• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Năm đó.

Với một cơ thể phàm trần, ai mà có khả năng biết trước được chuyện của tương lai? Nếu có thể, chị sẽ mua hai gian phòng ở Bắc Kinh và Thượng Hải, tránh nơi xảy ra tai nạn xe hơi năm đó, sẽ tiết chế tình yêu và thay đổi người kết hôn, và sẽ đối xử tốt hơn với người thân khi họ còn sống.

Năm đó, Vu Hương là hàng xóm của ông bà Trần.

Dân trong trấn nhỏ đều là dân bản địa. Hai nhà Vu Trần chỉ cách nhau một vài hộ gia đình. Các hộ gia đình trong trấn đều có quan hệ họ hàng với nhau, cho dù không có chung một tổ tiên thì cũng có chút quan hệ thông gia.

Bên này lấy bên kia, bên kia lấy bên nọ, vai vế cũng vì vậy mà rối tung lên.

Gặp một đứa trẻ trên đường, xét theo vai vế thì Vu Hương phải gọi là cô, lúc nói chuyện còn lộ cả răng sún, hỏi chị: "Cháu gái lớn, ăn cơm chưa?"

Vu Hương là một cô gái giỏi giang. Chuyện trong chuyện ngoài chị đều có thể đảm đương. Ba mẹ Vu Hương là người thành thật chất phát, ngoài việc trồng trọt trên vài mẫu đất năm này qua năm khác, họ còn làm những công việc lặt vặt. Cuộc sống tuy bận rộn, nhưng không có phiền nhiễu.

Bà Trần cũng không phải là bà Trần hiện tại, nhà ai có tranh chấp đều tìm chị Trần, cô Trần, dì Trần đến phân xử. Bà Trần được mời vào nhà, ngồi xuống và lắng nghe lý luận của cả hai bên, sau đó đưa ra một kết luận công bằng. So với bác gái làm công tác đường phố còn tốt hơn, bởi vì đầu óc bà nhanh nhạy, trí nhớ tốt, không đào bới nỗi đau của người ta, trái phải rõ ràng.

Bà Trần rất thích hút thuốc, không hút thuốc lá mà hút thuốc tẩu. Bà hút thuốc, lắng nghe hai bên phàn nàn kể hết sự bất bình, sau đó gõ đầu tẩu thuốc vào thành giường, một hai ba, lý lẽ rõ ràng, bên sai á khẩu không nói nên lời, mà bên đúng cũng không vì đúng mà vênh váo hung hăng.

Cái tẩu thuốc lá đó cũng có một tác dụng diệu kỳ. Từ nhỏ Vu Hương đã khó nuôi, thường xuyên bị đầy bụng và không thể ăn đồ lạnh.

Bà Trần sẽ lấy tẩu thuốc của mình ra, sau đó chọc cái câm xe đạp vào miệng tẩu, moi cao thuốc lá đen sì và dinh dính dầu, thoa ở trên rốn Vu Hương, chị kéo áo xuống che lại, về nhà ngủ một giấc, ngày hôm sau bụng sẽ không trướng lên nữa.

Trường tiểu học của Vu Hương có tổng cộng ba giáo viên. Một giáo viên dạy âm nhạc và thể dục, một giáo viên tiếng Anh kiêm luôn môn toán, vậy nên chị không muốn học một chút nào.

Bà Trần hấp bánh bao lớn sẽ cho Vu Hương một cái. Bánh rất lớn, giống như một chiếc gối nhỏ, Vu Hương ăn một lần cũng không hết. Bà Trần làm việc trong vườn rau, Vu Hương cũng sẽ đến giúp bà lột từng tép hành lá, không để lại một chút xíu vỏ nào.  Bà Trần nói: "Bà thích Hương Hương lột vỏ hành lá cho bà, hành lá nhỏ như cây dùi, con bé cũng sẽ lột chúng trắng tinh."

Có một năm mùa hè, mưa rất lớn, hồ chứa thượng nguồn xả lũ. Ông Trần chơi lớn, lấy một cây cột gỗ thông dài vài mét rồi gắn vợt lưới vào phía trước, muốn đi xuống đập để vớt cá.

Cũng không phải chỉ có mỗi mình ông nghĩ ra cách này, mấy chàng trai trẻ trong trấn cũng thích làm vậy. Mưa nhiều, hồ chứa thượng nguồn không đủ khả năng chứa nên phải mở các cửa xả nước. Để xả lũ càng nhanh càng tốt, ngay cả những tấm lưới chặn cá cũng không còn cần thiết nữa. Mười cửa xả là mười thác nước trắng xóa, có thể nhìn thấy cá chép lớn và cá chép bạc nhảy cao trong nước.

Người đứng ở trên bờ thấy cá thì giơ vợt ra vớt, nên vợt mang theo phải đủ dài.

Thật ra cá vớt về cũng không thể ăn hết được, còn dư lại đều ném đi, hoặc là ướp muối phơi khô.

Ông Trần đi chơi với nhóm thanh niên, bà Trần ở nhà bị tai nạn.

Nhà họ Trần nằm đơn độc dưới chân núi, nhà vệ sinh được xây bên sườn núi, cạnh nhà vệ sinh là một bức tường đá, chắn đất đá trên núi đổ xuống.

Trên mặt đất đầy nước mưa, bà Trần chạy vào nhà vệ sinh, vừa kéo quần lên bước ra thì bức tường đá đổ sập đè lên chân của bà, bà vừa đau vừa sợ, nằm dưới mưa hơn mười phút không thể di chuyển được.

Vu Hương nghe thấy vài tiếng "Ôi ôi" từ xa, cẩn thận lắng nghe trong tiếng mưa, dựa vào cảm giác mà tìm được bà Trần.

Cả hai người đều có chút cuống cuồng, không nghĩ đến việc kêu cứu. Vu Hương dùng một cây củi dài để cạy tảng đá trên chân của bà Trần, tạo một khe hở, bà Trần mới thoát ra được.

Máu bị nước mưa pha loãng, sộc lên một mùi tanh, cũng không biết là từ máu của bà Trần hay là đất mới bên trong bức tường sụp đổ.

Ông Trần về đến nhà thì thấy chân của bà Trần đã được băng bó cẩn thận rồi. Ba mẹ của Vu Hương cũng không có ở nhà, là chị tự tìm đến bác sĩ ở trung tâm y tế của trấn. Bác sĩ vừa nghe thì nói ngay đó là bà mợ của chú! Vội mang theo bộ dụng cụ sơ cứu chạy đến, nhìn qua thì không bị tổn thương xương cốt gì, nhưng lại chảy rất nhiều máu, tiến hành khử trùng rồi băng bó.

Vào thời điểm đó việc tiêm uốn ván không mấy được để tâm, gặp tai nạn xử lý vết thương là xong, coi như không có nguy hiểm gì nữa.

Kể từ đó mối quan hệ giữa nhà họ Vu và nhà họ Trần càng trở nên gần gũi hơn. Con cái của bà Trần không ở bên cạnh. Bà coi Vu Hương giống như con cháu của mình. Những đứa con của nhà họ Trần cũng biết Vu Hương, mỗi dịp năm mới trở về đều gọi Vu Hương đến dùng tiệc.

Một năm trước khi Vu Hương rời quê hương, chị làm việc trong nhà máy sản xuất đồ lót trong thị trấn.

Công việc chính là làm đồ lót theo dây chuyền lắp ráp. Thời điểm bận rộn, chị phải làm việc từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, thời gian rất dài, nhưng Vu Hương cực kỳ dễ thích nghi, học hỏi nhanh mà tay nghề may vá cũng tốt, gặp ai cũng cười, được rất nhiều người trong nhà máy yêu thích.

Có một ngày thứ bảy, Vu Hương được nghỉ. Chị định buổi sáng giặt quần áo xong thì chiều sẽ về thăm nhà một chút.

Giữa trưa chị đến phòng thường trực để nghe điện thoại, Trần Nhất Thiên đã dùng điện thoại cố định của tiệm tạp hóa để gọi cho chị.

Trần Nhất Thiên được nghỉ lễ Quốc khánh nên đến nhà bà nội chơi. Nhà máy mà Vu Hương làm thì không được nghỉ. Mỗi tuần chị chỉ được nghỉ một ngày.

Trần Nhất Thiên thuật lại những gì vừa xảy ra.

Mấy năm gần đây bà Trần thường hay bị bệnh, sức khỏe của bà không còn tốt như trước nữa, đặc biệt là bà không chịu được sự k1ch thích, sợ nhất là cảm xúc kích động.

Bà nghe thấy tiếng rao bán lê trước cửa nên ra ngoài mua ba kg lê.

Xách lê về nhà rồi mới nhận ra là đã tính sai tiền.

Bà đưa cho người bán lê 100 tệ, lê là 5 tệ 1 kg, 3 kg lê thì 15 tệ, đúng lý ra phải thối lại cho bà 85 tệ.

Nhưng bà đã lục toàn bộ túi áo và túi quần, ngoại trừ một ít tiền lẻ vốn có trong túi, người ta chỉ thối lại cho bà có 5 tệ.

Bà càng nghĩ càng giận, đi tới đi lui trên mặt đất, cứ tự trách mình sao không cẩn thận hơn. Chỉ nhớ đưa tiền trả tiền mua lê mà không để ý đến số tiền thối lại.

Các con của bà Trần đều đang làm việc ở xa. Ba của Trần Nhất Thiên đang làm kinh doanh, tình hình kinh tế của nhà họ Trần phải nói là rất tốt.

Nhưng cả đời bà đã quen tiết kiệm, vớ mang thủng lỗ cũng phải đem vá lại mà dùng tiếp. Còn nói câu: "Mới ba năm, cũ ba năm, may may vá vá lại ba năm." Bây giờ mất trắng những 80 tệ, sao bà có thể vui cho được...

Bà dẫn Trần Nhất Thiên ra đường để tìm, nhưng người bán hàng rong đã đi mất rồi. Những người bán hàng rong như thế này không có gian hàng cố định, họ đi từ ngõ này qua ngõ nọ, bán xong một chỗ thì lái xe đến một chỗ khác. Trên xe của họ có một cái loa, rao lớn suốt cả dọc đường.

Bà đứng trước một tiệm tạp hóa kể lại chuyện này, mắt đỏ hoe cả lên.

Có người gợi ý cho Trần Nhất Thiên: Bà cụ thật sự tiếc số tiền này, đừng vì 80 tệ mà để bà phải buồn rồi phát lại bệnh cũ. Con tìm ai đó, đưa cho cô ấy 80 tệ, nói là người bán hàng rong đã thối nhầm tiền nên tìm trả lại.

Trần Nhất Thiên biết chiều nay Vu Hương về nên đã gọi điện cho chị, nhờ chị hợp tác diễn kịch.

Vu Hương hỏi chi tiết, bà mua lê lúc mấy giờ, khi nào thì bà trở về nhà, và khi nào bà trở lại ngoài đường tìm, có ai thấy chiếc xe bán lê đó hay không...

Trần Nhất Thiên nói hết những gì mình biết.

Vu Hương nói: "Chị hiểu rồi. Em đừng quá lo lắng." Sau đó cúp điện thoại.

Khoảng một tiếng sau, Vu Hương về đến.

Chị ngồi trên chiếc xe bán lê đó trở về.

Chiếc xe lao thẳng đến cửa của tiệm tạp hóa, Vu Hương ngồi trên xe, nhờ chủ tiệm tạp hóa đến nhà gọi bà Trần và Trần Nhất Thiên.

Cũng vì vậy mà động tĩnh càng lớn hơn.

Tiệm tạp hóa nhỏ này vốn được mở tại ngã ba. Bà bước đến nói rõ nguyên do. Người bán hàng rong là một phụ nữ trẻ, đeo tạp dề, tiền chị ta thu được đều để bên trong tạp dề đó. Giọng chị ta vừa lớn vừa sắc bén, móc hết tiền trong tạp dề ra, thề rằng mình không hề thối nhầm, và cũng nói rằng bà Trần đã đưa cho mình hai tờ 10 tệ, sau đó lấy hai tờ tiền 10 tệ ra, trên tiền có nếp gấp làm tư.

Nói rằng đây là số tiền mà bà Trần đã đưa cho chị ta, chị ta thối lại 5 tệ, không hề nhầm lẫn gì cả.

Nói xong thì ngồi ở bên cạnh sọt lê, khóc lóc nức nở dữ dằn thề thốt: "Nếu tôi mà lấy 100 tệ, ra đường cho xe cán chết đi!"

Người lái xe là chồng của chị ta, cũng nói: "Bà lớn từng này tuổi rồi, đừng nên nói dối. Cô gái này..." Ngón tay chỉ Vu Hương: "Cô gái này nói muốn bao nguyên một xe lê của tôi, chúng tôi đã đi được hơn mười sáu cây số rồi, đành phải quay lại."

Người phụ nữ nghe xong, nói tiếp: "Nếu tôi thật sự lừa tiền của bà, tôi còn dám quay lại đây sao?"

Giọng của bà Trần không lớn như giọng của người bán hàng rong, hơn nữa rõ ràng là bà đang chiếm lý, giờ lại bị nói là nói dối, đời này bà chưa từng bị tổn thương đến vậy, giận quá không nói nên lời. Chỉ cầm 5 tệ và vài đồng lẻ trên tay, nói: "Trong túi tôi có bao nhiêu tiền tôi tự biết. Giờ không thấy tờ 100 tệ đâu, không lẽ tôi lại đi nói dối."

Vu Hương xem xét tình hình, nháy mắt với mấy người mạnh mẽ đứng gần, bọn họ ngầm hiểu, đứng chặn ở trước xe, một người nói: "Đừng nói nhảm vô ích, chúng tôi hiểu bà ấy hơn ai hết, bà ấy sống ở đây cả một đời, tuyệt đối sẽ không vì 80 tệ mà đi nói dối."

Một người khác nói: "80 tệ mà nói, người trẻ tuổi chúng ta kiếm được rất dễ dàng. Chị tự cân nhắc đi. Hôm nay mà không trả tiền thì đừng hòng rời đi."

Hai bên giằng co một lúc, người phụ nữ mang tạp dề quay trở lại đầu xe, lấy một cái túi nhỏ dưới ghế ra, rút 100 tệ đưa cho bà Trần rồi lấy lại 5 đồng từ tay bà cụ.

Nói với khuôn mặt lạnh lùng: "Tôi không cần lấy lại lê." Khoảnh khắc chiếc xe lao đi, người phụ nữ hung hăng trừng Vu Hương.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK