Tăng Thụy Tường vừa nghe lão cha nhà mình thích, nhanh nói: "Nếu cha thích thì sau khi ăn xong cứ mang về, lần sau chúng ta lại mua một cái là được." Lão gia tử nghe xong, cũng không chối từ.
Thẩm thị thấy sắc mặt Chu thị có chút mất hứng, liền gặp một miếng dương khoai cho Chu thị, nói: "Đại tẩu, ngươi ăn thử món này đi, đây là củ chúng ta mới trồng, sản lượng rất cao, lát nữa ngươi cầm một ít về làm giống, đầu xuân sang năm cũng trồng một ít đi, không cần chăm sóc nhiều lắm."
Chu thị vừa nghe, lập tức thay đổi sắc mặt, lại hỏi: "Ta có hai mẫu, vừa muốn trồng lúa mạch, vừa muốn trồng dưa hấu, không biết trồng ở đâu, nếu không thì ta gặt xong lúa mạch sẽ trồng một mẫu, dù sao là lần đầu tiên nên không biết có dễ trồng không. Đúng rồi, đệ muội à, dưa hấu kia trồng thế nào? Gieo trực tiếp xuống hay phải ươm giống?"
"Ta thấy Tình nhi ươm giống, ngươi hỏi nó đi. Nói thật thì mấy việc này đều do bọn nhỏ quản lý." Thẩm thị đem nan đề giao cho Tử Tình.
"Đại nương, ta cũng là lần đầu tiên trồng, sợ trồng ngay vào đất thì lãng phí, cho nên lấy một ít thử xem, bỏ vào một vạt đất nhỏ, không ngờ nẩy mầm thật, sau đó ta ném tất cả vào trong đất, ta thấy nương gieo cải như vậy nên cũng học theo, gieo xong thì tưới nước." Tình Tình không đợi đặt câu đã chủ động lên tiếng. Đùa à, đương nhiên không thể nói hết, nhà mình còn đợi thứ này để vươn tới ước mơ làm địa chủ.
"Vậy thì lấy dương khoai cho nhà Xuân Ngọc luôn đi. Có chuyện tốt gì cũng không nhớ muội muội ngươi, đáng thương một nhà bọn họ, cơm cũng không ăn no." Điền thị nói.
Hà thị nghe xong, không vui, lúc trước cả nhà nữ nhi mình ăn không đủ no, đâu có thấy bà ta đau lòng, nghĩ nghĩ, Hà thị nói với nữ nhi: "Ngọc Mai à, đều tại ngươi không đúng rồi, ngươi nên sớm đưa cho họ. Người làm nương đều nghĩ về con cái của mình, ngươi thấy nhà mình là biết, biết ngươi cả thóc gạo cũng không có, vài ca ca đã đưa cho ngươi."
"Bà thông gia à, trước khi ở riêng đã bàn tốt rồi, chúng ta không đủ thóc gạo nên cho bọn họ mỗi nhà 1 điếu tiền mua gạo, nàng dâu đồng ý mà." Điền thị giải thích.
Tử Tình nghe xong, chớp mắt, nói: "Lần trước đến nhà đại cô, Đại Mao biểu ca nói lương thực nhà bà đều đưa cho bọn họ, còn nói ta đến nhà hắn xin cơm ăn, ăn cơm trắng đều thấy ngon."
"Con nít con nôi biết gì mà nói, ngươi cũng nhiều miệng ghê gớm, càng lớn càng kỳ quái. Còn không câm miệng cho ta." Thẩm thị mắng.
"Tử Tình nói đúng, Đại Mao cũng mắng ta như vậy." Tử bình nói.
Chu thị đang định nói cái gì, thấy mặt Điền thị đen thui, lại nhìn Hà thị cùng Thẩm thị ngồi đối diện, và hai vị chị dâu kia, đem lời nuốt trở về.
"Nhị tẩu, cuộc sống của các ngươi càng ngày càng tốt, nhà này, đồ dùng này, đồ ăn này, đời này ta cũng muốn có căn nhà thế này, nhị tẩu, lát nữa ta ở lại tặm một cái được không? Tử Tình, ngươi mệnh tốt hơn cô cô nhiều, ngươi có một phụ thân một năm làm được 18 bạc nuôi." Thu Ngọc đui mù nói.
"Tiểu cô, ngươi lầm rồi, cha ta kiếm được bạc không phải đưa hết cho bà sao?" Tử Tình hỏi.
"Cho bà còn không phải nuôi một nhà các ngươi sao, ngươi cho là ăn cơm, mặc quần áo không cần bạc à, bằng không thì các ngươi lớn thế nào? Ông nội ngươi mỗi ngày đều bận việc đồng áng, ngươi thấy ông làm lụng vất vả, già trước tuổi không? Không phải là vì để các ngươi được ăn cơm no à?" Thu Ngọc mất hứng.
"Nhưng chúng ta đâu được ăn cơm no, khi còn ở nhà bà thì chưa từng ăn no." Tử Thọ nhỏ giọng.
"Đó là do ngươi ăn cơm nhiều, sao người khác không ai nói ăn không nó?" Thu Ngọc nói.
"Ta đâu ăn nhiều bằng Tam Mao biểu ca, ta ăn không đến một chén, hắn ăn hẳn hai chén." Tử Thọ tức giận.
"Bọn nó một năm mới đến ăn cơm vài lần, còn không phải cho các ngươi ăn à, đừng tưởng rằng bạc cha ngươi đều nuôi bọn ta." Thu Ngọc sinh khí.
"Lúc ở riêng phải nộp 12 lượng bạc à? Bây giờ không nuôi các ngươi thì nuôi ai?" Tử Tình cũng tức giận, dựa vào cái gì mà mình chịu thiệt còn phải nén giận, xem ra muốn ăn một bữa yên ổn cũng khó.
"Con nít mà học ai nhiều lời thế, há mồm ngậm miệng là bạc này bạc nọ, Thu Ngọc, ngươi cũng vậy, ăn cơm đi." Điền thị tức giận.
Tử Bình làm cái mặt quỷ, cười nhạo nàng bị mắng, Tử Tình thấy vẫn nên im lặng. Hứa thị cũng vội vàng hoà giải, cuối cùng một bữa cơm cũng không xuất hiện thêm điều gì.
Điền thị tức giận mà không có chỗ phát tác, ăn xong cơm đã rời đi, lúc đến cồng thì thấy Tăng Thụy Ngọc đi lại, thì ra là đến lúc nhổ cải củ, còn có thể gieo chút đậu phụ, lúa mạch thì không phải mùa.
Tăng Thụy Tường nói tất cả nhờ vào hắn, bảo hắn xem rồi làm đi. Điền thị thế mới biết Tăng Thụy Tường mướn Tăng Thụy Ngọc làm công, trong lòng càng tức, nhưng thấy có người ngoài ở đây nên không gây sự, thở phì phì ra về.
Cải củ nhổ về, trong nhà lại vội một ngày, Thẩm thị cắt hai khuông cải củ ngâm muối, nói là phơi ít cải củ, chứ đầu xuân không rau nhiều, Tử Tình giúp không được gì, Tử Lộc thì cắt cải củ.
Tử Tình lôi kéo Tử Thọ chạy tới nhìn Từ sư phụ khắc hoa, Từ sư phụ đã làm xong ghế dựa, giờ còn mỗi việc khắc hoa, đồ đệ thì ngồi mài bên cạnh, kiếp trước Tử Tình chưa thấy qua gỗ lim, lúc này có cơ hội biết, thấy màu sắc đỏ thẫm, cảm thấy cứng hơn gỗ sam rất nhiều, sáng loáng lại cực tốt.
Từ sư phụ thấy hai hài tử ngồi xổm một bên nhìn, bộ dáng rất tò mò, liền thấy vui vẻ, câu được câu không nói chuyện tào lao, Tử Tình mới biết gỗ lim này không phải chỉ có một loại, gỗ lim mà Từ sư phụ đang dùng là lim đỏ, lấy được ở trong rừng sâu.
Tử Tình ngửi thử mũi xem, tuy rằng chưa thấy qua, nhưng Tử Tình biết đây là thứ tốt, liền đem tất cả mãnh nhỏ mà Từ sư phụ bào xuống cất đi, chờ mình có cơ hội học điêu khắc thì có thể khắc một ít vật nhỏ. Không nghờ sau này còn dựa vào mấy thứ này mà có một số tiền không nhỏ.
Từ sư phụ nói không cần phải sơm, chỉ cần mài bóng loáng là được, cho nên hai ngày nay Lí sư phụ không tới.
Tử Tình đang hốt mảnh gỗ cùng Tử Thọ, thì Tăng Thụy Tường tiến vào thương nghị với Từ sư phụ, cách tết không còn mấy ngày, chắc chắn là không thể làm xong trước tết, cho nên chọn mấy thứ cần dùng làm trước, lại hỏi: "Bàn có thể làm xong không?"
Từ sư phụ nói khẳng định không thành vấn đề, hơn nữa những đồ này không cần sơn, làm xong là dùng được. Tăng Thụy Tường nói để đồ đệ hắn làm trước làm hai cái rương bằng gỗ chương, năm sau muốn dùng, Tử Tình nghĩ chắc là thêm đồ cưới cho nhị cô.