Mục lục
Bạch Đạo Sư
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thời gian thấm thoát trôi đi , nhanh như chó rượt chuột ngoài đồng. Khi Nguyệt Hằng 13 tuổi , cái tuổi thời phong kiến xem là tuổi gả chồng, nàng cũng như bao thiếu nữ khác bắt đầu dậy thì . Cơ thể trở nên quyến rũ, mái tóc đã long lanh càng lung linh hơn, nàng đẹp tựa tiên nữ giáng trần, một tiểu tiên nữ lạc bước xuống cõi nhân gian . Thế nhưng nỗi sợ thường lấn át đi lý trí, những người xung quanh không nhìn nhận được vẻ đẹp của nàng mà trước mắt họ, nàng vẫn mang một biểu tượng của sự xui xẻo và sợ hãi . Cha của Nguyệt Hằng , Nguyễn Văn Thiên rất muốn đưa con mình sang phương Bắc để học tập phát triển, nhưng ông không có khả năng đó . Thôi thì đành phải theo như nguyên tắc bình thường của mỗi con người, đó là tới tuổi thì gả chồng vậy. Nguyễn Văn Thiên cũng bắt đầu tìm mai mối cho con gái mình, và ông cũng biết ở cái làng này người ta sợ con gái ông mà không ai dám tới , cũng như là ông cảm thấy ở cái làng này không ai xứng đáng với con gái của ông vậy. Ông đã tìm người mai mối, và một người gia đình mai mối phù hợp là một gia đình giàu nhất ở cái làng gần đó. Nguyễn Văn Thiên giàu nhất làng của mình , nhưng cái làng của ông là làng nhỏ nhất trong những làng trực thuộc trấn Nông Sơn . Gia đình giàu nhất làng bên cạnh đương nhiên giàu hơn nhà ông, và phải nói đúng là giàu thật sự chứ không phải giàu sơ sơ như ông . Ông cảm thấy hài lòng ở chuyện mai mối này ,hai gia đình quyết định chọn ngày lành gặp mặt . Gia đình đằng trai mở một tiệc rượu nhỏ mời gia đình của ông sang chơi , tạo điều kiện cho đôi trẻ gặp nhau. Nguyệt Hằng được mẹ chăm sóc kỹ lưỡng , chải tóc tô son, khoác cho một bộ y phục thật đẹp . Gia đình ba người đi sang làng bên cạnh , ngồi đối diện với gia đình nhà trai trong buổi tiệc rượu gia đình. Trong giây phút gia đình hai nhà ngồi trò chuyện vui vẻ với nhau , vẻ đẹp của Nguyệt Hằng khiến nhiều người mê mẩn , nhưng mà gia đình bên đấy dường như cũng đã nghe được những tin đồn không tốt về gia đình bên này . Với bọn họ thì mái tóc bạch kim cùng đôi mắt xanh lam của nàng vẫn là cái gì đó huyền bí lắm, mà người ta thường hay sợ những thứ mà mình không hiểu đó là gì . Khi gia đình đang trò chuyện vui vẻ, lúc này gia đình nhà trai ra hiệu , người con trai ấy liền đi ra vườn hoa sau nhà . Gia đình nhà gái hiểu ý, cũng khều Nguyệt Hằng, nàng cũng bẽn lẽn bước ra vườn hoa đằng sau . Lúc nàng tới vườn hoa ấy, những bông hoa tươi thắm đang nở rộ vào mùa xuân tươi đẹp . Người đàn ông ấy tầm 16 tuổi , trông có vẻ cao ráo và kiêu ngạo, lúc nào cũng hất cao mặt, hắn đang nhìn ngắm những bông hoa . Mục đích của hai gia đình thì đơn giản rồi , họ muốn để đôi trẻ gặp nhau trò chuyện xem có hợp với nhau không rồi mới để đôi trẻ quyết định xem đám cưới này có tiến hành hay hủy bỏ. Nguyệt Hằng thấy người đàn ông ấy vẫn đứng đó, không đoái hoài gì tới mình . Nàng lặng lẽ tới gần, cúi đầu thi lễ.

- " thưa công tử, người đang ngắm hoa sao?"

Người con trai kia quay sang nhìn Nguyệt Hằng, thoáng chút bị mê mẩn bởi sắc đẹp của nàng, thế nhưng nỗi sợ trong hắn có vẻ lớn hơn . Hắn gật đầu một cái, rồi lại ngắm hoa tiếp. Nguyệt Hằng không muốn câu chuyện kết thúc ở đây, nàng trầm trồ khen ngợi.

- " những đóa hoa này thật đẹp , gia đình công tử thật rất biết chăm sóc . Những bông hoa này chăm sóc thì đều nở rộ như vậy, chứng tỏ người chăm sóc là một người rất chu đáo và yêu hoa"

Lời khen ngợi thì thế thôi , chứ kẻ ngắm hoa kia thực ra chẳng yêu hoa chút nào. Hắn cảm thấy sợ hãi xen lẫn tức giận, trừng mắt quay sang nhìn thẳng vào Nguyệt Hằng mà mắng .

- "thôi đi , đừng nói những lời thừa thãi, ta nhất định Không chấp nhận hôn sự này"

Nguyệt Hằng ngơ ngác , không phải là nên từ chối một cách lịch sự hay sao? Có cần phải thẳng thừng thế không ? Người con trai ấy nhìn đôi mắt ngơ ngác của nàng , không một chút thương cảm mà còn cảm thấy sợ bị xui xẻo, hắn hừ lên một tiếng.

- " thứ người như ngươi, tóc thì như bà già , mắt thì xanh như mắt quỷ, thật sự quá dị thường . Ngươi nhìn ngươi xem ngươi có điểm nào giống một con người bình thường không?"

Nguyệt Hằng khựng người lại ,cảm thấy hoang mang . Vậy là cái vấn đề về đôi mắt và màu tóc của nàng vẫn luôn là vấn đề mà người ta ngó vào đầu tiên, là một cái gì đó khiến cho nàng trở nên kỳ dị trước mắt người khác . Nàng ấp úng, chưa kịp nói câu gì , người con trai kia đã nói tiếp.

- " thứ con gái trông dị hợm khác người như ngươi , tuyệt đối không được bước chân vào nhà ta . Sẽ thật xấu hổ nếu như những đặc điểm khác người ấy của ngươi lại chuyển sang các thế hệ con cháu của ta, ta sẽ không bao giờ chấp nhận điều đấy xảy ra . Ngươi tốt nhất nên về nhà và ở một mình trong căn nhà đó đến hết đời đi , chỉ có chó mới đi lấy một người bất bình thường như ngươi mà thôi"

Lăng mạ thẳng mặt, nhục mạ một cô gái bé nhỏ, xem ra thằng bé mới lớn ấy không được giáo dục tử tế. Nó nói xong lại hừ một tiếng nữa rồi quay lưng đi mất, để lại một mỹ nữ ngơ ngác đứng đó mà không hiểu chuyện gì . Không lẻ màu tóc và màu mắt của nàng lại là một thứ gì đó xấu xa khiến người khác khinh bỉ và lăng mạ như vậy hay sao? Điều này thật quá sức kỳ lạ rồi. Nguyệt Hằng lẳng lặng trở về bên cha mẹ mình, vừa bước vào đã thấy người con trai kia trở về trước và xì xầm gì đó với cha mẹ nó. Sau một chút ổn định, người bên đàng trai mới nói.

- "Nguyễn Văn Thiên huynh, ta thật sự rất biết ơn vì huynh đã dành thời gian sang đây dự tiệc với gia đình ta . Chuyện về đôi trẻ, ta đã nhờ thầy bói xem xét và kết luận. Thầy nói rằng đôi trẻ không hợp tuổi với nhau, nếu lấy nhau về thì cơm không lành canh không ngọt, đường tương lai của cả hai bên đều sẽ bị ảnh hưởng không tốt . Nếu đôi trẻ lấy nhau chỉ làm khổ cho nhau, thôi chi bằng chúng ta hãy tìm một mối khác để không phải làm khổ cho cả hai đứa trẻ"



Khi nói chuyện về hôn sự rằng hai nhỏ "không hợp tuổi với nhau" là có dụng ý khác. Người lớn thì nói chuyện lịch sự hơn, và từ chối theo một cách lịch sự. Nguyễn Văn Thiên cũng hiểu việc nói rằng không hợp tuổi chỉ là một cái cớ để từ chối một cách lịch sự, điều này quá hiển nhiên rồi. Hiểu được những điều như vậy, Nguyễn Văn Thiên cúi đầu thi lễ chấp nhận .

- "Ta hiểu điều này, chuyện không hợp tuổi thì đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác . Nếu đôi trẻ đã không hợp nhau, thôi thì chúng ta không có duyên làm thông gia thì tiếp tục trở thành bạn bè"

Một lời nói, hai nhà đều giữ được thể diện và vui vẻ. Đằng trai nghe đằng gái nói vậy thì thuận tình, đôi bên trò chuyện thêm dăm ba câu nữa , uống thêm một hai chén rượu rồi cáo từ ra về. Người cha nhìn sang vẻ mặt buồn phiền của con gái mình , ông lẳng lặng dắt vợ con rời đi. Trên đường trở về nhà, Nguyệt Hằng kể lại những lời lăng mạ mà người con trai ấy nói với nàng. Nguyễn Văn Thiên nghe vậy thì trong lòng tức giận, nắm tay siết lại phẩn uất. Nguyệt Hằng không để ý thấy điều đó, ngập ngừng hỏi cha.

- " cha ơi , màu mắt và màu tóc của con là một thứ gì đó đáng xấu hổ lắm hay sao? Tại sao người ta lại sợ con , tại sao người ta lại chửi con như vậy? Con không hiểu, con thật sự không hiểu, cha ơi..."

Nguyễn Văn Thiên nghe con gái nói vậy thì trong lòng đau xót , vừa phẩn uất những kẻ ngu dốt kia, vừa thương con mình . Ông ráng nở một nụ cười gượng với con mình mà dỗ dành.

- " không đâu con yêu, màu tóc và màu mắt khác biệt của con là được trời cao ân sủng. Chỉ tại bọn chúng ngu dốt không hiểu chuyện, tại bọn chúng không biết rằng những người sở hữu màu tóc và màu mắt khác biệt như con là những nhân tài hiếm có, nên bọn chúng mới nói như vậy thôi . Con không việc gì phải buồn , con không việc gì phải xấu hổ . Là bọn chúng không có phúc phần để lấy được con , không có phước để đón nhận con về nhà, vậy thôi."

Nguyễn Văn Thiên là một người có hiểu biết, những lời ông nói là những lời đúng đắn. Chỉ có điều trong cái xã hội mà ai cũng là đứa gù lưng thì gù lưng là chuyện bình thường, còn cái đứa lưng thẳng lại sẽ là đứa khuyết tật. Ở cái làng trực thuộc trấn Nông Sơn này, dường như không mấy ai hiểu về phẩm chất của những người sở hữu đấu hồn cấp Linh trở lên. Bản thân Nguyễn Văn Thiên cũng không biết rằng người sở hữu đấu hồn có thuộc tính sẽ ảnh hưởng tới màu mắt và màu tóc , ông chỉ biết rằng những người dân ở võ giới đã có ghi chép nhiều về những người có màu tóc và màu mắt đặc biệt. Những ghi chép đó nói rằng những người này có khả năng tu luyện rất tốt , và đạt được những thành tựu cao trong xã hội . Nhưng đó là thế giới của những người ở thành trấn lớn , chứ còn ở vùng núi hẻo lánh thế này họ có biết đấu hồn là gì đâu. Nguyệt Hằng đang đi theo cha, vẫn là những lời dỗ dành của cha khiến nàng nguôi ngoai được phần nào đau đớn. Trong một thoáng bình yên, lúc này nàng nghĩ đến điều gì đó mà ngập ngừng hỏi.

- "cha ơi, giả như không có ai thèm lấy con, giả như con không thể lấy chồng được thì sao hả cha?"

Nguyệt Hằng hình như đang tuyệt vọng, lời nàng nói mang nặng tâm tư của một người con gái không mấy hy vọng vào tương lai. Nguyễn Văn Thiên nghe con nói vậy thì bật cười , quay sang nhìn con mà nở một nụ cười nhân hậu .

- "thì con cứ ở nhà với cha mẹ suốt đời, có sao đâu . Nhà ta giàu nhất làng mà con . Đất đai nhà ta rộng, đâu thiếu chỗ canh tác để phải chết đói được đâu . Con cứ ở với cha mẹ suốt đời cũng được, không việc gì phải lo cả"

Nói xong lại cười lớn mà bước đi tiếp, thế nhưng trong thâm tâm cũng lo lắng lắm . Chuyện cưới vợ gả chồng không phải là chỉ vì miếng ăn cơm manh áo, mà là để xây dựng hạnh phúc gia đình và tạo ra những hậu duệ cho tương lai. Ông nói vậy là để trấn an con gái, để con mình không phải buồn phiền lo lắng, và trong thâm tâm đang tính kế. Ông đang suy nghĩ "hay là mình xuống đồng bằng kiếm một đứa nào đó tầm thường cũng được, cho nó lên đây ở rể nhỉ? Tuy rằng mình so với đồng bằng cũng không giàu có gì, nhưng ở cái vùng núi này thì như vậy cũng dư ăn dư mặc rồi . Dưới đồng bằng cũng đầy đứa đói khô miệng ra, sợ gì mà không bắt được một đứa ở rể. Người đồng bằng không mê tín dị đoan như ở đây, thấy con gái mình đẹp vậy thì chẳng si mê híp mắt chứ, sợ cái gì?" Trong lòng nghĩ như vậy, ông đang ấp ủ một kế hoạch hoạch rời đi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK