Chương 67: Cướp biển quay lại
Từ những phần sắt đem về, làng Hồng Bàng đã làm nên những món vũ khí cực tốt, theo những gì Kiệt thiết kế. Những món vũ khí này gồm có đầu giáo, kiếm ngắn và cánh nỏ, đầu tên và bẩy chân dê. Hai loại đầu là đầu giáo và kiếm ngắn, thì không phải nói tới, không khác gì vũ khí bình thường mà quân của Lý Tuấn sở hữu, mà quả thực chiến đấu cũng chỉ cần tới như thế. Nhưng phần cánh nỏ, sở dĩ Kiệt chọn làm bằng thép là vì nỏ của làng Hồng Bàng cần phải dễ che giấu trước con mắt của những người lính trẻ, và nếu làm nỏ gỗ, để đảm bảo đủ lực thì cánh nỏ phải dài, rất khó che giấu. Ngược lại, cánh thép chỉ cần làm ngắn bằng phân nửa, thì lực nó cung cấp cũng rất khỏe rồi. Cũng vì cánh nỏ ngắn, lực kéo lại lớn, Kiệt cho làm một cái bẩy chân dê. Đòn bẩy chân dê (goat"s foot) là cách lên dây nỏ thời giữa Trung Cổ, dùng một đòn bẩy rời tì vào chốt (đóng trên thân nỏ) để kéo dây. Cách này cho phép lên dây nỏ khá nhanh và mạnh. Thời gian trung bình cho 1 phát bắn là 12 giây, với sức kéo dao động từ 100 kg đến 250 kg. Tầm bắn của loại này với mũi tên thường (nặng 125 g - 150 g), với sức kéo tối đa (250 kg) đạt khoảng 91 m bắn thẳng, còn cầu vồng thì được 228 m.
Do nỏ tuy dễ bắn, dễ huấn luyện, đã thế với đòn bẩy chân dê thì lên dây nỏ không khó,nhưng các đầu mũi tên thép rất phí tiền, mà trong khi đánh trận thì cơ hội thu hồi không cao, Kiệt chủ trương lập đội nỏ chuyên nghiệp, để họ chỉ tập bắn nỏ, tăng khả năng tiêu diệt địch mà vẫn tiết kiệm được tên. Những người được chọn mắt phải tinh, tay phải khỏe- tiếng là đòn bẩy chân dê giúp lên dây dễ, nhưng mà người bắn nỏ chuyên phải bắn rất nhanh, liên tục, tay không khỏe thì không được. Mà những người này, Kiệt phải tìm cách giấu không cho bọn lính của Lý Tuấn biết, vì nỏ sát thương cao như thế, rất dễ bị vu cho là phản loạn. Chọn lấy chừng 20 người trong số 100 thanh niên, công việc của họ là bỏ thêm thời gian để luyện nỏ, luyện vào đêm, khi mà đám lính của Lý Tuấn đã đi nghỉ, hơn nữa phải để đám thiếu niên canh kỹ, không cho thằng nào nhìn thấy cảnh mấy người này luyện dùng nỏ.
Nơi mà đám người này tập, chính là ở bờ biển, lý do đưa ra cũng hợp lý vô cùng luôn: canh gác chống cướp biển. Một đám hơn chục thằng giả vờ đi loanh quanh bãi biển, rồi thấy được mấy tay lính trẻ ở làng ngủ rồi thì lôi nỏ ra bắn. Có hai kiểu bắn chính: bắn lén lút và bắn hàng loạt. Bắn lén lút là cách bắn trên địa hình phức tạp, bên mình nấp kĩ, ngắm vào địch đang di chuyển, rồi chuồn gấp. Bắn hàng loạt là cách bắn trên chiến trường, địch xung phong tới, xạ thủ cầm nỏ bắn liên tục, cứ mỗi lần bắn tên xong phải lập tức dùng bẩy chân dê kéo lại dây nỏ, nạp tên rồi bắn ngay. Bắn kiểu này đòi hỏi phải luyện nhiều, để tránh vào trận sẽ bị ngợp bắn láo. Dù gì, trong cuộc chiến chính thức, họ là lực lượng xạ thủ chính rồi.
Hôm nay, như những lần khác, họ tiếp tục ra luyện tập bắn nỏ. Trong khi đang luyện bắn lén ở bờ cát, đột nhiên trong tầm mắt những người tập bắn nỏ thấy một sự di động nhẹ trên biển. Tập trung quan sát một hồi thì cả đám nhận ra rằng có một con thuyền đang từ từ tiến lại gần làng. Trăng đêm nay không có xuất hiện do đang là đêm mồng một âm lịch, may sao khả năng nhìn đêm của mấy người họ tốt nên mới phát hiện được có sự di động trong màn đêm đen. Lập tức một đội được cho về báo tin, một đội ở lại quan sát tình hình. Nỗi sợ hãi bọn cướp biển từ lâu đã bị sức mạnh kỷ luật đánh tan.
Kiệt biết tin một con thuyền lớn đang tiếp cận, lập tức lệnh đi đánh thức đội canh phòng- trong 100 lính chính quy, cứ mỗi đêm sẽ có 20 người nhận nhiệm vụ trực đêm, một mặt để canh đám người Lý Tuấn, giúp che dấu việc đám xạ thủ tập luyện, mặt khác để phòng cướp biển thật. Sau đó, cậu ta đồng thời cho tìm đội liên lạc trực hôm nay, sẵn sàng đánh động lính của Lý Tuấn ngay khi mọi thông tin được kiểm chứng, rồi mới thân hành ra bãi biển. Khi gần tới nơi, Kiệt hạ người xuống, đi lom khom rồi trườn ra bãi cát, gặp gỡ đám xạ thủ.
- Có ai thấy dấu hiệu khẳng định đó là cướp biển không?
- Đêm mồng một, không có trăng nên không thể thấy gì cả đâu!- Một người của đội xạ thủ trả lời thì thào. Nếu như không phải là họ quá tinh mắt, thì đúng thực là không thấy được con thuyền luôn ấy chứ. Đến Kiệt bây giờ, cũng phải được họ chỉ đúng hướng, nhìn kỹ mới thấy được có bóng thuyền, mà nó cũng đã vào gần hơn cả hồi nãy.
- Đánh thức cả làng đi, nhưng đừng đánh kẻng, cứ gọi dậy thôi!- Kiệt phân phó. Đây là tình huống bất ngờ, đòi hỏi phải làm theo phương thức mới.- Nhớ dặn họ mang xẻng và cọc gỗ ra đây.
Rất nhanh, mọi người dân trong làng đều được đánh thức, nhất là đội 100 người làm nhiệm vụ chiến đấu, họ nhanh chóng nai nịt gọn gàng, và như lời Kiệt dặn, là mang theo xẻng và cọc nhọn. Họ hội họp tại một khu vực cách bãi biển không quá xa, đợi Kiệt cũng đang lủi ra gặp họ.
- Con thuyền đó có chắc là thuyền hải tặc không?- Một tiểu đội trưởng
- Chưa ai chắc được, nên cháu mới phải đánh thức mọi người dậy nhẹ nhàng.- Kiệt đăm chiêu
- Nhẹ nhàng gì nữa, giờ cả làng tuy không đốt đèn, không nói xôn xao nhưng nhất định đang lo lắng vô cùng.- Một người khác lo lắng đáp lại
- Bây lâu nay mọi người luyện tập như thế mà người nhà vẫn thấy lo, tức là luyện tập chưa đủ rồi!- Kiệt pha trò
- Đánh nhau thì ai sợ ai chứ, chỉ sở lần này một hồi sợ bóng sợ gió, sau này sẽ như chuyện “ cậu bé chăn cừu” mà cháu kể thôi.
- Bọn trộm cướp nói chung dễ chủ động về thời gian địa điểm hơn ta, ta muốn chống chúng chỉ có thể tự nâng cao cảnh giác mà thôi. Đã muốn đấu lại bọn cướp biển, thì chuyện này không tránh khỏi, mệt còn hơn là mất hết như lúc trước. Thôi, không nói chuyện lôi thôi nữa, các chú lập tức bắt tay làm ngay cho cháu, đồng thời vài chú cũng quay về nhà kêu mọi người nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần mệt mỏi thì giúp được gì chứ.
Để chuẩn bị chờ xem kẻ tới có phải là cướp hay không, Kiệt đề xuất việc đào những bãi chông lộ thiên, cắm dần từ bờ biển, cắm theo một mô hình tương đối dị. Cách cắm chông này khiến những người lên bờ phải đứng trước hai lựa chọn, từ từ dọn sạch bãi chông, hoặc liều lĩnh tiến lên để bị chông cắm vào nếu đi không cẩn thận. Dù trường hợp nào, làng Hồng Bàng cũng có lợi. Trường hợp đầu tiên, họ kéo dài được thời gian để biết đối phương là ai. Còn trường hợp thứ hai, thì họ tiêu hao sinh lực địch, đồng thời đủ lý do đánh động cả làng ra chiến đấu.
Tất cả khẩn trương thực hiện công việc cắm chông, mỗi người tay cầm bó chông, từ từ bò ra bãi biển, tới chỗ cách mép nước chừng 10 m, tất cả bắt đầu cắm chông, vừa cắm vừa lùi. Chả mấy chốc, bãi chông hình thành, 100 người lính làng Hồng Bàng được Kiệt chia ra các vị trí đón lõng sẵn sàng. Tất cả tuy căng thẳng nhưng đều nhằm mắt nằm im, không nói năng, không hỏi han gì theo lệnh của Kiệt. Cậu ta biết lúc này tình hình căng thẳng, nếu bắt họ đợi đến khi con thuyền kia vào, có khi họ phát điên trước rồi, nên bắt họ làm vậy để giảm căng thẳng dần xuống. Hiệu quả cũng ổn khi mà thậm chí có người còn ngủ thiếp đi, do quả thực con thuyền kia tiền vào khá lề mề.
Sau đó chừng một giờ, con thuyền kia dừng lại, đồng thời từ thân nó những con thuyền nhỏ được thả xuống, chúng lúc này mới bắt đầu tăng tốc chèo vào bờ. Đây chính là thủ pháp của lũ cướp biển lần trước, nên ai nấy đều xốc tinh thần sẵn sàng nghênh địch.
Ngay khi những con thuyền nhỏ vừa chạm vào mép biển, những người trên thuyền lập tức nhảy phắt lên bờ, lôi ra vũ khí lỉnh kỉnh, nào nào kiếm, nào là giáo ngắn, nào áo giáp nhẹ, nào là súng hỏa mai, chuẩn bị xong xuôi, bọn chúng không mặc vội, mà cứ từ từ ngồi đợi. Hành động quá bất thường này khiến mọi người không hiểu ra làm sao, mà Kiệt cũng lo lắng. Dù thứ chúng đang chờ có là gì chăng nữa, thì chắc chắn cũng không hề có lợi cho làng Hồng Bàng. Rất nhiều người cũng sốt ruột khi phải đợi, nên họ cho người tìm gặp Kiệt để phản ánh tinh thần anh em:
- Ta nên đánh luôn!
- Quân ta đã rải chông, nên giờ chủ động xuất kích là khó rồi.
- Thế thì cho người ra thu lại đi!
- Vớ vẩn, ở gần thế này làm sao giấu được bọn nó. Từng ấy người đi thu chông sẽ là bia cho bọn nó bắn ngay. Kiên nhẫn lại đi!
Trong khi đang không ngừng trấn an các tiểu đội trưởng giữ vững vị trí chờ đối phương lộ sơ hở, có những tiếng như tiếng sấm nổ lan tới tai Kiệt. Từ chỗ của cậu ta, không dễ để nhìn xung quanh, nhưng mà Kiệt chắc chắn là trời này không thể có sấm. Cùng lúc đó, đám cướp biển cũng bắt đầu đứng dậy hết cả, chuẩn bị khí giới như sắp bắt đầu cuộc tấn công. Thậm chí, chúng còn nhồi thuốc súng nữa.
- Kiệt, nguy rồi!- Một đứa nhóc trong đám trinh sát từ đâu bò nhanh tới chỗ của Kiệt, thở gần như đứt hơi sau câu nói đó.
- Sao thế!
- Làng Thụi bị đánh phá hay sao đó, từ chỗ của bọn này thấy bên đó sáng rực một góc trời, có tiếng la hét thất thanh. Nhiều đứa đang đi xác minh, nhưng họ bảo cứ báo cho mày trước.
Nghe tin này, Kiệt vội lấy tay vạch xuống bờ cát vài gạch đầu dòng
- Địch chuẩn bị khí giới đánh làng Hồng Bàng
- Địch đánh làng Thụi
- Làng Thụi...
Chưa có viết hết, Kiệt đoán được ra phần nào cách chúng định làm. Một khi làng Thụi bị cướp phá, dân làng ấy nhất định phải chạy, và nơi dễ tới nhất là làng Hồng Bàng. Một khi từng ấy dân chạy tới, cộng thêm sự sợ hãi, hoảng loạn mà bọn cướp biển gây ra, thì làng Hồng Bàng sẽ hỗn loạn thực sự. Vậy thì dù làng Hồng Bàng có bao nhiêu lính cũng khó lòng chống cự lại thôi. Đã thế, còn thêm đám ngoài biển này nữa chứ, chúng nó cùng giáp kích một lúc, chỉ e là làng Hồng Bàng tiêu chắc luôn