Nghe thấy tiếng xe ba bánh, Chu Tiểu Vân, Đại Bảo và Tiểu Bảo lập tức xuống lầu.
Bên cạnh ghế của Chu Quốc Cường có một chỗ tự nhiên là để cho Chu Tiểu Vân. Cô từng muốn để Tiểu Bảo ngồi, đáng tiếc bảo thế nào thằng bé cũng không chịu. Còn nói cái gì “Em không sao, em là con trai, hẳn phải để con gái ngồi mới đúng”. Nghe lời này nhiều phong độ ghê cơ. Chu Tiểu Vân quả thực cảm thấy kiêu ngạo vì mình có cậu em trai như vậy.
Đại Bảo và Tiểu Bảo đứng sau thùng xe, dọc theo đường đi gió lạnh lạnh thấu xương cũng không thổi bay được tiếng cười nói vui vẻ.
Nhị Nha sớm đứng ở cửa ngóng trông. Từ xa nghe thấy tiếng xe ba bánh vội vàng quay đầu lại gọi: “Mẹ, ba ba chở các anh chị về rồi!” Triệu Ngọc Trân đang bận nấu cơm, đáp một tiếng như đã biết rồi tiếp tục bận việc.
Chu Tiểu Vân nhìn thấy trong nhà sáng đèn, lòng ấm lên.
Vẫn là nhà mình tốt nhất!
Nhị Nha lao về phía Chu Tiểu Vân đầu tiên: “Chị!” Chu Tiểu Vân đáp một tiếng, ôm con bé vào lòng.
Triệu Ngọc Trân đúng lúc bê thức ăn lên bàn, gọi bọn nhỏ ăn cơm chiều. Trời lạnh, bà đặc biệt chuẩn bị một nồi lẩu thịt dê dưa chua mà các con thích ăn nhất. Rót ít rượu đun nóng hầm hập, ăn đến ấm lòng ấm dạ.
Đại Bảo thích nhất ăn thịt, lúc ăn cơm với Tiểu Bảo chỉ có thể dùng châu chấu dùng mấy từ: châu chấu bay qua, gió cuốn mây tan để hình dung.
Chu Tiểu Vân ngồi vào bàn cơm thì phát hiện có món mình thích ăn nhất bột khoai lang cuộn chiên, cô ăn năm sáu khối mới cảm thấy mỹ mãn.
Triệu Ngọc Trân nhìn bọn nhỏ ăn ngon cũng vui vẻ, thấy Chu Tiểu Vân dừng đũa vội vàng nói: “Đại Nha, con ăn thêm chút nữa đi, hôm nay mẹ cố ý làm nhiều một chút. Đợi ngày kia lúc con đi mẹ làm sẵn cho các con mang tới trường ăn.”
Năm nay khoai lang trong nhà bội thu, Triệu Ngọc Trân đặc biệt làm nhiều bột khoai lang hơn.
Nói đến bột khoai lang tin rằng rất nhiều đứa trẻ nông thôn không hề xa lạ, thông thường phụ nữ nông thôn đều biết làm. Đầu tiên dùng nước rửa khoai lang, sau đó dùng máy đánh thành dạng keo sền sệt, cho thêm nước rồi để lắng lại, hình thành hạt bột nhỏ ở thể rắn chính là bột khoai lang. Không biết làm thế nào lại biến thành một cục một cục tròn be bé to to như quả dưa đỏ vậy, tròn xoe lăn tròn rất thú vị. Nghe nói gia công thêm chút nữa sẽ thành miến.
Chu Tiểu Vân không biết cụ thể cách làm thế nhưng cô thích những món ăn làm ra từ bột khoai lang nhất.
Bột khoai lang và bột mì khác nhau, nó càng dính một chút thì càng thơm hơn.
Cách làm đại khái phân thành hai loại, một loại là dùng bột khoai lang thêm ít nước, một chút muối, một chút hành băm nhỏ quấy đều, đảo trên chảo nóng sẽ nở ra như bánh quẩy vậy. Quệt một ít dầu lên hai mặt, cuối cùng dưới đáy bát cũng có một lớp váng dầu. Không nhìn ra hình dạng gì, nhưng dùng một chiếc đũa chọc một góc thực sự thơm ngon vô cùng.
Cách làm thứ hai thì khó hơn. Đầu tiên nặn bột khoai lang thành viên tròn, cho vào nồi để qua một bên cho nguội bớt. Băm một ít cải trắng, thêm ít đậu hũ thái hạt lựu, thêm dầu, muối, hành thái làm nhân, để nhân vào chính giữa vỏ bằng bột khoai lang, xoáy thành sợi mảnh. Dùng dao cắt thành từng đoạn, cuối cùng cho từng đoạn vào chảo rán sơ một chút. Rán đến khi thành màu vàng óng thì rớt ra đĩa, ngoài giòn trong mềm, vừa ăn ngon vừa đẹp.
(Chỗ này ta edit theo câu chữ thui nhé, nhiều chỗ không hình dung nổi TT~TT )
Bột khoai lang cuốn vốn là món ăn bình thường trong các gia đình, sau này không biết tại sao được các quán cơm đưa vào thực đơn, bột khoai lang vốn không đáng giá mấy đồng sau khi biến hoá nhanh chóng có giá hơn mười nguyên một đĩa.
Mấy năm sau, người làm ruộng dần ít đi, thanh niên đều ra ngoài làm công kiếm nhiều tiền, còn mấy ai làm bột khoai lang nữa? Những thứ tốt đẹp trôi qua thật nhanh!
Ngừng lại ngừng lại, đừng nghĩ đến mấy chuyện bó tay chịu trói này nữa, dừng xuân thương thu buồn đi, sống vui vẻ mới là chuyện quan trọng nhất.
Bụng ăn no căng Chu Tiểu Vân giúp mẹ thu dọn bát đũa, Triệu Ngọc Trân không từ chối con gái phụ. Nhìn con gái nay đã thành thiếu nữ cao bằng mình, trong lòng Triệu Ngọc Trân cảm khái rất nhiều.
Giống như chỉ trong nháy mắt, con gái bé bỏng đã lớn đến thế rồi.
Trẻ lớn lên người già đi, những lời này thực sự không giả chút nào.
Cuối năm là khoảng thời gian hai vợ chồng Chu Quốc Cường bận rộn nhất. Bận rộn buôn bán Chu Quốc Cường không thể không mời thêm hai công nhân tạm thời làm ở nhà.
Chu Quốc Cường đã nghĩ đến chuyện sẽ chuyên bán sỉ, việc bán lẻ thịt heo không kiếm được nhiều tiền, hơn nữa vợ ông ngày nào cũng mất nửa buổi sáng làm việc này.
Bàn bạc với Triệu Ngọc Trân, bà lại kiên trì phản đối.
“Hằng ngày anh đi thu lợn về, giết lợn đi đưa thịt lợn gì gì đó. Còn bán ở chợ chỉ cần mình em là đủ. Hai chúng ta vẫn phân công như vậy không phải rất tốt sao? Hơn nữa, chớ xem thường quầy thịt lợn của em, mỗi ngày có thể kiếm không ít tiền. Tối thiểu đủ cho người một nhà ăn uống chi tiêu vặt. Đại Bảo, Đại Nha, Tiểu Bảo nhà chúng ta đều ra ngoài đọc sách, sau này còn phải để tiền cho hai đứa Đại Nha Tiểu Bảo học đại học. Tiền học phí, sinh hoạt phí cũng không phải con số nhỏ, chúng ta nhân lúc hiện tại có sức khoẻ nên vất vả một chút, buôn bán tốt như vậy nếu để mất thì rất đáng tiếc!” Triệu Ngọc Trân nói cũng có lý.
Chu Quốc Cường đành phải tạm thời buông tha ý định này, thực ra ông thương vợ. Một mình bà sáng sớm phải rời giường nấu cơm, sau đó ra chợ, đến trưa vội vàng trở về nấu bữa trưa cho Nhị Nha. Sau khi thu dọn xong còn phải phục vụ mấy con lợn béo trong nhà, còn trồng mấy mẫu ruộng, cả ngày chăm lo mọi việc bận rộn như con quay chuyển động không ngừng, không nghỉ ngơi một giây một phút nào.
Dưới sự kiên trì của Chu Quốc Cường, gà vịt đều bán sạch, thực sự không có thời gian sức lực đi hầu hạ mấy loại gia cầm nhỏ đó. Ông vốn định không bán lẻ nữa để cho vợ rảnh rỗi hơn, nhưng Triệu Ngọc Trân sống chết không chịu nên đành thôi.
Hai vợ chồng vì mấy đứa con được đến trường nên cố kiếm thật tiền. Bây giờ tư tưởng của Chu Quốc Cường và Triệu Ngọc Trân tương đối khai sáng tiến bộ, chỉ cần con cái nhà mình có tương lai dù phải vất vả kiếm tiền cho bọn nhỏ đi học cũng đáng giá.
Trong thôn cũng có người tiếc tiền học phí nên sau khi đứa nhỏ tốt nghiệp trung học đã ra làm công. Con gái Tôn Thành Võ Tôn Mẫn không phải là ví dụ sao? Nghe nói con bé đang làm trong xưởng quần áo của họ hàng. Nghe đồn nhận tiền lương chỉ chừa một phần nhỏ tiêu vặt còn lại đều nộp cho gia đình dành tiền xây nhà.
Triệu Ngọc Trân nhắc tới chuyện này cũng than thở: “Tôn Mẫn mới mấy tuổi đã để con bé đi làm công, vợ chồng Tôn Thành Võ cũng bỏ được.”
Người như vậy đúng là không phải chỉ có một, hai người, nghe nói ở thôn Lân có một gia đình con gái thi đỗ trường cấp ba trọng điểm nhưng không cho con gái lên thị trấn đọc sách. Nói là tiền học phí, sinh hoạt phí quá đắt! Nếu như đổi thành con trai thi đỗ chắc chắn sẽ không nói như vậy!
Có vài người bỏ được một số tiền lớn dùng trên người con trai, lại tiếc tiền cho con gái học cấp ba. Họ luôn cảm thấy con gái lớn lên sẽ gả đi, là người nhà người khác, dùng tiền cho cũng phí phạm, tóm lại tiện nghi cho nhà người khác.
Thật không biết loại tư tưởng trọng nam khinh nữ này của dân quê đến bao giờ mới thực sự chuyển biến đây. Aizz, con gái nông thôn muốn trở nên xuất sắc không biết phải vượt qua bao nhiêu khó khăn!