Mục lục
Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 16: Bình dân học vụ và sự thành thực

- O tròn như quả trứng gà

Ô thì đội mũ Ơ già có râu.

O A-a: hai chữ khác nhau

A khác bởi cái móc câu thêm vào.

A Ă Â thì thế nào?

 đội cái nón Ă đầu trăng treo.

B-b(bờ) L-l(lờ) có thân cao kều

B khác bởi cái chân khoèo mà thôi.

E Ê chị em sinh đôi

Ê đầu đội nón E thời trọc trơn.

Chữ C(cờ) còn dễ nhớ hơn

Chữ O khuyết góc thành luôn chữ C.



Hỏi ai có biết D-d(dờ) Đ-đ (đờ)

Móc dài dính với chữ O là thành.

Chữ D thì để nguyên hình

Chữ Đ thêm vạch ngang xinh trên đầu.

G-g (gờ) Q-q (quy/cu) đầu tròn giống nhau

Chân q thẳng tuột g đau co vào.

I-i móc thấp(ngắn) T-t(tờ) móc cao(dài)

i thêm chấm gạch ngang vào t thôi.

M-m(mờ) N-n(nờ)phân biệt rạch ròi

n hai móc ngược m thời có ba.

U Ư chẳng khác bao là

U là n ngược Ư già có râu.

Chữ P-p (pờ) là q quay đầu

Hai C xuôi ngược dính thau thành X-x (xờ).

Y-y: i-cờ-rét chính là H-h(hờ)

Đầu lộn xuống đất chân giơ lên trời.

S (sờ) nặng: cong đầu cong đuôi

Là hình nước Việt Nam thôi đó mà.

Đầu tròn thân rạng là R (rờ)

Chữ V-v (vờ): nửa dưới chữ b dễ chưa?



Chữ K-k (ca) khác hẳn chữ R (rờ)

Đầu K cao vút đầu R tròn không.

Cố lên mà học thuộc lòng

Bài ca con chữ đi cùng tháng năm...

Bài thơ trên là một bài ca dao mà bọn trẻ con lớp mầm, lớp lá hay có khi là lớp chồi được bố mẹ, ông bà dạy để học được các con chữ. Hoàng Anh Kiệt cũng không ngờ được là bản thân mình có ngày lại phải vắt óc suy nghĩ để nhớ lại bài này, nhưng từ khi dạy bài ca dao này cho mấy đứa trong làng, hiệu suất học chữ được nâng cao hơn hẳn. Những câu thơ vần vè với nhau, dễ nhớ dễ thuộc, đã thế lại còn có những miêu tả cực kỳ trực quan, sinh động, khiến những người không có chút căn bản nào cũng có thể học được nhanh chóng, bắt kịp với cả Anh Minh- người thông minh nhất trong đám đi học. Giờ nghĩ lại, có người từng nói bài này hình như còn có phiên bản từ thời Bình dân học vụ, để làm cho những con người dốt đặc cán mai của một nước thuộc địa vừa thoát nạn đói thành những mầm mống của cách mạng và xây dựng một quốc gia có nền công nghiệp đủ sức phục vụ kháng chiến với siêu cường thế giới. Đúng là một phát minh nho nhỏ nhưng sức mạnh lại không thể nghĩ bàn.

Đợi khi tất cả đã cơ bản là viết được chữ rồi, thay vì dạy ghép vần, Kiệt cẩn thận tìm cách buộc bọn nó nhớ kĩ mặt chữ tới nỗi vừa nhìn là chữ phải bật ra trong đầu. Nhớ ngày xưa khi học lớp 1, mẹ của Kiệt cũng làm thế, bà chỉ chữ nọ chỉ chữ kia, loạn cả lên, buộc cậu phải nói ra được chữ nhanh hết khả năng. Ban đầu cậu cực ghét mẹ vì làm thế khiến cậu ta phiền chết đi được, cứ đọc dần theo thứ tự thì chết à, nhưng cũng không dám cãi, nên cứ thế mà học. Giờ đây, khi đứng ở vị trí dạy học, Kiệt hiểu rằng chính vì làm thế, nên việc chỉ cần nhìn mà biết chữ đó là gì như một phản xạ có điều kiện là cực kỳ cần thiết. Nếu không, cứ để mấy ông này đọc thuộc lòng bài ca dao đến khi nào tìm thấy chữ cần thì sợ là phải mất hàng chục phút.

Việc học chữ rất khô khan, mấy đứa nhỏ tỏ ra khó chịu dần mà Kiệt cũng thấy sốt ruột. Vào vụ mùa tới nơi rồi, khi ấy cả bọn sẽ có nhiều việc, thời gian nghỉ ngơi ít lại, nếu lúc đó bọn nhóc vẫn chưa thể học thuộc mặt chữ thì việc học sẽ càng thêm khó khăn.

Để đối phó lại tình hình này, Hoàng Anh Kiệt quyết định quyền biến một chút. Dù rằng bọn nhóc này chưa thuộc mặt chữ như một đứa trẻ lớp 1, thì Kiệt vẫn dạy chúng đánh vần, ghép từ, ghép câu. Chính vì làm vậy, mỗi khi đọc một từ hoàn chỉnh là bọn này lại bắt đầu phải lẩm nhẩm lại bài ca dao về con chữ, sau đó lẩm nhẩm phép ghép vần, cuối cùng mới đọc thành từ, dần dần lại đọc thành từ dài, sau đó đọc thành câu, mất thời gian vô cùng.

Kiệt không nề hà việc mấy đứa bạn đọc câu chữ mất thời gian, vì càng như thế càng khiến bọn nó sẽ phải chú tâm vào việc học chữ sao cho đọc trôi chảy. Những thứ Kiệt dùng để ép bọn nó đọc trước tiên là những truyển cổ tích, truyền thuyết, truyện cười,… để gây hứng thú. Tất cả các chữ cái được viết trên nền đất, dùng que nhọn viết để cho chính xác, không thừa hay thiếu dấu, nét chữ.

Cái khó của việc viết trên nền đất thì có nhiều, nhưng vấn đề lớn nhất là nạn học vẹt, học thuộc. Do viết ra nền đất thường rất tốn thời gian, Kiệt tạm thời cho bọn nó học cùng một bài, rồi tập đánh vần và đọc to cho cậu nghe, nhưng chỉ cần một đứa đọc to lên, Kiệt sửa sai, thì những đứa khác sẽ cố nhớ thật nhanh những thứ đó, sau đó lên nói lại. Những cố gắng lớn nhất Kiệt có thể làm được, là gọi luân phiên từng đứa từng đứa, hôm nay đứa này mai đứa khác, để chúng cũng buộc phải học thật. Kiểu này thì cũng khá lên đôi chút, nhưng lại khiến mấy đứa này quay sang tâm lý cầu may, cầu rằng mình không bị gọi lên đọc, khi gọi lên thì cố gắng đọc sai, đọc lỗi, đọc chậm hòng làm Kiệt cáu mà đổi đứa khác lên. Lắm lúc Hoàng Anh Kiệt muốn sôi gan, nhưng phải nín nhịn ép nó đọc cho kỳ hết, rồi lại đọc đi đọc lại cho trôi chảy. Để chống bọn học vẹt, Kiệt tuyên bốn gày sẽ kiểm tra bất thình lình, nếu sáng bọn nó đọc được trôi chảy, thì khi kiểm tra cũng phải đọc lại trôi chảy, và Kiệt không cho đọc từ đầu, mà đọc bất thình lình, khi khúc giữa, khi đoạn cuối, lúc đoạn đầu. Bọn nhỏ kêu khổ liên hồi, nhưng Kiệt không nhân nhượng, vừa răn đe vừa động viên bọn nó.

- Khi các cậu thấy mình dùng tri thức kiếm tiền, ai cũng muốn học. Bây giờ chính là đang học những tri thức đó. Cái nhà đẹp thì người ta nhìn tường, nhìn cột, nhìn nóc, nhưng không có móng có nền thì đổ vỡ hết.

Phương pháp học tập mà Kiệt dùng dù khó khăn với bọn nhóc, thậm chí là cả với ông anh trai, nhưng là cách duy nhất để họ có thể nhớ kỹ mặt chữ cũng như cách ghép vần, ghép câu. Mất hơn một tháng trời áp dụng cách học này, những đứa nhóc cũng đã quen mặt chữ, đọc- viết trôi chảy, chỉ cần hàng ngày tập luyện là sẽ không khác gì Kiệt cả.

Việc Kiệt dạy học cho bọn trẻ khiến dân làng xì xào. Khác với những lần trước, những thứ Kiệt làm tuy khác lạ, xong do thực sự là kiến thức đời sau, lại rất hữu dụng, nên dân làng không nói được gì. Nhưng lần này dạy chữ thì do ở thời đại này chữ tượng hình tuy không phổ biến nhưng cũng đã từng xuất hiện, nên một bảng chữ Latin quá xa lạ dễ khiến người ta nghĩ ngợi.

- Mấy cái chữ này gọi là gì?- Văn Nguyệt Nga- mẹ của Kiệt là người đầu tiên phản ứng, vì bà là người có học nhất làng. Trước khi là thiếp một thương nhân, bà vốn là con nhà gia giáo, vì hoàn cảnh xô đẩy nên phải khuất mình. Nhưng bà không vội trách mắng, bà muốn hiểu rõ thứ con mình đang làm.

- Nó là chữ cái tượng thanh, khác với chữ tượng hình một tí. Với mỗi một chữ của nó là tượng trưng cho một âm và khi ghép chúng lại theo quy tắc sẽ cho ra các âm…- Kiệt thành thực đáp lời. Cậu sôi nổi giảng giải về thứ chữ mà cậu đang dạy, và nói rõ những ưu khuyết điểm của nó cho mẹ nghe.

Nghe con mình giải thích tường tận về thứ chữ kia, Văn Nguyệt Nga rất kinh ngạc. Đây đâu phải là kiến thức một đứa trẻ có thể có được chứ.

- Cái này là ai dạy con thế.

- Là do kiếp trước con từng học.

- Kiếp trước!- Văn Nguyệt Nga kinh ngạc hỏi lại

Hoàng Anh Kiệt không muốn phải dấu diếm mãi, rồi biên ra những lời nói dối suốt đời về những việc mình làm một mình mãi. Cậu cần có một đồng minh có thể giúp cậu che chắn mọi việc. Mẹ cậu là một người có thể làm được việc này. Bà vốn là người có học thức, lại từng theo chồng cũ đi buôn bán, kiến thức không nhiều thì cũng đủ để trấn cả nhà chồng hiện tại, có bà chống lưng cho thì Kiệt dễ làm việc hơn.



- Mẹ biết thuyết luân hồi của Đạo Phật chứ?

- Mẹ hiểu rồi.

Giáo lý về phép luân hồi của Đạo Phật không phải thứ xa lạ gì, vì người dân Bách Việt đã tiếp thu và dung hòa tôn giáo này vào văn hóa dân gian của mình, nên những giáo lý của tôn giáo này được nhiều người biết tới. Luân hồi (trong Phật giáo còn gọi là " Vòng luân hồi" hay " Bánh xe luân hồi") (zh. 輪迴, sa., pi. saṃsāra, bo. `khor ba འཁོར་བ་), nguyên nghĩa Phạn ngữ là "lang thang, trôi nổi" theo ngữ căn sam-√sṛ, có khi được gọi là Hữu luân (zh. 有輪), vòng sinh tử, hoặc giản đơn là Sinh tử (zh. 生死). Thuật ngữ này chỉ những lần đầu thai tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài Hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết-bàn.

Theo Phật giáo, nguyên nhân trói buộc trong luân hồi là tam độc, gồm có tham ái (sa. tṛṣṇā), sân (sa. dveśa) và si (sa. moha, hoặc vô minh, sa. avidyā). Tùy vào nghiệp của chúng sinh đã tạo trong quá khứ mà chúng sinh đó sẽ tái sinh vào một trong sáu cõi: trời, thần (a-tu-la), người, súc sinh, quỷ đói (ngạ quỷ), địa ngục. Trong Đại thừa, luân hồi được xem là thế giới của hiện tượng và thể tính của nó chính là thể tính của Niết-bàn.

Sau khi tái sinh, phần lớn các chúng sinh sẽ không còn nhớ gì về kiếp trước đó. Các chúng sinh sẽ có một cuộc đời mới. Nhưng đôi khi có những chúng sinh có thể nhớ về ký ức kiếp trước, mấy chuyện nay hay được dân gian truyền tụng, Văn Nguyệt Nga không phải chưa từng nghe qua.

Nghe chuyện xưa, ngẫm lại hiện tại, Nguyệt Nga ngầm hiểu rằng nếu không phải con mình đầu thai mà vẫn nhớ mọi sự ở tiền kiếp thì không còn lý do nào hợp lý hơn. Đứa nhỏ này từ khi sinh ra đã rất hoạt bát, nhưng không có sự khác thường tới vô lý nào cả, không có hào quang chiếu rọi, không có hương hoa ngào ngạt cả vườn (là những điềm lạ mà vua chúa ngày xưa thường có khi vừa ra đời- hoặc sử gia bốc phét để chiều lòng vua), cũng không có những điềm quái dị của yêu ma quỷ quái nào hết, vẫn phải “ ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, nên đầu thai chuyển thế coi như là một cách giải thích hợp tình hợp lý với cô.

- Vậy con …

- Con là con của mẹ trong kiếp này, đã đang và sẽ luôn như thế. Nhưng những kiến thức con có ở kiếp trước, con thấy nó rất có ích với mọi người, nhưng nếu chỉ mình con đứng ra thì mọi người sẽ khó ai chịu nghe.

- Vì lẽ đó con mới làm những thứ kia trước phải không? Để có thể khiến người ta phải tin rằng mình thông minh hơn người

- Ý mẹ là bơm nước và máy bơm ạ! Vâng. Một thằng nhóc đòi hỏi mọi người làm cái này cái kia thì thực là khó khăn, một thần đồng thì ai cũng tin tưởng. Giống như bây giờ con nói, mẹ tin con là vì con làm được những thứ mẹ phải chịu là giỏi, nếu con nói miệng không thì mẹ chắc chắn là không tin, đúng chứ a.

- Ừ. Vậy con nói hết ra thế này, là cần mẹ giúp đỡ cái gì nào?

- Con mong mẹ hãy ủng hộ con trong những việc con làm. Nếu như mẹ chưa hiểu con định làm cái gì, thì hãy hỏi con, con sẽ cố giải thích để mẹ hiểu.

- Vậy thì Kiệt, mẹ nghĩ từ mai con hãy dạy cả chữ cho mẹ nữa, vì có thế mẹ mới hiểu được về những việc kia.

- Dạ được

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK