Cái năm mà Thịnh Đàm gặp gỡ Trần Hòa, là vào độ tuổi đẹp đẽ nhất của bọn họ.
Thịnh Đàm hai mươi, Trần Hòa mười chín.
Thịnh Đàm tới trường của Trần Hòa với tư cách là sinh viên trao đổi, trong nhóm sinh viên đó, ông ta trở thành tiêu điểm của đám đông nhờ vào vẻ đẹp trời sinh của mình.
Ở thời đại ấy, kết hôn đều rất sớm, tuy trong nhà đã định sẵn một mối hôn sự cho Thịnh Đàm, nhưng vì còn đi học, hôn lễ vẫn chưa được tổ chức.
Gia đình Trần Hòa thuộc hàng dòng dõi thư hương, gia phong nghiêm cẩn, nhưng cũng vẫn lưu giữ một số tập tục xưa cũ, ví dụ như việc hôn nhân đại sự phải nghe theo lời cha mẹ.
Khi ấy Trần Hòa có một người bạn trai, là kiểu được người trong nhà thừa nhận, hai nhà thế giao, quan hệ gần gũi, Trần Hòa và bạn trai của bà ta khi ấy cũng được coi là thanh mai trúc mã.
Thịnh Đàm cảm thấy Trần Hòa có tính đại tiểu thư, Trần Hòa thấy Thịnh Đàm không coi ai ra gì.
Ban đầu hai người đều xem thường đối phương, chẳng thiếu lúc Trần Hòa ríu rít mắng chửi Thịnh Đàm trước mặt bạn trai mình.
Gạt bỏ ấn tượng ban đầu, thì Thịnh Đàm đúng là tài tử hàng thật, Trần Hòa đúng là tài nữ giá thật, dần dà, tuy ngoài miệng hai người đấu khẩu không hài lòng về đối phương, thế nhưng trong lòng lại thêm mấy phần kính phục.
Đương vào độ tuổi đẹp nhất, sự rung động ập tới một cách bất ngờ, từ kính phục trở thành ái mộ.
Cả Thịnh Đàm lần Trần hòa đều bắt đầu ngấm ngầm nói đỡ đối phương, tính đại tiểu thư của Trần Hòa trong mắt Thịnh Đàm trở nên đáng yêu cá tính, vẻ không coi ai ra gì của Thịnh Đàm trong mắt Trần Hòa lại biến thành khí khái đàn ông.
Những lần Trần Hòa nhắc đến Thịnh Đàm với bạn trai mình đã không còn chê bôi mắng chửi, mà đã biến thành tán thưởng.
Trần Hòa và Thịnh Đàm ở bên nhau là vào một buổi chiều mùa hè.
Một tiếng sấm ngầm qua đi, là một trận mưa bão lớn, hai người bị dội ướt như chuột lột.
Nơi Thịnh Đàm ở cách đó khá gần, mưa càng ngày càng lớn, không có hiện tượng ngừng lại, ông ta chỉ đành đưa Trần Hòa về nhà tránh mưa.
Quần áo của Trần Hòa ướt đẫm, lạnh lẽo run rẩy, Thịnh Đàm lấy quần áo của mình cho bà ta thay.
Mây mù giăng kín, bầu trời xám xịt như đêm đen.
Thịnh Đàm đọc sách, Trần Hòa sáp lại gần.
Cái sáp lại ấy đã bắn ra tia lửa.
Hai người đã sớm có hảo cảm với đối phương, chỉ cần một bên chủ động, bên khác sẽ không thể nào ngừng lại được.
Là ai chủ động, Thịnh Đàm và Trần Hòa cũng chẳng rõ nữa, dù sao thì hôm đó bọn họ đã ở bên nhau rồi.
Tình yêu này khiến con người ta điên cuồng, Thịnh Đàm muốn hủy hôn, Trần Hòa muốn chia tay, hai gia đình đều không đồng ý, hai người này ầm ĩ bỏ trốn với nhau y như trong phim truyền hình vậy.
Làm sao nhà họ Trần có thể chấp nhận được con gái thế này, trong cơn tức giận đã đoạn tuyệt quan hệ với Trần Hòa.
Trần Hòa bất chấp tất cả xách đồ đạc đi theo Thịnh Đàm luôn.
Gia đình Thịnh Đàm không đồng ý cho ông ta hủy hôn, mãi cho đến khi Trần Hòa mang thai Thịnh Tiện, nhà họ Thịnh mới đành xuống nước để hủy hôn với bên nhà gái.
Thịnh Đàm cưới Trần Hòa về rộn vang khắp chốn, chỉ mong rằng có thể nói cho cả thiên hạ biết để chúc mừng cho họ.
Nếu là trong tiểu thuyết, tuy câu chuyện này không hợp thuần phong mỹ tục cho lắm, nhưng cũng là một chuyện tình đẹp.
Thịnh Đàm và Trần Hòa quanh đi quẩn lại nửa đời người, mới phát hiện ra đối phương mới là người mà mình muốn tìm, đã vượt qua muôn ngàn cấm cản để ở bên nhau, đúng là một quyển tiểu thuyết tình yêu đẹp đẽ.
Chỉ đáng tiếc đó là tiểu thuyết, kết cục trong tiểu thuyết không hẳn là kết cục ở hiện thực.
Thời gian Thịnh Tiện và Trần Hòa từ yêu đương cho tới hôn nhân, chỉ dùng chưa tới ba tháng, bọn họ chỉ nhìn thấy điểm sáng rỡ của đối phương, mà không thấy được khuyết điểm trên người đối phương.
Sau khi kết hôn hai người ở cùng nhau, trong sự giày vò của củi gạp dầu muối, cái mà bọn họ gọi là tình yêu bị rút cạn từng chút một, để lại một đống đổ nát.
Bọn họ bắt đầu cãi cọ vì một số chuyện lớn, sau này vì một bữa sáng không ngon hay là chuyện ăn xong không rửa bát mà cãi nhau.
Cãi đi cãi lại, cãi đến cuối, bà ta cảm thấy ông ta chẳng khác gì những người đàn ông phàm trần khác, ông ta cảm thấy bà ta giống hệt những người phụ nữ nội trợ bình thường.
Ban đầu yêu nhau bất chấp tất cả bao nhiêu, thì đến nay hận đến mức cắn răng nghiến lợi bấy nhiêu.
Ngày Thịnh Tiện chào đời, Thịnh Đàm vì chuyện cãi nhau với Trần Hòa, đi uống rượu với bạn không ở bên cạnh bà ta.
Trần Hòa không cách nào nguôi ngoai được, nói đi nói lại chuyện này, ban đầu Thịnh Đàm cảm thấy mình đuối lý, còn dịu giọng dỗ dành bà ta, lâu dần, Thịnh Đàm bắt đầu mất kiên nhẫn, Trần Hòa cảm thấy uất ức, có ai sinh con mà chồng không ở bên đâu, vậy nên càng cãi càng hăng.
Cãi nhau từ lúc Thịnh Tiện một tuổi cho đến ba tuổi, cãi đến mức hai người không còn chút tình cảm nào, chỉ còn lại căm ghét ghê tởm.
Trần Hòa điên tiết lên, để lại Thịnh Tiện ba tuổi, bỏ nhà ra đi.
Thịnh Đàm nhìn thấy Thịnh Tiện dáng dấp tự như Trần Hòa là thấy phiền, thấy mãi mà bà ta không về, nên vứt Thịnh Tiện ở chỗ mẹ mình.
Tới lúc Trần Hòa quay về, đã là hai tháng sau rồi.
Bà ta đưa ra yêu cầu ly hôn với Thịnh Đàm, Thịnh Đàm đã muốn thế từ lâu rồi.
Hai người không nói không rằng gì với gia đình, đã chạy tới cục dân chính làm thủ tục ly hôn.
Mãi cho đến hai năm sau, mẹ Thịnh Đàm qua đời, không có người trông nom Thịnh Tiện, lúc đó anh mới gặp lại Thịnh Đàm và Trần Hòa.
Hai người này khi ấy, đã có cuộc sống mới, đều không muốn dẫn theo Thịnh Tiện, đều muốn nhét cục nợ này cho đối phương.
Hai năm qua đi, Thịnh Tiện năm tuổi quỳ trước linh đường của bà nội, gặp lại bố mẹ không nhận được quan tâm bảo vệ mà là một trận cãi vã khó xử.
“Đứa trẻ này là giống của ông, ông nuôi.”
“Nói giống như không phải là chui từ bụng bà ra vậy, mẹ tôi đã nuôi nó hai năm rồi, coi như là nuôi thay tôi, bây giờ bà đưa nó đi, nuôi nó hai năm rồi nói.”
“Tôi không thèm.”
“Tôi cũng không thèm.”
“Sớm biết ông là loại người này, khi đó tôi đã không sinh nó ra.”
“Sớm biết bà là loại phụ nữ này, tôi đã không để bà sinh ra nó rồi.”
Sau này, hai người nuôi Thịnh Tiện ở bên ngoài, tìm một giúp việc về chăm sóc anh.
Giúp việc không hề đối xử tốt với anh, một ngày ba bữa không đúng giờ, có lúc còn cho anh ăn cơm thừa canh cặn.
Trần Hòa và Thịnh Đàm muốn nhẹ việc, ban đầu mỗi tháng tới một lần, sau này thấy Thịnh Tiện vẫn còn sống, ba tháng mới tới một lần, sau đó là nửa năm….Mãi cho đến khi Thịnh Đàm và Trần Hòa trả cho giúp việc tiền lương một năm, bà ta ôm tiền chạy luôn.
Khi đó Thịnh Tiện học tiểu học, sau khi đói ngất ở trên trường, thì Thịnh Đàm và Trần Hòa mới biết giúp việc ôm tiền chạy mất.
Thịnh Đàm và Trần Hòa vừa gặp lại cãi nhau.
“Phiền quá đi, ban đầu tại sao tôi lại sinh ra nó kia chứ.”
“Tôi thực sự rất bận, bà có thể nghĩ cách trông nó một thời gian không.”
“Tại sao lại là tôi nghĩ cách, tại sao không phải là ông nghĩ? Con trai tôi mới ba tuổi không rời khỏi tôi được.”
“...”
Cánh tay của Thịnh Tiện còn nhỏ hơn cả bé gái đang cắm kim tiêm, nhắm mắt nằm trên giường giả vờ ngủ.
Khi ấy anh đã sắp bảy tuổi rồi.
Từ khi ở bên bà nội, từ khi được người khác nói cho anh biết bố mẹ không cần anh, tới khi bố mẹ thực sự không cần anh nữa, chỉ vỏn vẹn bốn năm.
Bốn năm đó anh vượt qua như thế nào, anh thực sự không nhớ rõ nữa, nhưng anh lại nhớ được rất nhiều câu nói.
“Ban đầu vì sao tôi lại sinh ra nó.”
“Tôi không quan tâm, giống của ông thì ông nghĩ cách xử lý.”
“Bà có thể trông con bà được không.”
“Lẽ nào đây không phải con ông?”
“...”
Anh không cách nào hiểu nổi, bố mẹ anh tái hôn rồi, có đứa con mới rồi, bọn họ có thể đối xử với những đứa trẻ ấy rất tốt, tại sao tới chỗ anh lại là như thế này.
Bạn cùng lớp của lớp anh, tan học đều được bố mẹ đón, tại sao đến lượt anh, lại là gánh nặng và phiền phức.
Dần dà anh bắt đầu nghi ngờ bản thân.
Là anh không đủ tốt.
Là anh khiến người ta chán ghét.
Là anh không đáng được người ta thích.
Rồi sau này, anh sẽ cảm thấy, bạn lại thích được loại người như tôi đây, đúng là buồn nôn.