Trải qua trận đánh này, nguyên khí của Bắc Sơn cũng đã bị tổn hại rất nhiều. Điều này Sở Hoan hiểu rất rõ. Cứ xem như dã tâm của Tiếu Hoán Trương có lớn như thế nào đi nữa, trong chỉ trong có một thời gian ngắn cũng không thể nào hình thành được mối uy hiếp nào đối với nam Tây Quan. Hắn chẳng qua cũng chỉ là phân phó cho Hiên Viên Thắng Tài mới làm ra được một sự chuẩn bị để có thể tiến công vào Bắc Sơn bất cứ lúc nào. Hơn nữa hắn cũng hiểu rõ rằng, với tính tình của Tiếu Hoán Trương thì ngay sau khi thất bại sẽ tuyệt đối không dám đánh tiếp. Hơn nữa nhìn thấy quân của Tây Quan rục rịch như vậy thì con đường duy nhất mà Tiêu Hoán Trương có thể chọn lựa đó là cầu hòa với Tây Quan.
Tiếu Hoán Chương nghĩ gì trong lòng Sở Hoan đều hiểu rõ. Chỉ có điều hắn không biết là Tiếu Hoán Trương đã chết rồi, càng không hề hay biết là La Định Tây cũng có ý định cầu hòa. Chẳng qua Tiếu Hoán Trương cầu hòa là điều bắt buộc còn La Định Tây cầu hòa thì là một âm mưu quỷ kế.
Cho dù thế nào đi nữa thì Bắc Sơn cũng đã chuẩn bị để đàm phán. La Định Tây lấy danh nghĩa của Tiêu Hoán Chương phái người vào Thanh Đường để bái kiến Hiên Viên Thắng Tài rồi mới nói đến việc hòa hảo. Đương nhiên là Hiên Viên Thắng Tài không dám tự mình làm chủ vội vàng sai người đến bẩm báo với Sóc Tuyền. Sở Hoan vốn đã đoán trước được việc cầu hòa của Bắc Sơn đương nhiên là gãi đúng chỗ rồi. Nhưng mà điều kiện yêu cầu để cầu hòa thì hắn biết rõ là Bắc Sơn muốn cầu hòa, còn Tây Quan bên này thì có thể đánh cũng có thể hòa.
Trước khi đối phương còn chưa hiểu rõ tâm tư của mình thì dù có hòa cũng phải tìm mọi cách để giành lấy lợi ích cho mình.
Khi Hiên Viên Thắng Tài nắm được tin tức, sai người đưa sứ giả của Bắc Sơn đến Sóc Tuyền, còn về phía Thanh Đường thì vẫn làm theo đúng sự phân phó của Sở Hoan, lúc nào cũng trogn tư thế rục rịch, hơn nữa hầu như ngày nào cũng phái binh mã đi tuần tra ở bờ bắc sông Lương Tử, chỉ chỉ trỏ trỏ sang phía bở bên kia, làm bộ như có thể vượt sông Lương Tử bất cứ lúc nào vậy.
Sau khi sứ giả của Bắc Sơn đến Sóc Tuyền, Sở Hoan cũng không triệu kiến ngay lập tức mà phải đợi hai ngày sau mới triệu kiến. Khi sứ giả của Bắc Sơn đưa ra ý nguyện muốn cắt ba huyện của Thanh Châu, làm một con đường hành quân cho Tây Quan có thể tiến vào thì trong lòng Sở Hoan cảm thấy Tiếu Hoán Trương thực lòng muốn cầu hòa. Cho đến khi sứ giả đưa ra ý nguyện muốn bồi thường cho Tây Quan năm vạn thạch ngũ cốc, lương thực thì Sở Hoan có phần hơi kinh ngạc.
Nhưng trên mặt cũng không có bất kỳ biểu hiện gì, cũng không đưa ra bất kỳ sự báo đáp nào, mà chỉ nói công việc chính vụ bận rộn cho nên không có nhiều thời gian để đàm phán. Sau đó phía bên Tây Quan phái tổng quản mới của kho muối Đỗ Phụ Công đứng ra để đàm phán.
Có những lúc điều kiện đưa ra quá hà khắc khiến cho việc đàm phán không được thuận lợi cho lắm. Nhưng có những lúc nếu điều kiện đưa ra quá tốt thì cũng lại khiến cho người ta sinh ra nghi ngờ. Sở Hoan luôn đợi Bắc Sơn đến cầu hòa, hơn nữa ngay khi bắt đầu Sở Hoan cũng đã có chủ định rằng ít nhất thì cũng phải lấy được con đường nhập quan từ phía Bắc Sơn. Nếu như Tiếu Hoán Chương không đồng ý, thì cũng sẽ hạ lệnh cho Hiên Viên Thắng Tài đưa binh mã đến Bắc Sơn để mở ra một con đường.
Vốn dĩ việc cắt đất để cầu hòa là một việc làm vô cùng khó khăn, hơn nữa Bắc Sơn hiện nay cũng có thể được coi là một thành mạnh Ngay từ khi bắt đầu, Sở Hoan đã đoán được rằng có lẽ Tiếu Hoán Chương sẽ không tiếc vàng bạc, nhưng nếu muốn Tiếu Hoán Chương cắt đất thì e rằng sẽ phải mất rất nhiều tâm sức. Nhưng hắn không ngờ rằng, khi sứ giả của Bắc Sơn đến đây vừa mới bắt đầu đàm phán đã đưa ra cái giá vượt xa so với sự dự đoán của hắn. Không những cắt đất của ba huyện, mà hơn nữa còn bồi thường năm vạn thạch ngũ cốc, lương thực.
Cả hai thứ này đều là những thứ mà Sở Hoan đang rất cần. Hắn cần mở ra con đường thương mại và con đường nhập quan để tiến hành buôn bán thương mại. Chỉ có như vậy thì mới có thể giải quyết được vấn đề về ngũ cốc, lương thực mà Tây Quan đang phải đối mặt.
Gần đây, Sở Hoan rất áp lực. Mặc dù tuyến Nam đã giành được thắng lợi nhưng tuyến Tây sớm muộn gì cũng phải trải qua một trận đại chiến.
Vì vậy, sau đại thắng Giáp Châu, Sở Hoan đã tập trung sự chú ý vào tuyến Tây. Một khi mở ra chiến sự ở tuyến Tây, lương thảo ắt không thể thiếu. Bùi Tích đã đưa thư tới. Mặc dù nói sĩ khí tướng sĩ tuyến Tây không thấp, nhưng binh sĩ đều mang chút sợ hãi khi nhắc đến kỵ binh Thiên Sơn. Trước khi Chu Lăng Nhạc đánh tới, việc duy trì sĩ khí của quân Tây Quan là việc hết sức quan trọng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cung cấp lương thảo cho tuyến Tây có tác dụng rất lớn đối với việc ổn định sĩ khí tướng sĩ. Phía trước là thiết kỵ Thiên Sơn có thể giết tới bất cứ lúc nào. Nếu hậu phương ngay đến lương thảo cũng không có cách nào đảm bảo, vậy thì trận chiến này cơ bản không có cách nào đánh tiếp. Nếu sớm đưa lương thực qua, các tướng sĩ thấy viện trợ hậu cần đầy đủ, tinh thần ắt phấn khởi.
Việc gần đây khiến Sở Hoan phiền muộn nhất chính là việc này. Lương thực trong thương khố Tây Quan vốn không nhiều, phải chèo chống hai chiến tuyến vô cùng vất vả. May mà binh mã quân Tây Quan không nhiều. Miễn cưỡng thì vài vạn binh mã Tây Quan có thể trụ được.
Nhưng không có nguồn lương thảo, vậy thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu. Hơn nữa, tồn lương của quan phủ chủ yếu là lương thực lấy vay từ các thân sĩ hào tộc. Những lương thực này dùng để chuẩn bị cho việc trồng trọt sau tết. Sở Hoan đã điều động một phần trong số đó. Nếu chiến sự vẫn tiếp diễn, lương thảo không có, chỉ có thể dùng số lương thực này. Đến lúc đó không có giống để trồng trọt, chưa cần đợi đến nạn đói sang năm, chỉ đến vụ cày bừa, dân chúng sẽ gây chuyện.
Sở Hoan hận mình không thể biến thành thần tiên, hóa cỏ thành lương thực.
Sứ giả Bắc Sơn xưng Bắc Sơn nguyện ý cung cấp lương thực, điều này khiến Sở Hoan vui mừng quá đỗi. Hắn rất nhạy bén, mới bắt đầu mà Bắc Sơn đã có thể đưa ra điều kiện như vậy, bên phía Tây Quan đương nhiên còn có thể tiếp tục ra giá. Có thể lấy thêm chút lương thực từ Bắc Sơn, đó là chuyện tốt. Cho nên hắn đặt biệt phái Đỗ Phụ Công đi tiến hành đàm phán với sứ giả Bắc Sơn.
Sở Hoan nói mình công vụ bề bộn, cũng không hoàn toàn là mượn cớ.
Hậu cần ngoại trừ lương thảo, binh khí cũng không thể thiếu. Về điểm này, khi Tiếu Hoán Chương triển khai quân, Bùi Tích đã nhắc nhở Sở Hoan. Sở Hoan cũng hiểu, việc này là việc trọng đại, không thể chểnh mảng.
Đất đai Tây Bắc vô cùng cằn cỗi. Mặc dù diện tích trồng trọt không ít, song do khí hậu Tây Bắc ác liệt, thu hoạch lương thực rất thấp. So với Quan nội, khoảng cách vô cùng lớn. Từ trước đến nay, lương thực Tây Bắc không những không thể cung ứng cho Quan nội, mà ngược lại, mỗi năm đều phải nhập không ít lương thực từ Quan nội, như vậy mới có thể giải quyết được vấn đề ấm no cho ba đạo Tây Bắc.
Hơn nữa tại ba đạo Tây Bắc, khu vực có sản lượng lương thực cao nhất cũng không phải ở Tây Quan, mà là Bắc Sơn. Trong sáu huyện Thanh Châu Bắc Sơn thì sản lượng lương thực của năm huyện rất cao, Nhất Châu Thanh Châu chiếm gần một nửa tổng sản lượng lương thực Cửu Châu Bắc Sơn. Cho nên, sản lượng lương thực Tam Châu Bắc Sơn đủ để cung cứng cho một đạo Bắc Sơn. Nếu thực sự phải nhập lương thực từ Quan nội, thì đó là Tây Quan và Thiên Sơn.
Trong ba đạo Tây Bắc, Tây Quan đã từng là khu vực có thực lực mạnh nhất. Xét cho cùng, chỉ vì Tây Quan có trụ cột kinh tế mạnh.
Trước khi Sở Hoan phát minh ra muối mới, trụ cột kinh tế lớn nhất Tây Quan là khoáng thạch. Tây Bắc nhiều sa mạc, nhưng cũng không ít núi. Cảnh nội Tây Quan núi non trùng điệp.
Hàng năm, triều đình đều điều lương thực từ Quốc khố để chi viện cho Tây Bắc. Nhưng từ khi Tây Quan phát hiện ra nguồn tài nguyên, ngoại trừ có thể có được cát vàng từ Kim Châu, quan trọng nhất là, Triều đình đã thiết lập nha môn chuyên quản lý khai thác khoáng thạch. Trong các dãy núi Tây Quan, ẩn chứa nhiều khoáng vật. Ngoại trừ hàn thạch do Sở Hoan phát hiện thì quặng sắt cũng là nguồn tài nguyên phong phú trong cảnh nội Tây Quan.
Triều đình một mực khai thác quặng sắt ở Tây Bắc, mà việc chế tạo binh khí của Đế quốc, đại bộ phận là sử dụng quặng sát vận chuyển từ Tây Bắc, luyện chế ra các loại binh khí. Trước tiên là dùng để trang bị cho Cận vệ quân Hoàng gia, sau đó phân phố cho mười hai đồn vệ quân.
Hồi đầu, Tây Cốc Quan ngày đêm có người qua lại, trong đó những xe vận chuyển quặng sắt về Quan nội vô cùng nhiều. Đế quốc quản lý rất chặt muối và quặng sắt. Nha môn các địa phương đều không thể hỏi đến, các địa phương tự ý khai thác quặng đồng nghĩa với việc mua bán muối tư, trong luật của Đại tần Đế quốc, đều xử cực hình.
Cho nên, mặc dù Tây Bắc nhiều quặng sắt, song dù là quân Tây Bắc hay quân địa phương, trang bị vũ khí lại đều do triều đình phân phát.
Các địa phương không được tự tạo binh khí, càng không được tự ý khai thác quặng.
Sau khi người Tây Lương đánh vào, gần như chiếm toàn bộ Tây Quan. Cùng với việc công thành đoạt đất, người Tây Lương còn trắng trợn cướp bóc nguồn tài nguyên ở Tây Quan, ép người dân khai thác khoáng thạch, thậm chí là luyện tạo binh khí ngay tại chỗ. Về phần các nha huyện quản lý tài nguyên khoáng sản, khi người Tây Lương đánh đến, sớm đã rời khỏi Tây Bắc. Đợi đến khi người Tây Lương lui về, Tây Bắc binh hoang mã loạn, nha môn quản lý khoáng thạch cũng không khôi phục lại.
Nghe Bùi Tích khuyên bảo, Sở Hoan lập tức triệu tập người liên can đến nha môn, một lần nữa khởi động việc khai thác khoáng thạch và chế luyện binh khí.
Hắn biết rõ, vì sự tồn kho lúc trước mà binh khí hiện tại trong tay quân Tây Quan không được coi là thiếu, nhưng Tây Bắc tranh hùng không thể tránh, chỉ dựa vào những binh khí này, không đủ để chèo chống chiến trận. Sau mỗi cuộc chiến, không ít vũ khí bị tổn hại. Về việc trang bị vũ khí, hậu cần cần cung ứng kịp thời.
Mặc dù Đế quốc cấm các địa phương tự ý khai thác mỏ, càng không cho phép tự ý chế tạo vũ khí, nhưng khi Sở Hoan triệu tập quan viên Công bộ ti thương nghị khai thác mỏ chế tạo binh khí, không quan viên nào phản đối, ngược lại đều tích cực đưa ra ý kiến của mình. Trong đó, có không ít quan viên từng bị Công Tôn Sở Tri châu Việt Châu liên lụy, bị Đông Phương Tín đàn áp. Sau đó, Sở Hoan bắt đầu khởi dụng Công Tôn Sở, Công Tôn Sở lại triệu hồi một nhóm quan viên bị đàn áp quay về vị trí.
Mặc dù các sự vụ như khai thác mỏ luyện chế binh khí lúc đầu đều là triều đình phái người đến quản lý, song cụ thể vẫn là người của Công bộ ti làm. Trong những người này, có nhiều người thông thạo đường xá xe cộ. Sở Hoan hạ lệnh, những người này không dám chểnh mảng.
Không ai nói việc này bị pháp lệnh triều đình cấm. Mọi người đều không phải kẻ ngu dốt. Đại Tần Đế quốc hiện tại ra sao, trong lòng mọi người đều hiểu. Quan nội hỗn loạn, tay chân triều đình đã ngả về Tây Bắc. Hơn nữa, mọi người đều nhìn rõ hình thế. Mặc dù không ai phất cờ, song ai cũng biết, Tây Bắc ba hùng tranh bá, đó là việc mà kẻ mù cũng có thể nhìn ra. Hiện tại, việc cần nghĩ đến không phải là pháp lệnh triều đình mà là phải tận lực nghĩ cách, giành được thắng lợi trong trận Tây Bắc tranh bá này.
Cho nên thời gian gần đây, Sở Hoan không những bận việc lương thực mà còn phải nghĩ việc khai thác mỏ, luyện binh khí. Năm trước, Công bộ Ti sớm đã chuẩn bị các hạng mục khai thác mỏ, luyện binh khí. Mùng ba tết vừa qua, Công bộ ti dưới sự dẫn dắt của Công bộ ti Chủ sự Hàn Hải, ngày đêm kế nghiệp mã lực.
Sau khi Sở Hoan đến Tây Quan, sáu Bộ ti nha môn, chỉ có Công bộ ti và Lễ bộ ti còn chưa bị Đông Phương Tín điều phối, bốn nha môn khác đều đổi Chủ sự. Sau khi Sở Hoan trừ khử Đông Phương Tín, bổ nhiệm lại quan viên, thế lực Chu đảng ở Tây Quan bị đả kích, bốn nha môn khác mặc dù không ít quan viên đều là quan phục chức, nhưng nói ra, đều là người của Sở Hoan.
Công bộ ti Chủ sự và Lễ bộ ti Hàn Hải mặc dù quản các ti như trước, nhưng lại không rõ suy nghĩ trong lòng Sở Hoan. Bọn họ không thuộc chi chính của Sở Hoan, càng không phải Sở Hoan khởi dùng, cho nên trong lòng muốn lập công lao, ổn định vị trí của mình. Lễ bộ ti Chủ sự Phạm Huyền tốt xấu còn tự đề cử mình đi Bắc Sơn, trong lòng Hàn Hải hiển nhiên là lo lắng. Khi Sở Hoan đưa ra đề xuất khai thác mỏ, đương nhiên là gãi đúng chỗ ngứa, tìm được cơ hội lập công. Y không do dự vỗ ngực đảm bảo, nhất định sẽ giải quyết thỏa đáng việc Sở Hoan giao cho.