Sau đó lại một màn vận hành mở ra đại môn, mọi người lại từ từ đi vào luồng sáng kia, hai người Liễu Thiên cũng không ngoại lệ.
Trước khi rời đi, Liễu Thiên khẽ quay đâu nhìn ra phía ngoài một chút rồi mới bước vào đại môn đầy ánh sáng kia. Hắn lúc này bỗng cảm thấy hơi buồn nhưng đời là vậy, mỗi người một con đường nên hắn chỉ cầu mong sao mọi thứ tốt lành đến với Đoàn Linh Hiên mà thôi.
Chỉ một lúc, ánh sáng do đại môn biến mất, đại điện lộng lẫy này đã không còn một ai từ Kỳ Nhân Các đến cả, ở đây chỉ còn sự uy nghĩ lộng lẫy và lạnh lẽo mà thôi.
Phía ngoài đại điện, trung niên gầy gò cũng quay người bay đi, nhiệm vụ của gã đã hết.
…
Kỳ Nhân các nằm giữa Xuân Dương nguyên, diện tích rộng lớn vô cùng, ở đây có nhiều khu rộng lớn với nhiều công trình và các cảnh vật tuyệt đẹp. Một trong số đó là khu ngoại viện – một trong năm khu lớn của Kỳ Nhân các. Ngoại viện có khuôn viên tầm ngàn mẫu, nhìn sơ qua thì nó phải bằng một thành phố lớn ở thời hiện đại.
Trong thành phố này lại chia ra làm mười sáu khu, phân biệt là mười hai khu thường và bốn khu đặc biệt. Mỗi một khu là một khuôn viên hình bát giác hoặc ngũ giác tất cả đều có chu vi lên đến mấy chục dặm. Giữa các khu lớn này là những quang cảnh thiên nhiên như rừng cây hay hô nước, những dãy núi nhỏ cao tầm mấy chục trượng hay những con suối nhỏ,… Ở giữa các vùng này cũng có những công trình của con người như là đình, viện, trai, hiên, dãy nhà nhỏ cho quản sự hay người gác, hoa viên, đại trường, tượng đai, vv…
Đội mười hai như những đội bình thường khác, khuôn viên cũng là một hình bát quái khổng lồ. Nó có tám cung là càn, đoài, ly, trấn, khôn, cấn, khảm và tốn. Mỗi một cung này đều là một hình thang có diện tích tầm trăm mẫu, bên trong có nhiều công trình lớn đồ sộ, nhiều dãy nhà, nhiều sân bãi để luyện tập, đồng thời trong đây cũng có những rừng cây nhỏ, hoặc một số tán cổ thụ lớn.
Tại cung chữ Càn, trên sân tập của tân quán, dưới cái nắng gắt giữa chiều, Liễu Thiên đang cửi trần luyện kiếm.
Ngày hôm nay, đã gần một tuần kể từ khi hắn từ Văn Đài trở về. Sau khi trở về thì một hai ngày sau thì hắn biết tin Tằng Nhất đã thành công đột phá lên Khai Minh cảnh. Hà Minh thì cũng sắp tiến vào đệ bát trọng nên hắn càng phải cố gắng hơn để không bị bỏ lại.
Mà lúc này, đa số hai tên kia đều luyện tập võ học và dị thuật ở chỗ khác, trên sân tập rộng lớn này chỉ có một số ít người như Liễu Thiên luyện tập mà thôi. Trong lúc ăn uống, Liễu Thiên nghe họ cứ nói chuyện về hỏa thuật phong thuật rồi cách vận hành chân nguyên càng làm cho Liễu Thiên cảm thấy nguy cơ bị bỏ lại và điều đó kiến hắn càng chịu khó luyện tập hơn.
Nhưng có một điều làm hắn đau đầu chính là trong những ngày qua hắn tu luyện nguyên thần vẫn không làm cho “thiên tinh” thức tỉnh nên đan điền của hắn bây giờ lúc nào cũng trống rỗng. Cảnh giới xây dựng đan điền vẫn như vậy, một tuần không tu luyện thêm được một chút nào cả. Nguyên thần cứ vào đến đâu là biến mất đến đấy!
Mỗi lần tu luyện Liễu Thiên đều quan sát thiên tinh kia thì thấy “thiên tinh” kia bình thường vẫn nằm im bất động nhưng khi có nguyên thần tiến vào thì nó lại xoay tròn rồi hấp thụ hết. Nó cứ như một cái động không đáy vậy, Liễu Thiên đang lo lắng không biết khi nào thì nó mới tích đủ nguyên thần để sinh ra chuyển biến?
Đối với hắn thời gian không có nhiều, mà “thiên tinh” này lại cứ như thế này vài năm thì coi như con đường dị giả của hắn đến đây là kết thúc..
Tuy vậy, Liễu Thiên vẫn không ngừng cố gắng, hắn biết đúng ra hắn thành phế nhân rồi nhưng Đồng đại ca đã giúp hắn có cơ hội thì hắn sao giám lơ là luyện tập. Hắn biết những hiện tượng này chỉ là thử thách ban đầu trên con đường hắn phải đi mà thôi. Hắn là ai chứ, làm sao có thể yếu đuối gặp chút khó khăn đã lùi bước được. Vì vậy mọi việc tu luyện của hắn vẫn diễn ra như thường, không những thế hắn còn chịu khó hơn bình thường nữa.
Luyện kiếm một hồi, Liễu Thiên liền chuyển qua luyện khinh công. Mà chủ yếu là hai bộ Nhàn Hành và Lưu Thủy bộ mà thôi, Tam Bộ Di hắn vẫn chưa đủ trình để luyện.
Sau một quãng thời gian luyện tập thì Nhạn hành của hắn cũng có chút tiến triển. Nhưng do nguyên thần trong cơ thể của hắn đã cạn kiệt lên sử dụng nhạn hành cũng chỉ nhảy được gần năm mét mà thôi.
Lúc này, hắn lại lấy Lưu Thủy bộ ra luyện, địa điểm luyện chính là rừng trúc phía cuối sân tập.
Ánh nắng mặt trời phía Tây trải đều trên rừng trúc, thỉnh thoảng có những tia sáng lọt qua khe lá chiếu xuống đất. Liễu Thiên lách qua những cây trúc ở đây tiến sâu vào phía trong rừng trúc.
Nói là rừng chứ thực chất nó không rộng lắm, Liễu Thiên chỉ đi mấy chục trượng là đã vào đến trung tâm của rừng trúc này. Lúc này, Liễu Thiên nhìn quanh một lượt rồi nhắm mắt hồi tưởng lại cái gì đó.
Sau tầm năm phút, hắn mở mắt ra bắt đầu chạy đi.
Lưu thủy bộ không kích tốc mà làm tăng khả năng linh hoạt cùng phản xạ của người tu luyện. Luyện đến đại thành có thể di chuyển linh hoạt uyển chuyển qua mọi địa hình hay vật cản mà không giảm tốc độ so với tốc đô di chuyển trên địa hình phẳng.
Hiểu được tạc dụng của bộ pháp, Liễu Thiên bắt đầu luyện tập chạy xuyên qua rừng trúc này, hắn lách bên trái rồi rẽ bên phải, nghiêng trước ngả sau liên tục. Nhìn thì có vẻ rất uyển chuyển linh động, có thể vượt qua từng cây trúc một. Nhưng một điều quan trọng chính là quá chậm.
Hắn uốn éo một hồi cũng chỉ di chuyển được hơn ba trượng trong rừng trúc này mà thôi. Nếu so với lúc chưa thi triển Lưu thủy bộ có khi còn kém hơn.
Nhìn lại quãng đường mình đi được, Liễu Thiên lắc đầu lẩm bẩm: “Nước chảy từ cao xuống thấp, gặp cứng liền tránh gặp mềm liền xuyên, gặp khe thu nhỏ, gặp ghềnh dâng cao,…Lưu thủy bộ lấy biến hóa làm đầu, không cứng nhắc ở một cách di chuyển mà là thay đổi liên tục, thích hợp với mọi vị trí, mọi địa hình hay chướng ngại vật.”
Thế rồi hắn lại thực hành nhưng kết quả cũng không khả quan cho lắm, hắn chạy vài bước lại đập mặt vào một cây, vài bước lại kẹt chân, vài bước lại vấp ngã nhìn rất chật vật.
“Bộ tiến tiên, nan phi thoái, động vi chuyển, hành vi phi, cản tất di, di tinh bố, mục hướng không, tâm hướng túc,…” Liễu Thiên bò dậy lại mở cuốn Lưu Thủy bổ ra vừa nhìn hình vừa nhẩm lại một lượt tâm pháp.
“Vừa đọc vừa thực hành!” Liễu Thiên đã đưa ra quyết định của mình.
Thế là hắn bắt đầu vừa di chuyển qua từng cây trúc trong rừng vừa đọc khẩu quyết.
Nếu bây giờ có ai nhìn thấy Liễu Thiên rất có thể đã bảo hắn là một tên tâm thần. Hắn giờ vừa lăn qua lăn lại giữa các cây trúc vừa đọc lên những câu rât khó hiểu. Nhìn hắn không khác gì một con khỉ quên cách leo cây cả.
Cứ như vậy thời gian một canh giờ trôi qua, Liễu Thiên mồ hôi ướt áo đi từ trong rừng trúc ra.
“Xem ra câu văn ôn võ luyện quả nhiên không sai! Những loại võ học này không thể một sớm một chiều có thể luyện thành được!” Liễu Thiên vừa đi vừa suy nghĩ về buổi tập hôm nay.
Buổi tập hôm nay đã là buổi thứ ba Liễu Thiên luyện môn bộ pháp này. Thế nhưng hôm này dù Liễu Thiên vừa di chuyển vừa đọc khẩu quyết nhưng vẫn chưa thực hành được. Sau một canh giờ, hắn cũng chỉ thấy tốc độ tăng lên một chút mà thôi, xem ra để luyện thành Lưu thủy bộ thì còn cả một quãng đường gian nan phía trước.
Lúc này, trời đã về tối, đám đệ tử trên sân cũng ra về gần hết, Liễu Thiên cũng thu đồ khoác lên vai rồi bắt đầu chạy đi.
Liễu Thiên cũng biết tốc độ của Lưu Thủy bộ nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ chạy ở địa hình phẳng của hắn nên ngày nào hắn cũng luyện chạy bộ. Ngày nào Liễu Thiên cũng kết thúc buổi tập bằng năm vòng quanh sân tập mười mẫu này rồi mới về.
Tối đến, sau một canh giờ tu luyện, Liễu Thiên quyết định từ hôm này hắn phải dành thời tu luyện Như Hải Vô Tịnh công lên đệ nhị trọng.
Đúng ra khi tu vi tiến lên Linh cơ cảnh đệ tứ trọng thì mới tu luyện tầng công pháp tiếp theo nhưng Liễu Thiên thì lại tu luyện công pháp trước. Nguyên nhân chính là hắn bây giờ có thiên tinh trong đan điền, việc tu luyện chắc chắn sẽ không có kết quả trong một thời gian dài. Mà thời gian này công pháp không tăng tiến thì Liễu Thiên càng cảm thấy lo lắng về tương lai tu luyện của mình. Vì vậy hắn đã quyết định vẫn cứ theo tiến độ tu luyện công pháp mà tiến hành.
Đúng tiến độ thì hôm nay tu vi của hắn cũng phải đến đệ tứ trọng rồi nên công pháp cũng phải tăng tiến một tầng mới đúng.
Công pháp Liễu gia – Như Hải Vô Tịnh công bảo gồm cửu trọng.
Đệ nhất trọng Nhất Tụ Chân Hải. Trong trọng này công pháp sẽ vận chuyển nguyên thần vào đan điền theo hình xoăn ốc. Khi này chính là từ điểm Thủy Khởi một đường nguyên trường lực có dạng xoắn liên tục điều khiển nguyên thần di chuyển ra vào đan điền. Nguyên thần khi ở dạng tĩnh tu* thì như một dòng xoắn từ ngoài vào trong tâm của đan điền. Vòng xoắn này sẽ di chuyển ngược lại nếu chuyển sang trạng thái động công.
*(Tĩnh tu là trạng thái ngồi thiền hấp thụ linh khí và chuyển hóa chúng thành nguyên thần rồi tích trữ trong đan điền. Động công là trạng thái vận dụng nguyên thần trong đan điền đi ra ngoài cơ thể để sử dụng. Hai trạng thái này ngược nhau nên trong tu luyện không thể cùng xảy làm một lúc được!)
Đệ nhị trọng là Nhị Tụ Song Hải, Liễu Thiên cũng biết cách tu luyện rồi. Đệ nhị trọng chính là từ điểm Thủy Khởi tạo thêm ra một đường nguyên trường lực nữa để tạo ra một vòng xoáy nguyên thần thứ hai tiến vào đan điền. Khi này cùng lúc sẽ có hai dòng nguyên thần vận chuyển ra vào đan điền. Nói là hai dòng nhưng nó không thể vận chuyển ngược nhau được. Nó vẫn được điều khiển dưới sự vận hành của điểm Thủy Khởi(với Liễu Thiên là thiên tinh) nên dù là hai dòng nhưng vẫn di chuyển cùng chiều và cùng nhịp.
Như vậy khi đạt được đệ nhị trọng của công pháp này thì tốc độ vận hành nguyên thần đã tăng lên gấp đôi, và tốc độ tu luyện đã tăng lên khoảng hai thành.
Tại sao lại tăng ít như vậy? Nguyên nhân rất đơn giản, đó chính là tốc độ vận hành nguyên thần chỉ là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tu luyện mà thôi. Tốc độ tu luyện như đã nói phụ thuộc và hai yếu tố là khách quan và chủ quan.
Khách quan có thể nói là mật độ linh khí, linh dược, đan dược phụ trợ, linh thạch, ngoại nhân trợ giúp,.. nói chúng là ngoại lực.
Chủ quan là độ mở của mao mạch, tốc độ tổng hợp linh khí thành nguyên thần của tế bào, lực hút và đẩy nguyên thần của điểm thủy khởi, độ thông thoáng của kinh mạch huyệt đạo và cuối cùng là tốc độ và tỉ lệ tích tụ tạo dựng thành đan điền. Vì vậy mà tăng lực hút đẩy nguyên thần gấp đôi thì cũng chỉ tăng khả năng tu luyện lên khoảng hai thành mà thôi.
Mỗi một bộ công pháp khi tiến giai chính là tăng tốc độ của một trong những mặt trong yếu tổ chủ quan trên. Nhưng đa số công pháp khi tiến giai đều tăng tốc độ tích tụ tạo thành đan điền hay chính là giảm lượng nguyên thần hao hụt trong quá trình tu luyện đi. Một số dạng công pháp khác thì tăng tốc độ khác, trong đó bao gồm cả công pháp của Liễu Thiên.
Mà trong các dạng tăng tiến thì tăng tiến tốc độ và lượng nguyên thần trong một chu kỳ vận hành là khó nhất. Nó chính là thay đổi tốc độ cơ bản của nguyên thần trong đan điền và kinh mạch. Đồng thời cũng chính là tăng khả năng điều động nguyên thần để chiến đấu – điều mà chỉ tăng tu vi mới đạt được. Công pháp của Liễu Thiên chính là một dạng như vậy!
Bắt đầu tu luyện công pháp, Liễu Thiên vẫn như thường ngồi xuống nhập định tiến hành hấp thụ linh khí. Như những người khác thì trong đan điền có nguyên thần thì Liễu Thiên không nhất thiết phải hấp thụ linh khí thêm nữa mà chỉ việc luyện tập vận hành nguyên thần luôn. Nhưng đáng tiếc là nguyên thần của hắn đã bị thiên tinh hút hết, thế nên hắn muốn có nguyên thần luyện tập thì phải hấp thụ linh khí và tổng hợp thành nguyên thần.
Đồng thời, nguyên thần của hắn đảm bảo chỉ đi vào đan điền theo một chu kỳ là sẽ biến mất, vì thế đối với hắn việc diễn luyện ra một nguyên trường lực lại càng không đơn giản. Người thường luyện khó một thì Liễu Thiên lại khó hơn mấy lần.
Liễu Thiên dùng dược liệu xong, hắn bắt đầu vận hành công pháp.