• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Kiểm của Thiết Thành là một thanh kiểm rèn theo kiểu cổ điển, cả thanh kiếm dài khoảng gần một mét rưỡi, cán kiếm đủ dài để cầm cả được hai tay. Lưỡi kiếm ra ngoài nắng ánh lên màu xanh bạc, Thiết Thành bảo nó được rèn từ Thanh Thiết, bột đá Huỳnh xa, Kim xa... tỉ tỉ những kim loại mà Phong nghe đến váng đầu mà chẳng nhớ được tên nào, tạo thành hợp kim để làm lưỡi kiếm.

Kiếm làm từ cách cổ điển có thể tự phục hồi những hỏng hóc nhỏ nếu chủ nhân của nó ôn dưỡng thường xuyên bằng “thẩm thấu”. Có rất nhiều thanh kiếm cổ điển nếu chủ nhân dùng càng nhiều thì nó thậm chí càng mạnh hơn, phù hợp hơn, lưỡi kiếm càng sắc bén và cứng cáp hơn. Thanh kiếm của Thiết Thành theo ông từ hồi chiến tranh biên giới Đông Thiên Quốc, trải qua hàng chục trận chiến lớn nhỏ nhưng nhờ được ôn dưỡng tốt lưỡi kiếm vẫn sắc bén như mới, mà có khi còn hơn cả thế. Mỗi thanh kiếm nếu phù hợp làm bạn với kiếm sĩ đều được họ đặt tên, tên kiếm của Thiết Thành tên là Khinh ( nhẹ). Thiết Thành thoải mái cho Phong mượn kiếm của mình xem để tham khảo, thường thường kiếm là vật riêng tư, nhưng ông cũng có tuổi rồi chẳng giấu làm gì. Thiết Thành cũng định truyền nghề cho hai kiếm sĩ thực tập này, coi như là không mai một đi một thời huy hoàng của một quân nhân. Phong cẩn thận nâng kiểm lên xem xét, cả thanh kiếm hình như đúc liền khối nhưng trọng lượng riêng của cán kiếm, hộ thủ, lưỡi kiểm lại khác nhau, có vẻ như đây là tinh hoa của phái cổ điển. Kết cấu của chuôi với hộ giáp không có gì đặc biệt, riêng phần lưỡi kiếm thì khá kì lạ: ở giữa thanh kiếm nếu quan sát kĩ thì có màu nhạt hơn, trọng lượng cũng nhẹ hơn, đỉnh lưỡi lại nặng hơn một chút. Phong mang thắc mắc đi hỏi Thiết Thành, ông cười cười giải thích:

- Sở dĩ nó thiết kế như vậy là để phù hợp với cách đánh và bí chiêu của ta. Còn bí chiêu của ta là gì thì bao giờ cậu học xong phần cơ bản ta sẽ giới thiệu.

Mỗi kiếm sĩ đều sở hữu một hay hoặc nhiều bí chiêu, bí chiêu được tạo thành từ sự kết hợp ma năng và vũ khí cùng với những yếu tố khác. Có những bí chiêu có thể truyền dạy từ người này sang người khác, nhừng cũng có những bí chiều do điều kiện ngặt nghèo nên có khi chỉ có một người dùng được. Sở dĩ gọi nó là bí chiêu đơn giản là vì tính bí mật của nó, nếu chiêu thức ai cũng biết rồi né được nó, thì đấy không phải là bí chiêu nữa. Mỗi một kiếm sĩ đều cố gắng sáng tạo ra bí chiêu của mình, một là làm vũ khí bí mật, hai là mỗi kiểm sĩ đều có sự cao ngạo của mình, bí chiêu làm nên một phần cao ngạo ấy. Cách đánh của Thiết Thành xuất phát từ quân đội, nó đơn giản không nhiều biến hóa nhưng cực mạnh. Vì tính thực dụng cao nên nó rất phổ biến, dần dần cũng trở thành trường phái đánh kiếm được lưu truyền rộng rãi, thời đại hiện đại hóa những cái gì càng thực tiễn người ta càng ưu tiên. Cách đánh này cũng được chia làm nhiều loại gọi là “thức”, Thiết Thành sử dụng “toái thức” kết hợp từ sự bùng nổ của “bạo thức” và xuyên thấu của “thấu thức”.

Để Phong mục sở thị, Thiết Thành cầm kiếm lên rồi mạ nó bằng nội lực của mình sau đó chém vào thân cây ở gần. Dưới tác động của nội lực, thanh kiếm chém qua thân cây ngọt sớt nhưng điều lạ không phải ở đó mà là ở phía trong. Ở phần sâu nhất của vết chém, ruột cây bên trong như bị nhét vào một quả pháo đầy mảnh vỡ nhỏ li ti rồi phát nổ trong đấy, những vết cắt loạn cắt vào thân cây sâu thêm hai đốt ngón tay. Đội trưởng có phần tự hào nói rằng “toái thức” tuy có phần khó luyện hơn “thấu thức” hay “bạo thức”, nhưng nó tiêu hao nội năng ít hơn và độ phá hoại lớn hơn. Hơn nữa vết chém bằng “toái thức” bên trong còn bị nổ toạc, những mảnh nội lực nén vào bên trong sắc như dao, sẽ đâm sâu vào theo nhiều hướng gây đau đớn nhiều hơn và giảm khả năng cầm máu. Dùng nó trong những cuộc chiến dài khá là lợi thế, với “toái thức” Thiết Thành cũng đã đánh bại nhiều kẻ địch khó nhằn trong cuộc chiến biên giới Đông Thiên Quốc. Tuy nhiên muốn học phải bắt đầu với những điều cơ bản nhất tạo nên kiếm thức đó là mạ và thẩm thấu.

Nếu muốn mạ đầu tiên là phải dẫn nội lực đi qua ngoài lỗ chân lông, ở đây chủ yếu là lòng bàn tay, nội lực thoát qua da phải để nó ngưng tụ thành dòng rồi dàn đều nên bề mặt, như vậy là xong phần mạ, khá là đơn giản. Còn nếu muốn thẩm thấu thì phải chuyển nội lực thành dạng hơi nước rồi cho ngấm sâu vào bên trong vũ khí. Ngoài ra nội sư còn có thể tạo khiên bằng nội lực, hơi nội lực sau khi ngưng thành dòng sẽ được ngưng tụ lại thành khiên. Những vật thể bắn vào khiên sẽ bị giảm lực và chệch hướng ra ngoài, khiên to hay nhỏ, dày hay mỏng thì phụ thuộc vào nội năng và khả năng khống chế nội năng của người dùng. Cậu nhóc thực tập tên Thanh Thành học khống chế nội năng khá là nhanh, có được trụ cột vững chắc ở trường nên học việc "mạ" gần như đã hoàn thành, còn “thẩm thấu” và “ khiên nội lực” khó hơn nên chưa thành được. Còn với Phong nó thậm chí còn ...nhanh hơn, Phong không biết tại sao nhưng tất cả như là thuận bút thành văn vậy, khó mà giải thích được trong vài câu. Phong thầm nghĩ cái cơ thể này dường như kiếp trước là kiếm sĩ, nên việc khống chế nội lực trở thành như kiểu đạp xe ở trái đất vậy, chỉ cần biết đạp sau này leo lên xe cơ thể sẽ tự giữ cân bằng. Việc mạ, thẩm thấu và tạo khiên nội lực Phong làm cũng không tốn sức, để giải thích với mọi người hắn cũng chỉ biết chém gió ở trong rừng ông nội hắn đã huấn luyện hắn khống chế dòng chảy. Thanh Thành mang vẻ mặt ngưỡng mộ nhìn hắn rồi xán lại hỏi đông hỏi tây về việc khống chế nội lực, chịu thôi học thầy không tày học bạn mà. Phong thì cũng có biết cái quái gì đâu, chém bừa phứa ra cho tên kia nghe rồi ra một góc tập khống chế nội lực. Cho dù cơ thể này chưa thuộc về hắn hoàn toàn, nhưng bấy nhiêu việc về dùng nội lực đã làm cho hắn kinh ngạc không thôi. Hắn dành cả ngày để tạo khiên và "mạ" đến khi nội lực hao hết mới chìm vào giấc ngủ.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK