Chương 66: Công tác quân giới
Với những người dân ở lại làng, họ ra sức rèn luyện để trở thành những người lính hợp cách, đủ sức bảo vệ dân làng trước bọn cướp biển. Còn những người ra ngoài làng làm ăn, việc họ phải làm cũng không nhẹ nhàng. Để có thể cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho mọi người, nhằm nâng cao thể lực, đảm bảo ai cũng theo kịp giáo trình huấn luyện, hơn 80% lượng lương thực, thực phẩm làm ra phải để mọi người trong làng sử dụng, cả trực tiếp tiêu thụ: ăn uống, tẩm bổ lẫn gián tiếp: bán đi mua thứ khác bổ hơn để tẩm bổ; để có tiền tái thiết làng đồng thời đưa làng quay lại guồng sản xuất nhanh hết mức có thể, số tiền cần thiết là cao. Vậy là buộc phải kiếm thêm tiền bằng cách cứ luân phiên cử người đến nơi khác làm công kiếm tiền về giúp làng, giống như xuất khẩu lao động ở kiếp trước vậy. May sao, làng Hồng Bàng hai có ưu thế để làm thế: một là vì nhân lực của họ có trình độ cao: kỹ sư chế tạo các loại máy móc, cố vấn nông nghiệp mới, cố vấn thương mại,... nên được thuê giá cao. Còn hai là việc người trong làng được đối xử bình đẳng, quyền lợi chia sẻ để ai cũng thấy công bằng, nên người đi làm có khổ, nhưng vui vì việc mình làm là đóng góp để gia đình mình được tốt lên.
Trong số những người đóng góp từ ngoài làng, có cả Hoàng Anh Minh. Minh biết tin làng bị hủy hoại, đã về làng ngay lập tức, cậu còn định cùng dân làng đồng cam cộng khổ để dựng lại làng, nhưng Kiệt xua đi.
- Có thêm anh không giúp được gì nhiều, nhưng nếu anh giúp thì sẽ làm lỡ dở việc học đó.
- Chẳng lẽ anh không phải dân Hồng Bàng ư?
- Đúng, anh là một người dân Hồng Bàng, cho nên em mới không cho anh làm! Vì việc anh làm còn quan trọng hơn nhiều! Nếu anh thực sự muốn giúp làng, thì anh phải vắt kiệt hết tài nguyên mà mình có, chứ không phải lãng phí tài nguyên bản thân cho một việc không quan trọng.- Kiệt nghiêm mặt lại mà nói.
Bị em trai khiển trách, Anh Minh sững lại. Nhưng rồi sau đó, nghe Kiệt nói về nhiệm vụ mới của mình và tư duy nhanh nhạy, vốn kiến thức sâu rộng hơn mọi người dân thường trong làng mà cậu đã tích lũy được bấy lâu qua việc học với mẹ, với Kiệt và học trên trường huyện, Minh biết được công việc cần làm: đem sắt về cho làng.
Bách Việt từ khi bị đổi thành Nam Giao Đô Ty của Đại Hoa, người dân đã nhiều lần chống đối, nên triều đình quản rất chặt vấn đề vũ khí, và giao dịch quặng sắt cũng vì thế mà bị kiểm soát mạnh. Làng Hồng Bàng muốn chống cướp biển, không thể dùng vũ khí gỗ được, mà nếu định nấu sắt từ nông cụ làm vũ khí thì tất nhiên sẽ làm giảm năng suất lao động, đói là cái chắc, và vừa mua vừa nấu cũng không được. Khi muốn biến một nông cụ thành vũ khí, tốt nhất là nấu chảy, mà nấu chảy thì đâu nấu chảy từng cái một được, nấu chảy là phải nấu chảy hàng loạt. Vì thế, cách tốt nhất là đi tìm mua quặng sắt.
Mỏ quặng sắt tốt nhất mà lại gần làng Hồng Bàng nằm ở huyện Thanh Sơn. Mỏ sắt ở đây chất lượng không tồi, trữ lượng khá dồi dào, nhưng vì nằm ở vùng đất xa xôi, chính quyền huyện tổ chức không chặt chẽ, bắt tay với các chủ mỏ làm giàu, nên việc buôn lậu quặng xảy ra. Tuy nhiên, quặng từ các mỏ này chất lượng tốt thì tốt, nhưng buôn lậu thì giá cả phải có sự chênh lệch nhất định, chưa kể là Hồng Bàng chỉ mua một số lượng hạn chế, e rằng giá cả sẽ bị nâng cao quá mức. Muốn mua được giá đúng, người cầm tiền đi phải rất giỏi, và trong làng Hồng Bàng, trừ Kiệt thì chỉ có Minh là đủ năng lực.
Muốn thu mua được quặng sắt đạt chuẩn mà giá phải chăng, Minh và Kiệt thay vì chọn những con đường cung cấp cũ, những đại lý lâu đời, thì nhắm thẳng tới các mỏ. Mua tận gốc bao giờ cũng là tốt nhất, vì càng qua nhiều khâu trung gian, giá thành sẽ càng đội lên. Song mua tại gốc cũng có những vấn đề của việc mua tại gốc. Mua bán quặng sắt là trọng tội, dù ở đây có sự thả nổi, nhưng nếu không có gốc đủ cứng thì vẫn bị chơi như thường: giao quặng giả, tay trước giao hàng tay sau báo quan, ăn chặn tiền đặt cọc,... Những ai thấp cổ bé họng mà vướng phải thì mất tiền là còn nhẹ, chứ vô phúc lại đáo tụng đình như chơi, lúc đó tàng gia bại sản, vào tù ra tội.
Với thông tin này, Minh bắt đầu quy hoạch con đường mua bán cẩn thận. Điều trước tiên cậu ta thấy cần làm, là bằng mọi cách phải tạo dựng được quan hệ thân cận, hoặc chí ít cũng phải nắm được nhiều thông tin hơn. Có nắm được nhiều thông tin hơn, thì mới không bị dắt mũi, biết được đối tác nào đáng tin cậy, biết được trả giá thế nào để hai bên đều thoải mái,…
Nhận thấy thức uống mà Kiệt làm ra- bia rất được hoan nghênh, Minh liền đề nghị mẹ và cha dượng tạo cơ hội để đem thứ này tới khu mỏ bán. Nghe Minh giải thích ý tưởng, cộng thêm bia bán không bao giờ sợ lỗ, hai vợ chồng Hoàng Văn Định đồng ý mở một tiệm ăn nhỏ ở khu mỏ huyện Thanh Sơn. Người lãnh nhiệm vụ trông coi cửa hàng này có Đỗ Bá Tuần và Minh. Thậm chí, Minh còn xung phong nhận việc bán bia một vài ngày ở cửa hàng tại huyện Thanh Sơn để có thể nghe ngóng những câu chuyện trên bàn nhậu.
Người ta thường nói rượu vào lời ra, ấy là vì khi uống rượu vào thì sự hưng phấn bởi men rượu và cồn, sẽ làm họ dễ nói chuyện cộng thêm việc ngồi nhậu thường thì chỉ có mấy món ăn lai rai, nên chả thể hì hục ăn cho no, họ có thời gian rảnh để mà nói chuyện trời biển.
Tuy rằng phần lớn chuyện trên trời dưới bể ấy hầu như vô tác dụng, nhưng so bó đũa chọn cột cờ, Minh biết được một tin, đó là việc có một mỏ quặng đã bị ngập nước, không thể khai thác được nữa, ông chủ mỏ này đang cuống cuồng tìm cách để bơm nước đi mà không được, nên sắp tính tới chuyện bỏ mỏ mà đi.
Minh liền tìm hiểu thêm về cái mỏ này, và thứ cậu ta tìm hiểu ra được là đây là một mỏ mới, trữ lượng được đánh giá là ổn. Không may cho chủ mỏ, họ đào luôn ra một mạch nước ngầm, và toàn bộ khu mỏ bị ngập dần. Mọi nỗ lực nhằm bơm nước đều không đạt hiệu quả, và giờ chỉ có nước bỏ mỏ mà đi.
Minh biết được tin này liền tìm cách tới thăm dò khu mỏ này. Quả thực, nước đã ngập rất cao, tràn lên cả trên mỏ, trông chẳng khác gì một cái ao nhỏ. Có điều, ao này sâu hàng trăm m nếu đi tới tận cùng đó.
Minh viết một bức thư gửi cho Kiệt để bàn về việc mua lại cái mỏ này, bơm hết nước đi, rồi khai mỏ lại. Cầm bức thư mà Minh gửi về, Kiệt cấp tốc lên đường tới tận nơi để xem xét địa thế, cùng với những đứa giỏi toán nhất làng tính toán đủ mọi cơ sở, và ý kiến của cả bọn là đéo bao giờ làm cạn được cái hang nếu chỉ dùng công nghệ máy bơm sức gió. Thứ bọn nó nên xây là một cái máy bơm nước sức nước khổng lồ thì còn may ra. Nhưng khi kiểm tra thêm, cả bọn nhận thấy nước ở trong hang này khá là thú vị: nó rất hợp để mà làm nước nấu bia vì đây là nước ngầm nên rất ngọt, và các loại bụi quặng, bẩn thỉu trong hầm mỏ thì đã lắng đọng hết rồi, nên không lo bị độc hại. Bàn bạc hồi lâu, Minh đề xuất nên thử xây một nhà máy bia ở đây xem sao. Gạo từ 6 ngôi làng phía bắc chảy vào nơi này rất nhiều, giá cả phải chăng, mà sắp tới khi công nghệ làm nông nghiệp ở làng Hồng Bàng truyền đi, năng suất lúa còn lên cao nữa, và giá lúa gạo sẽ giảm, phù hợp để làm bia.
Ý kiến của Minh không phải không thuyết phục, như thế vừa tăng thêm thu nhập, vừa có cơ sở cắm rễ ở đây để từng bước thâm nhập, tìm cách mua bán quặng mỏ. Kiệt về làng bàn bạc, thuyết phục mọi người trong làng nhất trí thông qua việc mà Anh Minh đề nghị: mua lại mỏ quặng kia.
Sau khi thống nhất được ý kiến của toàn làng, tiền được chuyển tới để cho bố mẹ lo việc mua mỏ, đồng thời luân phiên chuyển một phần dân Hồng Bàng lên đó làm việc. Công việc mà họ làm, chính là xây những cái máy bơm sức gió để hút đống nước đó lên, cho nước đó chảy qua bộ lọc gồm có: đá lớn, đá nhỏ, sỏi, cát, than củi, để nước trong nhất. Rồi số nước đó được đem ra làm nước nấu bia. Đúng như Minh dự đoán, sau khi những kỹ sư Hồng Bàng đi xuất khẩu lao động sang những nơi khác, nhất là 6 làng phía bắc huyện Sơn Hải, lượng lúa gạo tăng đột biến, và nhà máy bia có nguồn nguyên liệu tuyệt hảo để làm ra những mẻ bia ngon.
Tại vùng đất mỏ này, công nhân làm việc tối ngày, cần một thức uống để thư giãn, và bia vốn có những đặc điểm như: dùng để giải khát tốt, có thê ăn kèm những thứ rẻ tiền như đậu phụ, lạc rang, rau xào, thậm chí ăn cơm cũng hợp,... Lý do duy nhất khiến ngày trước nó không phổ biến là do phải vận chuyển đường dài, va lắc nhiều dễ làng vỡ men nên đắng quá mức, thì nay không lo do nguồn tiêu thụ ngay sát nách. Thế là, những quán bán bia Hồng Bàng xuất hiện nhan nhản ở vùng mỏ huyện Thanh Sơn.
Dưới sự quán triệt của Kiệt, sự kiểm tra giám sát của Minh, sự chuyên nghiệp của con nhà buôn có nói Đỗ Bá Tuần, một mạng lưới thương mại được thiết lập. Thông qua những ly bia, những món ăn rẻ mà hợp lý, họ tiếp cận được với các chủ mỏ sắt, các công nhân, rồi cả những kẻ ăn bám khu mỏ,... từ những kẻ này, một lượng lớn mỏ quặng đến tay người dân Hồng Bàng.
Có được quặng rồi, chuyển về làng để rèn vũ khí cũng không đơn giản. Những người đi ra đi vào khu mỏ đều bị kiểm soát nghiêm ngặt, xe cộ bị khám xét, mọi thứ nghi ngờ có cất quặng đều bị tháo tung ra để kiểm tra. Muốn giấu một cành cây, không gì tốt hơn là ném nó vào rừng. Tại nơi nấu bia, một lò luyện sắt lầm thời được làm, cứ mỗi mẻ bia đang được nấu, thì đồng thời lò luyện sắt được đốt lên. Những công đoạn thêm củi, thổi lò cho lò luyện được che giấu bởi việc nấu bia vốn cũng cần phải đốt bếp. Đã thế, do việc nấu bia có tính bí truyền, dân Hồng Bàng có thể lấy cớ ngăn khám xét cho tới khi lò nấu bia tắt, với lý do tránh lộ công nghệ.
Khi quan binh vào khám thì tất cả quặng thu mua đều đã bị nấu chảy và làm sơ qua xong. Dân Hồng Bàng lập tức nấu chảy quặng, làm ra các vật dụng bằng sắt mà họ mang vào, có điều những thứ mang vào thì họ làm mỏng hoặc rỗng ruột, thứ làm ra tại mỏ thì làm dày hoặc đặc ruột. Ví như tất cả quan binh chỉ thấy dan Hồng Bàng mang vào khu mỏ vào có 10 cái nồi đầy men bia, ra có 10 cái nồi rỗng, chứ chả ai để ý cái nồi đầy men bia nhẹ hơn cái nồi rỗng một phần năm. Tích tiểu thành đại, lượng sắt chuyển về làng Hồng Bàng để từ đây, vũ khí cần thiết cho quân đội Hồng Bàng đánh cướp biển đã sẵn sàng mà những kẻ thù lẫn đồng minh đều chả biết chi hết.