiếng thở hắt đầy đau khổ, ông ta bắt đầu kể lại mọi sự tình.


Lời kể ra run run như rặn từng câu chữ, đau đớn không kể xiết , mà mẹ con nghe theo cũng tựa sét đánh ngang tai,rụng rời tay chân.

Người mẹ nghe chồng kể con bị trói bị đánh và bị bỏ đói thì bật khóc, không nói không rằng đứng dậy vào trong moi tiền, vừa moi vừa khóc nức nở.

Bà lục giỏ tiền ra, nắm lấy một nén bạc nhỏ mà cả tháng qua mới tích cóp được, rồi lại đến tiền đồng.

Bà cầm đống tiền lẻ mà đếm một đồng, hai đồng.

Hết tiền đồng rồi lại đếm đến tiền hào, tiền xu, chính là tất cả tiền làm vốn để ngày mai ra đồng mua rau củ mang ra chợ bán cũng gom vào hết.

Người mẹ khốn khổ vừa đi ra vừa khóc, gạt gạt dòng lệ mà để nắm tiền lẻ lên bàn, nức nở nghẹn ngào.- " chỉ...!chỉ còn từng này...hu hu hu, chưa được hai lượng bạc nữa...!làm sao cứu con mình đây...?"Trần Viện trong lòng cũng đau khổ lắm, ông nhăn nhó nhìn ngôi nhà của mình mà nói, lời nói tựa như bị dao đâm.- " nếu...!nếu bán căn nhà này thì có lẽ là sẽ đủ để cứu Cần nhi "Người mẹ nghe vậy thì đau xót, căn nhà gia truyền này đã trải qua bốn thế hệ, bán đi không thấy có lỗi với tổ tiên sao? Thế nhưng với bọn họ thì tính mạng con mình là quan trọng hơn cả, dù xót xa lắm nhưng phải bán, chỉ là có chút vấn đề nho nhỏ.

Người mẹ thẫn thờ ngồi xuống ghế mà nói.- " cứ cho là bán căn nhà này sẽ đủ, nhưng bán nhà không phải là ngày một ngày hai.

Cần nhi đang nguy hiểm đến tính mạng, sợ rằng bị bọn chúng hành hạ đến chết.

Vậy nên việc cứu con một ngày cũng không được chậm trễ, ông nói phải làm sao đây?"Nói đến đây lại òa khóc nức nở.

Thu nhi nhìn cha mẹ mình như vậy thì đau xót lắm, cảm giác nhỏ bé bất lực lại đè lên tâm trí nàng, nàng thật sự không biết phải làm sao.

Trần Viện đang ngồi thẫn thờ đó, lúc này ngồi nhổm dậy nói.- " đi vay mượn hàng xóm láng giềng mỗi người một ít, may ra sẽ đủ "Nói xong lững thững bước ra cửa, không nói cũng hiểu đi mượn tiền.

Người vợ lúc này cũng không chịu ngồi yên, liền bước vội theo.

Thu nhi thấy thế vội chạy theo dìu mẹ mình, thế là cả nhà ba người bắt đầu đi mượn tiền trong buổi tối, không thể chờ sáng mai.Bọn họ đi sang nhà trồng chanh bên cạnh, tiếng chó sủa vang cả xóm làng.


Người hàng xóm thấy cả nhà Trần Viện sang thì ngạc nhiên lắm, cũng bước ra chào hỏi.

Chuyện gấp gáp, không dài dòng.

Trần Viện kể toàn bộ mọi chuyện xảy ra, sau đó mở lời cầu khẩn.- " ông và tôi cũng là hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.

Nay gia đình tôi gặp kiếp nạn, mong ông có thể nghĩ tình hàng xóm mà cho tôi vay mượn chút ít cứu con tôi, cả đời Trần Viện này khắc cốt ghi tâm"Nói xong thì vái một cái, mà mẹ con Thu nhi cũng vái theo.

Người hàng xóm nhìn gia đình ba người này mà nhăn nhó, ông ta khẽ lắc đầu.- " tôi nói thật, cái này tôi không giúp ông được.

Thằng con Trần Đú Cần của ông không phải là lần đầu phá của, ông không những không trách phạt mà còn an ủi nó nên mới có lần hai.

Bây giờ ông tiếp tục cứu nó rồi sẽ có lần ba, thôi chi bằng bây giờ ông bỏ quách nó đi cho rảnh nợ, khỏi phiền phức."Lời nói thẳng nói thật lúc nào cũng khó nghe.

Trái tim cha mẹ nào có thể bỏ mặc con mình chết, huống hồ Đú Cần lại là con trai duy nhất nối dõi tông đường.

Trần Viện run run bàn tay, ông không còn biết liêm sỉ là gì nữa, quỳ xuống trước mặt người hàng xóm mà vái lạy.- " tôi lạy ông, ông thương tình giúp gia đình tôi lần này.

Cứu được con rồi, tôi sẽ bán tất cả những gì tôi có trả cho ông.Người hàng xóm thấy Trần Viện quỳ lạy mình thì thật sự không muốn, ông ta ngồi phệt xuống đất để tránh cái quỳ lạy ấy, khuôn mặt nhăn nhó càng nhăn nhó hơn.- " tôi không muốn ông quỳ lạy tôi, cũng không muốn ông phải bán nhà trở thành kẻ vô gia cư.


Nhưng mà hàng xóm à, ông cũng biết người Việt chúng ta thì làm gì có nhiều tiền như người Hán chứ? Đồng tiền vì thế với chúng ta mà nói rất quan trọng, đâu thể tự ý đem ra cho mượn.

Đừng nói là tôi, mà cái làng này chẳng ai cho ông mượn tiền để cứu thằng nghịch tử ấy đâu"Vậy là vẫn không cho mượn, Trần Viện cảm thấy tuyệt vọng.

Thế nhưng con ông thì ông phải cứu, ông định tiếp tục cầu xin , nhưng lúc này người hàng xóm bất giác thở dài mà nói.- "ở làng này người mà có thể dư giả một chút để cho ông mượn tiền, chỉ có một người thôi "Nói xong thì im lặng không nói gì nữa, chỉ lặng lẽ ngước nhìn về phía đền thờ Thạch Thần.

Cả gia đình ba người họ Trần cũng nhìn theo, có vẻ như họ đều hiểu ý.

Trong đêm tối, cả ba người lặng lẽ đứng dậy quên luôn chào hỏi mà rời đi, hướng thẳng đền thờ Thạch Thần mà đến.

Phải rồi, là quản đền.

Ông ta được xem là tầng lớp tri thức hiếm hoi của người Kinh, bởi ông ta biết chữ và quản lý đền thờ..

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK