Lữ Bố vì sao đột nhiên cùng Công Tôn Độ liên thủ giáp kích Liêu Tây?
Điều này phải nói từ lá thư Đổng Phi gửi cho Lữ Bố, mời hắn ra mặt dẹp yên xung đột giữa Công Tôn Độ và Phàn Trù.
Nói thật, khi Lữ Bố nhận được thư của Đổng Phi thì không vui chút nào.
Năm xưa Đổng Tây Bình ngươi có cha chống lưng, sai ta làm việc này việc nọ cũng đành đi, nay ngươi sa cơ phải tới Tây Vực, còn dám phái người đưa thư bảo ta hòa giải gì đó? Nay ta đường đường là U Châu mục cơ mà.
Đúng thế, quan chức của Lữ Bố hiện rất khiếp người.
U Châu mục, Ôn hầu ( Huyền hầu), Vệ tướng quân, cái danh hiệu nào lấy ra, cũng đều làm người ta không dám xem thường.
Mặc dù trong phong thư Đổng Phi đã nói rất uyển chuyển, rất khách khí, không hề có ý sai phái gì hết. Nhưng Lữ Bố vẫn cảm thấy, tâm khí bên trong rất mâu thuẫn.
Theo tính Lữ Bố mà nói, chẳng muốn dính vào chuyện này, dù Liêu Đông và Nhạc Lãng thuộc sự quản lý của U Châu, song chuyện Lữ Bố muốn làm gây phiền toái cho Viên Thiệu cơ. Nếu chẳng phỉ Viên Thiệu, sao hắn có trận thảm bại ở Vân Trung chứ?
Ngụy Du ra mặt khuyên nhủ Lữ Bố.
Sau khi nâng đỡ Lữ Bố lên, sức khỏe Ngụy Du ngày một đi xuống.
Dầu gì cái tuổi đấy rồi, thêm vào khí hậu khắc nghiệt của U Châu, công vụ thì nhiều ...
Có điều sau khi nghe nói Đổng Phi gửi thư tới, hắn vẫn mang bệnh tới tìm Lữ Bố.
Lữ Bố đang ở trong hoa viên uống rượu với thê tử Nghiên Thị , Lai Oanh Nhi, ngoài ra còn có hai đứa bé trai gái. Đứa bé trai trên Lữ Hiệt, là con của Lữ Bố và Nghiêm thị, tuổi đã mười bốn.
Nghiêm gia cũng là đại hộ Tịnh Châu, năm đó Lữ Bố quật khởi, bên trong không thiếu công lao của Nghiêm Thị, nàng tính tình hào sảng, giỏi cả văn lẫn võ. Lữ Hiệt theo Lữ Bố học võ, dùng cây Phương Thiên Hoa Kích tới xuất thần nhập hóa.
Chỉ là tuổi nó còn nhỏ, Lữ Bố cực kỳ yêu thương, cho nên không cho ra chiến trường, thanh danh không nổi.
Nữ nhi tên Lữ Hân, tuổi tròn sáu là kết tinh của Lữ Bố và Lai Oanh Nhi, còn nhỏ mà đã mang mỹ mạo của mẫu thân, oai hùng của phụ thân.
Đừng thấy nó là con thứ nhé, cả nhà cưng chiều nó còn hơn Lữ Hiệt. Dùng lời Lữ Bố mà nói là :" Con gái ta trời sinh mạng phú quý, tương lai nếu chẳng phải anh hùng bá chủ thiên hạ, đừng mơ cưới con ta."
Cho nên khi Ngụy Du tới chơi, Lữ Bố không bảo thê thiếp tránh đi mà còn bế Lữ Hân tới đón.
Trong mắt người tái thượng, để thê thiếp ra mặt khoản đãi là một sự tôn kính với khách, nhưng với sĩ nhân mà nói, đó là sự xỉ nhục cực lớn. Nữ tử sao có thể chường mặt ra ngoài? Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lữ Bố ở Từ Châu từng bảo thê thiếp ra đón tiếp Lưu Bị, nhưng khiến Trương Phi điên tiết rút kiếm đòi quyết đấu, trừ xem thường Lữ Bố ra, còn có khác biệt về văn hòa. Chỉ là Lữ Bố và Trương Phi, chẳng ai thèm giải thích với nhau.
May là Ngụy Du cũng sinh ra ở U Châu, hiểu được phong tục này.
Ngồi xuống hàn huyên vài câu, Ngụy Du vào thẳng vấn đề:
- Chủ công, nghe nói người không định ra mặt hòa giải xung đột giữa Liêu Đông và Nhạc Lãng?
Lữ Bố mặt trầm xuống, gật đầu:
- Bố đúng là không muốn, nơi đó xa xôi, tội gì ra mặt. Để hai bọn chúng đánh nhau sứt đầu mẻ trán, ta kiếm cái lợi của ngư ông, chẳng phải bớt được rất nhiều phiền toái sao?
Ngụy Du lắc đầu:
- Chủ công sai rồi.
Nếu người khác nói câu này, Lữ Bố đã đá tung bàn, rút kiếm xiên một phát, nhưng nói thế nào thì Ngụy Du cũng là lão sư của Lữ Bố.
Lòng có chút phật ý, nhưng Lữ Bố vẫn kiên nhẫn nói:
- Tiên sinh, Bố sai ở đâu, trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi, có gì không đúng.
- Chủ công cho rằng kẻ địch lớn nhất là ai?
Lữ Bố nghĩ rồi đáp:
- Viên Thiệu, Tiên Ti đều là đại địch của Bố.
- Vậy chủ công cho rằng giao phong với hai phía đó thì có mấy phần thắng?
Lữ Bố không đáp.
Ngụy Du nghiêm mặt nói:
- Tiên Ti tuy thế lớn, nhưng đã cực thịnh chuyển suy, Hòa Liên so với cha hắn, một là hổ, một là chó nhà. Có Trương Liêu và Từ Hoảng ở Sóc Phương kiềm chế, Hòa Liên dẫu có dã tâm cũng không có sức nam hạ, song Viên Thiệu lại khác. Chủ công cho dù thắng được hắn cũng không phải trong một vài ngày là được.
Những lời này rất trầm ổn, rất thẳng.
Lữ Bố dù kiêu cuồng, nhưng không phải là kẻ không biết đúng sai, nghe nói vậy cũng phải thừa nhận.
- Nếu chủ công giao phong với Viên Thiệu, vậy Công Tôn Độ và Phàn Trù, bất kể kẻ nào thắng lợi, thực lực ắt tăng vọt. Khi đó sao còn cam lòng ở Liêu Đông hoang vắng, một khi chúng sinh sự, chủ công sẽ hai mặt thụ địch đó.
Lữ Bố rùng mình:
- Nếu ta xua binh công chiếm Liêu Đông, Nhạc Lãng thì sao?
- Ha ha ha, tuy hai kẻ đó đánh nhau rất dữ, song vẫn xuất thân môn hạ một nhà. Nếu chủ công tiến đánh, chúng bỏ hiềm khích cũ nghênh chiến ngay. Chớ quên, còn có Viên Thiệu.
Lữ Bố mặt co giật, lão già này nhìn xa, ta không nghĩ nhiều như thế:
- Dám hỏi tiên sinh, Bố phải làm sao?
- Công Tôn Độ và Phàn Trù phải cùng tồn tại, kiềm chế lẫn nhau, như vậy hậu phương không lo, đợi chúng ta giải quyết Viên Thiệu xong mới đói phó với chúng. Khi ấy chúng ta hùng bá ba châu, hai cái mảnh đất nhỏ đó chẳng đáng nói.
Ngụy Du vuốt râu nói:
- Huống hồ, chúng ta có thể nhân cơ hội này bán cho Tây Vực vương một cái ân tình.
- Vì sao?
Ngụy Du cười khà khà:
- Đơn giản lắm, chúng ta cần Sóc Phương kiềm chế Tiên Ti. Chủ công cho rằng vị Tây Vực vương sẽ cam lòng ở đó cả đời sao? Quan Kỳ cho rằng, chính vì trừ ẩn họa hậu phương đó thôi, tới khi Tây Vực bình định ... Có một minh hữu như thế, vẫn hơn một kẻ địch phải không?
Những lời đi vào lòng người đó khiến Lữ Bố trầm tư:
- Phải giúp hắn thật à?
Ngẩng đầu nhìn Lai Oanh Nhi, thấy nàng đang chơi với con gái, căn bản không nghe bọn họ nói chuyện.
Lữ Bố không ưa Đổng Phi còn nguyên nhân không ai biết, đó là vì năm xưa Đổng Phi tặng Lai Oanh Nhi bài thơ gây oanh động, mà Lai Oanh Nhi thời đó quả thực vô cùng si mê Đổng Phi.
Cũng có người hỏi, vì sao Lữ Bố lấy được Lai Oanh Nhi mà sao Đổng Phi lại không được.
Đơn giản, chính thê của Lữ Bố chẳng qua là con gái của đại hộ, thương nhân thì nói gì tới địa vị xã hội, cho nên với thân phận Lữ Bố, muốn nạp thiếp thế nào cũng được.
Nhưng Thái Diễm là con gái Thái Phi Bạch, là tài nữ vang danh đương thời, thân phận địa vị đó, Đồng Phi có thể cưới Nhậm Hồng Xương và Đổng Lục, nhưng không thể cưới một ca kỹ, Thái Diễm tuyệt không chấp nhận.
Về sau Lữ Bố mới biết chuyện này, trong lòng không tránh khỏi khúc mắc, nên bái sư Ngụy Du, cũng là có ý chọc tức Đổng Phi.
Võ không đấu được, văn không so nổi, ngay cả thiếp cũng là vì Đồng Phi bỏ lại mới tới lượt, Lữ Bố làm sao mà dễ chịu được.
May là từ khi gả cho Lữ Bố, Lai Oanh Nhi chiều chồng dạy con, tỏ ra vô cùng nết na. Lữ Bố cũng yêu thương nàng, nên không nhắc lại chuyện cũ.
Trầm ngâm rất lâu Lữ Bố mới nói:
- Nếu đã thế thì phiền tiên sinh lấy danh nghĩa của ta gửi thư cho Công Tôn Độ và Phàn Trù, nói ta được Võ Công hầu nhờ cậy, mong hai bọn họ bãi binh, không được xung đột nữa. Nếu không nghe, ta liên thủ với một phe, đánh phe còn lại, đến lúc đó đừng trách ta không nể tình.
Phàn Trù không phải là kẻ thích thị phi, hắn giữ Nhạc Lãng, theo lời dặn của Đổng Trác, đả kích Tam Hàn. Xung đột này do Công Tôn Độ gây ra. Thực ra Công Tôn Độ đối diện với áp lực từ Phù Dư và Ô Hoàn, cũng muốn mở rộng hậu phương, nên mới sinh xung đột.
Dù Đổng Trác đã chết, nhưng Phàn Trù vẫn trung với Đổng gia.
Công Tôn Độ thì khác, hắn là kẻ có dã tâm, Đổng Trác chết, Quan Đông đại loạn, hắn liền có mưu đồ.
Nhận được thư của Lữ Bố, Phàn Trù tất nhiên không có ý kiến gì. Nhưng Công Tôn Độ chửi rủa luôn mồm, có điều hắn cũng hết cách, Liêu Đông thực sự không kháng cự nổi Lữ Bố.
Cho nên Công Tôn Độ nhìn sang Liêu Tây.
Hắn và Công Tôn Phạm cùng họ, song không có chút giây mơ rễ má gì.
Công Tôn Phạm ở Liêu Tây, tự lập một phe, chẳng những không nghe lệnh Lữ Bố, còn liên thủ với Ô Hoàn quấy nhiễu Liêu Đông.
Lữ Bố quyết định cùng Công Tôn Độ liên thủ giáp công Công Tôn Phạm, sau này phân chia Liêu Tây, làm tâm lý Công Tôn Độ bình hành không ít.
Năm Hưng Bình thứ tư, chiến sự Tây Vực đã tới hồi kết.
Ông Quy Mỹ bị đại tướng Việt Hề giết chết, quân Điển Vi đánh vào Ô Tôn, giết tới dưới Xích Kim thành. Nguyên Quý Mỹ không ngờ mười mấy vạn đại quân của Ông Quy Mỹ bị đánh cho tan tác nhanh như vậy, khi quân tới dưới thành thì phản ứng không kịp nữa, đành dâng thư quy thuận, bị áp giải tới huyện Hán An sống.
Tới đây đại chiến Tây Vực kéo dài một năm đã chính thức kết thúc.
Các lộ chư hầu hay tin Đại Uyển, Ô Tôn nối nhau diệt vong, cũng đều dâng sớ đầu hàng.
Đổng Phi không từ chối, đem hết những chư hầu này tới huyện Hán An, tự có Dương Tự phụ trách an bài, y chẳng buồn quan tâm.
Tây Vực bắt đầu một thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức dài.
Cùng lúc đó ở nơi khác.
Lô Long Tắc nằm ở phía đông núi Từ Vô, tọa lạc giữa hai núi một bên là Vân Sơn, một bên là Mai Sơn, đây là cánh cửa phía bắc của Liêu Tây, có địa vị chiến lược cực kỳ trọng yếu.
Ha ha, có lẽ có người hỏi, Lô Long Tắc à? Chưa nghe tới bao giờ, sao lại là cứ điểm chiến lược gì đó. À, nếu dùng tên đời sau hay gọi thì nó là Hỉ Phong Khẩu.
Toàn bộ Lô Long Tắc xây dựa vào núi, có ba đạo tường thành, tạo nên hệ thống phòng ngự chữ "Nhật" (日).
Tường ngoại vi cao năm trượng, rộng ba trượng, dài một trăm trường, dùng đá chất từ ngoài vào trong mà thành, giữa có thành lâu cao hai trượng, gọi là Vọng Nhật lâu. Thành lâu đặt trên Mai Sơn gọi là Mai Lâu, còn phía Vân Sơn thì gọi là Vân Lâu, giữa còn có một thành lâu tên là Lô Long Lâu.
Đây là tường thành xây để ngăn người Hồ xâm nhập, nên rất kiên cố.
Bên trong có binh doanh, có khó lương, chỉ cần không phải thằng ngốc cầm quân, ba nghìn tinh binh có thể ngăn mười vạn đại quân ngoài Lô Long Tắc một năm. Có thể nói chiếm hết thiên thời địa lợi.
Triệu Vân nhận được mệnh lệnh tới Lô Long Tắc.
Từ điểm này mà nói, Công Tôn Phạm không phải là kẻ ăn hại, hắn chẳng những điều Triệu Vân, Điền Dự từ Bạch Lang về, còn phong Triệu Vân làm chủ tướng Lô Long Tắc, có quyền tiền trảm hậu tấu, vật tư cung ứng có thể tùy ý do Triệu Ngọc chi phối.
Bản chất Triệu Vân là người cực kỳ có tình nghĩa.
Nếu Công Tôn Phạm còn phái người tới kiềm chế, hắn sẽ chỉ ứng phó cho có. Nhưng Công Tôn Phạm tỏ rõ tín nhiệm tuyệt đối, Triệu Vân sao có thể không dốc toàn lực?
Thế nên Điền Dự cười méo miệng:
- Chỉ sợ Tử Long không thể thoát thân khỏi Liêu Tây rồi.
Đúng thế thật, Triệu Vân đã quyết tử thủ ở Lô Long Tắc, hắn đứng trên thành lâu, nhìn cả căn cứ bận rộn, siết chặt lấy chuôi kiếm.
Chuyến này hắn phải đối diện với Lữ Bố.
Sau lần đánh nhau với Lữ Bố ở Hổ Lao Quan, Triệu Vân càng thêm khắc khổ tu luyện.
Phải nói là tư chất của hắn phi phàm, chỉ mấy năm đã hiểu hết được ảo diệu của cử trọng nhược khinh, mấy năm qua hắn mòn mỏi đợi ngày quyết chiến với Lữ Bố.
- Quốc Nhượng, ta thủ Vọng Nhật lâu, ngươi đi tọa trấn Lô Long Lâu.
Điền Dự nhíu mày:
- Tử Long, ngươi là chủ tướng sao có thể mạo hiểm? Để tra trấn thủ Vọng Nhật Lâu.
- Quốc Nhược, nếu nói quyết thắng trước trận, tung hoành giữa vạn binh thì ngươi không bằng ta. Nhưng bày mưu tính kế, tọa trấn trung quân, tùy cơ hành động thì ta kém ngươi rồi. Ngươi đừng tranh với ta nữa, có ngươi tọa trấn, ta mới có thể yên tâm chém giết ở tiền phương. Lô Long Lâu là trọng địa, Vân nhờ cả vào ngươi đó.
Triệu Vân nói thế rồi, Điền Dự còn lắc đầu được à?
Từng ngày lặng lẽ qua đi.
Sáu ngày sau đại quân của Lữ Bố kéo tới.
Đứng trên Vọng Nhật lâu, Triệu Vân dõi mắt nhìn xa, chỉ thấy cờ quạt rợp trời, khôi giáp sáng loáng, sĩ khí ngùn ngụt.
Một con ngựa đỏ rực xông ra ngoài trận, đại tướng trên ngựa đội mũ hoàng kim, áo choàng đỏ.
Điền gia là đại tộc, Điền Dự bỏ tiền ra mua bảo mã từ Trương Dịch, bao gồm giúp trên người Triệu Vân cũng tới từ Tây Vực, chẳng hề kém trang bị của Lữ Bố, đương nhiên so với Xích Thố của Lữ Bố, Bạch Long của Triệu Vân còn kém một bậc.
Cho dù là thế, trong số những võ tướng Đại Hán, trang bị như thế cũng được xem như là đỉnh cấp rồi.
Triệu Vân phóng ngựa ra, Bạch Mã lắc bờm quẫy đuôi, ngửa cổ hí vang. Xích Thố chẳng chịu kém, vó ngựa cào đất, phát ra tín hiệu khiêu chiến.
Lữ Bố thấy Triệu Vân, không khỏi thầm ngạc nhiên. Công Tôn Phạm là con chó trông nhà, sao có mãnh tướng cỡ này.
Tới tầm của Lữ Bố, nhìn một cái là biết đối thủ cao thấp, Triệu Vân này bản lĩnh không kém đâu.
Lữ Bố là kẻ cao ngạo, ghìm cương quát:
- Tướng địch báo danh, Phương Thiên Hoa Kích không giết hạng vô danh tiểu tốt.
Đó là Triệu Vân mới thế, đổi lại là võ tướng bình thường, Lữ Bố đã chẳng thèm nói một lời xông ngựa tới cho một kích mất mạng rồi. Hắn hỏi tên là coi trọng Triệu Vân.
Từ sau trận chiến Hổ Lao Quan đã qua sáu năm, tên tiểu tử ngây ngô ngày nào đã trưởng thành.
Triệu Vân năm nay 27, vừa vào trạng thái đỉnh phong, nghe Lữ Bố hỏi, quát trả:
- Thường Sơn Triệu Tử Long.
Dứt lời cầm thương giục ngựa phóng về phía Lữ Bố.
Lữ Bố chẳng thèm nói, Xích Thố duỗi người vọt đi nghênh đón.
Tốc độ của cả hai con ngựa đều kinh khủng, Lữ Bố vung kích vù vù, Triệu Vân múa thương rợp bóng, chớp mắt thương kích chạm nhau, hai con ngựa đều chấn động.
Bạch Long lắc đầu húc Xích Thố, Xích Thố dựng chân đạp Bạch Long, hai tướng giao phong, ngựa cũng không chịu nhàn rỗi.
"Cheng!" Vũ khí va chạm, hai con ngựa hí liên hồi.
Xích Thố lùi liền mấy bước, Bạch Mã lùi tới mười mấy bước, thiếu chút nữa quỵ xuống đất.
Triệu Vân tay tê rần.
Lữ Bố cũng thầm nhủ :" Tiểu tướng này chẳng ngờ có bản lĩnh như thế? Đón được kích này của ta, không kém Đình Hầu sáu năm trước.
- Tiểu tử, giỏi lắm.
Lữ Bố sinh lòng mến tài, có ý thu phục Triệu Vân.
Nhưng Triệu Vân không cho hắn cơ hội, thương lần nữa đâm ra.
Thương pháp của Triệu Vân cực kỳ quỷ dị, nhìn như đã dốc toàn lực, song mỗi chiêu đều có dự phòng. Lữ Bố mà dốc toàn lực đón tiếp, thế nào cũng chém vào khoàng trống.
Đã thế thương của Triệu Vân lại như con rắn, đa số là ở thế thủ, đợi Lữ Bố đánh hụt là bổ tới cắn, thừa lúc sức cũ đã hết, sức mới chưa sinh, xuất thần nhập hóa, không đề phòng nổi.
May đối thủ là Lữ Bố, không thì đã mất mạng lâu rồi.
Lữ Bố công như cuồng phong bạo vũ, một chiêu là trí mạng. Triệu Vân phòng thủ, nhưng ẩn dấu sát cơ.
Hai người đánh nhau từ chính ngọ tới hoàng hôn, hai quân gõ thủng không biết bao trống, binh sĩ la hét cũng khản cổ.
Dần dần, Triệu Vân không cầm cự nổi nữa.
Dù sao Lữ Bố cũng là Lữ Bố, từng trải trong ba biến ảo, kinh nghiệm phong phú hơn Triệu Vân nhiều.
Lại đánh thêm mười hiệp nữa, Lữ Bố đột nhiên chuyển kích sang tay phải, người trên ngựa nghiêng đi, tránh một thương của Triệu Vân, nắm lấy cán thương. Triệu Vân không hoảng, thuận thế đẩy thương tới, đợi ngựa sượt qua nhau, rút bảo kiếm chém Lữ Bố.
Chiêu này quỷ khốc thần sầu.
Lữ Bổ không kịp đề phòng, kinh hãi hét lên, buông thương ra, người luồn xuống, bảo kiếm chém đứt búi tóc. Có điều Triệu Vân chém xong kiếm này thì Bạch Long cũng không gượng được nữa, hai chân trước nhũn ra, quỵ xuống đất, Triệu Vân ngã lăn lông lốc, Lữ Bố nhìn thấy, mặc kệ tóc tai tán loạn, múa kích đâm tới.
Đánh nhau nửa ngày, lại ngã một cú mạnh như thế, Triệu Vân cũng thấy xương khớp tan rã, nhìn Phương Thiên Hoa Kích đâm xuống, chỉ biết thầm kêu :" Mạng ta xong rồi!" Nhắm mắt lại, nhưng được ác chiến với mãnh hổ, bình sinh đủ rồi, không còn nuối tiếc nữa
Bản đồ Tam Quốc, scan không tốt nhưng có thể gõ tìm địa danh.
Tích tắc Triệu Vân ngã xuống, trong quân Liêu Tây một người vọt ra.
Người này mình cao chín xích, vai rộng eo vượn, nhưng là tướng bộ ha, mặt như cái đít nồi, hai đôi mắt sắc như cương châm, người mặc giáp da trâu, lưng đeo thương, tay cầm một cây đồng côn to như trứng ngỗng, ánh lên sắc lạnh.
- Hây a, gia nô ba họ, đừng đả thương đại nhân nhà ta.
Hắn không cưỡi ngựa, nhưng tốc độ không kém cưỡi ngựa, vừa chạy vừa rút thương trên lưng, ném về phía Lữ Bố, một rồi hai ba cây.
Thủ pháp liên hoàn cực kỳ tinh xảo.
Mũi thương nhanh như chớp giật, thoáng cái đã tới mặt Lữ Bố, Lữ Bố đành thu kích, dùng chiêu Tam Dương Khai Thái, đánh bay cả ba mũi thương đi.
Nhân cơ hội đó, Triệu Vân dùng chiêu Lại Lư Đả Cổn ( Lừa già lộn mình), đứng dậy.
Đại hán đen xì đã tới, còn cách Lữ Bố năm bước, hai chân đạp đất vọt lên:
- Nếm một gây của gia gia đây.
Đồng côn vù một tiếng giáng xuống đầu Lữ Bố, tốc độ nhanh tới mức để lại tàn ảnh trên không trung. Lữ Bố vội giơ Phương Thiên Họa Kích lên đỡ, côn kích va chạm, phát ra tiếng vang lớn, dù là Xích Thố, bảo mã thiên hạ khó tìm cũng chịu không nổi, lui lại mấy bước, Lữ Bố thì thấy tai ù ù, tay như mất tri giác.
Thằng bán than này khỏe quá!
Không đợi Lữ Bố kịp thở lấy hơi, đại hán đen xì múa côn xử ra một chiêu Thu Phong Lạc Diệp, đồng thời hét:
- Quét chân ngựa này.
Xích Thố hí vang, vó trước dựng lên, tránh được côn này, vó ngựa vừa hạ xuống đất, đồng côn đã xoay tròn đâm tới:
- Đâm tim này.
Một côn ba chiêu, nhanh mà liền mạch, Lữ Bố phát hoảng giơ kích đỡ, đẩy đại hán đen xì ra. Đại hán đó vừa rơi xuống đất, vẫn là chiêu cũ rống lớn:
- Lần nữa nào, đập đầu này.
Trong quân Lữ Bốc, Hách Manh phụ trách áp trận.
Trước đó Triệu Vân và Lữ Bố đánh không phân thắng bại, giờ lại bị tên đen thui kia đán cho luống cuống, lòng thất kinh:
- Phi Hùng quân, theo ta xung phong.
Bên kia Điền Dự cũng dân quân Liêu Tây đánh tới Vọng Nhật Lâu, hét:
- Tử Long đừng lo, ta tới đây.
Hách Manh đã đâm thương tới.
Triệu Vân không kịp nhặt ngân thương, thấy đại thương đâm đến, lách người qua, đưa tay nắm lấy cán thương, tay dùng sức, đồng thời tay cầm Can Tương thuận theo cán thương chém luôn.
Nói ra thì Hách Manh không phải tệ, được Lữ Bố nhìn trúng từ thời ở Tịnh Châu, hơn nữa liệt vào lục kiện tướng, nhưng đem sao với Triệu Vân, không phải là kém một hai phần.
Kiến của Triệu Vân thoáng cái đã tới mặt Hách Manh, Hách Manh theo bản năng né tránh, tay buông thương. Song chiêu của Triệu Vân luôn ẩn hậu chiêu, tới gần Hách Manh lại biến chiêu, mũi kiếm đâm lên, máu tươi bắn ra.
Can Tương là tên đại sư rèn kiếm thời Chiến Quốc luyện ra, nghe nói do vợ chồng cùng rèn, phân thành hai thanh, thanh đực tên Can Tương, thanh cái tên Mạc Tà, có thể nói chém sắt như bùn.
Bảo kiếm đã sắc, Triệu Vân biến chiêu lại nhanh, Hách Manh né không kịp, kêu thảm một tiếng, bị Can Tương đâm vào bụng, rạch từ dưới lên, liền ngã xuống trong đám bụi.
Triệu Vân tung mình lên ngựa của Hách Manh, bốn tên U Châu quân vọt tới.
Mặc dù không thuận tay lắm, nhưng trường thương của Hách Manh trong tay Triệu Vân như có sinh mạng, vung ra như Giao Long Xuất Hải, bóng thương đi tới, U Châu quân đi đầu bị gạt xuống ngựa, nhân mã hai bên xô vào nhau.
Bên kia, Lữ Bố và đại hán đen xì đã phân cao thấp.
Đại hán đen xì kia đánh đi đánh lại cũng chỉ có ba chiêu, sau vài hiệp đã bị Lữ Bố mò thấu rồi, hắn sao còn là đối thủ của Lữ Bố nữa, may thay Triệu Vân kịp tới, cùng hắn liên thủ kháng cự Lữ Bố.
Song phương huyết chiến dưới Vọng Nhật Lâu một canh giờ mới thu quân.
Với quân Liêu Tây mà nói, cái danh Ác Hổ Lữ Bố như sâm nổ bên tai, nghe Lữ Bố đánh tới, tên nào tên nấy sợ run cầm cập, không ngờ chủ tướng của mình đánh ngang với Lữ Bố.
Ai có chút nhãn lực đều nhìn ra, nếu chẳng phải Bạch Long thua Xích Thố, đúng là khó nói kết quả.
Thế là quân Liêu Tây cực kỳ phấn chấn, đánh hòa một trận này đã là đại thắng rồi.
Tuy nhiên trong lòng Triệu Vân biết rõ, cho dù hắn có bảo mã lương câu sánh ngang Xích Thố chăng nữa, đánh tiếp vẫn kém Lữ Bộ một bậc. Có điều sau khi quay về Vọng Nhật Lâu, điều Triệu Vân quan tâm là, trong quân mình ai dè lại có một mãnh tướng.
Sai người gọi đại hán đen xì tới, tên đó tuy làm Lữ Bố rối lên một hồi, nhưng về sau ... Trên người quấn băng trắng, miệng nhai thịt khô, tay cầm bánh lớn, đứng trước mặt Triệu Vân cười như thằng ngốc.
Triệu Vân không có ấn tượng gì về hắn, hỏi:
- Hán tử, ngươi tên là gì, người phương nào?
Hán tử đen đúa nuốt miếng thịt, ngoạc miệng cười:
- Đại nhân, thuộc hạ là Hắc Phu, người Ô Hoàn.
Triệu Vân càng lấy làm lạ:
- Nếu đã là người Ô Hoàn, sao lại ở trong quân ta?
- Thuộc hạ tuy là người Ô Hoàn, song bị Đạp Đốn bán tới Liêu Đông Tiên Ti, sau được đại nhân cứu.
Té ra là một nô lệ.
Khi đó hắn vừa mới tới thành Bạch Lang, người Ô Hoàn bắt được một nhóm người hán, chuẩn bị bán tới Liêu Đông Tiên Ti làm nô lệ, trên đường vận chuyển bị Triệu Vân chặn lại, đại đa số nô lệ bỏ đi, có điều số ít ở lại ra sức trong quân, hẳn Hắc Phu gia nhập vào lúc đó.
Nhưng Triệu Vân vẫn kỳ quái.
Khi đó tuy hắn không để ý tới những nô lệ đó, có điều hắn nhớ bọn họ đi hết rồi cơ mà.
- Hắc Phu, khi đó ta thả ngươi, sao còn không về nhà?
- Không ... Không còn nhà nữa.
Khuôn mặt thật thà của Hắc Phu có chút đau thương:
- Nhà của thuộc hạ bị Đạp Đốn hủy rồi, đi Ô Hoàn chẳng phải chỉ còn đường chết? Hơn nữa đại nhân cho Hắc Phu cái ăn cái mặc, ở Bạch Lang Thành rất vui. Nếu đại nhân không chê, Hắc Phu theo theo đại nhân.
Điền Dự ở bên nghe khẽ gật đầu:
- Tử Long, ta thấy Hắc Phu khá vũ dũng, hay là ngươi giữ lại làm thân binh đi.
Triệu Vân nghĩ rồi nói:
- Hắc Phu, ngươi muốn làm thân vệ của ta không?
- Có được ăn no không?
Triệu Vân và Điền Dự cười phá lên:
- Đương nhiên, ngươi ăn bao nhiêu cũng không thành vấn đề.
- Vậy Hắc Phu đồng ý.
Điền Dự phái người thay y phục cho Hắc Phu, sau đó bảo với Triệu Vân:
- Tử Long, hôm nay ngươi đánh ngang ngửa với Lữ Bố, hắn không chịu đâu. Ta đoán sáng mai hắn sẽ tấn công Vọng Nhật Lâu dữ dội nhất.
- Quốc Nhượng yên tâm, ngày nào còn có Vân đây, Lữ Bố chờ hòng công phá Vọng Nhật Lâu.
Điền Dự suy đoán không sai.
Lữ Bố tới từng đó tuổi, cho dù đánh với Đổng Phi, hay là ở Vân Trung bị Viên Thiệu đánh lén cũng chưa bao giờ khốn đốn như vậy, với cái tính cao ngạo, sao hắn nuốt trôi cục tức ấy.
Sáng hôm sau, Lữ Bố tới dưới Vọng Nhật Lâu thách đánh, nhưng Triệu Vân không thèm để ý. Lữ Bố thẹn quá hóa giận, Lữ Bố điên cuồng công kích Lô Long Tắc.
Dựa vào địa hình hiểm yếu của Lô Long Tắc, Triệu Viên kiên thủ không ra, chỉ mấy ngày, dưới Vọng Nhật Lâu xác chất đầy đồng.
Lữ Bố tổn thất khá lớn, nhưng dùng chiêu nào Triệu Vân cũng lờ đi, hắn một mình ngồi trong đại trướng, buồn bực uống rượu :" Từ khi ta xuất đạo tới nay, trừ con hổ điên đó thì chưa có ai làm ta vất vả thế này? Tên Triệu Vân đáng hận đó từ đâu mà ra, sao trước kia không biết?"
Chẳng trách được, năm xưa ở Thành Cao thì Lữ Bố đã vang danh thiên hạ, Triệu Vân còn vô danh, tuy có giao thủ, nhưng Lữ Bố làm sao nhớ nổi.
Không hạ được Lô Long Tắc, còn mất đại tước Hách Manh, e thiên hạ chê cười.
Đang rầu rĩ thì có thân binh tới báo Điền Trù áp tải lương thực tới, Lữ Bố mừng rỡ, vội đứng dậy nói:
- Mau mau mời vào.