C 55: Đại chiến Chiêm- Giao: Bùng nổ (10)
Sau khi tin tức quân nam Bàn đánh vào Pơtao Angin được mang tới, Siu Kleen vội vàng xin được kéo quân về. với Siu Kleeen, Pơtao Angin chính là gốc rễ, mất đi là xong. Silamanta phải khuyên can mãi mới được. Silamanta cho người hỏi kỹ, lại cử thêm trinh thám đi, phát hiện quân Nam Bàn đã đi qua đất Pơtao Angin để tới đây, và tin cầu cứu thực chất bị chặn mất gần một tháng, do bị một đội quân ngăn chặn đường gi, lùng giết người báo tin.
- Vua Siu Kleen, tôi biết đấy Pơtao Angin của ngài quan trọng, nhưng tình hình thực tế là giờ đây ngài không thể lui về cứu viện được nữa.
- Tướng quân Silamanta, đất nước ta gặp nguy, ta không về, thì còn có thể là vua sao? Người của ta cũng có người nhà ở đó, họ có thể yên tâm mà chiến đấu sao? Xin ngài thứ lỗi cho ta.
- Vua Siu Kleen, ngài nghe tôi nói một câu. Đối phương tiến vào Pơtao Angin, cốt yếu chỉ là để tiến quân tới đây, hội binh với tên Trần Thanh Toàn mà đánh chúng ta. Ngài nghĩ chúng tiến quân nhanh như thế, có thể tàn phá quá nhiều sao. Có lẽ là đánh bại vài vị tộc trưởng trung thành nhất của ngài thôi.
- Vậy....
- Nếu có thể đánh bại quân địch ở đây, rồi đánh bại cả quân địch ở kia tới, thì không cần lo cho đất Pơtao Angin, ngược lại, nếu thua rồi, muốn giữ hay lấy lại Pơtao Angin cũng khó.
Silamanta thuyết phục gãy lưỡi thì Siu Kleen mới chịu thôi, đi về trại trấn an binh sĩ. Nhưng Silamanta goài mặt trấn an Siu Kleen, trong lòng cũng hoảng hốt, vội tổ chức họp khẩn. Các tướng lĩnh Chiêm Thành biết chuyện ở Pơtao Angin thì cũng khá bất ngờ.
- Tướng quân, hiện tại tuy có thể nhất thời trấn an tên Siu Kleen, nhưng tình hình không thể tốt hơn được. Quân địch từ đất Pơtao Angin sẽ tấn công ta từ phía sau, đánh vào hậu quân ta. Phải chia binh đối phó hai đầu là quá khó với ta trong lúc này! Quân Pơtao Angin đã có chút hoảng loạn, ta coi như mất đi một đồng minh khi chiến đấu, quân Pơtao Anui thì cũng đang âm ỉ bất mãn bởi đánh mãi chưa thấy thắng trận, họ sắp rơi vào cảnh đói...- Một tiểu tướng lên tiếng trước
- Tướng quân, mọi thứ quá đáng ngờ. Chúng bắt đầu chặn tuyến vận tải gần như ngay trước thời điểm tấn công Pơtao Angin, nên dù về sau mất tin tức, ta cũng không quá chú ý. Tới khi có người báo tin tới, thì cũng là quá muộn cho ta kịp phản ứng.
- Đúng thế, nếu tin này bị lộ sớm hơn, ta có thể chuẩn bị đường lui, ít nhất là gia cố hệ thống phòng ngự ở 3 cứ điểm, nhưng ta không biết địch điều động viện quân tới mạn sườn ta, nên ta tiến quá sâu vào rồi, 3 cứ điểm không được gia cố gì hết. Nếu giờ không lui, chúng chiếm lấy thì ta mất đường lui.
- Đúng. Nếu như bị kẹp từ hai đầu, sẽ rất nguy hiểm. Tôi cho rằng ta cần phải gấp lui ra sau. Lấy lại 3 cứ điểm phòng ngự kia.
- Lui cũng không được! Giờ mà lui, quân tâm tan vỡ mất.
- Quân tâm tan vỡ cái gì? Chỉ có người Pơtao Angin mới bị thôi, quân ta và quân Pơtao Anui không có gì mà loạn cả. Giờ ta chỉ phải đối phó với cánh quân của Trần Thanh Toàn, vẫn còn có thể ứng đối được. Ta và địch đánh nhau suốt thời gian qua, ngang nhau thôi. Ta có thể chịu một ít tổn thất, nhưng giữ lấy 3 cứ điểm phòng thủ, rồi cho người gọi thêm viện binh lên...
Silamanta thấy ý kiến rút lui về 3 cứ điểm, cố thủ rồi gọi viện quân lên không phải không được, nhưng làm vậy chứng tỏ bản thân hắn hành sự bất lực, thiếu năng lực, và rồi sẽ bị đánh giá, và kẻ thù chính trị của y tất nhiên sẽ không bỏ qua cơ hội này. Silamanta tuyệt không muốn thất thế nên ra lệnh tạm ngừng họp để nghĩ thêm. Các tướng lĩnh cấp dưới thì lại không ngừng đề nghị Silamanta phải quyết ngay, kẻo hỏng việc.
Đêm tới, Silamanta ngồi trong trướng chỉ huy suy nghĩ không thôi. Không lui thì chết chắc, nhưng lui thì sự nghiệp cầm quân nhất định phải thiệt hại. Không lẽ không còn phương thức lưỡng toàn kỳ mỹ hay sao. Đi đi lại lại trong trướng một hồi, y toàn quyết định rút lui theo yêu cầu của chư tướng, chợt lại nhìn thấy trong tủ văn thư, có bức thư khiêu chiến quân địch gửi tới trước đây. Lúc đó liên quân dưới sự chỉ huy của y đang thế thắng, 3 cánh quân từ 3 cứ điểm chuẩ bị tụ hội lại, nhằm thẳng hướng quân của Trần Thanh Toàn mà áp sát. Lúc đó Trần Thanh Toàn lại gửi thư xin hòa, đồng thời định chỗ bàn chuyện cầu hòa. Nhiều tướng lĩnh thấy địch có ý nhún nhường, mới đề nghị chuẩn bị phục binh, vừa hội đàm là xuất binh đánh ngay. Nhưng Silamanta cẩn thận cho thăm dò, phát hiện phục binh của địch, thoát được một kiếp.
Trong đầu Silamanta nảy ra một ý tưởng, đó chính là dùng kế này của địch. Hôm sau, trước mặt chư tướng, Silamanta liền hỏi họ về ý rút lui, đại đa số đều tán đồng. Lúc này, Silamanta mới nói ra ý tưởng của mình:
- Chư tướng, rút lui, không phải không được. Nhưng chỉ đơn thuần là rút lui thôi, ta không tán đồng. Có câu sĩ khí dễ tan mà khó tụ, một khi quân ta lui, địch ào tới, ai dám đảm bảo quân sĩ không hoảng loạn, không có sự bất thường.
- Tướng quân, ngài đừng chần chờ thêm nữa, càng chần chờ thì địch ở sau lưng càng áp sát...- Một viên tì tướng tỏ ra sốt ruột
- Hay là ta cử một đạo quân làm nghi binh. Như thế có thể kéo dài thời gian hơn.
- Đúng.- Các tướng vội ủng hộ, nhưng luôn liếc mắt nhìn nhau, sợ bị bắt phải làm nghi binh
- Chư tướng an tâm, ta không nói không lui, ý của ta là phải đánh một trận trước đã, khiến địch không dám truy đuổi quân ta.
- Tướng quân, kẻ địch đã gia cố phòng tuyến suốt thời gian qua, chúng ta không thể nào tấn công được.
- Đúng vậy, đánh vào phòng tuyến của địch, thương vong ắt cực lớn.
- Thế nên ta sẽ không cường công vào trại địch, mà dụ địch tấn công. Chư tướng còn nhớ bức chiến thư này không?
Silamanta đưa bức thư xin đàm phán hồi trướcra, mọi người cùng nhớ lại, khi đó họ nhận được thư, liền nghĩ đối phương núng thế, giả hòa để kéo tinh thần địch dãn ra, rồi bất thần tấn công, chỉ có Silamanta kiên quyết không cho, sau phát hiện ra đối phương vậy mà chuẩn bị cho quân vòng ra sau họ. Nếu khi ấy vội vàng lao lên, tham công mà không đợi đại quân tụ họp đầy đủ thì toi.
- Khi đó tướng quân sáng suốt.
- Ta sở dĩ phát hiện ra địch có quỷ kếcủa chúng là bởitrước nay quân của Trần Thanh Toàn thiện chiến, việc cầu hòa là bất hợp lý. Có chỗ không hợp lẽ thường, người ta chú ý là sẽ phát hiện ra ngay. Nhưng giờ quân ta hai đầu bị vây, rút lui khẩn cấp là hợp lý, đối thủ cũng sẽ nghĩ thế. Nên ta đặt phục binh, đột ngột tấn công, chúng chắc chắn không ngờ tới.
Ý của Silamanta cũng không hề sai, so với cường công doanh trại địch hoặt bị động chạy trốn, hoặc nghi binh ( mà phải có kẻ chịu hi sinh), thì đặt kế mai phục, dụ địch khỏi hang rồi đánh địch một đòn đau, có thể khiến chúng phải sợ hãi không dám truy kích.
Chư tướng bắt đầu không ngừng theo kế hoạch của Silamanta mà bổ sung thêm ý kiến. Đầu tiên chính là phải làm sao lừa được quân địch. Theo họ, chỉ có quân Chiêm và quân Pơtao Anui còn tin được, vậy chỉ cần 2 cánh quân này biết thực tế, còn để quân Pơtao Angin loạn một phen như thật. Thứ hai, tổ chức một đội nghi binh, nhưng phải lộ sơ hở để địch biết là quân ta đã rút lui. Thứ ba, ngay lúc này phải tổ chức quân mai phục, gấp rút chọn vị trí thích hợp.
............................................
- Báo cáo, kẻ địch có dị dộng.- Trần Thanh Toàn khẩn cấp gặp Kiệt để báo cáo
- Làm sao?
- Bẩm trung đoàn trưởng, theo tình bảo tổng hợp, kẻ địch dường như đang chuẩn bị rút lui.
- Rút lui ư? Có chứng cứ gì?
- Đầu tiên, quân trinh sát phát hiện địch tuy vẫn nấu cơm đều đặn, khói bếp vẫn đậm như xưa nhưng thực tế thời gian khói bếp bay lên ngắn hơn trước, rồi tuy lượng quân canh gác không đổi rất nhiều quân trinh sát của địch không còn xuất hiện nữa.
- Cậu ngờ rằng chúng thực chất đã rút lui, chỉ để lại một toán nghi binh.
- Không thể không nghĩ vậy. Theo báo cáo, quân của cậu Minh đã xuất trận được hơn khá lâu, e rằng đã có tin tức truyền được tới địch.
- Giấy không gói được lửa. Nhưng cũng rất có thể là kế dụ địch của chúng. Chúng muốn ta rời khỏi phòng tuyến đối chọi trực diện, hòng đánh quân ta thương vong nặng trước, rồi quay qua đối đầu quân của anh Minh sau.- Kiệt gãi cằm
- Quân ta thực chất đủ sức đối chọi trực diện, chờ quân của cậu Minh tới là vì muốn an toàn. Nhưng nay nếu địch thực sự biết tin cậu Minh tới, quân tâm dao động, ta có thể nhân đó phá địch. Phá địch sớm trước khi chúng lui về các cứ điểm phòng ngự để đánh lâu dài với ta, thì ta càng có thời gian chuẩn bị. Mà chiếm lấy các cứ điểm phòng ngự thì cũng lợi chứ, ta có thể an tâm mà phòng quân địch sắp tới thêm nếu có.
- Ý kiến không sai. Chỉ là, cơ hội có khi chính là bẫy rập nếu ta không chú ý. Bất bại ở ta, thắng là ở địch.
Kiệt chú trọng cẩn thận, quyết định gọi các tướng lĩnh lại, cùng thảo luận nhanh. Mọi người đều nhận định, quân Hồng Bàng tấn công là đủ thắng, cố tình dây dưa, chẳng qua Kiệt muốn luyện tân binh, giữ gìn nguyên khí để chờ quân Chiêm kéo lên càng nhiều hơn, và sau đó còn nhiều quân để trấn áp quân Pơtao Anui. Nhưng nay quân ta từ sau ập tới, địch lại bắt đầu lui, chứng tỏ là đã biết tin, mà như thế tức là tinh thần chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Được, vậy tất cả chỉ cần nhớ một câu. Không tham công, tham công truy địch gấp nhất định gặp bẫy rập. Không hoảng loạn khi bị địch vây, giữ chặt thế trận, đốt pháo khói cầu viện, quân ta sẽ tới ứng cứu.- Kiệt căn dặn lần cuối các tướng sĩ. Trăm trận trăm thắng cũng không phải chuyện tốt, các tướng lĩnh bắt đầu chủ quan khinh địch rồi.
- Rõ!
Quân Hồng Bàng xuất kích, trước tiên là đánh thẳng vào trại địch. Rất nhanh, trại đã bị phá. Quả thực quan địch chỉ để lại một đội nghi binh, dựa theo dấu vết còn lại, quân Hồng Bàng lập tức tiến hành truy kích. Các cánh quân chia ra các phương hướng, truy kích khẩn cấp kẻ địch. Rất nhanh, đã có nơi phát hiện dấu vết. Dựa theo dấu vết, quân địch đi vội vã, tán loạn, thực sự chính là chạy trốn. Chỉ huy truy kích là Đinh Võ quyết định đuổi thật gấp để bắt kịp, kìm chân những kẻ đó.
Y dẫn quân đi gắp, bắt kịp đạo quân Pơtao Angin đang ngồi nghỉ sau thời gian dài hành quân, liền lập tức tấn công vào. Quân Pơtao Angin tất nhiên không chống đỡ được, cuống cuồng bỏ chạy, Đinh Võ càng hăng máu, truy kích. Rất may, có người kịp đuổi tới, là Trần Ngụ và Ngụy Quốc Công. Hai đạo quân này ở gần đó, trang bị cũng gọn nhẹ nhất, nên bắt kịp.
- Địch không có quân đoạn hậu giỏi, thật quá quỷ dị!
- Tất nhiên là có trá, nhưng quân ta đã biết là có trá, vậy cũng không đáng ngại.- Trần Ngụ tuy đồng ý việc đối phương đang dụ, nhưng lại cho rằng bên mình đủ sức vượt qua.
Ngụy Quốc công thấy hai người này kiền trì truy kích, cũng không cản, đã làm tư tưởng là bị phục kích rồi, quân Hồng Bàng cũng không yếu, tiến thôi. Đúng thật, quân Chiêm và quân Pơtao Anui đã có tổ chức phục kích, khi 3 đội của Công, Võ và Ngụ tiến tới vị trí thích hợp, quân mai phục ùa ra mà đánh. Quân của Công, Võ và Ngụ không hoang mang, một mặt tổ chức chống đỡ, một mặt thì cho đốt pháo khói cầu viện.
Ở nhiều nơi khác, các trận tao ngộ chiến, truy kích và bị phục kích liên tục diễn ra, quân Hồng Bàng rơi vào các ổ phục kích. Tuy vậy, trái với kỳ vọng của Silamanta, quân Hồng Bàng không hoảng loạn, vỡ trận, mà tổ chức phòng thủ chặt chẽ, sau đó đánh trả bài bản khiến liên quân không lập tức đánh tan được địch. Cùng lúc phòng ngự, quân Hồng Bàng đốt khói báo hiệu cầu viện, để quân Hồng Bàng tiếp viện. Khi đó, các ổ mai phục ngược lại trở thành những vũng lầy, kìm chân liên quân lại để quân Hồng Bàng tới mà diệt.
Điều Silamanta lo sợ đã xảy ra, các ổ phục kích dần bị vây lại, Silamanta buộc phải điều quân tới hỗ trợ đẩy lui quân Hồng Bàng, giúp quân phục kích rút lui. Quân Hồng Bàng dàn trải quá nhiều, nên không chiếm được ưu thế quân lực, cũng chỉ đành để đối phương rút lui và truy đuổi, chứ không diệt gọn tại chỗ. Dẫu vậy, liên quân cũng bị tiêu diệt không ít quân, mất tới 1/5 binh lực khi rút về được 3 cứ điểm.
Quân Pơtao Angin khủng hoảng thêm, giờ lại tới lượt Pơtao Anui loạn, Hoàng Anh Minh trong lúc quân Hồng Bàng và liên quân đấu với nhau, đã tấn công Pơtao Anui. Hắn ta tìm tới vị vuabị phế truật Siu Bam và tôn làm vua chính thống của Pơtao Anui, liên hợp các tù trưởng vốn thân với y và những kẻ có tham vọng trong dất Pơtao Anui. Hiện tại, Pơtao Anui đã loạn một bầy, nếu không rút ngay, nơi đó sẽ thành đất của địch.
"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."