Trong thời gian năm ngày, Phiên quân thương vong thê thảm và nghiêm trọng, nhưng Thanh Dương thì lại chẳng tốn đến một sợi tóc, tổn thất của hai quân quá đối lập, quy mô nhân số hai quân càng cách xa… Số quân thương vong và suy giảm trong thành Thanh Dương giảm mỗi ngày có thể tính đến số ngàn, nhưng chiến binh trước lúc khai chiến là hai vạn, hiện giờ còn khoảng một vạn ba, nhân sự cũng đã không đủ để chia thành hai ca luân phiên, mà thế công của Phiên tử cũng không yếu bớt, ngược lại càng ngày càng mãnh liệt hơn.
Nhân số sai biệt là không thể bổ sung, cho dù hai mươi mạng Phiên tử đổi lại một mạng trong thành Thanh Dương, nhưng đến cuối cùng địch nhân vẫn là kẻ thắng.
Đối với chuyện này "nguyên phối" của thành Thanh Dương – Tư Mã đại nhân cũng thúc thủ vô sách. Đương nhiên mọi việc cũng không đến lượt ông ấy lo lắng cái gì, trong thành có Trung Tây đại nguyên soái trấn thủ, mọi người đều vô lo, gối cao đầu mà ngủ… Sự thật cũng là thế, từ lúc Tống Dương dẫn binh tiến vào Thanh Dương, mỗi lần hành động, mỗi tràng chiến sự đều tiến hành rất vững vàng, từng bước một đi đến bay giờ, người khác cũng không cần phải lo lắng, chỉ cần nghe hắn chỉ dẫn, chấp hành mệnh lệnh của hắn là được, kết quả hơn mười vạn mãnh binh của Thổ Phiên ngã dưới thành Thanh Dương không thể dậy nổi nữa, kết quả cuộc chiến huy hoàng như vậy, nhưng trước đó ai cũng không dám nghĩ đến.
Một tòa thành Thanh Dương nho nhỏ, bị liệt hỏa thiêu đốt vẫn đứng sừng sững, gặp tập kích hung mãnh mà vẫn chống trả quyết liệt. Tống Dương vươn một bàn tay ra khỏi thành, đè lên đầu ngựa của Phiên binh, đánh khắp Nam Lý không đâu không thắng, mười vạn đại quân của Thổ Phiên mà ngay cả Trấn Tây vương cũng không ngăn cản được lại phải dừng bước thế. Chuyện này thần kỳ đến mức nào.
Vị Hầu gia thần kỳ nhất Nam Lý, lại làm một chuyện thần kỳ khiến cho trên dưới toàn Nam Lý đều vui mừng ủng hộ.
Đối với trận chiến này, Cát Tư Mã xem như hiểu được hoàn toàn, trong lòng rất kiên định, lý do thì không ra khỏi bốn chữ: còn có Tống Dương.
Tuy nhiên theo quan điểm của thái thú Lưu Hậu, không giống như Tư Mã Cát, tuy rằng ông ta cũng tín nhiệm Tống Dương, nhưng dù sao cũng xuất thân từ võ tướng, đối với chiến sự cũng có cái nhìn rõ ràng hơn Cát Tư Mã: nhân lực cũng có hạn, mặc dù Thường Xuân Hầuthần kỳ đến mức nào đi nữa, cũng không có khả năng, dựa vào một ít nhân mã trong tay mà vĩnh viễn ngăn trở được Phiên tử… Thái thú cũng nhìn ra được, Thanh Dương sắp không trụ được nữa rồi. Text được lấy tại TruyệnFULL.vn
Người mệt ngựa mỏi, thương binh đầy trong doanh trại, Thanh Dương cũng đã đến lúc nỏ mạnh hết đà, trừ phi Tống Dương có thể tạo ra ngàn binh ngàn tướng từ không khí, nếu không chuyện thành Thanh Dương bị phá cũng chỉ là sớm muộn mà thôi.
Quả nhiên, ba ngày sau, chiến sự trở nên càng lúc càng gian khổ, Phiên quân đánh vài lần tấn công có quy mô vào đầu thành, nếu như không có mấy cao thủ hung mãnh như Tống Dương, La Quan áp trận cùng loại cường lực binh chủng chỉ cần nhìn thấy máu liền phát điên lên như Sơn Khê Man, Thạch Đầu Lão, Thanh Dương đã sớm rơi vào tay giặc rồi.
Đánh đến bây giờ tổ ong của Man nhân cũng đã sớm ném hết rồi. Đã không có ong rừng hỗ trợ, lực khống chế của thủ quân so với lực lượng ngoài cửa thành cũng yếu dần, ngược lại Phiên quân càng tấn công cửa thành càng mạnh hơn, bốn cổng đều đã bị đánh đến biến dạng, chỉ có điều bởi vì phía sau bị chặn, mới có thể chống đỡ được mà chưa bị phá hỏng.
Thương vong phía trong thành càng nghiêm trọng, hiện giờ số người có thể tham gia tác chiến không vượt quá một vạn, vả lại mỗi thời mỗi khắc đều giảm bớt; đương nhiên Phiên quân tiến công càng ngày càng mãnh mẽ mãnh liệt, Thanh Dương phản kháng lại càng cứng rắn, mạnh mẽ, mặc dù đã tới mức sắp sụp đổ rồi, Phiên tử muốn đánh được Thanh Dương, vẫn phải dùng mạng người đi đổi lại.
Đêm khuya, Tống Dương truyền xuống một mệnh lênh quyết tuyệt: tất cả binh lính Nam Lý trèo lên thành, Hồi Hột Vệ, Sơn Khê Tú, Sơn Khê Man cùng Thạch Đầu Lão thì lui vào trong thành nghỉ ngơi… Thủ không được rồi, Tống Dương chuẩn bị phá vòng vây.
Quân lệnh truyền ra, quân Nam Lý cũng không náo động, mới nghe qua mệnh lệnh "giữ lại thực lực", hơi cân nhắc lại cũng là chuyện đương nhiên: phá vòng vây cần có binh sĩ có thể giết địch, lựa chọn chiến binh mạnh mẽ là một quyết định mà bất kỳ vị chủ soái nào cũng sẽ làm; mà quan trọng hơn, Thanh Dương là thành trì của dân Nam Lý, nói đến cái này, Man tử cũng được Hồi Hột vệ cũng thế, người ta chỉ đến hỗ trợ chút thôi, đây cũng không phải nhà của họ, đây lại càng không phải là cuộc chiến của bọn họ, có thể đến, có thể đánh lâu như vậy cũng là tốt lắm rồi, người dân Nam Lý đâu có lý do bắt bọn họ phải chôn cùng với cái thành này.
Chiến dịch cuối cùng, thành của người Nam Lý, do người Nam Lý đến trấn thủ.
Rạng sáng, Man binh tu chỉnh xong lại tề tụ vào trong thành, trang bị vũ trang, đội ngũ chỉnh tề; Hỏa đạo nhân dẫn người đi về phía ngọn lửa đỏ, tự tay dập tắt ngọn lửa tượng trưng cho "Thanh Dương vẫn còn"; Ưng chủ đến tử Thập Vạn Hồng Hoang thả con cự ưng cuối cùng vẫn mang bên người bay đi, con ưng đen được chủ nhân chỉ dẫn, dang hai cánh bay về phía nam…. Sau đó Tống Dương lại truyền xuống một mệnh lệnh cổ quái nữa; tháo dỡ toàn bộ những cây gỗ và những biện pháp đang dùng để gia cố cửa thành.
Lưu thái thú khó tránh được lại chấn động, cho dù là phá vòng vây cũng không cần rút hết lại những thứ đang dùng để chống đỡ gia cố cửa thành? Sợ Phiên tử đánh vào chậm quá sao?
Vẫn như mọi lần, Tống Dương không giải thích thêm điều gì, chỉ cười cười nhìn Thái Thú và Cát Tư Mã, muốn bọn họ An Nam Tú tâm.
Cửa thành sớm đã lung lay muốn đổ, sở dĩ còn chưa sụp là nhờ phía sau còn có thứ chống đỡ, giờ phút này cây gỗ bao cát đều vứt hết đi, không được bao lâu cánh cổng liền đổ xuống ầm ầm, Tống Dương lệnh một tiếng, toàn quân vứt bỏ trận địa đang trấn thủ, theo chủ lực Man nhân cùng nhau hướng phía nam phá vòng vây.
Sơn Khê Tú cùng Hồi Hột vệ đi đầu, Sơn Khê Man sung làm chủ lực trong quân, Thạch Đầu Lão đuổi theo ở phía sau, một chủng tộc cường chiến đến từ phong ấp lập tức phát động! Bọn họ không đợi ai, binh lính trong thành Nam Lý có thể đuổi theo là tốt nhất, đuổi theo không kịp cũng không còn cách nào khác….
Từ lúc lửa cháy đốt thành, Thổ Phiên bắt đầu chính thức cường công, đến nay đã thủ vững đến tám ngày, Thanh Dương khiến kẻ thù bỏ thêm vô số cô hồn dã quỷ cuối cùng đã bị công phá. Bốn cửa bị phá hủy, trên đầu thành Tinh kỳ của Nam Lý bị quét đi không còn, Tống Dương huy đao chỉ về xa xa ở hướng tây – hướng của chủ soái Phiên quân, không nói lời nào, nhưng ý tứ rất rõ ràng: ta sẽ trả lại hết.
Gần như ngay lúc Thanh Dương bị phá thành, lúc thủ quân bắt đầu phá vòng vây, từ hướng đông, bốn vạn viện quân Nam Lý đang đóng ở Yến Tử Bình cũng đuổi từ ngoài vào, mãnh liệt tấn công vào trận thế của Phiên quân. Không cần hỏi, bọn họ đã sớm nhận được mệnh lệnh của Tống Dương, đến phối hợp với chiến sĩ trong thành phá vòng vây.
Bốn cửa đã bị phá, đầu thành bị công hãm; trong thành cháy; thủ quân tán loạn… Thanh Dương cũng loạn thành một đống, chiến báo tựa như nước lũ truyền tới trướng của Nguyên soái. Đối với những sự tình bình thường này Nguyên soái Phiên quân cũng chỉ là gật đầu một cái mà thôi, y chỉ để ý truy hỏi một vấn đề: Thường Xuân Hầu Nam Man ở đâu?
Ba canh giờ trôi qua, thành Thanh Dương chiến loạn tạm dừng, Phiên quân đã khống chế được một tòa thành cháy đen, từ phía đông, viện quân Nam Lý cũng chấm dứt mãnh công, thu binh về Yến Tử Bình, Tống Dương nhất thời biến mất không rõ tung tích.
Lại qua gần nửa canh giờ, Nguyên soái Thổ Phiên mới nhận được tin tức y muốn biết nhất: Thường Xuân Hầu… chạy mất rồi.
Theo báo cáo Thường Xuân Hầu phá vây từ phía nam, mấy ngàn đại man hung mãnh xung trận, khiến Phiên quân ở hướng này chịu áp lực gấp bội, mà mấu chốt muốn chết là ở lúc Man tử phá vây, thông tin liên lạc của Phiên quân phía nam bị quấy nhiễu.
Trong lúc chiến tranh Phiên quân muốn đưa tin nhanh chủ yếu có hai phương pháp, một là đặc sản của cao nguyên, vào trong đất liền cũng có thể hoạt động được – Tín tước, đầu óc chúng rất linh hoạt, tốc độ rất nhanh, hơn nữa thích bay sát mặt đất, cho dù là "Khố Tát" trên thảo nguyên muốn bắt chúng cũng không phải là chuyện dễ dàng, Tước tử không nhận tín hiệu chỉ nhận người, Phiên quân mỗi đội một ngàn người đều có một "Tước quan", lúc đại chiến Tin tước bay qua lại trên chiến trường không ngừng, chớp nhoáng khiến cho truy tìm không kịp, cũng coi như là điều làm cho Thổ Phiên quân đắc ý, nhưng hôm nay tất cả Tước tử dường như bị mắc bệnh dịch, dù thế nào cũng không chịu bay ra khỏi lồng, coi như là bị cưỡng bức bắt ra, chúng nó cũng sẽ dùng cánh che đầu, cuộn mình trên mặt đất run sợ… Không ai chú ý tới trên bầu trời mờ mịt, đang có một con hắc ưng đang bay lòng vòng.
Một cách đưa tin khác của Phiên tử đó là "Hiệu lệnh", đặc thù chính là tiếng kèn to rõ, dễ dàng truyền ra hơn mười dặm, mỗi loại tiết tấu thay cho một mệnh lệnh khác nhau, quân lân cận nghe thấy mà phối hợp hành động. Dựa vào một con hắc ưng đến từ Thập Vạn Hồng Hoang có thể khống chế được Linh Tước, nhưng bản lĩnh của Tống Dương có lớn hơn nữa cũng không thể khiến cho kèn của kẻ thù ngậm lại được. Tuy nhiên khiến cho trong trận địa của địch có thêm mấy hiệu lệnh để quấy rối thì cũng chẳng khó khăn gì. Thanh Dương từng phá hủy hơn mười vạn tiên phong, đương nhiên cũng thu được vài cái kèn lệnh. Về phần điều hành hiệu lệnh tiến thoái cụ thể ra sao, chỉ bằng kịch độc của Tống Dương và trùng cổ của A Y Quả, muốn bức khẩu cung cũng bọn tù binh cũng không khó. Dựa vào từng đợt hiệu lệnh giả, không thể khiến cho kẻ thù hỗn loạn, nhưng cũng đủ để cho cách thức liên lạc của bọn họ mất đi hiệu lực.
Không có linh tước và kèn lệnh, Phiên tử phía nam cũng chỉ có thể dựa vào kỵ binh đưa tin, hiệu suất giảm suất rất nhiều, nhân mã của họ tuy đông, nhưng đang trong lúc chiến đấu giành giật từng giây phá vòng vây khó có thể phối hợp đúng lúc được; mặt khác "Lưu gia quân" vốn đã mai danh ẩn tích lại một lần nữa xuất hiện, đến từ phía nam, hùng hổ tấn công ở sau trận chiến, tiếp ứng cho Tống Dương, đem đến không ít hỗn loạn cho Phiên tử; sau đó lại có viện quân Nam Lý từ phía đông mãnh công, khiến cho Phiên tử ở các phương hướng khác tạo ra một ảo giác "Thường Xuân Hầu có khả năng sẽ chạy về phía đông"… Mấy nguyên nhân trước sau chồng lên nhau, cộng thêm chút may mắn, Tống Dương dẫn theo đại man đánh xuyên qua kẻ thù thành công, chạy mất rồi.
Chủ tướng Phiên quân phía nam đã dẫn theo lính tinh nhuệ đuổi theo, người báo lại tính hình là phó tướng.
Trong lòng phó tướng lo sợ, cuộc chiến ở Thanh Dương đánh tới mức này rồi, chỉ đoạt được thành trì là không đủ, thế nào cũng phải bắt được Thường Xuân Hầu mới được, đối phương chạy thoát từ phía của mình, tội này không nhỏ. Cũng may, Nguyên soái vẫn chưa tức giận, chỉ trầm giọng hỏi:
- Nam man chạy trốn về phía nào?
Phó tướng lập tức hồi báo:
- Xem chừng, Man Hầu muốn trốn về phong ấp của hắn.
Không biết vì sao sắc mặt của Nguyên soái thả lỏng ra một chút, lại truy hỏi gã:
- Man Hầu vì sao phải trốn về phong ấp? Yến Tử Bình của hắn là gò đất, vô hiểm khả thủ.
Phó tướng cũng không biết đáp lại như thế nào, đứng sững sờ tại chỗ, Nguyên soái cũng không nổi giận, ngược lại liền nói ra đáp án:
- Bởi vì Man hầu hiểu rằng, trong phạm vi trăm dặm của Thanh Dương không có thành trì nào ra hồn, đại quân của ta sẽ quét sạch không để lại gì, hắn không có chỗ đặt chân, chỗ duy nhất có thể trốn cũng chỉ có vùng núi rậm rạp phía sau phong ấp.
Đúng như lời của Nguyên soái nói, phía đông Thanh Dương là một khu vực lớn không có cứ điểm trấn giữ, Tống Dương trốn về hậu phương, hắn vào thành nào, Phiên binh sẽ phá thành đó, bị đuổi một đường chạy trốn hoảng sợ, Hầu gia thần kỳ đầu hàng sẽ thành cái gì, tất cả uy vọng đều sẽ bị xóa sạch, chỉ có thể giống một con chó hoảng sợ bị kẻ thù đuổi hết chỗ này sang chỗ khác; So với việc trốn vào thâm sơn, sau đó chạy vòng ra mà tiến vào một trọng trấn trong đất liền hoặc trực tiếp đến thành Phượng Hoàng, vừa an toàn lại có thể bảo tồn được uy danh.
- Vùng núi phía sau của Yến Tử Bình là địa bàn của dã nhân,
Thanh âm của Nguyên soái không dừng lại:
- Chỉ xem đám tiểu cẩu dưới trướng của Tống Dương, cũng có thể thấy được quan hệ giữa hắn và dã nhân không tồi, để hắn trốn vào núi, muốn bắt lại cũng khó rồi.
Có lẽ là chột dạ, phó tướng nghe đại soái nói có thể thấy một chút nguy hiểm, nói chặn lại:
- Kết Bang tướng quân đang cùng quân tinh nhuệ dùng toàn lực đuổi theo, nhất định sẽ không để…
Không đợi gã nói xong Nguyên soái không kiên nhẫn xua tay cắt đứt:
- Toàn lực đuổi theo? Đuổi kịp không? Lúc Tống tiểu cẩu phá vây có một đám quái điểu tiếp ứng, kỵ binh chiến mã chỉ mới nhìn đã bị kinh sợ, không dùng được, chỉ bằng bộ binh, hai cái đùi của binh sĩ có đuổi kịp chân của lũ dã nhân không? Kết Bang mà đuổi kịp được Tống tiểu cẩu, linh dương cũng có thể leo cây được!
Sự thật mất lòng, nhưng ý muốn trách cứ cũng không nặng, chỉ là luận sự, sau đó, chủ soái Phiên tử đột nhiên mỉm cười ha hả, bộ dạng dường như đã tính toàn kỹ càng chắc chắn rồi.
Không chỉ có phó tướng nam quân, tướng lĩnh đang đứng trong trướng đều lộ ra vẻ buồn bực, không biết đại soái đang bị làm sao, cũng chỉ có vài vị thân tín với Nguyên soái, cũng đều nhìn nhau mà cười… Chờ đến khi mọi người có chút sốt ruột rồi, người vẫn luôn theo sát bên Nguyên soái, đệ nhị Thống lĩnh phó soái của Thổ Phiên mới cười hỏi mấy người bên cạnh:
- Mấy ngày nay không thấy Lực Hòa Bạt, các người không thấy kỳ quái sao?
Lực Hòa Bạt là cháu ruột của Nguyên soái, đồng thời cũng là thượng tướng, địa vị không thấp, dưới trướng nắm giữ bốn vạn nhân mã, đều là quân của bộ tộc hắn, rất được Nguyên soái trọng dụng.
Cũng không chờ mấy người này đoán, phó soái liền nói ra đáp án:
- Đại soái trí tuệ trong tay, đã tính đến việc Tống tiểu cẩu sẽ chạy trốn tới phong ấp, từ lúc đại quân dẫn binh khỏi Đường lâu, đã phái Lực Hòa Bạt dẫn nhân mã hướng về phía phong ấp của man hầu, Lực Hòa Bạt không phụ sở thác, dẫn binh trú phục dạ hành không để người phát hiện, đã sớm đến bốn phía của Phong Ấp, để tránh rút dây động rừng vẫn còn đang bất động, mấy ngày này quân báo đến, hắn đã thăm rò rõ ràng, Yến Tử Bình không bố trí phòng vệ, Man dân trong Phong Ấp đã bỏ chạy, cũng chỉ còn lại một ít lừa ngốc trú lại Diệu Hương Cát Tường địa.
Phó tướng nói ra nguyên do, đại tướng cũng không cố làm ra vẻ huyền bí nữa, ha hả cười nỏi:
- Lúc nãy khi phá thành, ta đã truyền lệnh ra ngoài, mệnh cho Lực Hòa Bạt khởi binh công chiếm Yến Tử Bình, càn quét Diệu Hương Cát Tường, chờ đến khi Tống tiểu cẩu về nhà, trước mắt chỉ có hùng binh Thổ Phiên của ta, trong mắt cũng chỉ có Vương kỳ Thổ Phiên của ta.
Nắm được thánh địa Phật gia của Nam Lý, bắt giữ Thường Xuân Hầu của Nam Lý, công lao này so với việc đánh vỡ Thanh Dương còn lớn hơn, đại soái thật đúng là không kiêng kị, đem công lao lớn nhất của chiến dịch này cho người nhà của mình… nhưng nói đến công lao, đánh Thanh Dương tổn binh hao tướng, nếu lại để cho Thường Xuân Hầu chạy thoát, một trận chiến này cho dù Sài Thố Đáp Tháp không trị tội tất cả tướng lĩnh mọi người cũng đã biết phải thắp hương cảm tạ rồi, sao còn có chuyện tranh công. Nguyên soái lường trước tiên cơ mai phục kì binh, ít nhất có thể làm cho chiến dịch này kết thúc viên mãn, như vậy đối với mọi người mới có lợi.
Bỏ qua hai chữ "công lao", Phiên binh nếm đủ khổ từ Tống Dương, từ trên xuống dưới ai mà không trông ngóng việc bắt sống Thường Xuân Hầu, thả ra khẩu ác khí trong lòng này.
Nên nói đều nói hết rồi, chờ chúng tướng trong trướng ca ngợi nói xong, Nguyên soái cũng không trì hoãn nữa, truyền xuống quân lệnh, thành Thanh Dương tạm thời để phó soái trấn thủ, kiểm kê kết quả thu dọn chiến trường, ở trong thành dù là dân chúng hay tù binh đều bị bắt hạ ngục, chờ cho đại quân chân chính chiến thắng trở về rồi xử lý; Phiên quân các bộ nhân mã tập kết, theo đại soái cũng nhau tập kích bất ngờ Yến Tử Bình, bên này Kết Bang vốn đang đuổi theo cũng dừng lại, chờ đại quân đồng thời hành động….
Đại quân bất ngờ tập kích Yến Tử Bình?
Trong lòng các tướng lập tức bình thường trở lại, Nguyên soái vẫn còn thương sót cấp dưới, công bắt sống Tống Dương là cho Lực Hòa Bạt, nhưng công lao càn quét Diệu Hương Cát Tường địa, y đều chia cho mọi người. Nếu nghĩ lại cẩn thận, kỳ thật công bắt sống Tống Dương, mọi người cũng có cơ hội tranh giành; nếu không để cho hắn trốn thoát, ở Thanh Dương thì phải bắt được hắn, lại làm sao đến lượt Lực Hòa Bạt tranh công.
Mệnh lênh vừa truyền xuống, tướng lĩnh Thổ Phiên ủng hộ hết sức, từng tiếng hô hào vang dội, lập tức xuống chuẩn bị. Không bao lâu tiếng kèn vang vọng Thanh Dương, ngoại trừ phó soái cùng năm vạn binh lính đóng giữ, tất vả chiến sĩ Thổ Phiên tập kết, đại quân khởi hành đến Phong Ấp của Thường Xuân Hầu!
Một tòa Yến Tử Bình, không có cứ điểm, không có đóng quân, cũng không cần Phiên nhân khua chiêng gióng trống như vậy?
Nguyên soái có cách nghĩ của y, làm cho tất cả mọi người có chút công là là thứ nhất, dù sao một trận còn không có đánh xong, nhanh nhất cũng phải chờ đại quân chiếm được thành Phượng Hoàng mới có thế dừng lại, dù sao cũng phải bảo vệ mấy vị tướng quân tài năng này, tướng sĩ cao thấp một lòng phục vụ quên mình, đây mới là đạo thủ thắng; mà càng quan trọng hơn, Nguyên soái cảm thấy, hắn nhất định phải mau chóng cho người Nam Lý thấy "thái độ": Thổ Phiên hung mãnh… không chỉ hung mãnh, mà còn rất tàn bạo.
Tuy rằng đã phá Thanh Dương, nhưng bất kể tổn thất, đối kháng hay là tiêu hao tính ra, đại quân Thổ Phiên hoàn toàn thất bại, Thường Xuân Hầu dùng cuộc chiến Thanh Dương để nói rõ với người dân Nam Lý một điều: một tòa thành, mấy vạn binh, có thể đánh cho Phiên nhân người ngã ngựa đổ sứt đầu mẻ trán, đại quân cao nguyên trông có vẻ hung mãnh kỳ thật cũng chẳng có gì đáng sợ.
Có thể tưởng tượng, phía sau Nam Lý hiện giờ sĩ khí bừng bừng, chuyện này đối với quân Thổ Phiên mà nói cũng không phải chuyện tốt, đại nguyên soái nói như thế nào cũng phải mau chóng ngăn chặn, dập tắt, nếu không về sau lại có vài tòa thành Thanh Dương như thế, trận chiến này thật là không còn cách nào mà đánh được nữa.
Phải phá tan sĩ khí của Nam man, phải làm cho bọn họ biết Phiên nhân rất đáng sợ, lúc cần thiết cũng phải dùng đến thủ đoạn, Nguyên soái đã quyết định, mấy tòa thành nhỏ phía sau Thanh Dương, Yến Tử Bình, Giác Ổ, Lạc huyện cái gì, trước lúc chiến đấu nhất định không thụ hàng, thời gian chiến tranh đều để toàn quân xông vào đánh sạch thành quách, sau đó tất cả đều phải đốt cháy… Mấy chục vạn đại quân tập kết, tấn công mấy tòa thành nhỏ, có thể nói là "Giết gà dùng dao mổ trâu", nhân lực vật lực đều rất lãng phí, nhưng đành phải vậy, chỉ cần có thể dương oai, có thế khiến dân Nam Lý sợ hãi thì được rồi.
Nguyên soái phải dương oai, bày tràng diện, lộ rõ sự hung tàn cho dân Nam Lý nhìn, giờ phút này điều vận đại quân chạy tới Yến Tử Binh, chính là dùng đến đạo lý này.
Mà trong phong ấp của Yến Tử Bình còn có một tòa Diệu Hương Cát Tường, đây là thánh địa Phật gia của Nam Lý, là vật tổ trong lòng của người Nam Lý, có ý nghĩa hơn hắn những thành trì phổ thông khác, đối với nó càng muốn "Bẻ gãy nghiền nát".
Đối với Phiên quân mà nói, phải diệt sĩ khí của Nam Lý, còn có chỗ nào tốt hơn chỗ nào không? Hơn mười vạn đại quân cùng xông lên, đi qua bất kể là miếu thờ, thánh địa, phật tổ hòa thượng, hết thảy đều bị biến thành hư không, đây là kết cục mà Nguyên soái muốn, đây là "thái độ" mà Nguyên soái muốn tạo ra cho người Nam Lý thấy.
Đại quân Thổ Phiên chậm rãi, tựa như ác triều từ U Minh hoàng tuyền xông vào nhân gian, chắn cũng không chắn được, hùng hổ, hướng về phía sào huyệt của Tống Dương… Bắt sống Thường Xuân Hầu, hỏa thiêu Cát Tường địa.