Có bạn nhỏ mang một nửa viên gạch, cũng có người mang gạch mới cất trữ trong nhà. Hai người Chu Tiểu Vân cùng Đại Bảo mang theo gạch nhà bác Cả. Nhà bác ấy năm kia đắp ngoái lợp mái ngói còn thừa một ít cất sau nhà, lần này có cơ hội dùng.
Sau khai giảng, các thầy cô bắt đầu bận bịu công việc. Trường đắp tường bao không có tiền nên không thuê nhiều thợ lắm vì thế để thầy cô và học sinh cùng chuyên gạch, bê đá. Trẻ con thấy không cần đi học đều rất vui vẻ, ở trong sân trường chạy tới chạy lui không ai ngại mệt. Nhưng mà chỉ khổ Phương Văn Siêu tay trói gà không chặt. Nhà anh gia cảnh không tệ, ở nhà ít phải làm việc nặng, mấy chuyện này anh không am hiểu, sau hai ngày eo mỏi lưng đau.
Cũng may Chu Tiểu Vân thay thầy quản lý lớp rất tốt, giúp anh hậu cố chi ưu (nỗi ưu phiền sau lưng người làm việc lớn).
Sau nửa tháng, tường bao quây kín quanh trường. tường cao hơn một thước bao bọc trường kín kẽ chỉ chừa cổng chính, cuối cùng đã có dáng vẻ của trường học. Hiệu trưởng Kiều vuốt vuốt râu, mừng đến cả ngày tươi cười, hoàn thành được một việc lớn.
Sân trường nhốn nháo dần dần khôi phục trật tự bình thường, có tường bao hiện tượng trốn học giảm đáng kể.
Đại Bảo sau khi khai giảng chăm chỉ học hành hơn, không so được với Chu Tiểu Vân nhưng so với trước đây tiến bộ hơn nhiều. Đi học chịu nghe giảng, về nhà làm xong bài tập mới đi chơi.
Chu Tiểu Vân vì từng chút một biến hoá của anh trai cảm thấy vui mừng, thường xuyên ở trước mặt cha mẹ khen Đại Bảo. Triệu Ngọc Trân thấy con lớn luôn luôn nghịch ngợm bắt đầu biết học tập cũng rất hài lòng, lúc vui khen ngợi cậu, cộng thêm Chu Tiểu Vân hát đệm, nhất thời khen Đại lạc mất phương hướng.
Chu Tiểu Vân bắt đầu luyện bút lông. Cô tiếc giấy Tuyên nên chỉ dùng báo cũ luyện. Xem kĩ bảng chữ mẫu thầy Phương đưa, chăm chú luyện những nét cơ bản.
Chu Tiểu Vân phát hiện từ lúc sống lại tính cách của cô thay đổi rất nhiều, vốn là người văn tĩnh hướng nội, bây giờ thì khéo léo thông minh có năng lực. Điều này tất nhiên là có liên quan đến kinh nghiệm sống hơn hai mươi năm.
Quan trọng hơn là cô biết rõ mình muốn làm gì, xác định mục tiêu xong sẽ không chần chừ, lập tức thực hiện. Lấy việc luyện chữ mà nói, kiếp trước cô bình thường, không có nghị lực kiện trì nhưng giờ cô bảy tuổi trong nội tâm lại là linh hồn của một người trưởng thành, nghị lực của cô khiến cô cũng thấy ngạc nhiên.
Ban đầu không biết quy tắc, lúc viết vô cùng thê thảm, nhưng mỗi ngày cô kiên trì luyện một tiếng, dần dần nảy sinh hứng thú. Cô cố gắng luyện tập, sau hơn một tháng cũng có đường nét.
Trước đây, cô không định đem chữ mình viết cho Phương Văn Siêu nhìn, đợi đến khi cảm giác tương đối hài lòng mới cầm tràn tờ giấy báo chi chít chữ đến hỏi Phương Văn Siêu.
Phương Văn Siêu không diễn tả được cảm giác trong lòng, khi anh cầm tờ báo trong tay Chu Tiểu Vân. Khoảnh khắc ấy, anh đã bị nghị lực kiên định, nhẫn nại của Chu Tiểu Vân làm rung động.
Mở tờ báo ra, bên trong viết kín chữ. Ban đầu còn non nớt nhưng có thể nhìn ra lúc viết đặt nhiều tâm tư bên trong. Phương Văn Siêu không biết nói gì với đôi mắt đang chờ mong trước mặt kia. Anh quyết định hết lòng bồi dưỡng cô bé. Anh không thể nào lại coi cô như một học sinh bình thường, mà cao hơn thầy trò có tình cảm cha con.
Dưới sự tỉ mỉ chiếu cố của thầy, Chu Tiểu Vân có sự đột phá. Trừ việc cố định tập các nét, cô bắt đầu viết các chữ đơn giản. Nhìn thầy Phương lúc thấy chữ càng ngày càng tươi cười, cô có lòng tin lớn hơn với chính mình.
Chu Tiểu Vân có thể sử dụng kèn ác-mô-ni-ca thổi một khúc nhạc đơn giản, nên Phương Văn Siêu dạy cô kéo đàn ác-cooc-đê-ông. Đàn ác-cooc-đê-ông không thể để cô mang về nhà, cô chỉ có thể tranh thủ lúc chưa vào học đến ký túc xá của thầy tập luyện.
Không lâu sau, các thầy cô trong trường đều biết Phương Văn Siêu có một học sinh xuất sắc.
Thầy Hoàng trêu chọc: “Thầy Phương, thầy nhặt được một mầm non tốt, một đứa bé chăm chỉ ham học như thế thực sự hiếm thấy. Nghe nói năm nay trường chúng ta muốn cử học sinh đi thi hội diễn văn nghệ trên tỉnh nhân dịp quốc tế thiếu nhi. Thầy nên bồi dưỡng em nó nhiều hơn, đến lúc đó có thể nổi tiếng.”
Có người khích lệ Chu Tiểu Vân như thế, là thầy Phương Văn Siêu rất tự hào. Được thầy Hoàng nhắc nhở, anh cũng cảm thấy nên nhanh chóng chuẩn bị.
Anh dạy Chu Tiểu Vân thổi một khúc nhạc tên là khua mái chèo. Chu Tiểu Vân không biết dụng tâm của thầy, nhưng cô rất thích bài hát này.
(Khua mái chèo: là một bài hát cổ điển của trẻ em Trung Quốc, xuất hiện trong các tập phim “Trẻ em đoá hoa của quê hương” năm 1955.)
“Hãy để chúng em khua mái chèo, con sóng đẩy thuyền đi xa, ra ngoài khơi có tháp trắng rất đẹp, bốn phía tường đỏ phủ kín cây xanh. Thuyền em trôi nổi, dập dềnh trên mặt nước, gió mát bắt đầu thổi…”
Ca từ đẹp giai điệu du dương khiến bài hát này rất nổi tiếng trong khối tiểu học, đây là ca khúc Chu Tiểu Vân thích nhất.
Hằng ngày cô hát bài này trên đường về nhà và đi học. Phương Văn Siêu hào phóng cho cô cây kèn ác-mô-ni-ca mình yêu thích. Mỗi khi Chu Tiểu Vân dùng kèn ác-mô-ni-ca thổi bài hát này, tâm tình luôn vui vẻ, cảm thấy cuộc sống hạnh phúc giản đơn chỉ có ngày bé thơ mới được cảm nhận .