Mọi người trong trường tư thục Tuyên Đức đều biết Canh Dã có bốn cái tội: Nhuộm tóc vàng, lái moto, xăm mình và thay bạn gái như nước.
Một tên khốn như thế dù có đẹp trai đến đâu cũng chẳng có lợi ích gì, sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một kẻ cặn bã của xã hội.
Canh Dã cũng cho là như vậy.
Ngay cả chính anh cũng chưa bao giờ nghĩ rằng sau này mình sẽ vì một cô gái tên Biệt Chi mà nhuộm lại tóc đen, bỏ lái moto, xóa hình xăm và thậm chí còn trải qua đủ mọi gian khổ để thi vào học viện hàng không chỉ vì một câu nói ‘Chàng trai của tôi phải bay cao đến tận mây’ của cô.
Nhưng sau đó lại chỉ nhận được lời chia tay của cô gái.
Biệt Chi dứt khoát ra đi không để anh gặp lại mình nữa.
2/
Vài năm sau Biệt Chi về nước, đến Đại học Truyền thông làm việc.
Các đồng nghiệp cùng viện muốn mở tiệc chào mừng cho cô, chọn quán bar nổi tiếng nhất phố đại học có tên là ‘Minh Nguyệt – Kinh Thước’.
Nghe đồn ông chủ quán bar là một phi công át chủ bài, bối cảnh lừng lẫy. Trong quán bar có hai món đặc sắc, thứ nhất là loại rượu vang nổi tiếng ‘Hoa hồng Bulgaria’ trị giá hàng trăm vạn nằm trên tủ trưng bày ở trung tâm quán bar, thứ hai là chính bản thân ông chủ. Một nửa số phụ nữ đến quán bar đều vì muốn n g ủ với anh.
Biệt Chi nghe vậy chỉ cười khẽ, tình cờ ngày hôm đó ông chủ cũng xuất hiện trong quán bar, cô bị đồng nghiệp kéo người quay lại nhìn.
Anh mới vừa tỉnh ngủ, đang từ trên lầu hai đi xuống, trên người mặc áo thun đen, thắt lưng thõng xuống nửa hông, vòng eo nam tính, đôi chân thon dài, trong miệng ngậm hờ điếu thuốc, đứng giữa đám đông ngoái đầu nhìn lại.
Ánh mắt chạm nhau, hai người thoáng khựng lại.
Ba giây sau...
Canh Dã tựa như không nhận ra cô, dời mắt sang chỗ khác.
3/
Đêm đó Biệt Chi hiếm khi uống say, gần tới buổi biểu diễn về đêm thì đã váng đầu muốn đứng dậy rời đi. Nào ngờ bartender đột nhiên đi tới, đặt chai rượu nổi tiếng được cho ngon nhất trong quán xuống trước mặt cô ——
“Ông chủ của chúng tôi mời khách.”
Trước sự kinh ngạc của mọi người, chàng trai trẻ uể oải tựa vào quầy bar, co đôi chân dài lên, nâng ly từ xa.
“Mời, cô Biệt Chi.”
….
‘Minh Nguyệt – Kinh Thước’, chỉ đợi Biệt Chi.
*[Minh nguyệt – kinh thước, chỉ đợi biệt chi] nằm trong câu thơ ‘Minh nguyệt biệt chi kinh thước; thanh phong bán dạ minh thiền’. Giải nghĩa: ánh trăng xuyên qua nhành cây làm bầy chim kinh thước hoảng sợ, gió đêm mát lạnh như nghe thấy tiếng ve sầu xa xa.