C 81: Tranh giành (2)
Các tướng lĩnh lục tục đi vào đại trướng, nơi sa bàn đã được bày sẵn. Nếu Kiệt có mặt, hẳn cậu ta sẽ cười phì vào cái thứ được gọi là sa bàn. Nó sơ sài tới phát sợ, một tấm phản lớn đổ cát lên, những đụn cát được dùng để mong phỏng ngọn núi, một vài vật bằng gỗ để thể hiện trạm gác, rồi vẽ gạch vài đường loằng ngoằng thay cho sông, vì dù sao điều kiện kỹ thuật hạn chế, không thể trinh sát và thể hiện tốt được như sa bàn thế kỷ 21.
- Chư vị, tuy mới chỉ nghe qua mấy thông tin từ sứ giả, nhưng ta cũng đã có cái nhìn tổng quát về tình hình hiện nay. Ý kiến của ta chỉ có một, là phải tốc chiến tốc thắng. Ta muốn trong vòng 1 tháng tới, chúng ta tiến quân, chiếm lấy thôn Trạm và căn cứ địch đóng gần đó, lấy đó làm mũi nhọn khoét sâu vào hệ thống phòng ngự địch...
- Đại nhân Đặng Toán, lời này của ngài chúng tôi không thể đồng ý.- Phạm Thời Trực suýt thì nhảy dựng lên.
- Tướng quân Phạm Thời Trực, vừa rồi khi tất cả đồng thanh hô đánh, ta thấy ông không có phản đối mà nhỉ?
- Đại nhân, đánh trận là một chuyện, lao đầu vào chỗ chết là một chuyện khác.
- Lao đầu vào chỗ chết?
- Đúng vậy, tướng quân Đặng Toán, quân địch hiện tại có được thành Đại Định là chỗ trú chân, không còn phải lo lắng bị tập kích, lại thu sức của dân chúng, ta đánh vào đâu chúng cũng thoải mái chi viện. Nhất là thủy quân, địch có cảng Thị Lị Bị Nại, thủy quân từ đó ra bất cứ nơi nào cũng gần. Con quân ta, tuy không như lúc mới mất thành Đại Định, tinh thần hoảng hốt, không có lòng dạ đánh đấm gì. Nhưng nhớ chư tướng đồng lòng, chỉ huy đại quân ta củng cố các cứ điểm, rồi phản kích từng bước, quân ta mới chiếm lại được miền bắc.
- Đúng vậy!
Có những tiếng ủng hộ Phạm Thời Trực vang lên lẻ tẻ, song Đặng Toán chả thèm để tâm. Ông ta cười nửa miệng như rất khinh thường:
- Chư vị, kẻ địch có cảng Thị Lị Bị Nại, thủy quân luôn được bảo vệ. Sắp tới mùa bão, thủy quân ta phải bỏ đi, khi đó ta sẽ hoàn toàn hở sườn. Giờ đánh, ta còn thủy quân bọc cánh. Chiếm lĩnh các cứ điểm, thiết lập công sự để khi trường hợp tệ nhất là thủy quân phải về các cảng phía bắc tránh bão, ta có chỗ để mà chặn địch.
Đặng Toán chỉ có mọi người xem lại sa bàn. Thôn Trạm và khu vực xung quanh là một nơi có địa thế tương đối hiểm yếu, đẽ thủ khó công, một khi chiếm được thì địch khó lòng lấy lại. Khi đó, quân Chiêm muốn bắc tiến buộc lòng phải chọn, hoặc tiến nhanh nhưng chịu rủi ro vẫn còn cánh quân ở phía sau hoặc công phá từng bước, an toàn nhưng chậm chạp.
Nghe xong ý tưởng này của Đặng Toán, ai nấy đều khó lòng phản đối. Chiếm được nơi này, dù mất thủy quân yểm hộ, cũng có thể trụ lại được. Mà viện quân nhất định sẽ tới, quân Chiêm đã dám ngông nghênh tiến vào đất Nam Giao, các quan trên mà hông đánh đuổi sớm, uy danh Đại Hoa, thiên triều còn đâu nữa.
Tuy còn vài lời bàn lùi, nhưng tổng thể, chiến là điều được chấp thuận. Phần tấn công hay phòng thủ đã hết, giờ là lúc phân công nhiệm vụ. Tấn công vào công sự quân địch lúc này là cực kỳ nguy hiểm. Kẻ địch từ lâu đã chuẩn bị tấn công, các công sự tuyến đầu đều được tăng quân, tăng vũ khí, nếu tấn công, thương vong do công kiên sẽ lớn. Chưa hết, một điểm bị đánh, các điểm khác sẽ cứu viện, thôn Trạm nằm sâu trong phần đất địch chiếm, quanh đó nhiều căn cứ khác, chiếm được nó cũng sẽ là lúc bị các hướng khác cùng đánh vào.
- Các vị tướng sĩ, những nguy cơ vừa rồi, các vị đã nghe kỹ chứ!- Đặng Toán phân tích các mối nguy sẽ phải đối mặt thật kỹ, khiến ai nấy nghe xong thì rụt rè hơn. Điều này khiến các tướng lĩnh cấp cao khác nhíu mày, song họ cũng biết tại sao Đặng Toán phải làm thế. Công việc càng nguy hiểm, thì càng phải nói rõ ràng và yêu cầu tự nguyện.
- Ai dám lãnh trọng trách chiếm cứ nơi này!- Đặng Toán biết công việc vô cùng nguy hiểm, cho nên ông ta nhất định cần người tự nguyện. song Đặng Toán có chút tính lầm, đám quan binh bên dưới ai nấy đều tỏ ra e dè không dám xung phong. Họ vẫn còn e ngại sau thất bại làm mất thành Đại Định.
- Đại nhân, không biết một người ngoài tôi có thể xung phong lãnh trách nhiệm được không?- Một giọng nói vang lên, và đám đông đồng loạt nhìn về kẻ đang nói, một thanh niên trẻ. Đặng Toán nhìn thấy người đó khá lạ mặt
- Ngươi là ai?
- Thưa tướng quân, tôi là Ngô Duy Đức, đến từ Tây Bình, là ngũ bách nhân đô bá (chỉ huy 500 người).
- Một tên ngũ bách nhân đô bámà dám mở miệng ở đây, lại còn không phải là người Hoài Nhân ta nữa.- Các viên tướng lĩnh nghe xong liền nhao nhao lên. Họ đang trút giận, vì sự tự nguyện của Ngô Duy Đức hoàn toàn làm sự sợ sệt của họ nổi bật lên.
- Cứ phải là người Hoài Nhân thì mới được phép chiến đấu cho Hoài Nhân sao? Thế Ebisu, Lý vĩnh Khuê, các vị ấy là người ở đâu hả?- Đặng Toán lên tiếng át sự công kích của mọi người. Ông ta chính là đang cần một người như Triệu Duy Đức để khích tướng những binh tướng đang sợ hãi dưới kia.
Đặng toán nói như vậy, không ai tiện phản bác, Ebisu và Lý Vĩnh Khuê đều là người ngoài tới nắm đại quyền, nếu phản đối Ngô Duy Đức thì khác gì tỏ ra trong lòng còn ngấm ngầm không hài lòng 2 vị ấy. Không ai dám nói gì nữa, Đặng Toán liền kêu Ngô Duy Đức tiến lên,
- Ngô Duy Đức, nhiệm vụ này rất nguy hiểm, ngươi biết chứ?
- Tướng quân đã nói rất rõ, Đức hiểu rất kỹ!
- Vậy tại sao người muốn nhận nhiệm vụ này!
- Thưa tướng quân, tôi vốn chỉ là con một thương gia, nhà có chút tiền của, nhưng thương nhân cả đời bị ức hiếp, chính bản thân từng thấy nhà mình bị người ta vòi vĩnh, trong lòng có chí muốn trở thành người có thể bảo hộ gia đình, làm chỗ dựa cho cha mẹ và anh em. Muốn vậy tôi phải mau thăng quan tiến tước. Đây là cơ hội tốt nhất rồi.
Động cơ này khá hợp lý, nên Đặng Toán không nghi ngờ gì thêm. Song ông ta cũng không hề lập tức chọn Đức, mà còn hỏi xem ai dám xung phong nữa không. Đức dù gì cũng chỉ là ngũ bách nhân đô bá, trận đánh này phải cần chỉ huy 3000 quân trở lên.
- Trần Huyện xin được nhận quân lệnh!- Lúc này, có một người nữa dám đứng ra. Đó là Trần Huyện, kẻ năm xưa được lệnh đánh quân Hiên Giáo nhưng không đạt được thành quả, cuối cùng cha con Đặng Toán lên xử Hiên Giáo, hắn mất cơ hội thăng tiến. Từ đó tới nay, tuy vẫn được cái chứ Đô úy chỉ huy 4000 người, thì con đường hoạn lộ coi như đã chấm dứt.
Có Trần Huyện đứng lên, kích thêm một số đô úy khác tham gia cùng. Cuối cùng, có tổng cộng 5 người, gồm cả Huyện và Đức. Đầu vào tạm chốt vậy, giờ thì xem đầu ra. Đặng Toán sẽ cho đám người này 10 ngày để cùng ông ta thảo luận việc tác chiến: phương pháp tác chiến, kế hoạch tấn công các cứ điểm, sự hiểu biết về địch, cách ứng đối,...
Chư tướng ra sức cố gắng, tuy nhiên Ngô Duy Đức lại là kẻ xuất sắc nhất, so được với hắn chỉ có Trần Huyện. Thậm chí Trần huyện còn có phần nào kém hơn. Song suy đi tính lại, Đặng Toán chon Trần Huyện. Trong lúc thao diễn xuất sắc chưa chắc ra chiến trường thực chiến đã tốt, Triệu Quát nói giỏi, nhưng ra trận một lần, thua ở Trường Bình làm nước Triệu mất vô vàn tráng đinh. Ngô Duy Đức chỉ từng chỉ huy 500 người, Trần Huyện thì chỉ huy mấy ngàn người rồi.
Có điều, để khích Trần Huyện, Đặng Toán bố trí cho Ngô Duy Đức chức phó tướng, người sẽ thay thế nếu Trần Huyện không làm tốt nhiệm vụ. Trần Huyện biết đây là cơ hội cuối, lại có người thổi hỏi lạnh vào gáy, sẵn sàng thay thế y bất cứ lúc nào, tự nhiên toàn lực tập trung, không chút lơ là.
10 ngày chuẩn bị, tướng tiên phong đã chọn xong, việc tiến công cũng lập tức bắt đầu. 3000 quân tinh nhuệ cùng vũ khí tốt nhất được trang bị, Trần Huyện, Ngô Duy Đức lập tức xuất phát. Những hành động của quân Hoài Nhân có động tĩnh không hề nhỏ, quân Chiêm phát hiện ra ngay, vì thế 10 ngày này, vừa đào tạo tướng tiên phong, Đặng Toán cũng đang làm việc nghi binh.
Sách lược mà Đặng Toán sử dụng chính là kế "Minh tu sạn đạo ám độ Trần Thương" của Hoài Âm Hầu Hàn Tín khi xưa đánh Tam Tần. Kế hoạch của Đặng Toán để người của mình bắt đầu chiêu mộ dân phu, điều động dân phu xây dựng một số căn cứ phòng thủ. Người dân bị ép phải lao dịch nặng nề thì có phần khó chịu và thắc mắc. Quân binh đi thúc giục thì nói thẳng luôn, sắp tới mùa mưa bão, thuyền chiến và thủy quân còn đậu khơi khơi ngoài biển, không có cảng tránh bão thì nguy, nên phải để thuyền chiến lui về phương bắc, nhưng khi đó thủy quân Chiêm có thể tấn công, nên để phòng bị đánh tan, phải khẩn cấp xây dựng các căn cứ mới, tạo nhiều lớp phòng thủ. Quân Chiêm vào Hoài Nhân chính là muốn dùng Hoài Nhân làm chiến trường để đối kháng toàn bộ Nam Giao Đô Ty. Nếu không muốn nhà mình thành chiến trường thì dân chúng phải liệu mà làm việc cho tốt, để tạo các chiến lũy chặn quân Chiêm. Bị nói thế, người dân không còn cách nào khác ngoài ra sức mà làm.
Quân Chiêm ở gần tiền tuyến tìm hiểu được, cảm thấy điều này là đúng, vì vậy, chúng lập tức phản ứng lại. Quân Hoài Nhân muốn xây dựng căn cứ phòng ngự, thìn hiệm vụ của chúng chính là phải phá hủy công việc đó. Quân Chiêm từ các căn cứ tổ chức xuất kích, tấn công vào những địa điểm xây dựng chưa hoàn thiện, đe dọa người dân, tấn công binh sĩ, ngăn cản việc đối phương hoàn thành mục tiêu.
Quân Hoài Nhân tự nhiên phải tổ chức bảo vệ thành quả. Trước tiên là các hành động bảo vjee nơi đang xây dựng, sau đó là truy kích đối phương, và cuối cùng là chủ động điều động quân đội đe dọa kẻ địch. Từng hành vi leo thang dần, quân Chiêm mất cảnh giác, không biết quân Hoài Nhân làm vậy là chuẩn bị cho việc tấn công, chỉ cho rằng đối phương đang tự vệ, nên việc phòng ngự không nâng cao, mà trái lại chỉ lo cảnh giác khi hành quân. Đánh qua đánh lại hơn hai chục ngày, cảm thấy thời cơ đã tới, địch đã đủ lơ là, lệnh tấn công được đưa tới tay Trần Huyện.
Hè đến nắng nóng, ra ngoài làm gì? Ở nhà đọc Ta Bán Hủ Tiếu Tại Dị Giới cho mát mẻ. Truyện hài hước, dí dỏm, thế giới phép thuật rộng mở cho chúng ta tìm hiểu.
Hệ thống nhân vật phong phú, có tính cách và bản ngã riêng. Đặc biệt là hệ thống có tên "Phiền Bỏ Mẹ!"